Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.38 KB, 87 trang )
43
Trong thời gian qua, Đội Kiểm tra - Quản lý nợ đã phối hợp cùng phòng kiểm
tra của Cục thuế tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện. Qua
công tác kiểm tra, cán bộ thuế đã phát hiện nhiều doanh nghiệp kê khai doanh thu thấp
hơn so với thực tế thu tiền về.
Một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, do chủng loại hàng
hoá phong phú, đa dạng nên việc điều tra doanh số rất khó khăn. Các doanh nghiệp
NQD này không phản ánh đúng giá cả hàng hoá khi tiêu thụ, hàng hoá tiêu thụ nhiều
phản ánh ít, có những trường hợp bán nợ chưa thu tiền không kê khai thuế mà ghi là
hàng tồn kho để có thuế âm. Hoặc nhập hàng về đã bán với gia thực tế rất cao nhưng
phản ánh trên hoá đơn thì chỉ phản ánh với giá thấp hơn nhiều.
Thông qua công tác kiểm tra 6 doanh nghiệp NQD trên địa bàn đã tăng doanh
thu 0.8 tỷ đồng, tăng tương ứng 0.022 tỷ đồng tiền thuế TNDN. Cụ thể: Công ty
TNHH Tân Bình Mạnh tăng doanh thu 0.005 tỷ đồng, công ty CP Gạch ngói Nam
Giang tăng doanh thu 0.002 tỷ đồng …
Đội Kiểm tra - Quản lý nợ đã thực hiện tốt công tác kiểm tra các doanh nghiệp
để quản lý tốt việc kê khai doanh thu để tính thuế TNDN, nếu không thực hiện kiểm
tra mà chỉ thu theo tờ khai thì số thuế thất thu sẽ rất lớn.
Nhìn chung, kết quả thu thuế những năm qua là khá tốt. Đạt được các kết quả
đó trước hết phải kể đến nỗ lực đổi mới, khắc phục những thiếu sót trong công tác
quản lý thu thuế của cơ quan thuế. Bên cạnh đó, công tác quản lý NNT đã được tăng
cường hơn. Chi Cục Thuế đã quan tâm khai thác triệt để nguồn thu trên cơ sở thực
hiện đúng pháp luật. Chất lượng công tác quản lý doanh số thuế cũng đã được nâng
cao. Về phía doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua
đã có bước phát triển về quy mô, doanh số và lĩnh vực hoạt động. Việc áp dụng chế độ
kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ ở các doanh nghiệp được thực hiện ngày càng chuyên
nghiệp hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.
Tuy nhiên, bên cạnh những con số khả quan nêu trên thì vẫn còn tồn tại một
số vấn đề bất cập cần sớm xem xét khắc phục, như: trình độ tổ chức cũng như quy
mô của nhiều cơ sở kinh doanh chưa cao; trình độ chuyên môn cũng như sự hiểu biết
về luật thuế còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện còn nhiều sai sót hoặc là
vô tình hoặc cố ý, làm giảm tổng thu NSNN; một số doanh nghiệp lợi dụng quy trình
tự tính, tự khai thuế, gian lận trong việc kê khai nhằm mục đích trốn thuế. Về phía
44
cán bộ thuế, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng ở khâu kiểm soát vẫn chưa thật kịp thời,
vẫn còn tình trạng thất thu thuế, nhiều doanh nghiệp vẫn nợ dọng thuế kéo dài.
2.2.5. Quản lý nợ thuế
Từ ngày 01/7/2007 Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, đồng thời ngành
thuế chuyển sang mô hình quản lý theo chức năng, hệ thống quản lý nợ thuế chuyên
trách được thành lập, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được chỉ đạo triệt để
và tiến hành quyết liệt, đúng quy định của pháp luật.
Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn đã tổ chức tập huấn, triển khai công tác thu nợ
và cưỡng chế nợ thuế theo Luật Quản lý thuế, Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ
thuế của Tổng cục thuế cho lãnh đạo các phòng, các chi cục và các cán bộ chuyên
trách công tác quản lý nợ thuế. Các quy trình quản lý áp dụng:
- Quy trình kèm theo Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý thu nợ thuế và Quyết định
số 752/QĐ-TCT ngày 14/5/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban
hành Quy trình quản lý nợ thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế
vào ngân sách nhà nước do các Chi Cục Thuế quản lý. Có hiệu lực từ 15/5/200814/10/2011.
- Quy trình kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý thu nợ thuế. Có hiệu lực
từ 14/10/2011 đến nay.
Hàng tháng rà soát, phân công các khoản nợ mới phát sinh cho từng cán bộ.
Các cán bộ sau khi được phân công quản lý các khoản nợ mới phát sinh thực hiện phân
loại, theo dõi đôn đốc thu nợ, đối chiếu để xác định chính xác cụ thể nợ đọng của từng
doanh nghiệp. Các khoản nợ thuế đã được phân theo địa bàn giao cho từng cán bộ
chịu trách nhiệm quản lý; gắn trách nhiệm thủ trưởng cơ quan thuế, bộ phận quản lý
nợ, cán bộ thuế đối với các khoản nợ thuế có khả năng thu; xử phạt đối với các khoản
nợ thuế quá hạn.
Chỉ đạo thực hiện kiên quyết các biện pháp cưỡng chế, thu hồi nợ đọng đối với
các khoản nợ khó đòi, chây ỳ; đôn đốc và kịp thời thu những khoản nợ mới phát sinh;
tập trung xử lý nợ thuế đối với các truờng hợp nghỉ, bỏ kinh doanh, giải thể, phá sản,...
45
Bảng 2.9. Tình hình nợ thuế TNDN NQD từ 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng
Năm
số tiền
nợ
Nợ khó thu
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Nợ chờ xử lý
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Nợ có khả năng thu
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2010
1.29
0.28
22
0.36
28
0.65
50
2011
1.69
0.32
19
0.5
29
0.87
51
2012
2.27
0.4
18
0.62
27
1.25
55
Nguồn: Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn
Ta thấy tổng số nợ năm sau cao hơn năm trước (xem Bảng 2.9). Tuy nhiên, xét
về tỷ trọng của các khoản nợ, ta thấy nợ có khả năng thu là cao nhất, tiếp đến là nợ chờ
xử lý, nợ khó thu chiếm tỷ trọng thấp nhất. Và tỷ trọng nợ khó thu có xu hướng ngày
càng giảm xuống. Điều đó chứng tỏ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã có
nhiều cố gắng để không làm tăng nợ khó thu. Nguyên nhân nợ mới phát sinh tăng lên
là do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp; do thực hiện các Nghị Quyết của Chính phủ nhằm tháo gỡ vướng
mắc cho doanh nghiệp, vì vậy công tác thu nợ chưa thực sự quyết liệt.
Nhìn chung, công tác quản lý thu nợ trong nững năm qua đã đạt được những kết
quả đáng kể, đã phân tích, phân loại chi tiết được từng khoản nợ, lịch sử nợ thuế theo
từng đối tượng nộp thuế.
2.2.6. Công tác kiểm tra thuế TNDN NQD
Kiểm tra là công tác không thể thiếu được trong công tác quản lý thuế. Luật
Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đã tạo ra hành lang pháp lý để
công tác kiểm tra đi vào hoạt động một cách có nề nếp và mang lại hiệu quả cao hơn.
Tuy còn gặp không ít khó khăn từ việc ban hành đồng bộ các quy trình kiểm tra cũng
như ý thức chấp hành kết luận kiểm tra của NNT có phần hạn chế song công tác kiểm
tra đã góp phần vào kết quả thực hiện dự toán thu của toàn ngành.
Công tác kiểm tra được xác định là công tác trọng tâm trong công tác quản lý
thuế theo quy trình tự tính, tự khai, tự nộp và tự quyết toán thuế, vì vậy luôn được sự
quan tâm của lãnh đạo các Chi cục. Điều này được thể hiện từ việc tăng cường đội ngũ
cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đến việc trang bị công cụ
làm việc, xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học phục vụ cho công tác kiểm tra
thuế. Chính vì vậy, trong những năm qua công tác kiểm tra đã đem lại những kết quả
46
đáng kể, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quan lý thuế góp phần hoàn thành
nhiệm vụ chung của toàn ngành.
2.2.6.1. Công tác kiểm tra NNT
Tập trung lực lượng rà soát, đối chiếu, kiểm tra giám sát đưa toàn bộ doanh
nghiệp vào diện quản lý của cơ quan thuế. Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình hoạt
động sản xuất kinh, doanh của doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra tờ khai
thuế, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra tại doanh
nghiệp. Chú trọng vào các doanh nghiệp lớn, có dấu hiệu rủi ro; các doanh nghiệp có
những biểu hiện vi phạm trong kê khai nộp thuế, các doanh nghiệp thường xuyên lỗ
nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng; các doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra từ
2 năm trở lên; kiểm tra trước và sau hoàn thuế.; kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra giá
theo chỉ đạo của Cục thuế, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Tập trung vào những lĩnh
vực có dấu hiệu thất thu nhiều như: Khai thác khoáng sản, kinh doanh gỗ, kinh doanh
vật liệu xây dựng, kinh doanh xe máy.
- Kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế: Thực hiện Luật Quản lý thuế, kiểm tra thuế là
lực lượng trực tiếp quản lý số thu NS toàn ngành theo quy trình tự tính, tự khai, tự nộp,
tự quyết toán thuế. Thông qua chức năng kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, đội kiểm tra
tại Chi cục căn cứ vào hồ sơ khai thuế, sử dụng hệ thống ứng dụng phần mềm phục vụ
Quản lý thuế để kiểm tra, phân tích hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp. Qua đó,
phát hiện ra những sai sót trong quá trình kê khai, quyết toán thuế để yêu cầu doanh
nghiệp kê khai bổ sung, điều chỉnh đối với những hồ sơ khai sai, khai thiếu với số thuế
phải nộp. Chỉ tính riêng năm 2012, Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn đã kiểm tra 4.296
hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, phát hiện 195 hồ sơ khai sai và yêu cầu điều chỉnh số
tiền thuế là 1,36 tỷ đồng.
- Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: Đây là bước tiếp xúc trực tiếp với doanh
nghiệp, trong quá trình thực hiện cán bộ thuế phải tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin
chuyên sâu, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ, thông tin, các nghi vấn về
doanh nghiệp, đề xuất giải pháp xử lý đối với những nội dung đã được làm rõ.
Bảng 2.10 Kết quả kểm tra tại trụ sở DN NQD
Năm
Số DN kiểm tra
Số thuế truy thu và phạt (tỷ đồng)
2010
168
1,22
2011
217
2,27
2012
352
4,57
Nguồn: Báo cáo Tổng kết thuế năm. - Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn
47
Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được tiến hành theo kế hoạch, nội dung
kiểm tra chủ yếu là kiểm tra quyết toán, kiểm tra chấp hành Luật thuế. Kết quả kiểm
tra tại trụ sở NNT được thể hiện tai Bảng 2.10
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNDN NQD ở huyện Nam Đàn
Quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN NQD nói riêng rất phức tạp, liên
quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, ảnh hưởng trực tiếp trực tiếp đến NNT và thu hút
nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội. Trên mặt trận này không kém phần quyết liệt.
Để thu được đồng tiền thuế vào NSNN là cả một quá trình không ngại khó, ngại khổ,
ngày đêm không quản mưa nắng, nhiều lúc phải vượt qua chính mình trước những cám
dỗ của đời thường, hay sự đe doạ của những người chống đối pháp luật. Công việc của
ngành Thuế hết sức thầm lặng, bền bỉ, thấm đẫm bao mồ hôi, công sức và kể cả máu.
Có người đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp của ngành và được Nhà nước công nhận là
liệt sỹ. Cán bộ và công chức Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn luôn vững vàng trước
mọi khó khăn, cám dỗ, giữ vững phẩm chất của người cán bộ thuế trên mặt trận kinh
tế, đủ năng lực trình độ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong những năm vừa qua, trước bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, khó
lường; khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền
kinh tế nước ta nói chung và huyện Nam Đàn nói riêng, các hoạt động sản xuất, kinh
doanh sụt giảm, nhiều ngành nghề sản xuất bị thu hẹp, thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên
diện rộng trong toàn tình làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và
đời sống của nhân dân. Việc triển khai Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ;
Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ đã góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, kích thích đầu tư, tiêu dùng và
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng cũng tác động không nhỏ đến nhiệm vụ thu
ngân sách trên địa bàn nói chung và thu thuế TNDN NQD nói riêng khi thực hiện các
chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế.
Dưới sự lãnh đạo của Bộ Tài chính, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân; sự chỉ đạo
điều hành quyết liệt, sát sao của Uỷ ban nhân dân các cấp, Tổng cục thuế; sự phối kết
hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; sự nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn, duy trì
phát triển sản xuất kinh doanh và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách thuế của đại bộ
phận các tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng với sự tích cực phấn đấu của cán bộ công