1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

TÍNH CHỊU ĐỰNG ĐIỀU KIỆN BẤT LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 101 trang )


3.3. Tính chịu đựng và khả năng phục hồi

Cho dù đặc tính giảm sự mất nước của cây tốt đến đâu chăng nữa, cây vẫn bị tổn

thương hoặc chết do khô hạn kéo dài. Có rất ít thông tin về khả năng phục hồi của cây

đậu tương sau khi bị mất nước nặng. Cây bị lạnh trong thời gian ra hoa, thì hầu hết

những hoa ra trong thời kỳ đó bị rụng và sau đó vài tuần cây có thể ra hoa và đậu quả

nếu thời tiết ấm. Thiếu nước trong giai đoạn ra hoa sẽ làm giảm thời gian ra hoa. Thiếu

nước trong giai đoạn làm quả sẽ ảnh hưởng tới năng suất nhiều hơn so với thiếu nước

trong giai đoạn ra hoa. Qua các nghiên cứu người ta có thể dự đoán được giai đoạn nào

cây bị ảnh hưởng nhiều do bất lợi (khô hạn, lạnh...). Tuy nhiên, bởi vì người ta khó có

thể dự đoán khi nào bất lợi xảy ra, cho nên người nông dân khó có thể ứng dụng được

những kết quả nghiên cứu đó nếu như điều kiện tưới không có. Tốt nhất, nên chọn

giống có thời gian ra hoa dài và có khả năng phục hồi tốt sau khi bị hạn hoặc bị lạnh.

3.4. Kết quả nghiên cứu giống chống chịu điều kiện bất lợi

Một điều quan trọng cần đề cập đến trong chương trình chọn giống chống chịu

điều kiện bất lợi, là những giống có năng suất cao ở điều kiện khi bất lợi hoặc không

có bất lợi xảy ra. Đặc tính này gọi là tính ổn định kiểu hình của giống.

Quan điểm về khả năng của một giống cho năng suất tương đối cao ở cả điều có

và không có sự bất lợi có những điểm khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho rằng có sự

tương quan không thể tránh được giữa khả năng quang hợp nhanh khi độ ẩm đất thuận

lợi và khả năng không hút được nước khi đất bị khô và ngược lại. Họ dựa trên cơ sở là

dạng lá chịu hạn không thể có cường độ quang hợp cao ở điều kiện thuận lợi, nhưng ở

điều kiện bất lợi có cường độ quang hợp cao hơn những cây bình thường. Tuy nhiên,

một số cây lấy gỗ với dạng lá chịu hạn có cường độ bốc hơi cao, nó cũng có cường độ

quang hợp cao.

Tính ổn định kiểu hình về năng suất vẫn còn nhiều tranh luận. Lá dày của những

cây bị hạn, sau khi không còn sự bất lợi có cường độ quang hợp cao hơn nhưng lá

mỏng của cây không bị hạn. Những cây đậu tương được chọn lọc theo hướng sinh

trưởng tốt và có cường độ quang hợp cao khi bị hạn, khi trồng chúng trong điều kiện

đất ướt thì có cường độ quang hợp thấp và tích luỹ chất khô ít hơn so với cây không có

tính chịu hạn. Kết quả nghiên cứu những giống có tính chịu dựng điều kiện bất lợi ở

môi trường không có bất lợi, có vai trò quan trọng trong chương trình chọn giống

chống chịu điều kiện bất lợi. Hiện nay thường có ba phương pháp chọn giống chống

chịu. Phương pháp thứ nhất là chọn một số giống có khả năng cho năng suất cao ở cả

điều kiện có và không có nhân tố bất lợi. Phương pháp này thường được sử dụng rộng

rãi nhất. Phương pháp thứ hai là chọn giống cho năng suất cao ở điều kiện bất lợi và

không đề cập đến khả năng tối đa của nó. Phương pháp thứ ba là giả thiết năng suất và

tính chống chịu điều kiện bất lợi là hai đặc tính di truyền riêng rẽ, ta chọn giống năng

suất cao kết hợp với tính chống chịu điều kiên bất lợi.



3.5. Những nghiên cứu khắc phục yếu tố bất lợi

Mục đích cuối cùng của nghiên cứu là tìm ra con đường để tăng hiệu quả của sản

xuất cây trồng. Nhà chọn giống đã cung cấp cho người nông dân những giống đậu

tương với những đặc tính sinh lý, hình thái có tiềm năng năng suất cao. Nhưng toàn bộ

tiềm năng năng suất ít khi đạt được bởi các yếu tố bất lợi do môi trường gây ra.

Như vậy điều cần thiết đầu tiên của người nông dân là các giống cho năng suất

cao ở điều kiện thuận lợi và chỉ giảm ít khi điều kiện bất lợi xảy ra. Nghiên cứu để cải

tiến năng suất một mặt nên dựa vào tính chất và thời gian xuất hiện yếu tố bất lợi, một

mặt dựa trên sự hiểu biết những quá trình sinh lý, hình thái cây giảm năng suất như thế

nào. Những vấn đề này cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nông học, thổ nhưỡng học,

khí hậu học và sinh lý học để cung cấp thông tin cần thiết cho nhà chọn giống.

3.5.1. Chịu đựng và tránh các yếu tố bất lợi

Một khi yếu tố bất lợi đã được xác định là nguyên nhân chính hạn chế việc duy

trì tiềm năng sinh lý của một giống, thì nhà nông học và chọn giống có thể dùng một

trong hai phương pháp sau để đảm bảo tránh hoặc hạn chế thiệt hại. Con đường thứ

nhất là chọn giống chịu được và thứ hai là tránh yếu tố bất lợi. Ở những vùng có mùa

khô, mùa mưa rõ ràng thì có thể xác định thời điểm gieo trồng để tránh thiệt hại do

hạn. Nhưng ở những vùng mà khô hạn xảy ra thường xuyên nên chọn giống có tính

chịu đựng cao.

Đôi khi yếu tố bất lợi có thể loại đi được. Thiếu nước có thể loại bỏ bằng tưới

tiêu. Cỏ có thể trừ bằng biện pháp chăm sóc hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Một số sâu bệnh

có thể ngăn ngừa bằng phun thuốc. Nhưng phải tính đến hiệu quả kinh tế của việc

dùng các biện pháp này để xử lý.

3.5.2. Biên động di truyền về phản ứng với yếu tố bất lợi

Ở đậu tương có những biến động di truyền cho nhiều đặc tính khác nhau, chẳng

hạn như độ sâu và mật độ rễ, tập tính sinh trưởng hữu hạn và vô hạn, thời gian sinh

trưởng, độ nhạy cảm với quang chu kỳ, tính chịu đựng nhiệt độ thấp, khả năng đâm

sâu vào tầng đất cứng, khả năng chịu độc Al, Mn, chịu sự mất nước và ra hoa sau khi

bị hạn nặng. Người ta thấy rằng, mức độ biến động di truyền của những đặc tính này

đủ để những nhà chọn giống có thể chọn ra được những giống có tính chống chịu cao,

đối với hầu hết các yếu tố bất lợi làm giảm năng suất. Vấn đề xác định đặc tính nào

của cây trồng là quan trọng nhất, có liên quan tới khả năng chống chịu và năng suất, và

tìm ra phương pháp để lựa chọn chúng.

Nếu những biến dị di truyền của một đặc tính nào đó có tồn tại trong vật liệu

khởi đầu, việc tạo ra giống chống chịu không có gì khó khăn. Tuy nhiên, khi một yếu

tố bất lợi như khô hạn hoặc chịu lạnh, nó liên quan đến nhiều đặc tính quyết định khả

năng chống chịu của cây như: rễ sâu, phân cành nhiều, chín sớm, điều chỉnh khí khổng

tốt, chịu mất nước, hoặc sinh trưởng tốt sau khi bị hạn. Nhà nông học và sinh lý học



phải xác định cho nhà chọn giống yếu tố nào quan trọng nhất đối với điều kiện khí hậu

đất đai của từng vùng.

Từ cuối những năm 1960, công nghệ sinh học đã mở ra một hướng mới để tăng

tính chống chịu yếu tố bất lợi của cây trồng bằng cấy chuyển gen từ nguồn này sang

nguồn khác Mặc dù việc tách và chuyển gen có khó khăn đối với cây lấy hạt, nhưng nó

được coi là phương pháp có tiềm năng để tạo ra các giống chống chịu yếu tố bất lợi.

Tuy nhiên việc thực hiện phương pháp này còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất,

trang thiết bị và khả năng của các nhà nông học, sinh lý học xác định cơ chế tính

chống chịu tìm ra những kỹ thuật sàng lọc phù hợp.

3.5.3. Kỹ thuật chọn lọc giống

Một trong những vấn đề khó khăn của tạo giống có tính chống chịu cao dựa trên

những đặc tính đặc biệt là tìm ra phương pháp chọn lọc một khối lượng vật liệu lớn về

đặc tính đó. Sàng lọc có thể chỉ yêu cầu đo đếm đơn thuần toàn bộ bộ rễ ở điều kiện

bất lợi tự nhiên và nhân tạo. Xác định các quá trình sinh lý chẳng hạn như quang hợp,

đo trạng thái nước của các cơ quan đặc biệt như lá, ngọn, thân, nhận xét những biến

đổi xảy ra ở trong tế bào. Đôi khi việc đo đếm chi tiết các chỉ tiêu tốn nhiều thời gian

và chỉ có thể tiến hành với quần thể nhỏ.

Có quan điểm cho rằng có cường độ quang hợp cao thì cho năng suất cao, nhưng

nhiều nghiên cứu chứng minh vấn đề này không nhất thiết phải như vậy. Tương quan

giữa quang hợp và tích luỹ chất khô phụ thuộc vào tổng diện tích lá, thời gian diện tích

lá có cường độ quang hợp cao cũng như hiệu suất quang hợp. Năng suất sinh học ở

đậu tương thường liên quan đến quang hợp, quang hợp lại liên quan tới chỉ số diện tích

lá (LAI), sự phát triển của lá và nhanh khép kín tán cây. Tuy nhiên, tăng năng suất hạt

không thể do tăng hiệu suất quang hợp nếu độ lớn, kích thước của cơ quan tiêu thụ

(sức chứa) không tăng. Như vậy, chọn giống có hiệu suất quang hợp, chưa chắc đã dẫn

đến năng suất cao.



Chương IV

KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

1. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG

1.1. Khả năng thích ứng

Trong những năm qua, giống mới đã góp phần quan trọng đẩy mạnh nâng cao

năng suất đậu tương. Để tạo được giống có khả năng thích ứng rộng, các nhà chọn

giống luôn chú ý đến các đặc tính như khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ, chống

tách hạt và năng suất cao. Một xu hướng nữa là chọn giống thích nghi với một điều

kiện nhất định nào đó như chọn giống chịu lạnh cho vụ đông và đông xuân ở miền Bắc

và chọn giống chịu nóng cho vụ hè của miền Bắc và các vùng trồng đậu tương ở miền

Nam (Trần Đình Long và Andrew, 2001). Do vậy khi cần hiểu rõ đặc tính của giống

trước khi giới thiệu cho từng vùng và từng vụ cụ thể.

1.2. Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương do đặc tính di truyền quyết định.

Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của đậu tương bị ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng

và nhiệt độ Chính vì vậy, nói đến thời gian sinh trưởng của một giống phải gắn với

một vùng và một vụ nhất định. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng người ta phân ra làm

6 nhóm:

- Nhóm chín rất sớm:



< 90 ngày



-Nhóm chín sớm:



90-100 ngày



- Nhóm chín trung bình:



100-110 ngày



- Nhóm chín muộn trung bình:



110-120 ngày



- Nhóm chín muộn:



120-140 ngày



- Nhóm rất muộn:



>140 ngày



1.3. Giống đậu tương cho các vùng sinh thái

Hiện nay mỗi một vùng sinh thái có một bộ giống địa phương khác nhau. Các

giống địa phương đã tồn tại và được gieo trồng từ lâu đời, nên thường có ưu điểm là

tính chống chịu rất tốt và thường là có chất lượng cao. Các giống nhập nội hay mới

chọn tạo gần đây cũng thể hiện rất nhiều ưu điểm cả về năng suất và tính thích ứng với

từng vùng. Mỗi vùng có một bộ giống thích hợp:

- Các tỉnh miền núi phía Bắc: Các giống thích hợp là: Vàng Mường Khương,

Vàng Cao Bằng, Vàng Hoà An, Vàng Mộc Châu, Bạch Hoà Thảo, Cúc Lục Ngạn,

Vàng Hà Giang, Xanh Tiên Đài, Đen Bắc Hà, Vàng Phú Nhung, Xanh Tiên Yên, Cúc



Chí Linh, ĐT76 (ĐH4), DT84, Ml03, ĐT80,VX-93.

Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Các giống thích hợp là: Ngọc Động, Thanh Oai,

Ninh Tập, Nâu Thường Tín, Lơ 75, Cúc Hà Bắc, AK02, AK03, AK05, Ml03,

VX92,VX93; ĐT93 và DT84 (Trương Đích, 1999; Lê Song Dự và cs, 1998; Trần

Đình Long, 1992; Trần Đình Long và Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1994)

Vùng Bắc Trung Bộ: Cúc Nam Đàn, Cúc Thọ Xuân và AK03.

Vùng Nam Trung Bộ: Đậu nành Ninh Sơn, Ba tháng Anh Hiệp, Đậu nành Xuân

Quang, Hồng Ngự, Nhơn Khánh, Diễn Phước, Ninh Hoa.

Vùng Cao Nguyên: Đậu sẻ Kon Tum, Hạt to Chư sê, Ba Tháng Azunpa, Hạt to

Azunpa, Ba tháng Chưgar, Sẻ yachim, Hạt to Liên Nghĩa và ĐT7.

Vùng Đông Nam Bộ: HL-2, HL-92, G-87-5, Đậu nành Tân Uyên, Đậu nành Đầu

dây, G97- 1 1 , G97- 1 2 và G97- 1 3 .

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: ĐT76, MTĐ-22, MTĐ-65, MTĐ-120, MTĐ176, MTĐ-455, Nam Vang và ô Môn 3.

Bảng 4.1 : Đặc tính của một số giông đậu tương gieo trồng phổ biên ở các tỉnh phía Bắc

STT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13



Đặc điểm

TGST: 80-90 ngày. hạt màu vàngl pi00 hạt từ 18-22g. Năng suất. 15ĐH4 (ĐT76)

25tạ/ha.

TGST: 85-95 ngày, hạt vàng. P100 hạt từ 15-16 g. Năng suất 15-25 tạ/ha.

DT84

Thích hợp cho vụ xuân và hè

TGST: 75-85 ngày, hạt vàng nhạt, Pi00 hạt từ 10-12 g. Năng suất 10-15

AK02

tạ/ha.

TGST: 80-85 ngày, hạt vàng. P100 hạt lừ 12-13 g. Năng suất: 13-16 tạ/ha.

AK03

Thích hợp vụ xuân, hè và đông

TGST: 90-95 ngày, hạt màu vàng, P100 hạt từ 14-15g. Năng suất.16-20

VX 93

tạ/ha.

TGST:85-95 ngày. hạt màu vàng. P100 hạt từ 14-15 g. Năng suất 18-25

VX 92

tạ/ha.

TGST: 95-105 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 14-15 g. Năng suất: 15-25 tạ/ha.

ĐT80

Thích hợp vụ hè và xuân muộn

TGST: 85-90 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 16-18 g. Năng suất: 17-25 tạ/ha.

M103

Thích hợp cho vụ hè, xuân muộn và thu đông

ĐT2000 TGST: 100 - 110 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 16-17 g. Năng suất: 16-25

tạ/ha.

TGST: 75-85 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 16-17g. Năng suất: 15-25 tạ tha.

ĐVN-5

Thích hợp vụ xuân, hè và thu đông.

TGST: 95-100 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 16-18 g. Năng suất: 15-25 tạ/ha.

DT90

Thích hợp vụ xuân, hè và đông.

TGST: 95-100 ngày. hạt vàng, P100 hạt từ 15-16 g. Năng suất: 15-25 tạ/ha.

DT96

Thích hợp vụ xuân, hè và đông.

TGST: 70-80 ngày, hạt vàng, P100 hạt từ 12-14 g. Năng suất: 13-18 tạ/ha.

DT99

Thích hợp vụ xuân hè và đông.

Tên giống



Nguồn: Trần Đình Long và cs, 2005; Mai Quang Vinh và cs, 2005 và Nguyễn

Văn Viết và cs, 2002, Chương trình ASPS, 2005.



2. CHẾ ĐỘ CANH TÁC

2.1. Luân canh

Cây đậu tương trồng liên tiếp không có lợi vì:

+ Rễ cây đậu tương thường tiết ra một loại axít không có lợi cho rễ và vi sinh vật

phát triển.

+ Mất cân đối về dinh dưỡng trong đất, thường lân bị hút nhiều, nên dẫn tới tình

trạng không khôi phục kịp thời và đầy đủ cho cây sử dụng.

+ Tàn dư sâu bệnh được lan truyền từ vụ này sang vụ khác.

Cho nên đậu tương thường được trồng luân canh với cây trồng khác và có lợi rất

nhiều mặt.

+ Rễ có nốt sần cố định được đạm không những cung cấp cho cây đậu tương mà

còn để lại trong đất cho cây trồng sau.

+ Thân và lá có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, do vậy để lại trên ruộng làm

tăng chất mùn, làm thay đổi lý tính của đất.

+ Tránh được sâu bệnh lây lan từ vụ trước để lại

Các công thức luân canh phổ biến ở nước ta:

Vùng núi phía Bắc:

+ Đậu tương xuân - lúa mùa - cây vụ đông (hoặc cày giữ ẩm qua đông).

+ Ngô xuân - đậu tương hè (hoặc hè thu) - cây vụ đông (hoặc cày giữ ẩm) Nơi

tưới tiêu chủ động: Lúa xuân - lúa mùa sớm - đậu tương đông.

Trung du đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:

+ Đậu tương xuân - lúa mùa sớm - cây vụ đông.

+ Ngô xuân (khoai lang ngắn ngày) - đậu tương hè thu - cây vụ đông

+ Lúa xuân - lúa mùa sớm - đậu tương đông

* Một số công thức tăng vụ:

+ Ngô đông xuân - đậu tương hè - lúa mùa - rau vụ đông

+ Lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa - cây vụ đông

Đồng bằng Sông Cửu Long.

+ Đậu tương vụ 1 - lúa mùa (đất lúa)

+ Đậu tương - ngô (đất cao)

Đông Nam Bộ, Tây Nguyên:

+ Ngô hè thu - đậu tương thu đông gối thuốc lá



+ Đậu tương hè thu - đậu tương thu đông gối thuốc lá

+ Ngô xen đậu tương hè thu - ngô xen đậu tương thu đông gối thuốc lá đông

xuân

2.2. Trồng xen và trồng gối

• Trồng xen:

Là đem 2 loại cây trồng không có cùng thời gian sinh trưởng nhưng có cùng thời

vụ gieo trồng đem gieo xen với nhau theo hàng, theo hốc hoặc theo băng. Nhân dân ta

thường có kinh nghiệm trồng xen đậu tương với nhiều cây trồng khác nhưng chủ yếu

đối với ngô. Trồng xen đậu tương với ngô là một loại công thức canh tác hợp lý, biết

sử dụng tốt đặc tính của các cậy.

+ Bộ rễ ngô là rễ chùm ăn rộng và sâu còn đậu tương ăn tương đối nông và

không lan rộng sử dụng hữu hiệu nguồn dinh dưỡng.

+ Tận dụng khả năng sử dụng ánh sáng, phối hợp một cây có thân cao bộ lá lớn

chịu cường độ ánh sáng mạnh với một cây có thân lá thấp, lá nhỏ, chịu cường độ ánh

sáng yếu.

+ Phối hợp được quan hệ dinh dưỡng giữa cây yêu cấu đạm nhiều như ngô với

cây yêu cầu lân nhiều như đậu tương.

+ Ngô chịu được hạn còn đậu tương chịu được ẩm.

Trồng xen giữa ngô và đậu tương tiết kiệm được đất đai, mang lại hiệu quả kinh

tế cao.

• Kỹ thuật trồng xen đậu tương với ngô:

- Thời vụ: Không nên xen với ngô đông xuân gieo tháng 11 - 12 mà xen với ngô

xuân gieo tháng 2-3.

Giống: Dùng các giống chín sớm và chín trung bình, tương đối thấp cây, tán gọn

để trồng trong hàng ngô: Có thể dùng giống Cúc, Ml03, ĐH4, DT84, DT99 vv...

- Cách xen: Xen một hàng đậu tương giữa 2 hàng ngô khoảng cách 2 hàng ngô:

70cm, đậu tương gieo thành hàng cây cách cây 5-6 ccm hoặc thành hốc 15-20cm/hốc

có 3-4 cây (hoặc 2 hàng ngô khoảng cách 80cm giữa gieo 2 hàng đậu tương cách nhau

15-20cm).

Ngược lại ta có thể trồng xen ngô với đậu tương theo tỉ lệ từ 5000-10000 cây

ngô/ha đậu tương. Đậu tương vẫn được gieo với mật độ bình thường nhưng gieo xen 1

cây ngô/2m2 hoặc 1 cây ngô/lm2 đậu tương.

- Phân bón: Dựa vào tỷ lệ trồng xen cụ thể, phải tổng tính lượng phân cho cả đậu

tương và ngô trên cơ sở qui ra diện tích trồng thuần. Phân của cây nào sẽ được bón cho

cây đó



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

×