Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 117 trang )
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
1
H-NMR, 13C-NMR, DEPT và MS cho thấy các chất 2 và 1 có cấu trúc phù
hợp với hướng dự đoán.
2.1. Về phổ hồng ngoại IR [44], [45], [46], [47]
Phổ hồng ngoại IR cho phép ta xác định các nhóm chức của phân tử vì
mỗi liên kết hóa học được đặc trưng bởi một tần số nhóm (υ). Dưới đây là
một số nhận định chung về các dữ liệu phổ hồng ngoại IR của các hợp chất 2
và 1:
- Hợp chất 2:
Trên phổ hồng ngoại IR của hợp chất 2 nhận thấy 1 pic yếu tại 3469 cm-1
là cộng dao động hóa trị đặc trưng của hai nhóm carbonyl in-phase và outphase (υip(C=O)2 + υop(C=O)2). Cộng dao động hóa trị loại này thường xuất
hiện trong khu vực (3470 – 3570) cm-1 [46]. Trong vùng (3100 – 2900) cm-1
đặc trưng cho dao động hóa trị của các nhóm CH và CH2, thấy xuất hiện các
pic yếu tại 3067,52 cm-1 và 2924,06 cm-1.
Các dẫn xuất của phthalimide thường có 2 pic từ 1800 – 1700 cm -1 do sự
khác nhau về tương tác giữa hai nhóm carbonyl [45]:
Dao động hóa trị đối xứng
Dao động hóa trị bất đối xứng
(symmetric)
(asymmetric)
(1800 – 1750) cm-1
(1750 – 1700) cm-1
Đối với hợp chất 2, nhận thấy sự có mặt của các pic: 1775,97 và
1715,70 cm-1 với cường độ rất mạnh, thể hiện dao động hóa trị đối xứng và
bất đối xứng của C=O trong khung phthalimide.
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
75
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Đối với anhydride vòng 6 cạnh no, người ta thường quan sát thấy các
tín hiệu đặc trưng cho dao động hóa trị đối xứng và bất đối xứng lần lượt tại
(1830 – 1820) cm-1 và (1790 – 1782) cm-1 [46]. Trên phổ IR của 2, ta quan sát
thấy 1 pic có cường độ mạnh tại 1817,21 cm -1 nằm trong vùng dao động hóa
trị đối xứng của C=O anhydride. Tuy nhiên trong khu vực (1790 – 1782) cm -1
tương ứng với dao động hóa trị bất đối xứng của C=O anhydride, không quan
sát thấy tín hiệu nào có cường độ lớn. Có thể lý giải rằng tín hiệu này đã bị
các tín hiệu khác che khuất.
Ta cũng có thể quan sát thấy rõ các tín hiệu đặc trưng của C-O trên
vòng no anhydride trong vùng (952 – 909) và (1299 – 1176) cm -1: đó là hai
pic tại 973.38 và 1230,34 cm-1.
Tại vùng (900 – 675) cm-1 là vùng đặc trưng cho CH của vòng thơm, có
1 tín hiệu mạnh tại 719,59 cm-1. Ngoài ra còn quan sát thấy tín hiệu trung bình
tại 1474,60 cm-1 nằm trong vùng dao động biến dạng của CH và CH 2. Tín
hiệu này đã dịch chuyển giảm tần số dao động do ảnh hưởng của nhóm
carbonyl C=O đứng cạnh.
- Hợp chất 1
Quan sát phổ đồ hồng ngoại IR của hợp chất 1, nhận thấy có khá nhiều
điểm tương tự: sự có mặt của 1 pic đặc trưng cho dao động biến dạng CH
vòng thơm (729,71 cm-1); C=O phthalimide cộng dao động hóa trị (3477,66
cm-1); CH và CH2 vòng no (3112,74 và 2919,55 cm-1); dao động biến dạng
CH và CH2 no (1474,32 cm-1); dao động hóa trị đối xứng và bất đối xứng của
C=O phthalimide (1778,12 và 1703,66 cm-1). Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự
vắng mặt của các pic đặc trưng cho liên kết C-O của vòng no anhydride trong
vùng (952 – 909) và (1299 – 1176) cm-1 như trong hợp chất 2; đồng thời thấy
sự xuất hiện của một pic yếu tại vùng (3250 – 3150) cm -1 – vùng đặc trưng
cho liên kết N – H amide: 3198,61 cm-1. Từ đó có thể kết luận rằng liên kết CO không tồn tại trong cấu trúc hợp chất 1, nhưng lại xuất hiện liên kết mới NLê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
76
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
H. Những dữ liệu này chứng tỏ phản ứng đã xảy ra và hợp chất thu được rất
phù hợp với định hướng điều chế hợp chất 1.
2.2. Về phổ khối MS [47], [48]
Phổ MS cho biết thông tin về khối lượng phân tử và các mảnh vỡ tương
ứng của hợp chất kiểm tra. Việc phân tích các phân mảnh của các hợp chất
cũng nhằm khẳng định thêm cấu trúc đã được xác định thông qua các phổ IR,
NMR trước đó.
Trên phổ MS của hợp chất 1 thấy pic ion phân tử [M]+=258; còn hợp
chất 2 lại có pic ion phân tử [M]+=259. Trên phổ đồ của hai hợp chất này, có
thể quan sát thấy các phân mảnh giống nhau: 173, 148, 132, 130, 104 và 76.
Sau đây là sơ đồ phân mảnh dự đoán của hợp chất 1 (theo phần mềm NIST
MS Interpreter): (xem trang bên)
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
77
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Hình 6. Sơ đồ phân mảnh của hợp chất 1
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
78
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
2.3. Về phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR [44], [46]
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR cho phép nhận dạng và xác định
số và loại proton trong cấu trúc của một hợp chất hóa học. Đại lượng đặc
trưng cho mỗi nhóm proton ở các phân tử khác nhau là độ chuyển dịch hóa
học δ, hằng số tương tác J và cường độ pic. Dưới đây là một số nhận định
chung về các dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của các hợp chất 2
và 1:
- Hợp chất 2
Trên cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của hợp chất 2, tại vị trí 7,855 –
7,907 ppm, thấy xuất hiện 1 multiplet là tín hiệu đặc trưng cho 4 nguyên tử H
tại C-5,6,7,8 trên vòng thơm. Bên cạnh đó cũng có thể quan sát thấy 1
multiplet tại 4,794 – 4,823 ppm, cho thấy sự có mặt của 1 proton CH trên C13. Proton này chịu ảnh hưởng hút điện tử từ nguyên tử N và hiệu ứng liên
hợp của nhóm carbonyl C14 nên có sự chuyển dịch mạnh về phía trường yếu.
Các tín hiệu multiplet tại 2,339 – 2,381 ppm và 2,247 – 2,313 ppm lần lượt
đặc trưng cho 2 proton CH2 của C-17 và C-12. Proton CH2 của C17 ở gần
nhóm carbonyl C16 hơn nên chịu ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp, chuyển
dịch về phía trường yếu nhiều hơn proton CH2 của C12 (xa nhóm C19=O).
- Hợp chất 1
Trên phổ đồ 1H-NMR của hợp chất 1, quan sát thấy: 1 singlet tại 11,073
ppm, đặc trưng cho proton ở N-H. 1 multiplet tại 7,882 – 7,934 ppm đặc trưng
cho 4 proton của vòng thơm tại C-5,6,7,8. Tại vị trí 5,132 – 5,168 ppm xuất
hiện 1 double-doublet là tín hiệu đặc trưng của 1 proton C-H tương ứng với
C-13. Sự chuyển dịch mạnh về phía trường yếu như vậy có thể giải thích bởi
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
79
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
tương tác phẳng của nguyên tử N-2 và nhóm carbonyl C 14=O và tương tác
không gian của H-15 lên proton H-13. Multiplet tại 2,863 – 2,935 ppm và
2,052 – 2,1 ppm cho thấy sự có mặt của 2 proton CH 2 của C-17 (Ha và Hb). 2
proton này nằm ở hai phía khác nhau nên chịu tương tác khác nhau từ H-15,
do đó có độ chuyển dịch hóa học tương ứng khác nhau (hai proton không
tương đương về từ). Tín hiệu multiplet tại 2,497 – 2,633 ppm cho thấy sự có
mặt của 2 proton CH2 của C-12 (hai proton tương đương về từ).
2.4. Về phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR và DEPT [44], [46]
Phổ 13C-NMR cho ta biết và số lượng nguyên tử carbon trong các vị trí
khác nhau của phân tử. Đại lượng đặc trưng cho mỗi carbon ở mỗi nhóm khác
nhau là độ chuyển dịch hóa học δ. Phổ DEPT90 cho tín hiệu của C trong CH,
phổ DEPT135 cho tín hiệu của carbon trong CH&CH 3 (phía trên) và tín hiệu
của carbon CH2 (phía dưới). Dưới đây là một số nhận định chung về các dữ
liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR, DEPT của các hợp chất 2 và 1:
- Hợp chất 2:
Trên phổ 13C-NMR của hợp chất 2, quan sát thấy 3 pic đặc trưng nằm
trong vùng carbonyl: 173,666; 170,283 và 167,470 ppm, lần lượt thể hiện
C16=O, C14=O và 2 nhóm carbonyl tại C1, 3=O. 2 nhóm carbonyl tại C-1,3 liên
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
80
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
kết trực tiếp vào vòng thơm, chịu ảnh hưởng hút điện tử của vòng này nên bị
chuyển dịch mạnh về phía trường mạnh. C14 chịu tương tác xa của N-2 nên
cũng chuyển dịch về phía trường mạnh nhưng ít hơn C-1,3. Tại các vị trí
134,776; 131,288; 123,366 lần lượt là các tín hiệu của carbon vòng thơm C 6,7;
C4,9; C5,8. Các carbon này nằm ở vị trí khác nhau so với C 1,3=O nên chịu ảnh
hưởng khác nhau do đó có độ chuyển dịch hóa học khác nhau. Ngoài ra, có
thể quan sát thấy các tín hiệu đặc trưng cho carbon của cyclo alkane tại C 13
(51,142 ppm); C17 (30,428 ppm); C12 (23,746 ppm). Do có sự tương tác của N5 và 2 nhóm carbonyl C14,16=O mà các nguyên tử carbon cyclo alkane sẽ có độ
chuyển dịch hóa học khác nhau. C13 vừa gần N-5 và C=O sẽ chuyển dịch
mạnh về phía trường yếu. C17 chỉ gần C=O sẽ chuyển dịch về trường yếu ít
hơn C13.
- Hợp chất 1
Từ phổ DEPT90 và DEPT135, nhận thấy trong công thức cấu tạo của 1
không chứa nhóm methyl –CH3, có 3 tín hiệu CH tại CH: 134,772 ppm (C4,7
thơm); 123,303 ppm (C5,8 thơm); 48,970 ppm (C13 cyclo alkane); có 2 tín hiệu
CH2 tại 30,856 ppm (C17 cyclo alkane); 21,922 ppm (C12 cyclo alkane).
Từ phổ 13C-NMR của hợp chất 1, chúng ta tiếp tục nhận thấy các pic
đặc trưng của C=O: 172,563 ppm (C16=O); 169,658 ppm (C14=O) và 167,054
ppm (C1, 3=O).
Tất cả các vị trí này hoàn toàn tương tự với phổ 13C-NMR của hợp chất
(2). Từ đó, ta có thể kết luận rằng, hợp chất 1 và 2 có bộ khung carbon hoàn
toàn giống hệt nhau và so sánh với các dữ liệu phổ đã công bố [3] cho thấy
sản phẩm thalidomide điều chế ra có cấu trúc hoàn toàn phù hợp như công
thức đã biểu diễn.
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
81
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
KẾT LUẬN
Sau thời gian gần ba tháng thực hiện đề tài, với sự hướng dẫn tận tình,
chu đáo của các thầy cô và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành được
nhiệm vụ mà đồ án tốt nghiệp đặt ra. Cụ thể, đó là những công việc sau:
1. Đã tổng quan về: tính chất vật lý, tác dụng dược của thalidomide. Liệt
kê có hệ thống các phương pháp tổng hợp thalidomide và chất trung
gian N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride. Lựa chọn phương pháp tối
ưu, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
2. Khảo sát phương pháp và thông số điều chế hợp chất trung gian Nphthaloyl-DL-glutamic anhydride làm nguyên liệu điều chế
thalidomide. Thay đổi dung môi kết tinh chất này thu được hiệu suất
cao hơn và chất lượng tinh thể tốt hơn.
3. Khảo sát phương pháp và thông số điều chế thalidomide. Ứng dụng hai
phần mềm MODDE 5.0 và INForm 3.1 để quy hoạch thực nghiệm và
tối ưu hóa quy trình điều chế thalidomide.
4. Tìm được hệ dung môi chạy sắc ký để theo dõi tiến trình phản ứng và
sơ bộ đánh giá sản phẩm thu được.
5. Cấu trúc của các hợp chất tổng hợp ra (1) và (2) được nhận dạng, xác
định bằng các hằng số vật lý (R f, tnc) và các loại phổ IR, MS, 1H-NMR,
13
C-NMR, DEPT90, DEPT135.
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
82
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
83
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. GIÁ HOẠT CHẤT THALIDOMIDE
90
PHỤ LỤC 2. CÁC PHỔ ĐỒ
109
Hình 7. Phổ IR của hợp chất 2
109
Hình 8. Phổ IR của hợp chất 1
110
Hình 9. Phổ MS của hợp chất 2
111
Hình 10. Phổ MS của hợp chất 1
112
Hình 11. Phổ 1H-NMR của hợp chất 2
113
Hình 12. Phổ 1H-NMR (2) của hợp chất 2
114
Hình 13. Phổ 13C-NMR của hợp chất 2
115
Hình 14. Phổ 1H-NMR của hợp chất 1
116
Hình 15. Phổ 1H-NMR (2) của hợp chất 1
117
Hình 16. Phổ 13C-NMR của hợp chất 1
118
Hình 17. Phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất 1
119
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
84
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
PHỤ LỤC 1. GIÁ HOẠT CHẤT THALIDOMIDE
Tên
Tên
catalogue
Tên công ty
Địa chỉ
Reininghausstr
asse 49
1H-Isoindole1,3(2H)-dione, 2(2,6-dioxo-3piperidinyl)-
Aurora
Screening
Library
Aurora Fine
Chemicals
Ltd
Thalidomide
TRC
Biomedical
Research
Chemicals
Toronto
Research
Chemicals
Inc.
Thalidomide
TRC
Biomedical
Research
Chemicals
Toronto
Research
Chemicals
Inc.
2 Brisbane Rd.
(+/-)-Thalidomide
ChemPur
Product List
ChemPur
GmbH
(+/-)-Thalidomide
ChemPur
Product List
ChemPur
GmbH
Thành phố
Nước
Liên hệ
Số
lượng
Giá
Áo
Email:
aurora@aurorafinechemicals.c
om
mg
Liên hệ
Canada
Phone: (416) 665-9696
Phone: 1-800-727-9240
Fax: (416) 665-4439
Email: info@trc-canada.com
500mg
$70
Canada
Phone: (416) 665-9696
Phone: 1-800-727-9240
Fax: (416) 665-4439
Email: info@trc-canada.com
5g
$560
Rueppurrer Str.
Karlsruhe
92
Đức
Phone: +49 721 9338140
Fax: +49 721 472001
Email: info@ChemPur.de
100 mg
Liên hệ
Rueppurrer Str.
Karlsruhe
92
Đức
Phone: +49 721 9338140
Fax: +49 721 472001
Email: info@ChemPur.de
500 mg
Liên hệ
2 Brisbane Rd.
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
Graz
North York
North York
85