Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 117 trang )
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Trong phương pháp này, các phản ứng được thực hiện dưới bầu khí
nitrogen. Cho N-carbethoxyphthalimide (8) tác dụng với L-glutamine (7)
trong dung dịch Na2CO3, sau đố thực hiện quá tình acid hóa tạo thành Nphthaloyl-L-glutamine (6) với hiệu suất 67%. Sau đó cho N-phthaloyl-Lglutamine xử lý với carbonyl diimidazole CDI, có mặt của xúc tác 4-DMAP
trong THF tạo thành thalidomide (1) với hiệu suất 91%.
3.1.5. Phương pháp 5 [32]
Phương pháp này sử dụng lò vi sóng để thực hiện phản ứng với ưu
điểm là thời gian phản ứng xảy ra rất ngắn, và hiệu suất khá cao. Hỗn hợp Nphthaloyl-L-glutamic acid (3) và thioure (9) phản ứng trong lò vi song, sau 15
phút tạo thành thalidomide (1) với hiệu suất 85%.
3.1.6. Phương pháp 6 [33]
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
26
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Đun hồi lưu N-(tert-butoxycarbonyl)-L-glutamine (10) với CDI và 4DMAP trong THF sau 24 giờ thu được vòng N-BOC glutarimide (11). Cho 11
tác dụng với acid trifloro acetic (TFA) trong dichlormethane (DCM) ở 22 0C
trong 1 giờ thu được muối TFA của vòng glutarimide (12). Cho muối này tác
dụng với phthalic anhydride (5) trong THF với xúc tác là Et3N ở 800C, sau 24
giờ thu được thalidomide (1) với hiệu suất 55%.
3.1.7. Phương pháp 7 [34]
Đun hồi lưu α-aminoglutarimide (13) với phthalic anhydride (5) trong
pyridine thu được thalidomide (1) với hiệu suất 69%.
3.1.8. Phương pháp 8 [35]
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
27
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Piperidine-2,6-dione (14) tác dụng với Br2 ở 1500C trong CHCl3 trong 2
giờ tạo thành α-bromoglutarimide (15) sau đó cho tác dụng với Potassium
phthalimide (16) trong DMF tạo thành thalidomide (1) với hiệu suất 30%.
3.1.9. Phương pháp 9 [3]
Axit L-glutamic acid (4) tác dụng với SOCl2 trong MeOH tạo thành
dimethyl ester (17) với hiệu suất 95%.
Bảo vệ nhóm amino bằng cách cho ester tác dụng với di-tert-butyl
dicarbonate (BOC)2O trong hỗn hợp dung môi Dioxane/H2O với xúc tác
DMAP tạo thành tert-butoxycarbonyl L-glutamic acid dimethyl ester (18) với
hiệu suất 88%. Cho ester này tác dụng với Na/NH3 lỏng trong THF ở -330C,
với xúc tác Fe(NO3)3 để đóng vòng tạo thành glutarimide (11) với hiệu suất
68%. Cho glutarimide (11) này tác dụng với TFA trong DCM tạo thành
amino glutarimide trifloroacetate (12), rồi tiếp tục tác dụng với anhydride
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
28
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
phthalic (5) trong acid acetic băng tạo thành thalidomide (1) với hiệu suất
55%.
3.2. Phương pháp tổng hợp lập thể S-(-)thalidomide [36]
Ngưng tụ benzyloxyamin (BnONH2) với BOC-glutamic α-phenyl
ester (20) để tạo thành vòng glutarimide (21) dưới điều kiện nhẹ nhàng. Acid
phân nhóm bảo vệ BOC, rồi phthaloyl hóa với phthalic anhydride, tạo thành
N-benzyloxythalidomide (22). Hydro phân với xúc tác Pd-C tạo thành Nhydroxythalidomide (23), loại nhóm hydroxy bằng cách tác dụng với
bromoacetophenon, xúc tác 4-DMAP, tạo thành S-(-)thalidomide (1).
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
29
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
4.1. Tổng hợp racemic
4.1.1. Công nghệ 1
- Bước 1: Điều chế N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2) [26]
Đun hồi lưu trong 2 giờ hỗn hợp L-glutamic acid (4) (32,6 g; 0,22 mol) và
phthalic anhydride (5) (32,6g; 0,22 mol) trong 120 ml pyridine. Sau khi làm
bay hơi dung dịch dưới áp suất giảm, thêm vào cặn còn lại 90 ml anhydride
acetic, rồi đun sôi hỗn hợp trong 2-3 phút. Trong quá trình cất loại bớt dung
môi thì sản phẩm kết tinh được sinh ra và quá trình tạo thành tinh thể được
hoàn thiện khi vừa làm lạnh xuống và thận trong cho thêm ete khan vào.
Rửa sản phẩm kết tinh bằng ete, rồi sấy khô thu được N-phthaloyl-DLglutamic anhydride (2) (41g, hiệu suất 74%), có nhiệt độ nóng chảy là 1951960C. Sản phẩm không thay đổi khi kết tinh lại từ ethyl acetate, là tinh thể
chắc, không màu hình lăng kính.
- Bước 2: Điều chế thalidomide (1)
i. Cách 1 [27]:
Nung chảy cách dầu 26 g (0,1 mol) N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride
với 12 g (0,2 mol) urea ở nhiệt dộ 170-180 0C, cho đến khi phản ứng kết thúc,
khoảng 20 phút. Trong quá trình phản ứng, khí CO 2 và NH3 thoát ra mãnh
liệt. Sau khi làm lanh, sản phẩm được kết tinh phân đoạn bằng cồn 95%, phần
đầu có thể chứa dẫn xuất của acid phthalic. Sản phẩm thu được 3phthalimido-2,6-dioxopiperidine (thalidomide) (1) có nhiệt độ nóng chảy 269Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
30
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
2710C, hiệu suất 65-70%. Sản phẩm này tan trong cồn nóng, dimethyl
formamide (DMF), và tan trong dung dịch kiềm mạnh, thu được dung dịch có
màu hơi vàng.
ii. Cách 2 [28]:
Nung chảy cách dầu 1 mol N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2) với
2 mol urea ở 170-1800C trong 45 phút. Sau khi làm lạnh, hòa tan thalidomide
(1) thô trong 60 ml ethanol 95%, đun nóng tới 60 0C, rồi lại làm lạnh. Quá
trình kết tinh được lặp lại thêm 3 lần. thalidomide thu được là bột màu trắng,
có nhiệt độ nóng chảy là 2750C, với hiệu suất 70-75%.
4.1.2. Công nghệ 2 [29]
Trộn 5 g (34,21 mmol) L-glutamine (7) vào 25 ml pyridine trong bình
cầu đáy tròn 5 cổ, có dung tích 100 ml, ở nhiệt độ phòng. Thêm 5 g (33,80
mmol) phthalic anhydride (5) vào, rồi đung nóng hỗn hợp tới 80-85 0C. Sau 6
giờ, chưng cất một phần hỗn hợp phản ứng dưới chân không, rồi làm lạnh hỗn
hợp tới 400C. Cho 3,1 g (45,5 mmol) imidazole vào bình cầu, làm lạnh bình
cầu đến 5-100C, rồi cẩn thận nhỏ vào 1,6 ml (22 mmol) SOCl 2. Khuấy hỗn
hợp phản ứng ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ, rồi đung nóng đến 85 0C và khuấy
trong 3 giờ ở nhiệt độ này. Sau đó chưng cất tới 1/5 thể tích ban đầu. Làm
lạnh hỗn hợp tới 250C rồi thêm vào 100 ml hỗn hợp H2O:C2H5OH (4:1), ở
50C. Axit hóa hỗn hợp bằng HCl 37% tới pH=7-0,5 0C rồi tiếp tục khuấy trong
4 giờ ở nhiệt dộ phòng, lọc chất rắn kết tủa, rồi rửa 2 lần với 25 ml H 2O. Chất
rắn thu được cho sấy khô dưới chân không ở 400C qua đêm thu được 3,9 g sản
phẩm 1 là tinh thể màu trắng (hiệu suất 45%).
4.1.3. Công nghệ 3 [30]
Đung sôi 1 g N-phthaloyl-DL-glutamine (6) trong 5 ml acetic anhydride
trong 5 phút, rồi làm bay hơi dung môi dưới áp suất thấp. Chất gôm trong thu
được cho hòa tan trong dung dịch cồn, điều chỉnh pH tới 9 với dung dịch
Na2CO3 rồi thực hiện quá trình kết tinh thu được 0,31 g thalidomide (hiệu suất
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
31
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
33%), nhiệt độ nóng chảy có thể tăng từ 270-272 0C nếu quá trình kết tinh lại
thay dung dịch cồn bằng dung dịch dioxane. Nước cái cho ra một chất dầu
khó kiểm soát. Hiệu suất phản ứng không thay đổi đáng kể khi thời gian phản
ứng tăng lên gấp đôi.
4.1.4. Công nghệ 4 [31]
- Bước 1: Điều chế N-phthaloyl-L-glutamine
Khuấy hỗn hợp dung dịch gồm L-glutamine (7) (43,8 g; 300 mmol) và
Na2CO3 (33,4 g; 315 mmol) trong 750 ml H2O, rồi thêm nhanh chất rắn Ncarbethoxyphthaimide (8) (65,8 g; 300 mmol). Sau 1 giờ, lọc và loại bỏ Ncarbethoxyphthaimide không phản ứng. Điều chỉnh pH của dịch lọc tới 3-4
bằng HCl 6 N. Khuấy huyền phù thu được trong 1 giờ. Lọc phần huyền phù
này rồi rửa với một lượng nước lớn, làm khô trong không khí, rồi sấy trong
chân không (600C, < 1 mmHg) qua đêm, thu được 51,8 g bột trắng 6 (hiệu
suất 67%) có nhiệt độ nóng chảy là 169-1710C.
- Bước 2: Điều chế thalidomide
Đun hồi lưu hỗn hợp gồm N-phthaloyl-L-glutamine (6) (125 g, 452
mmol), CDI (76,1 g, mmol), và 4-DMAP (0,20 g; 1,6 mmol) trong dung môi
THF (750 ml) trong 16 giờ. Lọc hỗn hợp huyền phù sau phản ứng, rửa phần
rắn thu được với DCM (200 ml), sấy khô trong không khí, và sấy khô trong
chân không (600C, < 1 mmHg) thu được 106 g (hiệu suất 91%) sản phẩm là
bột trắng 1 có nhiệt độ nóng chảy 274-2760C.
4.1.5. Công nghệ 5 [32]
Trộn acid N-phthaloyl-L-glutamic (3) (3 g, 10,8 mmol) với thiourea
(0,882 g; 11,6 mmol) trong ống nghiệm Pyrex. Cho hỗn hợp vào lò vi sóng
gia đình (công suất 1000 W, điều chỉnh mức phát sóng ở 70%) trong 15 phút.
Hòa tan sản phẩm thô trong THF và tinh chế bằng sắc ký cột chứa silica gel
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
32
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
(THF: hexane = 1:1) thu được thalidomide (1) (2,375 g, hiệu suất 85%), nhiệt
độ nóng chảy là 269-271%.
4.1.6. Công nghệ 6 [34]
Đun sôi dung dịch gồm 1,3 g α-aminoglutarimide (13) và 1,5 g phthalic
anhydride (5) trong 10 ml pyridine trong 1 giờ. Cô đặc dung dịch dưới chân
không, rửa cặn với EtOH, rồi kết tinh lại bằng dioxane thu được 1,8 g
thalidomide (1), nhiệt độ nóng chảy là 2700C.
4.1.7. Công nghệ 7 [35]
Đun nóng hỗn hợp 11 g glutarimide (14), 16 g Br2 trong 20 ml CHCl3
trong một bình kín ở 120-1500C trong 2 giờ tạo thành 12 g αbromoglutarimide, có nhiệt độ nóng chảy là 1070C.
Hòa tan α-bromoglutarimide (5 g) trong 50 ml DMF, vừa khuấy vừa
đun nóng nhẹ nhàng hỗn hợp với 6 g potassium phthalimide (16) trong 10
giờ, làm bay hơi dưới áp suất chân không, phần cặn rửa với nước và EtOH,
rồi kết tinh lại trong dioxane hay pyridine cho ra 2 g thalidomide (1), có nhiệt
độ nóng chảy 2700C.
4.1.8. Công nghệ 8 [3]
- Bước 1: Điều chế L-1,5-dimethyl-2-aminopentandiate (17)
Dùng phễu chiết nhỏ giọt SOCl2 (40,16 g; 326 mmol) vào dung dịch Lglutamic acid (14) (12 g; 81,6 mmol) trong MeOH khan (250 ml) trong 30
phút ở 00C. Khuấy mạnh hỗn hợp phản ứng trong 12 giờ ở nhiệt độ phòng.
Làm bay hơi dung môi dưới áp suất thấp, pha loãng bằng dung dịch NaHCO 3,
rồi chiết với CH2Cl2 (5x200 ml). Rửa lớp hữu cơ với H2O và muối, rồi làm
khan bằng Na2SO4. Làm bay hơi dung môi thu được diester (17) (12,86g;
73,47 mmol; hiệu suất 95%) có màu vàng nhạt.
- Bước 2: Điều chế L-1,5-dimethyl-2-[(tert-butoxycarbonyl)] amino
pentandiate (18)
Làm nóng dung dịch diester (17) (12 g; 68,6 mmol) và (BOC)2O trong hỗn
hợp dioxane : H2O (1:1) với xúc tác DMAP tới nhiệt độ phòng, rồi tiếp tục
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
33
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
khuấy trong 12 giờ. Sau khi làm bay hơi dung môi, cho dung dịch NaHCO 3
pha loãng phần cặn, rồi chiết với CH2Cl2 (5x100ml). Dùng nước (3x100 ml)
rửa lớp hữu cơ, rồi làm khan nước bằng Na 2SO4 khan. Cho dung môi bay hơi
được 16,6 g; 60,31 mmol sản phẩm 18 (hiệu suất 88%).
- Bước 3: Điều chế L-tert-butyl N-(2,6-dioxohexahydro-3-pyridine)
carbamate (11)
Khuấy dung dịch sodium amide NaNH2 [65,46 mmol; được điều chế từ
Na (1,5 g) tác dụng với NH 3, xúc tác Fe(NO3)3 trong NH3 lỏng (250 ml)],
đồng thời thêm vào (6 g, 21,82 mmol) dung dịch diester 18 trong THF khan
(150 ml) ở nhiệt độ -330C. Khuấy trong 2 giờ, rồi thêm 10 g NH 4Cl, cho phép
NH3 bay hơi. Thêm 200 ml H2O, rồi chiết hỗn hợp bằng chloroform (3x200
ml). Làm khan dịch chiết với Na2SO4, cô đặc, rồi phân tách bằng sắc ký cột
silica gel (CHCl3 : acetone = 9 : 1) thu được (3,38g; 13,11 mmol; hiệu suất
68%) tinh thể 11 có nhiệt độ nóng chảy 212-2140C.
- Bước 4: Điều chế amino glutarimide trifloroacetate (12)
Từ từ thêm TFA (20 ml) vào dung dịch của 11 trong CH2Cl2 (200 ml) ở
00C. Khuấy mạnh dung dịch trong 3,5 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau khi phản ứng
kết thúc (nhận biết bằng TLC), cất quay dung môi thu được 2,62 g chất rắn
aminoglutarimide trifloroacetate (12).
- Bước 5: Điều chế thalidomide (1)
Cho phthalic anhydride (5) (1,02 g; 7 mmol) và Et3N (2,43 ml) vào (2g;
8,26 mmol) amino glutarimide trifloroacetate (12). Đun hồi lưu hỗn hợp trên
2 giờ trong 75 ml acid acetic băng. Sau khi phản ứng kết thúc (theo dõi bằng
TLC), cho hỗn hợp vào đá. Lọc chân không bằng phễu Burner thu được bột,
kết tinh bột này từ ethyl acetate được thalidomide (1) (1,15 g; 4,48 mmol;
hiệu suất 65%).
4.2. Tổng hợp lập thể [36]
- Bước 1: Điều chế N-tertbutyloxycarbonyl glutamic acid α-phenyl ester
(20)
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
34
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Khuấy dung dịch gồm (1 g; 2,9 mmol) BOC-Glu(Obn)-OH (19), phenol
(278 mg; 2,9 mmol), dicyclohexylcarbodiimide (DCC) (609 mg; 2,9 mmol)
và pyridine (250 μl; 2,9 mmol) trong 15 ml ethyl acetate ở nhiệt độ phòng qua
đêm. Lọc kết tủa dicyclohexylurea. Theo thứ tự rửa dịch lọc với dung dịch
NaHCO3 bão hòa, acid citric 10%, nước. Sau đó lớp hữu cơ được làm khan
bởi Na2SO4. Cất dung môi dưới áp suất thấp. Sử dụng sắc kí (SiO 2, ether dầu
hỏa : ethyl acetate = 2 : 1) để tinh chế thu được 1,1 g (hiệu suất 94%) BOCGlu(Obn)-Oph, có nhiệt độ nóng chảy 840C. Hòa tan nó trong 20 ml MeOH,
rồi hydro hóa trên xúc tác Pd-C (115 mg) trong 2 giờ. Lọc tách xúc tác, rồi cất
dung môi dưới áp suất thấp. Tách bằng sắc ký (SiO 2, ether dầu hỏa : ethyl
acetate = 3 : 1) được 852 mg (99%) hợp chất (20) có nhiệt độ nóng chảy
750C.
- Bước
2:
Điều
chế
(S)-1-benzyloxy-3-tert-
butyloxycarbonylaminopiperidine-2,6-dione (21)
Cho 1-ethyl-3-(3-dimethylaminopropyl)carbodiimide hydrochloride (EDC)
(498 mg; 2,6 mmol) vào dung dịch gồm hợp chất 20 (568 mg; 1,7 mmol), 1hydroxybenzotriazole (HOBT) (279 mg; 2 mmol), triethylamine (Et 3N) (1,2
ml; 8,7 mmol) và benzyloxyamine (BnONH2) (264 μl; 2 mmol) trong 25 ml
CH2Cl2. Khuấy hỗn hợp trong 3 ngày ở nhiệt độ phòng. Theo thứ tự rửa dịch
lọc với dung dịch NaHCO3 bão hòa, acid citric 10%, nước. Sau đó lớp hữu cơ
được làm khan bằng Na2SO4. Cho dung môi bay hơi dưới áp suất thấp. Tách
bằng sắc ký cột (SiO2, cyclohexane : diethyl ether = 1 : 2) được 403 mg 21
(hiệu suất 71%) có nhiệt độ nóng chảy 146-1500C.
- Bước 3: Điều chế (S)-1-benzyloxy-3-phthalimidopiperidine-2,6-dione (22)
Hòa tan 21 (1,3 g; 3,9 mmol) trong 20 ml CH2Cl2. Sục khí HCl vào dung
dịch trong 10 phút rồi khuấy trong 30 phút. Cho CH 2Cl2 bay hơi dưới áp suất
thấp rồi hòa tan dẫn xuất muối chlorohydride trong 50 ml THF. Cho vào Et 3N
(3,3 ml; 23,4 mmol), phthalic anhydride (5) (692 mg; 4,7 mmol) và rây phân
tử loại 4 Å. Sau khi đun nóng 2 giờ, lọc hỗn hợp và loại bỏ dung môi dưới áp
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
35
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
suất thấp. Dùng sắc ký (SiO2, cyclohexane : diethyl ether = 1 : 1) thu được
993 mg 22 với hiệu suất 70%, có nhiệt độ nóng chảy 1290C.
- Bước 4: Điều chế (S)-1-hydroxy-3-phthalimidopiperidine-2,6-dione (23)
Hòa tan hợp chất 22 (327 mg; 0,9 mmol) trong 30 ml MeOH, và thêm vào
10% Pd-C (35 mg). Khuấy hỗn hợp dưới bầu khí hydrogen trong 2 giờ, rồi
lọc. cất dung môi dưới áp suất thấp. Phân tách bằng sắc ký (SiO 2, ether dầu
hỏa : ethyl acetate = 1 : 1) được 219 mg (hiệu suất 89%) hợp chất 23, có nhiệt
độ nóng chảy 224,80C.
- Bước 5: Điều chế thalidomide (1)
Khuấy dung dịch gồm hợp chất 23 (164 mg; 0,6 mmol), Et3N (83 μl; 0,6
mmol), bromoacetophenone (BrCH2COPh) (120 mg; 0,6 mmol) và xúc tác
DMAP (7 mg; 0,06 mmol) trong 30 ml CH3CN ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ
(có thể tách chất trung gian phenaxylete khi phản ứng được 30 phút). Cất
dung môi dưới áp suất thấp. Tách bằng sắc ký (SiO 2, cyclohexane :
diethylether = 1:1) thu được 124 mg (hiệu suất 80%) S-(-)thalidomide, có
nhiệt độ nóng chảy 2690C.
5. QUY TRÌNH LỰA CHỌN
Từ các quy trình trên, em chọn quy trình tổng hợp trên cơ sở các tài liệu
[26], [27], [28] làm phương án để tiến hành thực nghiệm điều chế
thalidomide vì nó có các ưu điểm sau:
- Thứ nhất là các nguyên liệu chính (phthalic acid, glutamic acid, urea)
có giá thành thấp hơn nếu so sánh với giá nguyên liệu của các phương pháp
khác.
- Thứ hai là hiệu suất của phản ứng tương đối cao, gồm 2 giai đoạn,mỗi
giai đoạn hiệu suất trên dưới 70%.
- Thứ ba là các bước phản ứng đơn giản, phù hợp với điều kiện sản xuất
của ta.
Sau đây là sơ đồ các phản ứng đó:
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
36