Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 117 trang )
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
rằng Pyridine + H2O là một hệ dung môi lý tưởng hòa tan toàn bộ các hợp
chất 3, 4, 5 ở tỷ lệ lớn.
Để lý giải cho sự vắng mặt kết tủa nói trên, chúng tôi cũng đưa ra giả
thuyết: giữa hợp chất 3, 4 và dung môi pyridine có sự tạo muối (acid + base
hữu cơ) và muối này tan trong nước. Tương tự như vậy, hợp chất 5 dư sau
phản ứng đã bị thủy phân (do sự có mặt của H 2O là sản phẩm, tạo thành
phthalic acid có khả năng tạo muối tan với pyridine. Trên cơ sở đó, chúng tôi
sử dụng HCl và H2SO4 để đẩy pyridine ra khỏi các muối, tạo thành các acid
mong đợi: 3, 4 và phthalic acid. Tuy nhiên ngay cả khi pH dung dịch ≤ 7, vẫn
không có kết tủa nào tạo ra. Chúng tôi cho rằng các chất 3, 4, 5 không chỉ tạo
muối với pyridine mà chúng còn kết hợp với nhau tạo thành 1 hỗn hợp tan và
tan được trong nước nên không thể kết tủa ra
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm về giảm lượng dung môi sử dụng.
Kết quả cho thấy các trường hợp sử dụng lượng ít dung môi pyridine hơn cho
hiệu suất sản phẩm thấp hơn. Chúng tôi cho rằng: nếu lượng dung môi
pyridine không đủ để tạo hỗn hợp đẳng phí với toàn bộ lượng H 2O sinh ra (tỷ
lệ mol tạo hỗn hợp đẳng phí là pyridine:nước=1:3), lượng nước còn lại sẽ tác
dụng với tác nhân Ac2O ở giai đoạn sau, làm giảm lượng tác nhân, từ đó gây
giảm hiệu suất sản phẩm.
Chúng tôi tiến hành thay đổi dung môi pyridine bởi các dung môi khác
có độ sôi gần tương đương: 1,4-dioxane, DMF (dimethyl formamide) nhằm
tránh việc tạo liên kết bền giữa dung môi – chất tan. Tuy nhiên khi theo dõi
tiến trình phản ứng trên sắc ký bản mỏng thì không nhận thấy dấu hiệu chứng
tỏ phản ứng đã xảy ra. Chúng tôi cũng xác định điểm chảy của phần rắn thu
được trong hỗn hợp sau phản ứng thì nhận thấy không phải hợp chất mong
đợi. Trong trường hợp này, chúng tôi cho rằng 1,4-dioxane và DMF không
đáp ứng đầy đủ vai trò của dung môi pyridine trong phản ứng: dung môi Nacyl hóa. Chúng tôi đã sử dụng 4-DMAP kết hợp với hai dung môi trên để
xúc tác cho quá trình N-acyl hóa. Tuy nhiên, vượt hơn cả sự mong đợi, 4DMAP xúc tác tất cả các hướng acyl hóa, kết quả cho thấy trên sắc ký bản
mỏng: xuất hiện nhiều vệt sát nhau, liên tiếp kéo dài. Khi xác định điểm chảy
của cặn rắn sau phản ứng nhận thấy không phải hợp chất 3 như mong đợi.
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
69
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Cơ chế phản ứng:
Với tất cả những thất bại trên chúng tôi đã suy nghĩ, phân tích cơ chế
phản ứng tạo thành hợp chất 3 như trên và có một số giả thuyết như sau:
Tại thời điểm kết thúc phản ứng, sẽ thu được hỗn hợp giữa chất
trung gian 3’ như trên và hợp chất 3 ở trạng thái cân bằng. Cả 2 hợp chất này
tạo liên kết bền với pyridine và liên kết này không thể phá được bằng việc
đưa acid vô cơ (HCl, H2SO4) vào như đã làm. Liên kết bền này làm tồn tại
dạng chất tan tốt trong pyridine và nước.
Trong quá trình cất dung môi pyridine, tại thời điểm ban đầu, H 2O
(tạo thành sau phản ứng) sẽ tạo hỗn hợp đẳng phí với pyridine và bị cất ra,
gây chuyển dịch cân bằng, tạo ra 3 nhiều hơn. Vì vậy, trong thời gian cất
pyridine, phản ứng vẫn tiếp tục diễn ra.
Trên cơ sở giả thuyết đó, chúng tôi quyết định không tách 3 mà tiến
hành cất pyridine sau đó cho Ac2O vào để thực hiện đóng vòng tạo anhydride.
Chúng tôi cho rằng khi cất pyridine phải đảm bảo cất kiệt H 2O vì lượng H2O
dư sẽ tác dụng với Ac2O, làm giảm lượng tác nhân Ac2O trong giai đoạn 2.
1.1.2. Giai đoạn 2
Khi thực hiện giai đoạn 2 (loại nước để đóng vòng tạo anhydride), có
một số vấn đề cần lưu ý:
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
70
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Tại thời điểm ban đầu của phản ứng, thường xuất hiện sự sôi mãnh liệt
diễn ra trong khoảng 1 phút sau đó dừng. Có thể lý giải rằng sự sôi này gây ra
bởi nhiệt tạo thành từ hai phản ứng sau:
1. 3 2 + H2O + Q1
2. H2O + Ac2O 2AcOH + Q2
Tại thời điểm ban đầu của phản ứng, do nồng độ các chất tham gia phản ứng
cao nên tốc độ hai phản ứng này diễn ra nhanh, dẫn tới sự tỏa nhiệt nhanh.
Lượng nhiệt này làm sôi mạnh dung dịch. Sau khoảng 1 phút, tốc độ phản
ứng đã giảm, lượng nhiệt tỏa ra không nhanh và mạnh như ban đầu nên không
còn hiện tượng sôi mãnh liệt nữa.
Chúng tôi cũng tiến hành thử nghiệm giảm lượng dung môi Ac 2O sử dụng
nhưng kết quả cho thấy hiệu suất sản phẩm thu được giảm đi. Vì lượng Ac 2O
sử dụng bao gồm: lượng cho phản ứng loại nước + lượng phản ứng với nước
tạo AcOH. Nếu lấy ít đi, lượng dành cho phản ứng loại nước tạo anhydride
không đủ, làm hiệu suất phản ứng giảm rõ rệt.
Sau phản ứng, tiến hành cất ½ lượng dung môi. Nếu cất ít hơn thì không
đảm bảo độ quá bão hòa để sản phẩm kết tinh ra toàn lượng. Nếu cất quá
nhiều dung môi, sẽ thu được một hỗn hợp đặc, quánh, nên hợp chất 2 không
thể kết tinh ra (do sản phẩm chính và tạp chất đều ở nồng độ quá bão hòa).
Dung môi diethyl ether (Et2O) được sử dụng để tinh chế sản phẩm. Dung
môi này có độ hòa tan thấp đối với sản phẩm 2, tan lẫn với AcOH/Ac2O và
pyridine nên có thể dùng để rửa 2. Mặt khác, do Et2O dễ bay hơi nên làm cho
sản phẩm sau rửa có độ tơi, xốp cao, dễ lọc, ít bị mất mát (do bám vào các
dụng cụ). Chúng tôi cũng đã thử sử dụng H2O để ngâm rửa sản phẩm nhằm
loại AcOH/Ac2O và pyridine, tuy nhiên H2O có khả năng hòa tan 2 lại gây
thủy phân cho chất này. Đồng thời 2 rửa với H2O không có được độ tơi xốp
như đối với Et2O. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn Et 2O làm dung môi tinh
chế lần 1 cho hợp chất 2.
Kết tinh lại: Dựa trên tài liệu [26], chúng tôi đã thực hiện kết tinh lại với
dung môi ethyl acetate. Tuy nhiên, khả năng hòa tan của dung môi này với 2
thấp (ngay cả ở nhiệt độ sôi), do đó cho hiệu suất kết tinh không cao. Mặt
khác, kết tinh bằng dung môi ethyl acetate cho tinh thể nhỏ, vụn, không tơi
xốp. Chúng tôi đã thử nghiệm với dung môi acetone và nhận thấy:
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
71
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
o Khả năng hòa tan 2 tốt hơn dung môi ethyl acetate.
o Tinh thể thu được khi kết tinh với acetone là tinh thể màu trắng,
hình kim, có độ tơi, xốp cao.
Tuy nhiên dung môi acetone có nhược điểm là dễ bay hơi ngay cả ở
nhiệt độ thường do đó không phù hợp cho việc lọc nóng. Chúng tôi đã khắc
phục nhược điểm này bằng cách gạn lấy dịch. Dịch này được làm lạnh để kết
tinh ở nhiệt độ phòng, sau đó tiếp tục được làm lạnh bằng nước đá. Tinh thể
thu được trắng hơn vì đã loại bỏ được pyridine dư (gây màu vàng cho 2 trước
kết tinh lại).
Hợp chất 2 khi xác định điểm chảy, quan sát thấy hai khoảng điểm chảy
khác nhau ở trên và dưới 2000C. Tham khảo trong các tài liệu đã công bố về
độ chảy của hợp chất này, chúng tôi thấy rằng có tài liệu chỉ công bố 1
khoảng điểm chảy ở trên hoặc dưới 2000C, có tài liệu công bố đồng thời hai
khoảng điểm chảy này. Theo chúng tôi, có thể đó là do 2 tồn tại ở hai dạng
cấu trúc tinh thể khác nhau hoặc tinh thể của 2 tồn tại ở dạng khan và dạng
ngậm nước. Trong quá trình đo điểm chảy, chúng tôi đã quan sát thấy hai
dạng tinh thể khác nhau này.
1.2. Về điều chế thalidomide 1
Phản ứng điều chế thalidomide 1 thực hiện ở điều kiện hỗn hợp các chất
tham gia phản ứng đều nóng chảy, do đó phải đảm bảo yêu cầu khuấy trộn và
điều nhiệt. Nếu quá nhiệt, các chất trong hỗn hợp phản ứng sẽ bị cháy, bị
phân hủy.
Giả thuyết về cơ chế phản ứng:
Chúng tôi cho rằng đây là một quá trình liên hợp nhiều bước với nhiều
phản ứng:
Bước 1: Urea nóng chảy sau đó phẩn hủy thành NH3 và isocyanic acid:
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
72
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Bước 2: NH3 phản ứng với (2) tạo amide
Hoặc
Sau đó
Bước 3: Amide đóng vòng tạo thalidomide 1
Hoặc
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
73
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Trong quá trình thực hiện phản ứng điều chế thalidomide 1, chúng tôi nhận
thấy:
Tỷ lệ các chất tham gia phản ứng ảnh hưởng tới nhiệt độ nóng chảy của
hỗn hợp phản ứng. Tỷ lệ urea càng cao càng làm nhiệt độ nóng chảy giảm.
Hỗn hợp đầu phải được nghiền nhỏ, trộn đều để đảm bảo tính đồng nhất
khi nóng chảy. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu suất của phản ứng.
Dựa trên số liệu thu được từ thực nghiệm, có thể nhận thấy tỷ lệ U/A = 2
÷ 3; thời gian ≥ 20 phút, nhiệt độ ≥1750C thì cho hiệu suất cao hơn.
Về tối ưu hóa và quy hoạch thực nghiệm: Với sự trợ giúp của phần mềm
MODDE 5.0 và INForm 3.1, chúng tôi đã thực hiện thành công quy hoạch
thực nghiệm với số thí nghiệm nhỏ nhất 9. Thay vì sử dụng phương pháp
khảo sát thực nghiệm truyền thống: chỉ thay đổi một yếu tố, các yếu tố khác
không đổi, chúng tôi đã sử dụng phương pháp hiện đại để định hướng thực
nghiệm. Với phương pháp này, chúng tôi vừa có thể giảm số thí nghiệm phải
thực hiện đồng thời có thể khảo sát được sự tương tác giữa các yếu tố (điều
mà trong mô hình thực nghiệm truyền thống chưa làm được).
2. VỀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA CÁC CHẤT TỔNG HỢP [44],
[45], [46], [47], [48].
Phổ là phương pháp vật lý hữu hiệu nhất hiện nay được ứng dụng trong
hóa học hữu cơ để xác định cấu trúc của các hợp chất. Các dữ liệu về phổ IR,
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
74
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
1
H-NMR, 13C-NMR, DEPT và MS cho thấy các chất 2 và 1 có cấu trúc phù
hợp với hướng dự đoán.
2.1. Về phổ hồng ngoại IR [44], [45], [46], [47]
Phổ hồng ngoại IR cho phép ta xác định các nhóm chức của phân tử vì
mỗi liên kết hóa học được đặc trưng bởi một tần số nhóm (υ). Dưới đây là
một số nhận định chung về các dữ liệu phổ hồng ngoại IR của các hợp chất 2
và 1:
- Hợp chất 2:
Trên phổ hồng ngoại IR của hợp chất 2 nhận thấy 1 pic yếu tại 3469 cm-1
là cộng dao động hóa trị đặc trưng của hai nhóm carbonyl in-phase và outphase (υip(C=O)2 + υop(C=O)2). Cộng dao động hóa trị loại này thường xuất
hiện trong khu vực (3470 – 3570) cm-1 [46]. Trong vùng (3100 – 2900) cm-1
đặc trưng cho dao động hóa trị của các nhóm CH và CH2, thấy xuất hiện các
pic yếu tại 3067,52 cm-1 và 2924,06 cm-1.
Các dẫn xuất của phthalimide thường có 2 pic từ 1800 – 1700 cm -1 do sự
khác nhau về tương tác giữa hai nhóm carbonyl [45]:
Dao động hóa trị đối xứng
Dao động hóa trị bất đối xứng
(symmetric)
(asymmetric)
(1800 – 1750) cm-1
(1750 – 1700) cm-1
Đối với hợp chất 2, nhận thấy sự có mặt của các pic: 1775,97 và
1715,70 cm-1 với cường độ rất mạnh, thể hiện dao động hóa trị đối xứng và
bất đối xứng của C=O trong khung phthalimide.
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
75
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Đối với anhydride vòng 6 cạnh no, người ta thường quan sát thấy các
tín hiệu đặc trưng cho dao động hóa trị đối xứng và bất đối xứng lần lượt tại
(1830 – 1820) cm-1 và (1790 – 1782) cm-1 [46]. Trên phổ IR của 2, ta quan sát
thấy 1 pic có cường độ mạnh tại 1817,21 cm -1 nằm trong vùng dao động hóa
trị đối xứng của C=O anhydride. Tuy nhiên trong khu vực (1790 – 1782) cm -1
tương ứng với dao động hóa trị bất đối xứng của C=O anhydride, không quan
sát thấy tín hiệu nào có cường độ lớn. Có thể lý giải rằng tín hiệu này đã bị
các tín hiệu khác che khuất.
Ta cũng có thể quan sát thấy rõ các tín hiệu đặc trưng của C-O trên
vòng no anhydride trong vùng (952 – 909) và (1299 – 1176) cm -1: đó là hai
pic tại 973.38 và 1230,34 cm-1.
Tại vùng (900 – 675) cm-1 là vùng đặc trưng cho CH của vòng thơm, có
1 tín hiệu mạnh tại 719,59 cm-1. Ngoài ra còn quan sát thấy tín hiệu trung bình
tại 1474,60 cm-1 nằm trong vùng dao động biến dạng của CH và CH 2. Tín
hiệu này đã dịch chuyển giảm tần số dao động do ảnh hưởng của nhóm
carbonyl C=O đứng cạnh.
- Hợp chất 1
Quan sát phổ đồ hồng ngoại IR của hợp chất 1, nhận thấy có khá nhiều
điểm tương tự: sự có mặt của 1 pic đặc trưng cho dao động biến dạng CH
vòng thơm (729,71 cm-1); C=O phthalimide cộng dao động hóa trị (3477,66
cm-1); CH và CH2 vòng no (3112,74 và 2919,55 cm-1); dao động biến dạng
CH và CH2 no (1474,32 cm-1); dao động hóa trị đối xứng và bất đối xứng của
C=O phthalimide (1778,12 và 1703,66 cm-1). Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự
vắng mặt của các pic đặc trưng cho liên kết C-O của vòng no anhydride trong
vùng (952 – 909) và (1299 – 1176) cm-1 như trong hợp chất 2; đồng thời thấy
sự xuất hiện của một pic yếu tại vùng (3250 – 3150) cm -1 – vùng đặc trưng
cho liên kết N – H amide: 3198,61 cm-1. Từ đó có thể kết luận rằng liên kết CO không tồn tại trong cấu trúc hợp chất 1, nhưng lại xuất hiện liên kết mới NLê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
76
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
H. Những dữ liệu này chứng tỏ phản ứng đã xảy ra và hợp chất thu được rất
phù hợp với định hướng điều chế hợp chất 1.
2.2. Về phổ khối MS [47], [48]
Phổ MS cho biết thông tin về khối lượng phân tử và các mảnh vỡ tương
ứng của hợp chất kiểm tra. Việc phân tích các phân mảnh của các hợp chất
cũng nhằm khẳng định thêm cấu trúc đã được xác định thông qua các phổ IR,
NMR trước đó.
Trên phổ MS của hợp chất 1 thấy pic ion phân tử [M]+=258; còn hợp
chất 2 lại có pic ion phân tử [M]+=259. Trên phổ đồ của hai hợp chất này, có
thể quan sát thấy các phân mảnh giống nhau: 173, 148, 132, 130, 104 và 76.
Sau đây là sơ đồ phân mảnh dự đoán của hợp chất 1 (theo phần mềm NIST
MS Interpreter): (xem trang bên)
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
77
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
Hình 6. Sơ đồ phân mảnh của hợp chất 1
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
78
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp 2009
2.3. Về phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR [44], [46]
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR cho phép nhận dạng và xác định
số và loại proton trong cấu trúc của một hợp chất hóa học. Đại lượng đặc
trưng cho mỗi nhóm proton ở các phân tử khác nhau là độ chuyển dịch hóa
học δ, hằng số tương tác J và cường độ pic. Dưới đây là một số nhận định
chung về các dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của các hợp chất 2
và 1:
- Hợp chất 2
Trên cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của hợp chất 2, tại vị trí 7,855 –
7,907 ppm, thấy xuất hiện 1 multiplet là tín hiệu đặc trưng cho 4 nguyên tử H
tại C-5,6,7,8 trên vòng thơm. Bên cạnh đó cũng có thể quan sát thấy 1
multiplet tại 4,794 – 4,823 ppm, cho thấy sự có mặt của 1 proton CH trên C13. Proton này chịu ảnh hưởng hút điện tử từ nguyên tử N và hiệu ứng liên
hợp của nhóm carbonyl C14 nên có sự chuyển dịch mạnh về phía trường yếu.
Các tín hiệu multiplet tại 2,339 – 2,381 ppm và 2,247 – 2,313 ppm lần lượt
đặc trưng cho 2 proton CH2 của C-17 và C-12. Proton CH2 của C17 ở gần
nhóm carbonyl C16 hơn nên chịu ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp, chuyển
dịch về phía trường yếu nhiều hơn proton CH2 của C12 (xa nhóm C19=O).
- Hợp chất 1
Trên phổ đồ 1H-NMR của hợp chất 1, quan sát thấy: 1 singlet tại 11,073
ppm, đặc trưng cho proton ở N-H. 1 multiplet tại 7,882 – 7,934 ppm đặc trưng
cho 4 proton của vòng thơm tại C-5,6,7,8. Tại vị trí 5,132 – 5,168 ppm xuất
hiện 1 double-doublet là tín hiệu đặc trưng của 1 proton C-H tương ứng với
C-13. Sự chuyển dịch mạnh về phía trường yếu như vậy có thể giải thích bởi
Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49
79