Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 101 trang )
Chí Linh, ĐT76 (ĐH4), DT84, Ml03, ĐT80,VX-93.
Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Các giống thích hợp là: Ngọc Động, Thanh Oai,
Ninh Tập, Nâu Thường Tín, Lơ 75, Cúc Hà Bắc, AK02, AK03, AK05, Ml03,
VX92,VX93; ĐT93 và DT84 (Trương Đích, 1999; Lê Song Dự và cs, 1998; Trần
Đình Long, 1992; Trần Đình Long và Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1994)
Vùng Bắc Trung Bộ: Cúc Nam Đàn, Cúc Thọ Xuân và AK03.
Vùng Nam Trung Bộ: Đậu nành Ninh Sơn, Ba tháng Anh Hiệp, Đậu nành Xuân
Quang, Hồng Ngự, Nhơn Khánh, Diễn Phước, Ninh Hoa.
Vùng Cao Nguyên: Đậu sẻ Kon Tum, Hạt to Chư sê, Ba Tháng Azunpa, Hạt to
Azunpa, Ba tháng Chưgar, Sẻ yachim, Hạt to Liên Nghĩa và ĐT7.
Vùng Đông Nam Bộ: HL-2, HL-92, G-87-5, Đậu nành Tân Uyên, Đậu nành Đầu
dây, G97- 1 1 , G97- 1 2 và G97- 1 3 .
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: ĐT76, MTĐ-22, MTĐ-65, MTĐ-120, MTĐ176, MTĐ-455, Nam Vang và ô Môn 3.
Bảng 4.1 : Đặc tính của một số giông đậu tương gieo trồng phổ biên ở các tỉnh phía Bắc
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Đặc điểm
TGST: 80-90 ngày. hạt màu vàngl pi00 hạt từ 18-22g. Năng suất. 15ĐH4 (ĐT76)
25tạ/ha.
TGST: 85-95 ngày, hạt vàng. P100 hạt từ 15-16 g. Năng suất 15-25 tạ/ha.
DT84
Thích hợp cho vụ xuân và hè
TGST: 75-85 ngày, hạt vàng nhạt, Pi00 hạt từ 10-12 g. Năng suất 10-15
AK02
tạ/ha.
TGST: 80-85 ngày, hạt vàng. P100 hạt lừ 12-13 g. Năng suất: 13-16 tạ/ha.
AK03
Thích hợp vụ xuân, hè và đông
TGST: 90-95 ngày, hạt màu vàng, P100 hạt từ 14-15g. Năng suất.16-20
VX 93
tạ/ha.
TGST:85-95 ngày. hạt màu vàng. P100 hạt từ 14-15 g. Năng suất 18-25
VX 92
tạ/ha.
TGST: 95-105 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 14-15 g. Năng suất: 15-25 tạ/ha.
ĐT80
Thích hợp vụ hè và xuân muộn
TGST: 85-90 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 16-18 g. Năng suất: 17-25 tạ/ha.
M103
Thích hợp cho vụ hè, xuân muộn và thu đông
ĐT2000 TGST: 100 - 110 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 16-17 g. Năng suất: 16-25
tạ/ha.
TGST: 75-85 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 16-17g. Năng suất: 15-25 tạ tha.
ĐVN-5
Thích hợp vụ xuân, hè và thu đông.
TGST: 95-100 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 16-18 g. Năng suất: 15-25 tạ/ha.
DT90
Thích hợp vụ xuân, hè và đông.
TGST: 95-100 ngày. hạt vàng, P100 hạt từ 15-16 g. Năng suất: 15-25 tạ/ha.
DT96
Thích hợp vụ xuân, hè và đông.
TGST: 70-80 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 12-14 g. Năng suất: 13-18 tạ/ha.
DT99
Thích hợp vụ xuân hè và đông.
Tên giống
Nguồn: Trần Đình Long và cs, 2005; Mai Quang Vinh và cs, 2005 và Nguyễn
Văn Viết và cs, 2002, Chương trình ASPS, 2005.
2. CHẾ ĐỘ CANH TÁC
2.1. Luân canh
Cây đậu tương trồng liên tiếp không có lợi vì:
+ Rễ cây đậu tương thường tiết ra một loại axít không có lợi cho rễ và vi sinh vật
phát triển.
+ Mất cân đối về dinh dưỡng trong đất, thường lân bị hút nhiều, nên dẫn tới tình
trạng không khôi phục kịp thời và đầy đủ cho cây sử dụng.
+ Tàn dư sâu bệnh được lan truyền từ vụ này sang vụ khác.
Cho nên đậu tương thường được trồng luân canh với cây trồng khác và có lợi rất
nhiều mặt.
+ Rễ có nốt sần cố định được đạm không những cung cấp cho cây đậu tương mà
còn để lại trong đất cho cây trồng sau.
+ Thân và lá có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, do vậy để lại trên ruộng làm
tăng chất mùn, làm thay đổi lý tính của đất.
+ Tránh được sâu bệnh lây lan từ vụ trước để lại
Các công thức luân canh phổ biến ở nước ta:
Vùng núi phía Bắc:
+ Đậu tương xuân - lúa mùa - cây vụ đông (hoặc cày giữ ẩm qua đông).
+ Ngô xuân - đậu tương hè (hoặc hè thu) - cây vụ đông (hoặc cày giữ ẩm) Nơi
tưới tiêu chủ động: Lúa xuân - lúa mùa sớm - đậu tương đông.
Trung du đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:
+ Đậu tương xuân - lúa mùa sớm - cây vụ đông.
+ Ngô xuân (khoai lang ngắn ngày) - đậu tương hè thu - cây vụ đông
+ Lúa xuân - lúa mùa sớm - đậu tương đông
* Một số công thức tăng vụ:
+ Ngô đông xuân - đậu tương hè - lúa mùa - rau vụ đông
+ Lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa - cây vụ đông
Đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Đậu tương vụ 1 - lúa mùa (đất lúa)
+ Đậu tương - ngô (đất cao)
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên:
+ Ngô hè thu - đậu tương thu đông gối thuốc lá
+ Đậu tương hè thu - đậu tương thu đông gối thuốc lá
+ Ngô xen đậu tương hè thu - ngô xen đậu tương thu đông gối thuốc lá đông
xuân
2.2. Trồng xen và trồng gối
• Trồng xen:
Là đem 2 loại cây trồng không có cùng thời gian sinh trưởng nhưng có cùng thời
vụ gieo trồng đem gieo xen với nhau theo hàng, theo hốc hoặc theo băng. Nhân dân ta
thường có kinh nghiệm trồng xen đậu tương với nhiều cây trồng khác nhưng chủ yếu
đối với ngô. Trồng xen đậu tương với ngô là một loại công thức canh tác hợp lý, biết
sử dụng tốt đặc tính của các cậy.
+ Bộ rễ ngô là rễ chùm ăn rộng và sâu còn đậu tương ăn tương đối nông và
không lan rộng sử dụng hữu hiệu nguồn dinh dưỡng.
+ Tận dụng khả năng sử dụng ánh sáng, phối hợp một cây có thân cao bộ lá lớn
chịu cường độ ánh sáng mạnh với một cây có thân lá thấp, lá nhỏ, chịu cường độ ánh
sáng yếu.
+ Phối hợp được quan hệ dinh dưỡng giữa cây yêu cấu đạm nhiều như ngô với
cây yêu cầu lân nhiều như đậu tương.
+ Ngô chịu được hạn còn đậu tương chịu được ẩm.
Trồng xen giữa ngô và đậu tương tiết kiệm được đất đai, mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
• Kỹ thuật trồng xen đậu tương với ngô:
- Thời vụ: Không nên xen với ngô đông xuân gieo tháng 11 - 12 mà xen với ngô
xuân gieo tháng 2-3.
Giống: Dùng các giống chín sớm và chín trung bình, tương đối thấp cây, tán gọn
để trồng trong hàng ngô: Có thể dùng giống Cúc, Ml03, ĐH4, DT84, DT99 vv...
- Cách xen: Xen một hàng đậu tương giữa 2 hàng ngô khoảng cách 2 hàng ngô:
70cm, đậu tương gieo thành hàng cây cách cây 5-6 ccm hoặc thành hốc 15-20cm/hốc
có 3-4 cây (hoặc 2 hàng ngô khoảng cách 80cm giữa gieo 2 hàng đậu tương cách nhau
15-20cm).
Ngược lại ta có thể trồng xen ngô với đậu tương theo tỉ lệ từ 5000-10000 cây
ngô/ha đậu tương. Đậu tương vẫn được gieo với mật độ bình thường nhưng gieo xen 1
cây ngô/2m2 hoặc 1 cây ngô/lm2 đậu tương.
- Phân bón: Dựa vào tỷ lệ trồng xen cụ thể, phải tổng tính lượng phân cho cả đậu
tương và ngô trên cơ sở qui ra diện tích trồng thuần. Phân của cây nào sẽ được bón cho
cây đó
- Chăm sóc: Kết hợp chăm sóc cả ngô và đậu tương.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cần phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời nhất, nên dùng
các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cả ngô và đậu tương. Ngoài ra đậu tương còn có thể
trồng xen với khoai lang đông với mía vụ xuân. Đặc biệt là trồng xen với sắn, ngoài ra
trồng các vườn cây ăn quả cây công nghiệp lâu năm như chè vv...
• Trồng gối
Là đem cây trồng sau gieo gối vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây trồng trước.
Trồng gối có ưu điểm hơn trồng xen là khi cây đậu tương ra hoa cần cường độ
ánh sáng mạnh lúc này cây trồng trước đã thu hoạch tạo điều kiện cho cây đậu tương
quang hợp. Đậu tương có thể trồng gối với các đối tượng như trồng xen. Ví dụ như
ngô, khoai lang, các cây hoa màu khác. Nhược điểm của trồng xen gối là khó làm, khó
chăm sóc và cơ giới.
3. KỸ THUẬT LÀM ĐẤT
Năng suất cây trồng là kết quả của việc tác động các biện pháp kỹ thuật một cách
đầy đủ đúng lúc và đúng cách. Những thay đổi gần đây trong kỹ thuật làm đất có ảnh
hưởng tới việc thâm canh đậu tương. Rễ đậu tương phân bố sâu và rộng. Vì vậy đất
trồng đậu tương cần được cầy sâu, bừa kỹ, sạch cỏ dại, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt
nảy mần. Đậu tương là cây hai lá mầm nên mọc khỏi mặt đất khó khăn hơn cây một lá
mầm. Đất tơi xốp nốt sần ở cây đậu tương hình thành sớm, hoạt động cố định của vi
khuẩn nốt sần tiến hành tạo điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh. Trước năm 1960 biện
pháp làm đất sạch thường được sử dụng phổ biến trên thế giới vì nó giúp cho việc
phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh. Những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực hoá học đã cung cấp
nhiều loại thuốc hoá học cho nông nghiệp, thuốc hoá học cùng với những máy móc
gieo trồng mới được cải tiến, đã cho phép sản xuất nông nghiệp chấp nhận hệ thống
làm đất bảo dưỡng, hệ thống này cho phép vùi các tàn dư cây trồng vào đất. Hệ thống
không làm đất, hạt được gieo trồng trên nền đất không bừa, mọi tàn dư của cây trồng
vần còn ở trên mặt đất Hệ thống làm đất tối thiểu: mặt đất được xáo trộn sơ bộ nhưng
tàn dư của cây trồng vẫn ở trên mặt đất. Ở các hệ thống canh tác khác nhau, năng suất
đậu tương khác nhau. Nhìn chung trên nền đất dễ bị khô, hệ thống làm đất bảo dưỡng
cho năng suất cao hơn do độ ẩm của đất được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, trên nền đất
khó thoát nước, làm đất bảo dưỡng cho năng suất kém hơn vì đất nhiều khi quá ẩm ảnh
hưởng tới sinh trưởng của cây. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, biện pháp làm
đất hợp lý tuỳ thuộc vào từng vùng, từng loại đất và ngay trên cùng một cánh đồng,
biện pháp làm đất có thể thay đổi qua các năm. Quan điểm luân canh các biện pháp
trong đó có biện pháp làm đất có nhiều thuận lợi như ưu điểm của biện pháp này bổ
xung cho khuyết điểm của biện pháp kia, ví dụ cày sâu làm sạch cỏ dại. Đậu tương ở
nước ta được trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ vàng ở một số vùng thuộc các
tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ đậu tương trồng trên đất bạc màu ở các
tỉnh thuộc Bắc Giang, Vĩnh Phúc, vùng đất phù sa ở Hà Tây, Hải Dương. Ở miền
Nam, đậu tương được trồng trên đất đỏ bazan thuộc vùng Đông Nam bộ, vùng đất xám
và vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên nền đất phù sa của sông Tiền, sông Hậu. Tuỳ
thuộc đặc tính lý hoá của đất, điều kiện địa hình mỗi vùng có biện pháp làm đất thích
hợp. Trên các loại đất trồng đậu tương ở miền Nam, cây đậu tương có thể trồng ở đất
không cày xới và có cày xới. Trồng đậu tương không làm đất đã được ứng dụng rộng
rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đậu tương được gieo xạ lúc đất còn ẩm ngay sau khi
thu hoạch lúa. Ở miền Bắc, phần lớn đậu tương được trồng trên đất cày bừa. Đất được
làm lúc có độ ẩm vừa phải, cày bừa hai lần, bảo đảm tơi xốp, cục đất lớn nhất ở lớp đất
mặt có đường kính không quá 3 cm, nếu có thì dùng vồ đập nhỏ, lên thành luống rộng
1,2 - l,5m, chiều dài của luống thường chạy dài theo chiều thoát nước của ruộng trồng,
sau đó rạch thành hàng gieo hạt. Một số vùng núi, sau khi làm đất, đậu tương được
gieo vãi khắp ruộng sau đó bừa qua một lượt để lấp hạt. Vùng đồng bằng sông Hồng,
để tranh thủ thời vụ, đậu tương còn được trồng trên đất ướt Ngay sau khi nhổ mạ hoặc
thu hoạch lúa, đất được cày bừa ngay khi đất còn ướt, lên luống rộng 1,2 - 1,5 m, dùng
đòn gánh hoặc cây gỗ đập trên mặt luống theo khoảng cách từ 30 đến 35 cm, tạo ra
rạch để gieo hạt, dùng đất khô đập nhỏ phủ kín hạt. Khi cây mọc, đất ruộng khô thì
tiến hành cuốc đất và vun xới cho đậu tương.
4. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
4.1. Chuẩn bị hạt giống
Hạt giống tốt là hạt to, đồng đều đẫy chắc, tỷ lệ nảy mầm ít nhất 85%, không có
mầm mống bệnh.
• Lượng hạt giống
Phụ thuộc chủ yếu vào mật độ cần thiết cho mỗi giống và độ to nhỏ của hạt. Ví
dụ giống Cúc Hà Bắc gieo trong vụ hè cần 40 - 50kg/ha, nhưng với giống ĐH4 lại cần
từ 75 - 80kg/ha. Nhìn chung tuỳ thuộc và đặc tính của giống như thời gian và tập tính
sinh trưởng và P1000 hạt mà lượng hạt giống cần thiết cho một đơn vị diện tích khác
nhau. Nhưng lượng hạt giống thường là:
+ Giống chín sớm:
50-60kg/ha
+ Giống chín trung bình:
40-50kg/ha
+ Giống chín muộn:
30-35kg/ha
• Xử lý hạt giống
Hạt trước khi gieo cần được xử lý như sau:
Phơi một vài nắng nhẹ trước khi gieo trồng (tránh không nên phơi trên nền xi
măng) vì nếu ở nhiệt độ cao sự hoạt động của các men trong hạt bị giảm.
Xử lý thuốc diệt nấm bệnh : ví dụ như Faliran 0,15 % trộn đều với hạt ủ khô
trong 24-28 ngày nhằm tiêu diệt mầm mống của bệnh.
- Xử lý phân vi lượng: Người ta thường dùng Molipđat môn l-2kg/ha xử lý khô
nhằm tăng thành phần của Mo.
Tiến hành nhiễm khuẩn Rhizobium cho hạt trước khi gieo trồng nhằm tăng khả
năng hình thành nốt sần để tăng khả năng cố định đạm khí trời cây.
4.2. Thời vụ
Cây đậu tương mẫn cảm với điều kiện thời tiết. Thời vụ không những ảnh hưởng
tới sinh trưởng phát triển của cây, tới năng suất, phẩm chất của hạt mà còn ảnh hưởng
cả với những cây trồng tiếp sau trong hệ thống luân canh (Trần Đình Long và cs,
2001b). Ở nước ta có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng xác định được thời vụ
chính cho từng vùng là điều cần thiết cho sản suất. Căn cứ vào điều kiện sau đây để
xác định thời vụ:
• Cơ sở để xác định thời vụ
Đất đai: Tuỳ theo chân ruộng thấp hay cao thoát nước hay không, mà phải gieo
trồng đúng thời vụ, tránh lúc ra hoa và làm quả gặp mưa bị úng, rụng hoa, rụng quả
nhiều.
Căn cứ vào chế độ canh tác: Tuỳ theo chế độ canh tác của từng nơi, luân canh
hoặc trồng xen gối mà bố trí thời vụ gieo trồng đảm bảo năng suất cây trồng trước và
cây trồng sau.
Căn cứ vào giống: Tuỳ theo giống chín sớm trung bình hay chín muộn, để bố trí
thời vụ gieo trồng thích hợp nhất. Ví dụ nếu trồng giống chín muộn không được gieo
muộn quá làm rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất giảm.
Căn cứ vào điều kiện khí hậu: Đây là yếu tố chủ yếu nhất để bố trí thời vụ, hay
phải căn cứ vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng để gieo trồng đúng thời vụ, tạo
điều kiện cho đậu tương sinh trưởng thuận lợi nhất, biểu hiện khi gieo trồng gặp hạn
không bị rét khi ra hoa và chín có ẩm độ và nhiệt độ thích hợp khi thu hoạch ẩm độ
phải khô. Ở nước ta có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, nhưng ở miền Bắc có một
số vụ gieo trồng chính sau:
* Vụ xuân
Đặc điểm của vụ xuân là đất gieo trồng khá nhiều. Ở miền núi gieo trên đất
chiêm xuân bỏ hoá, ở đồng bằng gieo trên đất ruộng mạ chiêm xuân và đất bãi ven
sông. Vụ này nếu gieo sớm hay gặp nhiệt độ thấp và khô hạn nếu gieo muộn thì nhiệt
độ và ẩm độ thích hợp nhưng ảnh hưởng đến vụ lúa mùa (miền núi: thu hoạch trước 31
tháng 5, đồng bằng trước 10 tháng 6). Từ Nghệ Tĩnh đổ vào cần tính toán ra hoa và
làm quả tránh gió tây nóng và thu hoạch trước lụt tiểu mãn (lụt tiểu mãn có 2 cao
điểm: 1015 - 1515 và 25/5 - l0/6).
Vụ xuân chỉ dùng giống lúa chín sớm và trung bình. Thời vụ gieo thích hợp nhất
cho vùng miền núi phía bắc là: 15/2-l0/3; Đồng bằng: 1/2-1512, Bắc Trung Bộ:l0/110/2 Bên cạnh xuân chính còn có vụ xuân hè gieo từ tháng 10/3-10/4.
* Vụ hè
Hầu hết các giống có thể trồng được trong vụ hè, do điều kiện thuận lợi có thể
gieo khắp nơi, nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, ở các chân ruộng đồi bãi,
phù xa. Thuận lợi lúc gieo chưa mưa to, nhưng lúc ấy ngô chưa chín nên gieo gối vào
lúc ngô thâm râu tránh những vùng bị ngập do nước sông dâng vào tháng 7. Thời vụ
gieo trồng từng giống như sau:
+ Giống chín sớm:
25/5-30/6
+ Giống chín trung bình :
15/5- 15/6
+ Giống chín muộn:
20/4-25/5
Ở miền Bắc có một số nơi gieo vào tháng 7-8 , khó khăn trong vụ này là lúc làm
đất và gieo hạt dễ gặp mưa to.
Giữa vụ hè và vụ thu ta có thể gieo trồng vụ hè thu là vụ chính và được trồng lâu
đời ở miền núi và Trung du Bắc Bộ. Thường trồng trên các nương đồi luân canh với
ngô xuân. Đồng bằng chỉ gieo trên chân ruộng cao, thoát nước. Ví dụ: hè thu hay gặp
khó khăn, khi gieo hay gặp mưa, lao động căng thẳng (làm lúa mùa) khi thu hay gặp
mưa to cuối vụ Thời vụ hè thu nên lưu ý thời gian thu hoạch. Vụ hè thu thường gieo từ
15/6- 10/7, với những giống chín muộn không nên gieo sau 10/7.
* Vụ đông
Đưa đậu tương vào vụ đông sẽ tạo ra nhiều chuyển biến sâu sắc trong cơ cấu cây
trồng ở vùng trọng điểm lúa. Vụ đông thường thường gặp rét, hạn và sống trong điều
kiện ánh sáng ngày ngắn nên năng suất không cao. Thời vụ gieo sớm cuối tháng 9 đầu
tháng 10 nói chung càng sớm càng tốt, cố gắng kết thúc trước 20/10. Khó khăn trong
vụ đông khi làm đất gieo hạt gặp mưa cuối vụ khi thu hoạch về cũng bị mưa phùn khó
ra hạt.
Ở miền Nam, điều kiện khí hậu ấm áp, đậu tương gieo từ 20/12 đến tháng 1, vụ
hè thu gieo tháng 4 - 5, vụ thu đông gieo tháng 7 - 8.
4.3. Mật độ gieo trồng
• Các yếu tố cấu thành năng suất cây đậu tương
Năng suất cây đậu tương do 4 yếu tố sau tạo thành.
Năng suất = Mật độ x Số quả chắc/ cây x Số hạt chắc/quả x M1000 hạt
Năng suất quan hệ với các yếu tố cấu thành năng suất là quan hệ toán học.
Nhưng giữa các yếu tố cấu thành năng suất trong một quần thể lại có quan hệ sinh học
thông qua mối quan hệ quần thể và cá thể. Mối quan hệ này thể hiện tính mâu thuẫn và
thống nhất. Nếu ta trồng dày quá thì số cây trên đơn vị diện tích nhiều vì thế diện tích
dinh dưỡng cho một cây hẹp và cây sẽ thiếu dinh dưỡng và thiếu ánh sáng do vậy ít
phân cành, sớm bị che phủ làm cho lá bị rụng nhiều, số hoa ít số quả/cây ít và M1000
hạt nhỏ, ngược lại nếu trồng thưa quá, diện tích dinh dưỡng của cây rộng nên cây phân
cành nhiều, số hoa và số quả trên cây nhiều khối lượng 1000 hạt tăng nhưng mật độ
thấp nên năng suất không cao (Nguyễn Thị Vân và cs, 2001; Mayer và cs, 1991).
• Cơ sở để xác định mật độ
- Căn cứ vào đặc tính của giống: Giống chín sớm, thấp cây, phân cành ít ta trồng
dày, với giống chín muộn, cây cao, cành nhiều ta phải trồng thưa.
- Căn cứ vào thời vụ: Vụ xuân và vụ đông trong điều kiện nhiệt độ thấp hay bị
khô hạn cây sinh trưởng kém thì ta trồng dày hơn so với vụ hè và hè thu nóng ẩm.
- Căn cứ vào đất đai: Đất tốt nhiều màu ta trồng thưa, đất xấu ít màu ta trồng
dày.
- Căn cứ vào mức độ thâm canh của từng nơi: Đầy đủ phân bón, chăm sóc tốt thì
trồng thưa, trái lại ít phân chăm sóc kém thì ta phải trồng dày.
• Mật độ gieo cụ thể
- Giống chín sớm: Đảm bảo 50-60 cây/m2, khoảng cách cụ thể: hàng cách hàng
30- 35cm, cây cách cây 5-6cm, hoặc khóm cách khóm 20cm/3-4cây.
- Giống chín trung bình: Đảm bảo 40-50 cây/m2, khoảng cách cụ thể là hàng
cách hàng 35-40cm, cây cách cây 7-8cm, hoặc khóm cách khóm 20cm/3-4 cây.
- Giống chín muộn: 15-20 cây/m2, khoảng cách cụ thể là hàng cách hàng 4045cm, cây cách cây 12-15cm, hoặc khóm cách khóm 25cm/ 2 cây.
4.4. Nhiễm khuẩn Rhizobium
Để giảm mức bón phân đạm, cây đậu tương phải có một quần thể Rhizobium
iaponicum thích hợp để hình thành nốt sần. Ở những đất mới trồng đậu tương lần đầu
không có Rhizobium, để cho cây đậu tương có nhiều nốt sần cần nhiễm khuẩn trước
khi gieo. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy biện pháp nhiễm khuẩn
nốt sần thường đạt hiệu quả kinh tế cao trên đất mới trồng đậu tương lần đầu.
Các chế phẩm Rhizobium để nhiễm cho hạt trước khi gieo thường có tên gọi
chung là Nitragin. Trộn phân vi sinh vật như nitragin hay các chế phẩm vi sinh vật
khác với lượng 2kg/ha với hạt giống trong nơi râm mát sau đó gieo ngay. Kinh nghiệm
cho thấy nhiễm khuẩn năng suất đậu tương tăng 4-6% năng suất (Ngô Thế Dân và cs,
1999).
4.5. Phương pháp gieo hạt
- Phương pháp gieo
Hạt có thể được gieo bằng máy hoặc bằng tay, nhưng thường được gieo theo 3
cách chính: gieo theo hàng, theo hốc và gieo vãi. Gieo hạt bằng bằng máy được sử
dụng phổ biến đối với các nước phát triển như Mỹ. Gieo bằng tay theo hàng là phương
pháp rất phổ biến ở nước ta. Ở những chân đất thoát nước không tốt, người ta phải lên
luống trước sau đó rạch thành hàng và gieo. Gieo hốc cũng là một tập quán ở một vài
nơi, gieo theo phương pháp này chậm, tốn công nhưng hạt đội đất tốt hơn. Gieo vãi là
phương pháp được sử dụng ở một số vùng núi cao Bắc bộ: Cao Bằng, Lạng Sơn. Gieo
theo phương pháp này rất nhanh, không tốn công nhưng tốn giống, tốn nhiều công
chăm sóc, mật độ cây không đồng đều.
- Độ sâu gieo hạt
Độ sâu gieo hạt ảnh hưởng tới nảy mần và mọc của cây qua nhiệt độ và độ ẩm
đất. Độ sâu thích hợp đối với hầu hết các giống và đất trồng vào khoảng 2,5 tới 4 cm,
với đất dễ bị váng nên gieo nông, ở đất cát nên gieo sâu. Một số tác giả đề nghị không
nên gieo trên đất khô. Nhưng nếu thời tiết có biến chuyển thuận lợi lúc đó có thể gieo
được. Hạt giống chất lượng cao có thể sống được 10 - 14 ngày trong đất khô.
4.6. Phân bón
Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng, phát triển
bình thường. Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất cứ một yếu tố nào đều ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triển của cây. Để phát huy đầy đủ tác dụng của các loại phân
bón cho đậu tương, cần phải hiểu rõ đặc tính lý hoá và thành phần dinh dưỡng của đất,
đặc điểm tính chất của loại phân bón, đặc điểm dinh dưỡng của cây đậu tương. Đậu
tương cảm ứng với muối khoáng hơn các loại cây trồng khác. Do đó khi bón phân cho
đậu tương, không nên rắc tập trung mà nên vãi đều trên bề mặt để không ảnh hưởng
đến sự nảy mần của hạt. Trong trường hợp đất nghèo dinh dưỡng hoặc lượng phân ít
buộc phải bón tập trung thì nên rắc phân cách hàng 8 - 13cm, lấp sâu 8 -10 cm. Không
nên rắc phân ngay dưới hàng hạt, rễ sẽ ăn sâu thẳng xuống mà không phát triển bề
rộng. Bón phân tập trung gần hạt, làm rễ mầm bị cháy, không bảo đảm mật độ cây.
• Phân đạm
Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khí trời để cung cấp cho
cây, do vậy người ta thường bón ít phân N cho đậu tương. Khả năng cố định N của vi
khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Harper (1974) thấy rằng việc cố định N2 và
sử dụng nitrate (NO-3) có tầm quan trọng để thu được năng suất tối đa (Ngô Thế Dân
và cs, 1999). Tuy nhiên, ông thấy nếu NO3 dư thừa có hại tới năng suất vì lúc đó sự cố
định N2 bị ức chế hoàn toàn. Nhiều tác giả cho thấy, bón đạm không hợp lý, bón quá
nhiều N, hoặc bón không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình thành, phát triển và hoạt động
của vi khuẩn nốt sần. Trên các đất giàu dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu NO3 cho cây
đậu tương thì bón đạm không có tác dụng tăng năng suất. Tuy nhiên trên đất nghèo
chất hữu cơ, kém thoát nước và rất chua thì bón phân đạm với lượng 50 - 60N cho một
ha sẽ có tác dụng tăng năng suất.
• Phân lân và vôi
Bón phân lân cho cây giảm tỷ lệ rụng nụ, rụng hoa, tăng tỷ lệ hạt chắc và tăng
năng suất rõ rệt (Trần Văn Điền, 2001). Lân làm tăng hoạt động cố định đạm của vi
khuẩn nốt sần. Tuỳ theo năng suất đậu tương cao hay thấp và thành phần lân có sẵn
trong đất để xác định mức bón P hợp lý. Nhưng lượng phân lân thường được bón từ 30
- 100 kg P2O5 Cho 1 ha, bón lót cùng với phân hữu cơ. Bón vôi cho đất chua để đạt pa
khoảng 6-6,5 là yếu tố quan trọng để sản xuất đậu tương có hiệu quả. Đất có độ kiềm
cao, pH > 7,5 có ảnh hưởng không tốt tới sản xuất đậu tương, nhưng không kinh tế khi
ta cố gắng giảm pH đất. Trên các đất này, hàm lượng các nguyên tố vi lượng như Fe,
Mn, Cu, B, Zn thường giảm. Như vậy, đối với loại đất này, nông dân phải chọn các
giống có tính chống chịu cao và bón nhiều phân vi lượng.
• Phân kali
Ở đất nghèo kali, đất cát, đậu tương phản ứng rõ rệt với phân kali. Đối với các
vùng trồng đậu tương thuộc đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, do
đặc điểm đất ở đây tương đối giàu kali, hiệu quả bón phân kali cho đậu tương ở vùng
này thấp.
Lượng phân kali bón thích hợp là 40 -70 K2O, chia làm 2 lần; bón lót 50% kết
hợp với 1/2 số phân đạm và bón thúc số phân còn lại khi cây có 3 - 5 lá kép.
• Phân vi lượng
Molipden (Mo) là nguyên tố quan trọng cho quá trình trao đổi N. Một số nước
như Trung Quốc, Đài Loan, châu âu và Mỹ đã công bố năng suất đậu tương tăng do
bón thêm vi lượng Mo. Lượng Mo dùng để xử lý hạt cần 17 g/ha, trong khi đó nếu bón
vào đất cần 800g/ha. Bón vôi để giữ pH đất 6,2 có thể có tác dụng phòng chống hiện
tượng thiếu Mo. Trên đất kiềm, đất cát, hiện tượng thiếu Mn thường xảy ra, bón phân
Mn theo hàng cho hiệu quả cao hơn bón vãi, bón theo hàng kết hợp với phun lên lá
cho hiệu quả cao hơn.
• Qui trình bón phân
Để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón đầy đủ phân hữu
cơ và các loại phân khoáng khác, qui trình bón phân cho cây đậu tương như sau:
Liều lượng: Liều lượng phân bón cho 1ha
- Phân chuồng:
6-10 tấn
- Phân đạm:
l0-20N ≈ 50-l00kg đạm sunfat hoặc 20-40kg đạm urê
- Lân:
30-60 P2O5 ≈ 150-300kg Supelân
- Kali :
40-70K2O ≈ 80- 150 kg kali sunfat
- Vôi:
300-500kg vôi bột.
Cách bón:
- Bón toàn bộ vôi trước lúc bừa lần cuối cùng
- Bón lót vào rãnh hoặc hốc toàn bộ phân chuồng cộng toàn bộ lân và một nửa số
đạm và số phân kali. Sau khi bón lót phân chuồng và phân vô cơ cần dùng đất nhỏ lấp
kín toàn bộ phân dày 2-3 cm, tránh để phân tiếp xúc với hạt làm giảm tỉ lệ nảy mầm.
Khi đất quá ướt (độ ẩm đất >90%) hoặc quá khô thì không nên bón lót phân đạm và
kali mà để phân N và K lại tập trung cho bón thúc sớm khi cây có 3-5 lá kép, để phân
không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm.
- Bón thúc: Bón 1/2 lượng phân đạm và kali còn lại vào lúc cây có 3-5 lá kép.
Bón cách gốc 3-5 cm sau đó xới vun lấp toàn bộ phân.
4.7. Chăm sóc đậu tương sau mọc
4.7.1. Dặm tỉa cây
Dặm cây là nhằm đảm bảo số cây trên đơn vị diện tích. Cần tiến hành dặm vào
lúc cây có 2 lá đơn, bởi nếu dặm muộn cây sinh trưởng không đều. Dùng hạt giống
cùng giống để gieo dặm vào chỗ không mọc. Tỉa cây nhằm điều tiết diện tích dinh
dưỡng và ánh sáng cho cây, cũng tỉa sớm lúc cây có một lá thật.
4.7.2. Xới vun và làm cỏ
Nhằm tiêu diệt cỏ dại tạo điều kiện cho rễ và vi sinh vật hoạt động. Kinh nghiệm
cho thấy vun xới 2-3 lần có thể làm tăng năng suất 12-23 %. Vun xới cần căn cứ vào
giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương để tiến hành.
- Thời kỳ nảy mầm: Cây sống chủ yếu bằng dinh dưỡng trong 2 lá mầm nếu gặp
mưa thì phải xới nhẹ phá váng đất.
- Thời kỳ cây con: Khi cây có 3-5 lá kép, cây bắt đầu sống độc lập, nốt sần bắt
đầu xuất hiện. Lúc này, tiến hành xới đợt 1 kết hợp với làm cỏ và bón thúc nốt số phân
còn lại.
- Xới đợt 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày vào lúc đó cây có 5-6 lá kép. Lúc này
lớp rễ thứ 2 phát triển và vi sinh vật hoạt động mạnh nên cần xới vun kịp thời sâu 57cm tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây đậu tương. Với giống chín
muộn có thể xới vun lần thứ 3 khi cây sắp ra hoa hoặc sau những trận mưa lớn cần xới
phá váng.
- Khi cây bắt đầu ra hoa tuyệt đối không được xới vun ảnh hưởng tới hoa, nụ:
Khi cây hình thành quả rồi cây đó có thể vun được.