Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.12 KB, 96 trang )
17
Những dự án mới này không thể che lấp sự tăng trưởng hợp lý của nguồn cung
với nhu cầu thực tế bởi những lý do đầu cơ. Những nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh
vực này chạy đua nhau đầu tư vào những dự án căn hộ cao cấp hoặc khách sạn,
trong khi đó nhu cầu cấp thiết hiện nay là phục vụ cho hộ gia đình bình thường và
học sinh – sinh viên (các ký túc xá dành cho sinh viên chỉ đáp ứng được 20-30%
nhu cầu thực tế).
Từ năm 2008 thị trường bất động sản (BĐS) đã sụt giảm, thị trường bất động
sản đã bị đóng băng trong một thời gian dài. Nhiều dự án xây dựng khu chung cư
được triển khai khắp trên các thành phố lớn như:
- Tại Hà Nội: Dự án PISD Tower do Công ty CP Đầu tư và Phát triển dịch vụ
Dầu khí làm chủ đầu tư.
- Tại TP Hồ Chí Minh: Dự án The EverRich chủ đầu tư là tập đoàn Phát Đạt.
Rất nhiều công ty phá sản, gặp khó khăn khi đã đầu tư quá nhiều vốn vào bất
động sản. Chính phủ đã làm rất tốt vai trò kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ.
Điều này thể hiện ở lãi xuất vay hấp dẫn hơn và GDP tăng trưởng ổn định với tốc
độ 5% mỗi năm. Rất nhiều công ty đã chủ động “cắt lỗ” bằng việc hạ giá bán nhằm
giảm bớt lượng căn hộ tồn kho. Tuy nhiên, do khoảng cách giữa thị trường và nhu
cầu của người dân còn cao nên những động thái này vẫn chưa đem lại nhiều hiệu
quả.
1.4.2. Cơ sở hạ tầng
Hiện nay, ngành xây dựng ở Việt Nam ngày càng năng động hơn nhờ vào sự
gia tăng về số lượng những dự án cơ sở hạ tầng trong những lĩnh vực như: bến
cảng, đường sắt, đường cao tốc hoặc là những hệ thống giao thông công cộng đô
thị. Nhu cầu sử dụng tất nhiên là rất lớn, sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ tại
Việt Nam đã nhanh chóng biến những cơ sở hạ tầng hiện tại trở nên lỗi thời. Tuy
vẫn có những công trình lớn như: Trục đường Thăng Long từ Hòa Lạc về Hà Nội
và các dự án lớn khác đang được triển khai ngày càng góp phần vào sự phát triển
chung của đất nước.
18
Sự phát triển mạnh mẽ này liên quan đến một số chính sách chung của quốc gia.
Những dự án xây dựng được thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn cung cấp
bởi các nhà tài trợ trên thế giới. Tuy nhiên, những nguồn vốn này ngày càng ít đi và
dần thay thế vào đó là những đối tác tư nhân và nhà nước.
*) Dự án bến cảng:
Mặc dù hệ thống giao thông đường biển giữ vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của Việt Nam nhưng cơ sở hạ tầng của hệ thống này đã xuống cấp trầm trọng.
Nhiều tỉnh ven biển đã phát triển các dự án cảng biển cạnh tranh bất chấp những ý
kiến phản hồi từ các chuyên gia. Việc ồ ạt đầu tư xây dựng bến cảng khi chưa
nghiên cứu tính khả thi đã làm thât thoát nhiều tỷ đồng. Ví dụ:
- Cảng quốc tế Phú Hữu (Khu phố 4, phường Phú Hữu, quận 9, TP Hồ Chí
Minh) giai đoạn 1 được xây dựng từ năm 2007 do công ty TNHH MTV cảng Bến
Nghé (thuộc tổng công ty Samco) làm chủ đầu tư với số vốn 367 tỷ đồng. Tuy nhiên
cảng Phú Hữu hiện vắng tanh, không có chiếc thuyền nào cập bến vì thiếu đường
dẫn. Mỗi năm chủ đầu tư phải chi gần 40 tỳ đồng cho cảng này.
- Cảng Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), cảng Vân Phong là cảng trung chuyển đầu
tiên của Việt Nam, do Vinalines làm chủ đầu tư hơn 3,6 tỷ USD. Dự án đã khởi
công cuối tháng 10/2009, nhưng đã dừng dự án lại để tìm nhà đầu tư mới.
- Cảng quốc tế Năm Căn (Cà Mau) hiện nay đang được tận dụng làm bến xe,
nơi bốc dỡ vật liệu xây dựng.
…
*) Dự án sân bay.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 35 sân bay. Trong đó 4 sân bay quốc tế, 20 sân
bay nội địa và 11 sân bay quân sự. Trong thời gian qua, nhiều dự án khôi phục hoặc
xây dựng sân bay lớn đã được triển khai. Sân bay lớn tập trung ở Long Thành
(thành phố Hồ Chí Minh), cát Bi (Hải Phòng), Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh. Chính
phủ Việt Nam đã phải đối mặt với những vấn đề ngân sách để phục vụ cho việc xây
19
dựng cơ sở hạ tầng và đã quan tâm tới việc chuyển giao ra bên ngoài cho các tổ
chức ngoài chính phủ. Điển hình là ký kết hợp tác với tập đoàn Changi Airports
International (Singapor) phụ trách toàn bộ các hoạt động nâng cấp xây sân bay Phú
Bài (Huế).
*) Dự án đường sắt.
Bị lấn luớt về tầm vóc bởi vận chuyển đường thủy, nên việc hiện đại hóa đường
sắt của Việt Nam chưa được chính phủ quan tâm hợp lý. Sự xuống cấp trầm trọng
của cơ sở hạ tầng hiện nay khiến các cơ quan chức năng phải suy nghĩ nghiêm túc
về vấn đề này. Một dự án mà trong nhiều năm qua luôn được nhắc tới đó là tuyến
đường sắt cao tốc nối liền Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng dự án này
tạm hoãn vì không nhận được sự ủng hộ của Quốc hội. Nguyên nhân của sự từ chối
là do liên quan đến chi phí ước tính của dự án lên tới 56 tỷ USD (chiếm 60% PIB
của Việt Nam năm 2009).
*) Đường cao tốc.
Theo kế hoạch quản lý đô thị trong những năm qua và phương hướng hoạt động
đến năm 2020, việc xây dựng hệ thống đường cao tốc Việt Nam cần đầu tư một
khoảng chi phí rất lớn (khoảng 16-18 tỷ USD). Việt Nam đã xây dựng hệ thống
đường cao tốc, khôi phục các tuyến đường thuộc hành lang Đông Tây và các tuyến
đường nối liền các vùng ven biển của khu vực miền Trung. Để thực hiện tốt những
dự án xây dựng mang tầm vóc quốc gia này, chính phủ Việt Nam đã phải dựa vào
nhiều nguồn tài chính khác nhau. Các nhà đầu tư tài chính đã hỗ trợ tối đa cho nỗ
lực thay đổi này, điển hình như: Ngân hàng phát triển châu Á đã cho Việt Nam vay
hơn 1,2 tỷ USD để xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Những dự án
này cũng có thể dựa vào sự phát triển của các nguồn vốn tư nhân, những dự án BOT
(Buil Oerate and Transfer) cũng đã cho phép nhận được nguồn tài chính hơn 500
triệu USD trong năm 2009.
*) Những nhà thầu chính.
20
Những “tác nhân” tầm vóc của ngành xây dựng và bất động sản được “kiểm
soát” chủ yếu bởi các doanh nghiệp nhà nước như: Vinaconex, Sông Đà, Cofico.
Nhưng chính những doanh nghiệp tư nhân lại có những phát triển nhanh chóng và
giữ vị trí quan trọng như: Him Lam, Bitexco,… Những doanh nghiệp nước ngoài
cũng ngày càng được biết đến tại thị trường Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp
Pháp như: Colas, Vinci,…Đặc biệt là Vinci đã ký hợp đồng thành công tổng trị giá
460 triệu Euro cho việc thiết kế và xây dựng cơ sở hạng tầng đường bộ vượt đèo
Cả.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước
Có hàng loạt các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước. Các nhân tố này tác động đến cả hai thành phần của quản lý vốn đầu
tư. Lợi ích, công dụng của đối tượng do kết quả của quá trình đầu tư tạo nên khi
chưa được đưa vào sử dụng và vốn đầu tư chi ra nhằm tạo nên kết quả ấy. Do đó,
các nhân tố này tồn tại theo suốt thời gian của quá trình đầu tư từ khi có chủ trương
đầu tư, cũng như trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng đến quá trình khai thác,
sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đó là:
1.5.1. Công nghiệp hóa
Là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ xây dựng nền sản xuất lớn hiện.
Chiến lược công nghiệp hóa ảnh hưởng đến chiến lược và chính sách kinh tế khác.
Lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa đúng sẽ tạo cho việc lựa chọn các chiến lược
chính sách khác đúng đắn. Đó là điều kiện cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành
công của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển bền vững: Tạo nhiều việc làm, đảm bảo nâng cao mức sống của dân cư và
thiết lập một xã hội, cộng đồng văn minh.
Để đạt được mục tiêu của đại hội Đảng đã đề ra, yêu cầu đặt ra là nguồn vốn
đầu tư lấy từ đâu? Vốn đầu tư của ngân sách nhà nước được lấy từ nguồn thu tập
21
trung vào ngân sách nhà nước. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta khá ổn định.
Trong những năm tới vốn đầu tư vào một số lĩnh vực chủ yếu then chốt như sau:
- Tiếp tục tập trung đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư các ngành công nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn như công nghiệp
chế biến,…
- Đầu tư các ngành khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo.
- Đầu tư các ngành khác như: Công cộng, cấp thoát nước,…
1.5.2. Về công tác lập các dự án đầu tư
Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được lập hàng năm phải
đảm bảo đúng đối tượng đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án
đầu tư được lập với chất lượng cao sẽ góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Chất lượng công tác lập dự án đầu tư được thể hiện ngay từ chủ trương đầu tư,
đặc điểm đầu tư, quy mô đầu tư theo đúng quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ. Làm
tốt công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư không những đem lại
nguồn lợi lớn cho xã hội mà còn giúp cho công tác quy hoạch, hoạch định chiến
lược đầu tư ngày càng được nâng cao về chất lượng.
1.5.3. Về quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư
Quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư là công cụ quản lý nhà nước đối với
vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nó là một bộ phận quan trọng trong dự toán chi ngân
sách nhà nước hàng năm. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, kế
hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiên quyết để được thanh toán vốn, đồng
thời là mức vốn tối đa mà chủ đầu tư được phép thanh toán cho dự án trong niên độ
năm kế hoạch. Vì vậy, quyết định đầu tư chuẩn xác và thực hiện tốt công tác xây
dựng thông báo kế hoạch vốn đầu tư điều đó đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư
và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển
ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá
22
trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Cụ thể như sau:
- Bố trí tập trung danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm,
luôn đảm bảo sát tiến độ thi công của dự án được phê duyệt.
- Không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện đầu tư hay chưa đủ điều
kiện thanh toán.
- Kế hoạch luôn theo sát mục tiêu định hướng của kế hoạch phát triển KT-XH
của địa phương.
1.5.4. Về công tác đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu công trình
Trong thực tế, thời gian qua, nước ta đã áp dụng hai hình thức chọn thầu là: Chỉ
định thầu và đấu thầu xây dựng. Hình thức chỉ định thầu áp dụng có rất nhiều mặt
hạn chế vì thiếu tính cạnh tranh. Còn hình thức đấu thầu là hình thức tiến bộ trong
lựa chọn nhà thầu. Thực tế đã và đang diễn ra nhiều tiêu cực gây thất thoát lãng
phí.Vì vậy thực hiện nghiêm túc luật đấu thầu sẽ làm giảm bớt thất thoát, lãng phí
trong xây dựng cơ bản, góp phần nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư.
Nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong
khối lượng công trình, những kết cấu chịu lực, những bộ phận hay hạng mục công
trình hoặc toàn bộ công trình. Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây
dựng do chủ đầu tư tổ chức thực hiện với sự tham gia của các tổ tư vấn, thiết kế,
xây lắp, cung ứng thiết bị và cơ quan giám định chất lượng theo phân cấp.
Các cơ quan chức năng liên quan đến công tác quản lý và nghiệm thu chất
lượng công trình phải thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ xây dựng. Công
tác nghiệm thu được coi trọng đúng mức và thực hiện đúng quy trình sẽ góp phần
nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo cho đồng vốn đầu tư bỏ ra mang lại hiệu
quả cao trong suốt thời gian sử dụng.
1.5.5. Về công tác thanh toán vốn đầu tư
Căn cứ vào quy định của chính phủ, của Bộ tài chính, các cơ quan chức năng
23
tiến hành hướng dẫn quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cụ thể, quy định về
đối tượng được tạm ứng, điều kiện được tạm ứng, mức vốn tạm ứng, quy trình kiểm
soát tạm ứng vốn, thanh toán khối lượng xây lắp, thiết bị, chi phí khác và quy trình
kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành.
Công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB phải luôn đảm bảo thực hiện đúng quy
trình và quy định về quản lý vốn đầu tư XDCB. Công tác kiểm soát vốn đầu tư
XDCB từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo thông tư số 27/2007/TT-BTC
ngày 03/04/2007 của Bộ tài chính về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cảu
hệ thống Kho bạc nhà nước. Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định
mức và đơn giá do nhà nước quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh toán; thực
hiện tốt quy trình kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội dung và
quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác thanh toán vốn đầu tư thực hiện
đúng quy trình sẽ tránh được tình trạng ách tắc trong quá trình giải ngân làm cho
khối lượng vốn đầu tư được chu chuyển nhanh và sớm phát huy được hiệu quả.
1.5.6. Về công tác báo cáo quyết toán, thanh tra
Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Khi dự án đầu tư hoàn thành sẽ được
nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để giao cho đơn vị sử dụng quản lý
nhằm bảo toàn vốn và phát huy hiệu quả vốn đầu tư.
Do vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự
án hoàn thành được nghiệm thu và báo cáo quyết toán được thẩm tra và phê duyệt.
Kết quả của khâu thẩm tra chính xác trước khi phê duyệt có tác dụng ngăn chặn thất
thoát lãng phí vốn đầu tư. Công tác quyết toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán thực
hiện không tốt sẽ tạo cơ sở cho việc lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Công tác quyết
toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản một dự án, một công trình được tổng hợp đánh giá
phân tích từ các khoản chi lập dự án công trình, ghi kế hoạch, chuẩn bị đầu tư đến
giai đoạn kết thúc đưa dự án đi vào sử dụng và phải đảm bảo thực hiện đúng quy
24
định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Bộ tài chính
về hướng dẫn giải quyết vốn đầu tư dự án hoàn thành và thông tư số 98/2007/TTBTC sửa đổi bổ sung một số điểm của thông tư 33/2007/TT-BTC.
Công tác thẩm định báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùng trước khi
dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Nó có tác dụng phản ảnh chính xác, kịp
thời, đầy đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước. Nó đánh
giá được chất lượng của dự án và là cơ sở tính toán tổng vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước bỏ trong một thời gian dài của quá trình xây dựng.
Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh
vực vô cùng khó khăn và phức tạp, cán bộ phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai
đoạn của quá trình đầu tư một dự án, phát hiện và sử lý kịp thời các hiện tượng gây
thất thoát lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: Loại bỏ những
khối lượng phát sinh chưa được duyệt; sai chế độ quy định, sai đơn giá định mức;
không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị đã được duyệt,… Vậy để hạn chế
tối đa thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thì các cơ quan chức
năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác này. Công tác
thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng được nâng cao về chất
lượng, đội ngũ cán bộ thanh tra được đào tạo chuyên sâu, cơ bản trong lĩnh vực đầu
tư và xây dựng cơ bản. Do đó đã phát hiện được hầu hết các gian lận, thất thoát
trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong tương lai, cũng cần có những giải pháp mang
tính chiến lược, đột phá trong lĩnh vực này nhằm hạn chế tới mức thấp nhất lãng phí
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Công tác lập và quản lý dự toán công trình thực chất là quản lý giá trong hoạt
động đầu tư. Vì vậy đây là một trong những khâu “nhạy cảm” nhất của hoạt động
đầu tư. Tỷ lệ giữa mức vốn thực hiện so với dự toán được duyệt không có sự thay
đổi quá lớn hoặc tăng đột biến. Nhưng trong thực tế, nhiều trường hợp phải điều
chỉnh dự toán nhiều lần trong quá trình thi công như: Thiết kế sai dẫn đến phải phá
bỏ khối lượng đã làm để làm lại theo thiết kế điều chỉnh hoặc bổ sung, tính toán
25
khối lượng sai quy phạm, quy chuẩn, hay sử dụng sai định mức kinh tế kỹ thuật của
nhà nước ban hành cho từng công trình theo quy phạm và quy trình; áp sai giá cả
theo từng loại vật tư thiết bị đã được Sở tài chính thông báo theo thực tế tại thời
điểm tính toán, nghiệm thu thanh toán; áp dụng sai hoặc do tính toán sai về khối
lượng định mức giá cả dẫn đến tính toán sai về các loại chi phí trích theo định
mức,… Do vậy, dự toán luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với mức vốn thực hiện
thực tế.
1.5.7. Các nhân tố về cơ chế chính sách
Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý
vốn đầu tư. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như:
Chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư,… và các chính
sách làm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hoặc vi mô.
Các chính sách kinh tế tác động đến việc quản lý vốn đầu tư góp phần tạo ra
một cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng
tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp,… Các
chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một số cơ cấu đầu
tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hay không cũng như tác
động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư. Theo đó vốn đầu tư được sử dụng
có hiệu quả hoặc kém hiệu quả.
1.6. Kết luận chương 1
Khái niệm đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà,các nhân tố ảnh
hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước và tình hình đầu
tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam trong thời gian qua. Tác giả đã nghiên cứu các vấn
đề ở chương 1 làm tiền đề để chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản
lý vốn đầu tư XDCB tại huyện Đầm Hà – tỉnh Quảng Ninh trong chương 2 của luận
văn.
26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẦM
HÀ GIAI ĐOẠN 2007 – 2012
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đầm Hà
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
Đầm Hà là huyện miền núi biên giới giáp biển về phía Đông Bắc của tỉnh
Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 120 km, cách cửa khẩu quốc tế Móng cái
70km. Huyện có tọa độ địa lý ở 21o12’49’’ đến 21o29’59’’ Vĩ độ bắc và từ
107o27’56’’ đến 107o41’31’’ Kinh độ đông.
− Phía Bắc giáp huyện Bình Liêu;
− Phía Đông giáp huyện Hải Hà;
− Phía Nam giáp huyện Vân Đồn;
− Phía Tây giáp huyện Tiên Yên.
Huyện có thị trấn Đầm Hà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện và
9 xã trực thuộc, có Quốc lộ 18A chạy qua và 21km bờ biển. Đồng thời vị trí địa lý
và lợi thế đặc biệt quan trọng trên trục kinh tế Đông Bắc-ĐBSH với hành lang
QL18A là khu vực phát triển kinh tế-sinh thái-du lịch. Hệ thống giao thông đa dạng,
có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối phát triển; đặc biệt là vùng nằm trong “Hai hành
lang đi Quảng Tây-Vân Nam (Trung Quốc) và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”.
Những yếu tố đó có tác dụng thúc đẩy Đầm Hà phát triển thành một khu vực kinh tế
quan trọng phía Đông của tỉnh, là căn cứ chiến lược cho phát triển vành đai kinh tế
Vịnh Bắc Bộ.