1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Khái niệm đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà,các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước và tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam trong thời gian qua. Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề ở chương 1 ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.12 KB, 96 trang )


26



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẦM

HÀ GIAI ĐOẠN 2007 – 2012

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đầm Hà

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế

Đầm Hà là huyện miền núi biên giới giáp biển về phía Đông Bắc của tỉnh

Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 120 km, cách cửa khẩu quốc tế Móng cái

70km. Huyện có tọa độ địa lý ở 21o12’49’’ đến 21o29’59’’ Vĩ độ bắc và từ

107o27’56’’ đến 107o41’31’’ Kinh độ đông.

− Phía Bắc giáp huyện Bình Liêu;

− Phía Đông giáp huyện Hải Hà;

− Phía Nam giáp huyện Vân Đồn;

− Phía Tây giáp huyện Tiên Yên.

Huyện có thị trấn Đầm Hà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện và

9 xã trực thuộc, có Quốc lộ 18A chạy qua và 21km bờ biển. Đồng thời vị trí địa lý

và lợi thế đặc biệt quan trọng trên trục kinh tế Đông Bắc-ĐBSH với hành lang

QL18A là khu vực phát triển kinh tế-sinh thái-du lịch. Hệ thống giao thông đa dạng,

có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối phát triển; đặc biệt là vùng nằm trong “Hai hành

lang đi Quảng Tây-Vân Nam (Trung Quốc) và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”.

Những yếu tố đó có tác dụng thúc đẩy Đầm Hà phát triển thành một khu vực kinh tế

quan trọng phía Đông của tỉnh, là căn cứ chiến lược cho phát triển vành đai kinh tế

Vịnh Bắc Bộ.



27



2.1.1.2. Địa hình, địa chất

*) Địa hình:

Đầm Hà là huyện có địa hình miền núi, trung du ven biển, nằm trong hệ thống

cánh cung Đông Triều-Bình Liêu. Phía Bắc và Tây Bắc của huyện có nhiều núi cao

tới 1.000m, sườn núi dốc có nhiều cây rậm rạp. Tiếp đến là vùng núi thấp đến đồi

gò, địa hình chia cắt mạnh tạo thành các thung lũng là các ruộng bậc thang có độ

cao trung bình từ 100 - 400m, độ dày tầng đất trung bình, lớp phủ thực vật thưa

thớt. Kế tiếp là vùng phù sa ven biển, được chia làm hai vùng cơ bản:

Tiểu vùng phù sa cổ chạy dọc đường 18A với độ cao trung bình 25m, có nơi cao

trên 50m, địa hình dốc thoải lượng sóng.

Tiểu vùng phù sa mới đuợc bồi tụ ven biển: Bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát

biển, địa hình thấp thoải dần ra biển có độ cao từ 1,5 - 3m. Một phần đã được đưa

vào canh tác, phần còn lại là các bãi sú vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thủy

triều. Những vùng đất trong đê đã được khai phá cày cấy, nơi cao bị rửa trôi bào

mòn.

Vùng địa hình quần đảo ven biển: Bao gồm một số đảo như đảo Vạn Đước, Đá

Dựng,...Độ cao phổ biến khoảng trên dưới 100m. Phần lớn các đảo này đều trơ trụi

và hình thái địa hình của chúng tương tự các dải đồi trong đất liền. Bờ biển khu vực

này thuộc dạng bờ xâm thực bị ngập nước. Chúng bị chia cắt phức tạp và chắn bởi

các hòn đảo có đường phương cấu trúc địa chất song song với đường bờ Bờ biển bị

lún phức tạp thêm bởi sự xen kẽ các đoạn bờ nguồn gốc trầm tích - sú vẹt.

*) Địa chất:

Ở địa hình núi cao - đồi núi thấp, các loại đá phổ biến là các trầm tích Triat.

Phân bố ở phía Bắc của huyện chủ yếu là các đá của hệ tầng Mẫu Sơn gồm đá cát

màu xám, đá sét và bột kết màu phớt đỏ, tím, đôi khi lốm đốm. Phía nam bao gồm

các đá cuội kết, sỏi kết, đá cát, bột kết, bột kết chứa than, đá sét. Ngoài ra còn xuất

hiện đá vôi Pecmi ẩn tinh, màu xám và xám tro có chứa ít sét.



28



Các đồng bằng hẹp duyên hải nằm gần như ngang với mực nước biển và là sản

phẩm tích tụ của phù sa biển và phù sa sông. Chúng còn được tiếp tục lấn ra ngoài

khơi bởi những bãi phù sa biển rộng lớn. Vật liệu của các bãi phù sa biển gồm có

cát thô ở bên dưới, cát mịn và bùn nhão giàu chất hữu cơ ở phía trên.

Các đảo huyện Đầm Hà này được cấu tạo chủ yếu bởi cuội kết hạt trung, sỏi kết

và đá cát có độ hạt khác nhau. Các đá màu đỏ tím tuổi Jura hạ chủ yếu là đá cát,

cuội kết xen các lớp kẹp đá sét .

Địa hình, địa chất huyện Đầm Hà tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh đặc biệt

ở vùng núi cao, vùng núi thấp và trung du khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; vào

mùa mưa thường có lũ đột ngột gây ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của nhân dân.

2.1.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân số

Dân số toàn huyện có 35.533 người (tính đến tháng 4/2012) với mật độ dân số

115 người/km2. Dân cư chủ yếu sinh sống ở nông thôn với 28.966 người (chiếm

81,52% tổng dân số toàn huyện), khu vực thành thị có 6.567 người (18,48%). Dân

cư phân bố không đều tập trung cao ở thị trấn Đầm Hà, mật độ dân số khoảng 1.894

người/km2 (2011). Các xã vùng nông thôn đặc biệt là vùng đồi núi có dân cư thưa

thớt, mật độ trung bình khoảng 94 người/km2.

2.1.2.2 Dân tộc

Hiện tại, trên địa bàn huyện có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Dân tộc

Kinh có 25.074 người (72,88%); đồng bào dân tộc thiểu số như Dao, Sán Dìu, Sán

Chỉ, Tày, Hoa, Nùng, Mường, Cao Lan có 10.459 người (27,22%). Các dân tộc sinh

sống với nhiều ngành nghề và văn hóa truyền thống khác nhau Vì vậy, huyện Đầm

Hà có thể đáp ứng các nhu cầu về du lịch, văn hóa (hát Then, hát Giao Duyên, hát

Sáng Cọ,...) cho khách tham quan trong nước và Quốc tế.



29



2.1.2.3 Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2011 chiếm tỷ lệ khá cao với 17.490 người

(chiếm 49% dân số toàn huyện). Trong đó, lao động trong ngành nông lâm thủy sản

chiếm tỷ lệ cao với 13.290 người (chiếm 76% tổng số lao động của huyện); lao

động trong ngành công nghiệp và xây dựng có 1.650 người (9,4%); ngành thương

mại và dịch vụ có 2.550 người (14,6%). Như vậy, do ngành nông nghiệp vẫn chiếm

tỷ trọng cao trong nền kinh tế huyện nên lao động trong ngành nông, lâm thủy sản

chiếm tỷ trọng rất cao.

2.1.2.4. Tình hình kinh tế

Giai đoạn 2005 - 2012, tuy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi nhưng Đầm

Hà vẫn đạt được nhiều thành tựu về kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân

năm đạt 11,6%/năm. Trong đó, thương mại dịch vụ tăng nhanh nhất với

17,1%/năm; nông lâm thuỷ sản tăng trưởng ổn định đạt 8,43%/năm; công nghiệp

xây dựng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất với 7,11%/năm. Giá trị tăng thêm (giá

CĐ 1994) năm 2012 đạt 278,3 tỷ đồng gấp 2,16 lần so với năm 2005 (129,09 tỷ

đồng).

GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 17,02 triệu đồng/người/năm, tăng gấp

hơn 3 lần so với năm 2005 (5,5 triệu đồng/người/năm).

Thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2005 - 2012 đạt tốc độ tăng trưởng

28,89%/năm (chỉ tiêu đặt ra trong Đại hội Đảng bộ XXII là 15%/năm) vượt chỉ tiêu

193%.

Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2005-2012 đạt 1.419,84 tỷ đồng. Trong đó

nguồn vốn từ ngân sách trung ương và tỉnh chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư với

1.116 tỷ đồng.



30



Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005-2012

Đơn vị: tỷ đồng, tốc độ tăng %

Năm

STT



2007



2010



2011



2012



TĐT

(%)



Chỉ tiêu

2005



2006



I



Giá trị sản xuất (giá

1994)



234,02 268,62



311,58



432,54



494,49



527,62



12,32



1



Nông lâm thuỷ sản



103,94 113,67



127,73



162,60



188,10



197,60



9,61



2



Công nghiệp xây dựng



54,92



65,68



77,54



96,56



108,39



96,20



8,34



3



Thương mại, dịch vụ



75,16



89,27



106,31



173,37



198,00



233,82



17,60



I



Giá trị sản xuất (giá

2010)



866,16 1.103,03 1.111,13



1



Nông lâm thuỷ sản



415,20



535,10



552,40



2



Công nghiệp xây dựng



140,36



177,99



139,84



3



Thương mại, dịch vụ



310,60



389,94



418,89



II



Giá trị sản xuât (giá

HH)



372,41 445,14



550,14



866,16 1.214,93 1.332,66



1



Nông lâm thuỷ sản



182,96 214,55



269,79



415,20



638,15



674,86



2



Công nghiệp xây dựng



75,72



91,80



113,50



140,36



178,88



160,50



3



Thương mại, dịch vụ



113,72 138,79



166,84



310,60



397,90



497,30



III



Giá trị tăng thêm

(giá 1994)



129,09 144,58



162,47



220,60



257,50



278,30



11,60



1



Nông lâm thuỷ sản



67,71



72,68



78,34



97,70



113,70



119,30



8,43



2



Công nghiệp, xây

dựng



18,79



21,89



25,10



30,90



34,90



30,40



7,11



3



Thương mại, dịch vụ



42,59



50,01



59,04



92,00



108,90



128,60



17,10



IV



Giá trị tăng thêm

(giá 2010)



408,50



476,99



515,86



1



Nông lâm thuỷ sản



209,00



243,23



255,21



2



Công nghiệp, xây

dựng



44,00



49,70



43,29



3



Thương mại, dịch vụ



155,50



184,06



217,36



V



Giá trị tăng thêm

(giá HH)



408,50



532,20



619,10



178,01 208,95



241,91



31



Năm

STT



Chỉ tiêu

2005



2006



2007



2010



2011



2012



1



Nông lâm thuỷ sản



86,39



97,82



110,75



209,00



287,80



344,30



2



Công nghiệp xây dựng



25,31



30,18



35,02



44,00



55,90



50,00



3



Thương mại, dịch vụ



66,31



80,94



96,14



155,50



188,50



224,80



VI



Cơ cấu giá trị tăng

thêm (%)



100,00 100,00



100,00



100,00



100,00



100,00



1



Nông lâm thuỷ sản



48,53



46,82



45,78



51,16



54,08



55,61



2



Công nghiệp, xây

dựng



14,22



14,45



14,48



10,77



10,50



8,08



3



Thương mại, dịch vụ



37,25



38,74



39,74



38,07



35,42



36,31



VII



Dân số (1000 người)



32,38



32,77



33,21



34,70



35,55



36,38



5,50



6,38



7,29



11,77



14,97



17,02



229



200



TĐT

(%)



206



Thu nhập

VIII BQ/người/năm (triệu

đồng)

Vốn đầu tư toàn xã

IX

hội



46,934 105,99 161,895



1,57



Nguồn: Niên giám thống kê Đầm Hà



Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, cơ cấu kinh tế huyện trong

giai đoạn vừa qua chuyển dịch chậm: tỷ trọng nông lâm thủy sản tăng từ 48,53%

năm 2005 lên 55,61% năm 2012; tỷ trọng công nghiệp-xây dựng giảm từ 14,22%

năm 2005 xuống 8,08% năm 2012; ngành thương mại và dịch vụ có tỷ trọng ổn

định trong cơ cấu kinh tế: chiếm 37,25% năm 2005 và 36,31% năm 2012.

2.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Đầm Hà trong giai đoạn

từ năm 2007 đến năm 2012

Huyện Đầm Hà mới được tái lập từ năm 2001 nên việc xây dựng cơ bản được

coi là một trong những khâu quan trọng và được tiến hành rất quyết liệt với vốn đầu

tư lớn. Trong thời gian vừa qua, huyện đã tích cực chủ động thực hiện công tác

chuẩn bị đầu tư, nhất là trong việc lập các dự án để tranh thủ các nguồn vốn của

Tỉnh và của các Bộ ngành hỗ trợ để đầu tư các công trình xây dựng cơ bản của

Huyện.



32



Trong giai đoạn vừa qua việc đầu tư xây dựng cơ bản tăng cao chủ yếu do nhu

cầu xây dựng đập thủy lợi Đầm Hà Động. Nhìn chung, vốn đầu tư cho xây dựng cơ

bản sẽ giảm dần qua các năm do cơ sở hạ tầng của huyện đã dần hoàn thiện. Trong

7 năm qua, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt gần 990 tỷ đồng (trong đó, vốn đầu tư

của trung ương khoảng 600 tỷ đồng, của tỉnh khoảng 390 tỷ đồng); giá trị thực hiện

xây dựng cơ bản đạt bình quân 122,69%/năm. Việc đầu tư đều được tập trung cho

các công trình phục vụ sản xuất, công vụ và dân sinh. Trong xây dựng cơ bản, các

công trình đều hoàn thành về cơ bản đúng tiến độ không để xảy ra hiện tượng tiêu

cực trong XDCB, và được đưa vào sử dụng an toàn. Việc đầu tư XDCB bằng các

nguồn vốn đều thực hiện đúng các quy trình, quy định do Nhà nước ban hành.

Phát triển đô thị: Trong giai đoạn vừa qua tốc độ đô thị hóa của huyện diễn ra

nhanh. Đất đô thị năm 2012 tăng gấp gần 2,8 lần (221,77ha) so với năm 2005

(124,99ha) đạt 346,76ha. Trong đó, đất ở đô thị năm 2012 đạt 53,57ha chiếm 0,17%

diện tích tự nhiên đạt bình quân 547m2/người, vượt quy hoạch đặt ra 152,19%. Hiện

nay, đã có Báo cáo số 91/BC-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về

việc Thẩm tra Đề án, Dự thảo Nghị quyết về việc thông qua Đề án công nhận thị

trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là đô thị loại V. Đến nay huyện

Đầm Hà đã chính thức đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

2.2.1. Công tác quy hoạch xây

- UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch nông thôn mới cho cả 9 xã nông

thôn trên địa bàn huyện. Đến nay đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện.

Ngay từ đầu năm 2012, huyện đã chủ động triển khai, bố trí nguồn để thực hiện các

mục tiêu theo lộ trình kế hoạch và đã được tỉnh đánh giá cao. Nguồn lực huy động

vốn xây dựng nông thôn mới của huyện năm 2012 đạt trên 80 tỷ đồng. Trong đó

ngân sách của tỉnh 37,21 tỷ đồng, vốn ngân sách của huyện 26,59 tỷ đồng và vốn do

dân tham giá đạt trên 16 tỷ đồng.

- Đánh giá thực trạng hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn của 9 xã nông thôn của

huyện Đầm Hà theo 19 chỉ tiêu nông thôn mới (5 nhóm với 19 tiêu chí) cho kết quả:



33



chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới; mức đạt được trung bình 39,8% chỉ tiêu

xây dựng nông thôn mới.

2.2.2. Đầu tư xây dựng đường giao thông

- Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có các loại hình giao thông đường bộ

và đường thuỷ. Bằng các nguồn vốn đầu tư của tỉnh và của huyện, đến nay, 10/10

xã, thị trấn có đường nhựa và bê tông vào đến trung tâm xã.

- Quốc lộ: Đầm Hà có quốc lộ 18A chạy qua với chiều dài 18km, đã được nâng

cấp, mở rộng lòng đường lên 9m (rải nhựa atphan, đảm bảo 2 làn xe chạy thông

suốt) chạy qua địa bàn các xã Dực Yên, Đại Bình, Quảng Tân, Tân Bình và thị trấn

Đầm Hà.

- Đường huyện lộ: Với tổng chiều dài 87,8km nằm hầu hết trên các xã, là trục

đường chính đã được nâng cấp, mở rộng mặt đường từ 3,5 – 5,0m, có kết cấu bê

tông nhựa. Đặc biệt đường liên huyện Đầm Hà-Bình Liêu đang được hoàn thành

(giai đoạn 1) chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2.

- Đường nội thị: Dài 1,58km, rộng 17,0m với kết cấu mặt bê tông đã đưa vào sử

dụng. Đây là tuyến đường chính để phát triển khu dân cư đô thị, cơ sở hạ tầng, dịch

vụ thương mại. Ngoài ra còn có mạng lưới đường trong nội thị (tổng chiều dài

6,7km, rộng 3 – 7m đã được bê tông hóa cơ bản đã có hành lang).

- Đường liên xã: Hệ thống trục giao thông đến các trung tâm xã và các đường

liên xã đã được đầu tư xây dựng và bê tông hóa, tạo điều kiện cho giao thông đi lại

thuận lợi và an toàn.

- Đường giao thông nông thôn: Toàn huyện có 161,10km đường giao thông

nông thôn với chiều rộng từ 2,5 - 3,0m, chủ yếu là đường dất và một số ít đã được

nâng cấp với kết cấu bề mặt đường cấp phối. Năm 2011, huyện cũng đã đầu tư 1,9

tỷ đồng để xây mới và nâng cấp đường giao thông nông thôn nhưng chưa đáp ứng

được nhu cầu hiện tại. Hiện nay, bằng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, huyện



34



đã khảo sát thiết kế 22 tuyến đường với tổng chiều dài 10km. Dự kiến trong năm

2013 sẽ tiến hành thực hiện thi công.

- Công trình thuỷ lợi trọng điểm hồ đập Đầm Hà động tại xã Quảng Lợi được

khởi công xây dựng từ đầu năm 2006 đến nay đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng

(bàn giao tháng 12/2010), có công suất thiết kế 15 triệu m3, để phục vụ công

nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt; Hồ chứa Cống Tểnh cũng là 1 trong 2 hồ thủy lợi

quan trọng của huyện. Hồ chứa nước Tân Bình trữ lượng 600 nghìn m3 là nguồn dự

trữ và cung cấp nước cho hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu của xã Tân Bình.

Hệ thống kênh mương cấp I cấp II và tu bổ hệ thống kênh mương nội đồng về cơ

bản đã được hoàn thiện. Hiện tại huyện đã xây mới được 4 có trạm bơm, nước được

cấp chủ yếu từ đập Đầm Hà Động. Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi huyện Đầm Hà cơ

bản đã hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.

- Trong tổng số 4 hồ chứa chỉ có đập thủy lợi Đầm Hà Động đã hoàn thành và

kiên cố; 2 hồ cần được nâng cấp đảm bảo an toàn và xây dựng mới 1 hồ.

- Trên địa bàn huyện đã có 55 đập dâng (trong đó có 26 đập kiên cố chiếm tỷ lệ

47,27%). Đập dâng thời vụ có 40 đập phục vụ tưới diện tích khoảng 5ha chưa được

cứng hóa.

- Tổng chiều dài kênh mương cấp 1-3 là 589,03km (đã kiên cố hóa 227,19 km,

chiếm tỷ lệ 38,57%). Trong đó, kênh chính đã kiên có hóa 52,6%, kênh cấp I đạt

70,8%, kênh cấp II đạt 85,5%, kênh cấp III đạt 3%. Các xã được hưởng lợi từ hồ

Đầm Hà Động bao gồm các xã Dực Yên, Quảng Lợi, Đầm Hà, Tân Bình, TT. Đầm

Hà các kênh chính, cấp I và II đều đã được cứng hóa 100%.

- Đê bao có 21,5km (đã kiên cố 12,5 km chiếm tỷ lệ 58,14%). Trong đó xã Đại

Bình, Tân Lập đã cứng hóa 100%; xã Tân Bình chỉ đạt 58% và xã Đồng Tâm đê đã

xuống cấp cần ưu tiên đầu tư. Huyện đang gấp rút hoàn thành xây dựng kè sông

Đầm Hà.

- Xây dựng hoàn thành các điểm trường Mầm non trên địa bàn các xã : Tân

Lập, Quảng Lâm, Dực Yên, Đại Bình, Tân Bình và Quảng Lợi.



35



Có thể đánh giá xây dựng cơ bản trong những năm qua có tốc độ phát triển

nhanh, khối lượng lớn tạo nên diệm mạo của huyện khang trang, đổi mới. Công tác

xây dựng quy hoạch, giải phóng mặt bằng đã được quan tâm, đang đi vào nề nếp.

Công tác quản lý tài nguyên-môi trường có nhiều tiến bộ, cơ bản đáp ứng được yêu

cầu quản lý và nhu cầu của nhân dân. Chất lượng môi trường ngày càng được cải

thiện.

2.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

trên địa bàn huyện Đầm Hà giai đoạn 2007- 2012

2.3.1. Trong công tác lập quy hoạch

- Thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng đầu tư XDCB, việc quản

lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư, huyện Đầm Hà đã từng bước phân

cấp rõ ràng hơn.

- Vì huyện Đầm Hà là huyện mới được tái lập nên vấn đề quy hoạch tổng thể

huyện trong giai đoạn tới được HĐND, UBND huyện hết sức quan tâm. Ngày

12/10/2010 UBND huyện Đầm Hà đã đưa ra kế hoạch về việc thực hiện quy hoạch

chung xây dựng huyện Đầm Hà giai đoạn 2011 – 2017. Kế hoạch triển khai thực

hiện trên toàn bộ 9 xã và thị trấn Đầm Hà. Về nội dung kế hoạch: Chỉ đạo tổ chức

lập và phê duyệt quy hoạch (tổng số khoảng 30 đồ án). Thực hiện rà soát, điều

chỉnh, bổ sung các quy hoạch trong các đồ án quy hoạch và quy định quản lí liên

quan đã ban hành đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể chung đã được phê

duyệt về tổ chức thực hiện. Đã phân công nhiệm vụ rõ ràng để thực hiện.

Đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, nhà

nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư,

lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công

xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.

- Tất cả các chủ đầu tư khi tiến hành lập dự án đầu tư các dự án thuộc thẩm

quyền quyết định đầu tư của UBND huyện Đầm Hà phải được quy hoạch địa điểm

xây dựng (đối với các dự án chưa được cấp đất) hoặc phải được xác nhận địa điểm



36



có phù hợp hay không (đối với các dự án chủ đầu tư đã được cấp đất). UBND huyện

Đầm Hà lựa chọn và phê duyệt quy hoạch địa điểm sau khi được Sở xây dựng tỉnh

Quảng Ninh thỏa thuận bằng văn bản.

- Khi tiến hành lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật công trình, chủ đầu tư phải

được cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng. UBND huyện Đầm Hà cấp chứng chỉ quy

hoạch xây dựng các công trình thuộc thẩm quyền lựa chọn và phê duyệt quy hoạch

địa điểm xây dựng.

Tuy nhiên, công tác cấp phép quy xây dựng trên địa bàn huyện vẫn còn chậm

do công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp thời, dẫn đến chậm

tiến độ trong việc cấp giấy phép xây dựng. Có trường hợp, cán bộ cấp phép xây

dựng còn gây phiền hà, khó khăn cho cá nhân và doanh nghiệp.

Quy hoạch xây dựng một số công trình chưa thực sự hòa chung vào với quy

hoạch tổng thể của huyện. Điển hình như quy hoạch xây dựng khu nhà dịch vụ tang

lễ của huyện. Khu nhà dịch vụ tang lễ này nằm ngay trung tâm huyện, gần công

viên, gần trường học.

Quy hoạch sai dẫn đến lựa chọn địa điểm đầu tư sai. Mà bố trí địa điểm đầu tư

có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của dự án cả trước mắt và lâu dài. Vì

vậy, lựa chọn sai địa điểm đầu tư sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn vốn đầu tư. Mỗi lần

di chuyển địa điểm nhà máy không chỉ tốn kém về chi phí vận chuyển, chi phí bảo

quản,…mà còn phải chi phí lớn cho công tác chuẩn bị một mặt bằng như đền bù,

giải tỏa mặt bằng xây dựng, xây dựng các công trình tạm phục vụ thi công xây

dựng,…

2.3.2. Trong việc lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB

Điều kiện để các dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của nhà

nước:

- Đối với các dự án quy hoạch: Có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch và

dự toán chi phí công tác quy hoạch được phê duyệt theo thẩm quyền.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

×