Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 101 trang )
Các nghiên cứu về sự hấp thụ NPK ở các giống đậu tương với tập tính sinh
trưởng vô hạn cho thấy kiểu hấp thụ N, P và K ở trong cây giống nhau và sự tích luỹ
tối đa của nó xảy ra ở giai đoạn chín sinh lý (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Với các giống
đậu tương sinh trưởng hữu hạn, cho thấy tỷ lệ hấp thụ các chất khoáng N, P, K, Ca và
Mg tăng dần qua các giai đoạn hình thành hạt. Tỷ lệ hấp thụ tối đa tương ứng của
chúng là 7,7, 0,41, 0,46; 2,4 và 0,77 kg/ha (Ngô Thế Dân và cs, 1999).
2.3. Phản ứng của đậu tương đối với phân bón
2.3.1. Phản ứng với đạm
Đậu tương là cây có nhu cầu phân đạm thấp, bởi đậu tương có khả năng cố định
lượng đạm rất lớn từ khí quyển. Tuy nhiên đậu tương vẫn cần sử dụng đạm từ đất và
phân bón.
Nhiều nghiên cứu cho thấy bón đạm trước khi gieo có ảnh hưởng xấu tới quá
trình cố định N2. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy số nốt sần trên cây đậu tỷ lệ
nghịch với tỷ lệ phân đạm ở lúc gieo, nếu phân đạm bón 56kg/ha, số nốt sần trên cây
bị giảm, nhưng nếu bón 112 kg/ha ở giai đoạn cây ra hoa số nốt sần không bị ảnh
hưởng (Nathanson và cs, 1984).
Cũng không nên cho rằng với bất kỳ lượng đạm nào ở trong vùng rễ cây cũng sẽ
ảnh hưởng xấu tới hình thành nốt sần. Mà thực ra, thí nghiệm trong phòng trồng trong
chậu cát hoặc trong chậu dung dịch đã chứng tỏ rằng ở giai đoạn đầu sinh trưởng của
đậu tương vẫn cần một lượng đạm nhỏ ở trong đất hoặc do phân bón, ngay cả khi có
lây nhiễm vi khuẩn hợp lý.
Cây đậu tương phản ứng ít đối với phân đạm, tuy nhiên phân đạm vẫn làm tăng
năng suất, khối lượng hạt, tỷ lệ đạm trong hạt và hàm lượng protein. Việc tăng năng
suất và tỷ lệ đạm trong hạt khi bón thêm đạm chứng tỏ cố định N2 không đủ để cung
cấp cho cây.
Phản ứng của đậu tương đối với phân đạm có liên quan với lượng NO3 dư thừa
trong vùng rễ. Khi NO3 cư thừa trong vùng rễ thấp, phân đạm đã tăng năng suất đậu.
Đa số những nghiên cứu về ảnh hưởng của phân đạm đối với sản xuất đậu tương được
tiến hành ở độ sâu đất 15-30cm. đây cũng là vùng rễ có nhiều nốt sần nhất. Harper và
Cooper (1971) công bố phân N ở nồng độ 150mg/kg dưới 30cm không có tác dụng
kìm hãm sự hình thành nốt sần (trong Ngô Thế Dân và cs, 1999).
2.3.2. Phản ứng với phốt pho
Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của yếu tố này tới sinh trưởng của đậu
tương khá rõ ràng. Phốt pho đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nốt sần ở đậu
tương (Trần Văn Điền, 2001). Các thí nghiệm trong chậu cho thấy nốt sần hình thành
tối đa ở mức P bón 400-500mg/kg, với hoạt tính tối đa của nó, nó yêu cầu P còn cao
hơn. Tuy nhiên, bón nhiều P cũng gây ra nhiều vấn đề. Sự hấp thụ P và phản ứng đối
với phân P cũng bị ảnh hưởng bởi độ ẩm đất. Ở điều kiện thiếu nước, sự hút P của cây
giảm. Sau khi tưới cho cây đã bị khô dài hạn, nó sẽ hút P ở tỷ lệ cao hơn so với cây
được tưới ở mức nước thích hợp.
2.3.3. Phản ứng với khu kali
Đậu tương sau khi thu hoạch lấy đi một khối lượng lớn kali từ đất. Vì vậy, các
nghiên cứu cho rằng đậu tương có phản ứng với phân khu. Terman (1977) thấy rằng
lượng chất khô và sự hấp thụ dinh dưỡng tối đa ở giai đoạn đầu hình thành quả (trong
Ngô Thế Dân và cs, 1999). Nồng độ K trong lá, đỉnh sinh trưởng và hạt tăng cùng tỷ lệ
K bón.
Cũng như P, K rất cần cho sự phát triển của nốt sần. De Mooy và Pesek ( 1966)
từ kết quả thí nghiệm trong chậu, họ tuyên bố rằng sự hình thành nốt sần tối đa khi bón
K ở lượng 600-800mg/kg (trong Ngô Thế Dân và cs, 1999).
Đỗ Ánh (1965) cho thấy đối với đậu tương tỷ lệ Ca: P: K tối thích là 2: l: 1,5.
Đậu tương có thể hấp thụ P của các photphat khó tan AlPO4 FePO4
2.3.4. Phản ứng với lưu huỳnh
Nhìn chung, đậu tương có nhu cầu cao với S, vì vậy bón thêm S sẽ tăng năng suất
đậu Thí nghiệm trong chậu cho thấy dinh dưỡng S của đậu tương có thể bị ảnh hưởng
của nồng độ các chất dinh dưỡng khác.
Dinh dưỡng S có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng N ở cây đậu. Các kết quả thí
nghiệm cho thấy sinh trưởng và năng suất của cây đậu biến đổi nhiều với phân S.
Chẳng hạn S bón trên đất cát vùng biển đã tăng năng suất của một vài loại cây trồng.
Tuy nhiên, không thấy hiệu quả của phân S đối với đậu tương trên cùng loại đất đó.
Dựa trên tất cả các kết quả nghiên cứu cho tới nay, phản ứng của đậu tương với S rất
hạn chế.
2.3.5. Phản ứng với vôi
Trên nền đất chua, vôi là yếu tố quan trọng giúp cho việc sản xuất đậu tương
được thành công. Bón vôi nhằm:
Giảm nồng độ của các chất độc chẳng hạn như: H, Al, Mn
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây: Ca, Mg, Mo.
Cải tiến và tăng cường sự hình thành nốt sần và cố định đạm. Ở đất chua bón
muôn sunphat và KCL mà không bón vôi nốt sần kém phát triển (Đỗ Ánh, 1965).
Bón vôi trên đất chua tăng lượng Ca hấp thụ trong dung dịch đất. Tuy nhiên
lượng Ca tăng ít có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây đậu tương nhất là ở đất trồng
đậu ít khi bị thiếu Ca. Thực ra trong nhiều trường hợp đất chua, bón thêm lượng Ca
hoà tan vào hoặc muối Ca hoặc Mg sẽ tăng Al trong dung dịch đất và vì vậy nó có thể
kìm hãm sự sinh trưởng của cây. Lund (1970) công bố rằng nồng độ của Ca trong
dung dịch 0,05 mg/l là phù hợp cho rễ sinh trưởng ở đất có pH = 5,6 (trong Ngô Thế
Dân và cs, 1999).
2.3.6. Phản ứng ứng với các nguyên tố vi lượng
Tầm quan trọng của các nguyên tố vi lượng thường có liên quan đến đặc tính đất
(Lê Văn Tri, 2002). pH có ảnh hưởng tới nhu cầu của một số nguyên tố vi lượng. Trên
đất giàu Ca có hiện tượng thiếu Fe. Bón phân trên lá có thể bổ sung sự thiếu hụt này.
Mn cũng rất cần cho cây đậu tương. Bón theo hàng MnSO4 cho hiệu quả cao hơn bón
vãi. Bón trên lá cho hiệu quả cao nhất nếu bón ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, hoặc hình
thành quả. Hoặc bón ở cả hai giai đoạn này. Bón Monoamonium photphat hoặc
Diamonium photphat sẽ hạn chế thiếu Mn. Giảm pH đất dùng do hai loại phân này là
yếu tố cơ bản dẫn tới tăng lượng Mn sẵn có trong đất.
Khi pH đất ở phạm vi 5,8 - 6,7; xử lý hạt với Mo đã tăng năng suất đậu. Martins
và cộng sự (1974) cho thấy đậu tương tương đối chịu được lượng B, Cu và Zn bón liều
cao. Thí nghiệm trong 5 năm liền bón 3 , 3 kg. B/ha và 11,1 Zn/ha đã không có ảnh
hưởng xấu tới năng suất đậu (Ngô Thế Dân và cs, 1999).
2.4. Độc hại của kim loại
2.4.1. Độc hại của nhôm (Al)
Độc hại của nhôm làm cây đậu tương nhạy cảm hơn đối với khô hạn và giảm khả
năng tích luỹ P, Ca, Mg, K, Fe và N trong cây đậu tương. Quá trình đầu tiên bị ảnh
hưởng bởi Al là sự kéo dài tế bào ở rễ, sự phân chia tế bào ở chóp rễ, có thể do hình
thành những hợp chất phức tạp với axit nucleic trong quá trình phân bào giảm nhiễm.
Vấn đề đó dẫn đến sự sản sinh ra những rễ phụ không có lông hút để hút nước và dinh
dưỡng. Ở nồng độ Al cao, số nốt sần cũng bị giảm.
Độc hại của Al thường xảy ra ở chân đất chua với tỷ lệ nhôm trao đổi cao. Bón
vôi có thể giảm Al trao đổi ở tầng đất cày, nhưng ở bên dưới cũng còn nhiều khó khăn.
Như vậy hiệu quả của việc khai thác nước và dinh dưỡng ở tầng đất dưới bị hạn chế do
độc hại của nhôm.
Để giảm độc hại của Al, một chiến lược quan trọng là thay đổi thành phán hoá
học đất tức là giảm lượng nhôm trao đổi ở tầng đất dưới, hoặc chọn giống có tính chịu
đựng cao, trong hai phương pháp đó, chọn giống là phương pháp dễ tiến hành hơn. Sự
chịu đựng của cây đối với độc hại Al mang tính di truyền.
2.4.2. Độc hại do Mangan (Mn)
Dấu hiệu đầu tiên của độc hại Mn là biến dạng lá. Nhìn chung, dấu hiệu của nó
bao gồm lá quăn, vàng và những mô bị chết ở trên lá. Sinh trưởng và năng suất của cây
bị giảm do độc hại Mn lá do quang hợp bị gián đoạn, thông qua những rối loạn sinh
hoá hoặc do giảm diện tích lá qua phân chia và sinh trưởng tế bào giảm.
Sự độc hại do Mn thường xảy ra trên đất axit, nhưng nó còn phụ thuộc vào nhiệt
độ ở nhiệt độ thấp cây dễ bị ảnh hưởng độc hại của Mn hơn ở nhiệt độ cao. Chẳng hạn
mức Mn ở trong dung dịch gây ra độc ở nhiệt độ 200C Sẽ không gây ra độc cho cây
đậu tương ở nhiệt độ từ 28 - 31oC. Tuy nhiên nồng độ của Mn trong lá ở điều kiện
nhiệt độ cao lại không khác với nồng độ ở nhiệt độ lạnh. Như vậy ảnh hưởng của nhiệt
độ đối với sự nhạy cảm Mn gây độc không trực tiếp liên quan đến sự hấp thụ và tích
luỹ Mn trong cây.
Với lượng Mn bón cao, nồng độ Mn trong lá thường tăng với tuổi của lá, và
trong cùng ngày lấy mẫu, lá non thường có tỷ lệ cao hơn lá già. Điều này chứng tỏ giai
đoạn phân chia và sinh trưởng tế bào có nhạy cảm với độc hại Mn nhất. Sự độc hại có
liên quan tới giống và nhiệt độ trong thời kỳ sinh trưởng.
3. TÍNH CHỊU ĐỰNG ĐIỀU KIỆN BẤT LỢI
3.1. Tính chịu lạnh
Nhiệt độ dưới 150C có ảnh hưởng xấu đến nảy mần của hạt và sự hút nước. Nhiệt
độ dưới 13 - 150C, giảm ra hoa, đậu quả và ảnh hưởng tới quang hợp và bộ máy quang
hợp (Mayer và cs, 1991a). Nhưng cơ chế của ảnh hưởng này như thế nào? Tổn thương
do lạnh thường do hại màng tế bào, do màng tế bào không có khả năng giữ cấu trúc
của nó ở nhiệt độ thấp. Các mô, chẳng hạn như hạt phấn đang lớn dễ nhạy cảm với
nhiệt độ thấp hơn các mô khác và dẫn đến sự bất dục ở cây đậu tương.
3.2. Tính chịu hạn
Tính chịu hạn của cây có thể phân loại ra như sau:
- Tránh hạn: là cơ chế một số thời kỳ sinh trưởng phát triển nhạy cảm của cây
đậu tương tránh và thoát các ảnh hưởng trực tiếp của khô hạn.
- Chịu hạn hoặc do giảm sự mất nước, hoặc cây chịu được sự mất nước.
Tránh hạn đối với những vùng có khô hạn dài ngày thì rất khó thực hiện. Ta chỉ
có thể chọn thời vụ mà khô hạn xẩy ra ít nhất để hạn chế ảnh hưởng của nó tới sinh
trưởng và năng suất cây. Hướng chọn giống có tính giảm sự mất nước cho thấy có
nhiều triển vọng. Nên chọn những cây có bộ rễ sâu phân nhánh nhiều, do đó có thể hút
nước từ tầng đất sâu và rộng.
Sự mất nước qua khí không phụ thuộc chủ yếu vào độ mở của khí không và sau
đó vào hướng lá và các yếu tố khác. Khi hạn xảy ra, lỗ khí không lá đóng ngay lại, dẫn
đến giảm sự bốc hơi nước và quang hợp, nhưng sự giảm bốc hơi nước mạnh hơn. Giữa
các giống có sự khác nhau về lớp phấn và lông trên lá. Lớp phấn trên lá có tác dụng
giảm sự bốc hơi.
3.3. Tính chịu đựng và khả năng phục hồi
Cho dù đặc tính giảm sự mất nước của cây tốt đến đâu chăng nữa, cây vẫn bị tổn
thương hoặc chết do khô hạn kéo dài. Có rất ít thông tin về khả năng phục hồi của cây
đậu tương sau khi bị mất nước nặng. Cây bị lạnh trong thời gian ra hoa, thì hầu hết
những hoa ra trong thời kỳ đó bị rụng và sau đó vài tuần cây có thể ra hoa và đậu quả
nếu thời tiết ấm. Thiếu nước trong giai đoạn ra hoa sẽ làm giảm thời gian ra hoa. Thiếu
nước trong giai đoạn làm quả sẽ ảnh hưởng tới năng suất nhiều hơn so với thiếu nước
trong giai đoạn ra hoa. Qua các nghiên cứu người ta có thể dự đoán được giai đoạn nào
cây bị ảnh hưởng nhiều do bất lợi (khô hạn, lạnh...). Tuy nhiên, bởi vì người ta khó có
thể dự đoán khi nào bất lợi xảy ra, cho nên người nông dân khó có thể ứng dụng được
những kết quả nghiên cứu đó nếu như điều kiện tưới không có. Tốt nhất, nên chọn
giống có thời gian ra hoa dài và có khả năng phục hồi tốt sau khi bị hạn hoặc bị lạnh.
3.4. Kết quả nghiên cứu giống chống chịu điều kiện bất lợi
Một điều quan trọng cần đề cập đến trong chương trình chọn giống chống chịu
điều kiện bất lợi, là những giống có năng suất cao ở điều kiện khi bất lợi hoặc không
có bất lợi xảy ra. Đặc tính này gọi là tính ổn định kiểu hình của giống.
Quan điểm về khả năng của một giống cho năng suất tương đối cao ở cả điều có
và không có sự bất lợi có những điểm khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho rằng có sự
tương quan không thể tránh được giữa khả năng quang hợp nhanh khi độ ẩm đất thuận
lợi và khả năng không hút được nước khi đất bị khô và ngược lại. Họ dựa trên cơ sở là
dạng lá chịu hạn không thể có cường độ quang hợp cao ở điều kiện thuận lợi, nhưng ở
điều kiện bất lợi có cường độ quang hợp cao hơn những cây bình thường. Tuy nhiên,
một số cây lấy gỗ với dạng lá chịu hạn có cường độ bốc hơi cao, nó cũng có cường độ
quang hợp cao.
Tính ổn định kiểu hình về năng suất vẫn còn nhiều tranh luận. Lá dày của những
cây bị hạn, sau khi không còn sự bất lợi có cường độ quang hợp cao hơn nhưng lá
mỏng của cây không bị hạn. Những cây đậu tương được chọn lọc theo hướng sinh
trưởng tốt và có cường độ quang hợp cao khi bị hạn, khi trồng chúng trong điều kiện
đất ướt thì có cường độ quang hợp thấp và tích luỹ chất khô ít hơn so với cây không có
tính chịu hạn. Kết quả nghiên cứu những giống có tính chịu dựng điều kiện bất lợi ở
môi trường không có bất lợi, có vai trò quan trọng trong chương trình chọn giống
chống chịu điều kiện bất lợi. Hiện nay thường có ba phương pháp chọn giống chống
chịu. Phương pháp thứ nhất là chọn một số giống có khả năng cho năng suất cao ở cả
điều kiện có và không có nhân tố bất lợi. Phương pháp này thường được sử dụng rộng
rãi nhất. Phương pháp thứ hai là chọn giống cho năng suất cao ở điều kiện bất lợi và
không đề cập đến khả năng tối đa của nó. Phương pháp thứ ba là giả thiết năng suất và
tính chống chịu điều kiện bất lợi là hai đặc tính di truyền riêng rẽ, ta chọn giống năng
suất cao kết hợp với tính chống chịu điều kiên bất lợi.