Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 60 trang )
Cá bống tượng ăn mạnh về đêm hơn ban ngày, nước rong ăn mạnh hơn nước
kém, nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng.
Thức ăn của chúng chủ yếu là: tôm, tép, cá nhỏ, cua, ốc, ấu trùng c ủa côn trùng
thuỷ sinh… Cá bống tượng không thích ăn những động vật đã ươn thối.
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994), cũng như những loài cá khác sau
khi tiêu hết noãn hoàn, bống tượng bắt đầu ăn thức ăn ngoài (thường là từ
3 - 4 ngày sau khi nở). Kích cỡ miệng lúc này kho ảng 0,08 - 0,2mm. Vì v ậy, th ức ăn
cung cấp phải đảm bảo phù hợp với cỡ miệng của cá bống tượng. Và những loại th ức
ăn mà người ta thường sử dụng như: luân trùng ( Branchionus spp), lòng đỏ trứng gà, bột
đậu nành…
Sau 30 ngày tuổi, bống tượng có thể ăn nhiều lo ại thức ăn như: trùng ch ỉ
(Tubifex), ấu trùng muỗi lắc, cá, tép, nhuyễn thể xay nhuyễn…
Theo Cheng Phen, 1994 những phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày ác
mẫu cá thu được ngoài tự nhiên cho thấy:
Loài thức ăn
Tôm tép nhỏ
Cá nhỏ
Cua nhỏ
Số dạ dày có chứa thức ăn
7
4
1
Tần số xuất hiện(%)
58.33
33.33
8.33
Kết quả khảo sát cho thấy cá bống tượng là loài cá có ph ổ th ức ăn h ẹp, đ ặc bi ệt
cá chỉ ăn mồi động vật. Điều này phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Thạnh (1985).
Theo Nguyễn Văn Thạnh (1985) thì tỷ lệ Li/Ls của cá bống tượng rất thấp (Li/Ls =
0.04 - 0.06), cho thấy đây là loài cá ăn động vật điển hình.
2.2.6 Tăng trưởng và kích thước tối đa
Cá bống tượng là loài cá có tốc độ tăng trưởng chậm ở giai đoạn cá dưới 100g. Cá
từ 100g trở lên tăng trưởng khá hơn.
Trong điều kiện nhiệt độ 26-300C, trứng cá bống tượng nở sau 25 - 26 giờ.
Lúc này, cá có chiều dài từ 2,5 - 3mm.
Sau khi cá nở 1 ngày, chiều dài cá đạt 3,8mm. Cá chuyển động thẳng đứng và từ từ
buông mình chìm xuống đáy.
Cá nở sau 2 ngày, chiều dài đạt 3,8 - 4mm. Mắt có sắc t ố đen. Vi ng ực b ắt đ ầu
xuất hiện. Cá vẫn còn vận động thẳng đứng.
Cá 3 ngày tuổi dài 4 - 4,2mm. Túi noãn hoàng đã tiêu biến.
17
Cá 12 ngày tuổi đã xuất hiện đầy đủ các vây.
Cá 18 ngày tuổi bắt đầu hình thành vảy và có hình dáng của cá trưởng thành.
Cá 30 ngày tuổi dài khoảng 13mm.
Cá 45 ngày tuổi dài khoảng 21mm.
Cá 60 ngày tuổi dài khoảng 30mm.
Cá 75 ngày tuổi dài khoảng 41mm.
Cá 90 ngày tuổi dài khoảng 53mm.
Ở giai đoạn từ cá bột lên cá hương, cá phải mất thời gian 2 - 3 tháng m ới đ ạt
chiều dài 3 - 4cm.
Từ cá hương cần phải nuôi 4 - 5 tháng cá mới đạt kích c ỡ c ủa cá giống là
100g/con. Còn để có kích cỡ 100g/con từ lúc mới đẻ phải mất từ 7 - 9 tháng.
Nếu cá giống có trọng lượng 100g/con, để có cá thương phẩm 400g tr ở lên,
phải mất 5 - 8 tháng nếu nuôi ao, 5 - 6 tháng nếu nuôi bè.
Kích thước tối đa của cá có thể đạt được là 500mm.
2.2.7 Đặc điểm sinh sản
a
Phân biệt giới tính
Thông thường, sau khi nuôi vỗ được 1 - 2 tháng, cá đã phát dục và có thể phân
biệt đực cái qua quan sát hình dạng bên ngoài.
Cá đực có gai sinh dục nhỏ, đầu nhọn hình tam giác.
Cá cái có gai sinh dục lớn nhưng không nhọn đầu như gai sinh dục của cá đực.
b
Tuổi và kích thước thành thục
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước cùng Lê Như Xuân và Ph ạm Minh
Thành (1994), trong tự nhiên, cá bống tượng thành thục sinh dục và tham gia sinh s ản l ần
đầu sau 9-12 tháng tuổi.
Trong nuôi và cho sinh sản nhân tạo, cá có thể thành th ục s ớm h ơn 1-2 tháng.
18
Kích cỡ cá lúc này khoảng 200g.
c
Đặc tính và môi trường sinh sản
Nơi đẻ của cá bống tượng thường nằm ven bờ và chìm sâu trong n ước, n ơi có
các cây cỏ thuỷ sinh hay các thân cây chìm. Cá đẻ trứng dính thành ô tròn ở d ưới các g ốc cây,
hang hốc ven bờ.
Trứng bống tượng giống hình quả lê, có chiều dài từ 1,2 - 1,4mm.
Sau khi đẻ, cá bố mẹ bơi quanh tổ và dùng vây đuôi qu ạt n ước đ ể cung c ấp đ ủ
lượng oxy cho trứng cá phát triển. Và công việc này được chúng thực hi ện cho đ ến khi toàn
bộ trứng cá nở hết.
d
Mùa vụ sinh sản
Mùa vụ đẻ ngoài tự nhiên kéo dài từ tháng 3 - 11. Cá có h ệ số thành th ục th ấp. Cá cái
thành thục chỉ đạt 1,5 - 2%, nhưng vì trứng có kích cỡ nhỏ nên sức sinh sản cao.
Nhiều tác giả nghiên cứu và thấy rằng khả năng sinh sản c ủa m ỗi cá th ể là khác
nhau, dao động từ 2.000 – 30.000 trứng, với số lượng trứng trung bình c ủa m ỗi t ổ là
24.000 trứng/tổ. Và mỗi cá thể cái đẻ ít nhất ba lần trong một năm.
Thời gian tái phát dục của cá khoảng 30 ngày.
2.3
Tình hình sản xuất giống cá bống tượng
2.3.1 Trong nước
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước thì mùa vụ sinh sản của cá bống
tượng từ tháng 3 - 11. Tác giả Ngô Bá Thành và ctv (1988) đã kết luận cá đẻ tập trung
vào tháng 5 - 6.
Tan và Lam, 1973 (trích bởi Nguyễn Tuần, 1993), lần đầu tiên đã cho sinh sản
nhân tạo cá bống tượng thành công bằng cách tiêm chế phẩm HCG với phương pháp
thụ tinh ướt. Phương pháp này đã cho một kết quả hết sức khả quan. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ
lệ nở rất cao (90%). Nhưng tất cả cá bột đã chết sau đó vài ngày.
Ở Việt Nam, từ những năm 1984-1985, các trường đại học, các trung tâm
nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu đối tượng này. Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh
sản nhân tạo (Nguyễn Văn Thạnh, 1984, Ngô Bá Thành và ctv, 1988), ương nuôi cá bột
lên cá hương giống (Nguyễn Duy Hoà Và Huỳnh Thị Ngọc Anh, 1994), sản xuất giống
và gây nuôi thức ăn tự nhiên (Nguyễn Tuấn Dũng và Đỗ Khắc Xuân Diễm, 1995).
19
Nguyễn Tuần (1993), khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Cần Thơ cũng đã
nghiên cứu cá bống tượng về: hình thái, giải phẫu, đặc điểm sinh thái cá con, đặc điểm
tiền phôi và phôi, bệnh cá.
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II đã nghiên cứu: đặc điểm phân loại,
đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, sinh sản nhân tạo, ương nuôi từ cá bột lên
cá hương và cá giống…
Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật Tỉnh An Giang bước đầu thành công trong nuôi
thịt, nuôi vỗ cá bố mẹ trong bè và tiến hành kích thích sinh sản nhân tạo.
Ngô Bá Thành và ctv (1988) đã thử nghiệm sản xuất giống và ương nuôi cá
bống tượng với 3 loại thức ăn khác nhau. Tỷ lệ sống trung bình của các lô ương từ
3 - 60 ngày tuổi đạt được như sau: 21,78% đối với lô cho ăn lòng đỏ trứng gà; đối với lô
cho ăn bột đậu nành thì đạt 13,43%; 12,15% đối với lô cho ăn thức ăn tự nhiên.
2.3.2 Trên thế giới
Những báo cáo ban đầu của Tan (1973) và Phinal (1980) trích b ởi
Tavarutmaneegul và Lin (1988) cho thấy cá b ống tượng ở giai đo ạn cá b ột có t ỉ l ệ t ử
vong rất cao, lên tới 100%. Nhưng với giá thể thích hợp, Tavarutmaneegul và Lin
(1998) đã thành công trong việc thu trứng cá b ống tượng và số lượng tr ứng th ụ tinh h ơn
80%.
Với thức ăn là lòng đỏ trứng gà và luân trùng, cá b ột vẫn chết nhi ều v ới t ỷ lệ là
90%. Có nhiều ý kiến xoay quanh hiện tượng này. Nguyên nhân có thể là cá ch ết đói do
thức ăn không phù hợp (Tan và ctv, 1973), hay do mật độ các hạt th ức ăn
(Tavarutmaneegul và Lin, 1988).
Tavarurmaneegul và Lin (1988) báo cáo rằng trong su ốt 30 ngày k ể t ừ sau khi
nơ,û cá bống tượng đạt chiều dài trung bình là 1 cm với t ỷ lệ s ống t ừ 7 - 55%. Vào giai
đoạn hai (từ 30 - 60 ngày sau khi nở), khi nuôi với mật độ 20 con/m 2 thì cá tăng trưởng
cao hơn và tỷ lệ sống cũng cao hơn 75 - 100%. Thức ăn của chúng ở giai đo ạn này là
Moina.sp, ấu trùng của côn trùng…
Rojanapittaykul (2000) đã thực hiện những nghiên cứu về sự thích nghi c ủa
trứng và ấu trùng của cá bống tượng ở những độ mặn khác nhau (0, 10, 20 ppt). K ết qu ả
cho thấy rằng tỷ lệ nở đạt cao nhất khi cá được nuôi trong môi tr ường n ước ng ọt.
Sau 23 ngày tuổi, tỷ lệ tử vong khá cao. Nhưng sau 60 ngày tu ổi, ở đ ộ m ặn 10 ppt t ỷ l ệ
tăng trưởng và tỷ lệ sống đạt rất cao (96,88%) và cá dài 1,94 cm. Th ức ăn đ ược s ử d ụng
để ương cá bống tượng từ sau khi nở cho đến 30 ngày tu ổi là Chlorella sp, Rotifer,
Artemia sp và cuối cùng là Moina sp.
Theo Nguyễn Tuần (1993), thì vào những năm cuối của thập niên 70, các vùng
Đông Nam Aù đã bắt đầu nuôi và cho đẻ nhân tạo thành công nh ư: Indonesia (1978),
20
Singapore (1980) và Thái Lan (1980)…
2.4
Thức ăn sử dụng trong quá trình ương cá bột lên cá hương
2.4.1 Thức ăn chế biến
Thức ăn chế biến hay còn gọi là thức ăn khô, thức ăn nhân t ạo do con ng ười
chế biến lại từ những dạng còn tươi sống rồi mới dùng làm th ức ăn cho v ật nuôi thu ỷ
sản.
a
Lòng đỏ trứng gà
Trứng là loại thực phẩm vừa có nhiều chất béo, nhi ều ch ất đạm đ ồng th ời giàu
vitamin và khoáng vi lượng. Trứng là món ăn tốt cho trẻ em đang tu ổi m ới l ớn, b ệnh
nhân đang phục hồi sức khoẻ. Và đã từ lâu, trứng là th ức ăn ph ổ bi ến đ ược dùng đ ể ương
nuôi cá bột.
Thành phần dinh dưỡng của trứng phụ thuộc vào thức ăn, giống, môi tr ường
sống, trạng thái sức khoẻ và thời gian khai thác của gia cầm.
Lòng đỏ trứng gà là khối nhũ tương hình cầu nằm trong màng lòng đỏ, một màng
có tính đàn hồi và độ bền cao. Màu sắc lòng đỏ trứng phụ thuộc vào giống, th ức ăn và kh ả
năng chuyển hoá sắc tố của gia cầm.
Lòng đỏ chiếm khoảng 30% khối lượng trứng với thành phần hoá học
như sau:
Nước:
Protein:
Lipid:
Glucid:
Khoáng:
47 – 50%
15 – 17%
27 – 36%
0.7 – 1%
0.7 – 1.6%
Ngoài ra trong lòng đỏ trứng gà còn có các loại vitamin (trừ vitamin C)
b
Thức ăn tổng hợp
Đây là một loại thức ăn công nghiệp với tên thương mại là Rotofier có dạng
những hạt mịn, màu lục với nhiều thành phần đa dạng, phong phú. Thành phần c ủa thức
ăn bao gồm: bột cá, tôm, tảo Spirulina, dầu cá, protein đ ộng th ực v ật, vitamin, ch ất
khoáng bổ sung và màu nhân tạo. Thành phần dinh dưỡng của th ức ăn đ ược trình bày trên
nhãn hộp như sau:
Nước:
8%
21
Protein:
Lipid:
Chất xơ:
Khoáng:
c
50%
27%
2%
1%
Tảo khô Spirulina
Spirulina là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, không độc, hàm lượng protein cao
hơn bất cứ một loại thức ăn nào khác. Theo Lamg Switzer (1980) so sánh hàm l ượng
Protein có trong tảo và các thực phẩm khác.
Nguyên liệu
Trứng
Sữa
Bột đậu nành
Bột lúa mì
Cá
Thịt gà
Thịt bò
Spirulina sp
47
36
37
14
22
24
22
65
Trong tảo còn chứa đầy đủ thành phần các acid amin thi ết y ếu cho s ức kho ẻ
con người, các acid amin quan trọng như Provitamin A, các vitamin nhóm B, E, H… Các
muối khoáng K, Na, Mg, Ca, Fe, Zn, Cu, Mn.
K: cần cho hoạt động cơ tim.
Mg: cần cho hoạt động của thần kinh trung ương và cơ tim.
Fe: tạo hồng cầu, dễ hấp thụ với hàm lượng cao. Hàm lượng các kim lo ại
thấp, ở giới hạn cho phép sử dụng làm thức ăn. Theo Yves Tasser, Beret (1971) thì
Spirulina có hàm lượng acid nucleic thấp hơn 5%. Các chỉ tiêu trên ch ứng t ỏ s ự an toàn
khi sử dụng tảo làm thức ăn, không làm tăng hàm lượng acid Urid trong máu.
Tảo còn có nhiều ứng dụng trong đời sống con người và nuôi trồng thu ỷ sản.
Đối với người
Tảo Spirulina là thức ăn nhiều dinh dưỡng có tác dụng đi ều tr ị đ ược nhi ều
bệnh như viêm gan, xơ gan, đái tháo đường, loét dạ dày, viêm tụy mãn tính, r ụng tóc do r ối
loạn tiêu hóa, phát phì, đục nhân mắt ở người lớn tu ổi. Theo Hiroshi Nakamra (1980),
tảo Spirulina có thể sử dụng cho những người có triệu trứng sau: mệt mỏi, hay b ị
22