1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.73 KB, 46 trang )


Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



 Chi phí khác: là các khoản chi phí ngoài dự tính của doanh nghiệp và không

thường xuyên. Gồm các khoản như: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị

còn lại của TSCĐ thanh lý; Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ;

Bị phạt thuế, truy nộp thuế..

Kết quả

Lợi nhuận

hoạt

gộp từ bán

động

=

hàng và

kinh

cung cấp

doanh

dịch vụ

Trong đó:

Lợi nhuận gộp từ

bán hàng và cung

cấp dịch vụ



Doanh thu thuần

về bán hàng và

cung cấp dịch vụ



Doanh

thu

+

hoạt động

tài chính



=



=



Chi Phí

hoạt động

tài chính



-



Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp

dịch vụ



Tổng doanh thu

bán hàng và cung

cấp dịch vụ trong

kỳ



-



Chi

Phí

Bán

hàng



Các

khoản

giảm trừ

doanh

thu



-



Chi phí

quản lý

doanh

nghiệp



Trị giá vốn

hàng bán



-



-



Thuế TTĐB,

thuế XNK,

thuế GTGT

(nộp theo pp

trực tiếp)



*Nhóm chỉ tiêu về doanh thu:

Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được

trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông

thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế

doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động

sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn

chủ sở hữu.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng

hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ

(chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc

biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo

phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo, làm cơ sở tính kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp



SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



6



MSV:



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



Doanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ

tức,lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

Hoặc doanh thu hoạt đọng tài chính là số tiền thu được từ các hoạt động đầu tư

tài chính.

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho

khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm

chất,sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng hóa đã xác định là tiêu thụ bị

khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

Thu nhập khác: Là những khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ

hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.

* Nhóm chỉ tiêu về chi phí:

Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán

dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc các phát sinh

các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối

cho cổ đông và chủ sở hữu.

Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình

bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Hoặc: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao

động vật hóa và các chi phí khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí hành chính và những chi

phí quản lý chung của toàn doanh nghiệp.

Hoặc: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao

động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh,

quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp.

Chi phí hoạt động tài chính:Phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài

chính bao gồm các khoản chi phí hoặc khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài

chính, chi phí cho vay và chi phí đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh liên kết. chi

phí giao dịch bán chứng khoán,lỗ tỷ giá hối đoái….

SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



7



MSV:



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



Hoặc: Là các chi phí khác liên quan đến họat động tài chính gồm chi phí liên

quan đến hoạt động góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, số vốn không

thu hồi được do dơ sở liên doanh đồng kiểm soát bị thua lỗ.

Chi phí khác: Là các chi phí ngoài chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong

quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như : chi phí về thanh

lý, nhượng bán tài sản cố định , các khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng….

Chi phí thuế TNDN hiện hành: Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và

chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập

thuế thu nhập hoãn lại ) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ kế toán.

Giá vốn hàng bán: Là giá trị thực tế của số hàn hóa đã tiêu thụ trong kỳ được

tính bằng tổng các khoản chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực

tiếp khác phát sinh để có được hàng bán ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá vốn

hàng bán được xác định theo các phương pháp sau:





Phương pháp bình quân gia quyền







Phương pháp giá thực tế đích danh







Phương pháp nhập trước – xuất trước







Phương pháp nhập sau – xuất trước



* Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận:

Lợi nhuận gộp: Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng

hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán

phát sinh trong kỳ báo cáo.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là phần còn lại của lợi nhuận

gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi cộng doanh thu hoạt động tài chính và

trừ đi các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Do vậy, KQKD là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong

một thời kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu

và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế trong một kỳ kế toán.

1.1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ Kế toán Kết quả kinh doanh.

Kế toán kết quả kinh doanh là phần hành kế toán tổng hợp cuối cùng dựa trên

số liệu do các phần hành kế toán trước đó cung cấp. Nó liên quan đến nhiều phần

hành kế toán khác nhau. Nó cung cấp số liệu mang tính chất tổng hợp về tình hình

SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



8



MSV:



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một công cụ quản lý hữu hiệu, cung cấp số

liệu lập báo cáo kết quả kinh doanh - một báo cáo tài chính quan trong. Vì vậy

doanh nghiệp cần hoàn thiện hơn nữa kế toán nói chung, cũng như kế toán kết quả

kinh doanh nói riêng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng

như phù hợp với thực trạng của nền kinh tế.

1.2 Nội dung Kế toán Kết quả kinh doanh theo chuẩn mực và chế độ kế toán

hiện hành.

1.2.1 Kế toán Kết quả kinh doanh theo chuẩn mực Kế Toán Việt Nam

Kế toán kết quả kinh doanh cần tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định

trong các chuẩn mực kế toán liên quan:VAS 01- Chuẩn mực chung; VAS 02 –

Hàng tồn kho; VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác; VAS 17–Thuế thu nhập

doanh nghiệp .

VAS 01- Chuẩn mực chung

Chuẩn mực này được ban hành và công bố theo QĐ số 165/2002/QĐ-BTC

ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Chuẩn mực đề cập tới các nguyên tắc

chi phối đến kế toán KQKD. Doanh nghiệp cần tôn trọng sáu nguyên tắc sau:

 Nguyên tắc cơ sở dồn tích:để KQKD được phản ánh một cách chính xác,

trung thực và hợp lý thì phải theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp bằng cách ghi sổ kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Các

nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,

nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh,

không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi hoặc tương đương tiền. Kết

quả thu được từ kế toán KQKD được thể hiển trên BCTC. Do vậy, BCTC lập trên

cơ sở dồn tích sẽ phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá

khứ, hiện tại và tương lai.

 Nguyên tắc hoạt động liên tục:kế toán KQKD phải được thực hiện trên cơ sở

giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh

doanh bình thường trong tương lai gần, nhờ đó, kết quả hoạt động kinh doanh kỳ

này sẽ mang tính kế thừa và nối tiếp logic với các kỳ kế toán trước và sau.



SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



9



MSV:



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



 Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với

nhau. Kế toán KQKD khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một

khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

 Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán KQKD mà

doanh nghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế

toán năm. Có như vậy KQKD mới được phản ánh một cách chính xác, nhanh chóng

và kịp thời.

 Nguyên tắc thận trọng: KQKD cần được xác định một cách nhanh chóng và

kịp thời nhưng phải đảm bảo được tính chính xác và trung thực của số liệu trên

BCTC của d. Do đó, kế toán cần phải xem xét, cân nhắc và phán đoán kỹ lưỡng khi

lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này khi áp

dụng trong kế toán KQKD đòi hỏi:

+ Phải lập các khoản dự phòng cho kỳ tiếp theo nhưng không lập quá lớn làm

ảnh hưởng đến kết quả thực tế thu được từ hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện tại.

+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, vì nếu

làm như vậy thì KQKD cuối kỳ sẽ không chính xác và trung thực.

+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ và chi phí để việc xác

định KQKD cuối kỳ đảm bảo tính chính xác.

+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về

khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng

chứng về khả năng phát sinh chi phí. Có như vậy, kế toán KQKD mới thực sự hiệu

quả và chính xác.

 Nguyên tắc trọng yếu:KQKD phản ánh năng lực và hiệu quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Đây chính là cơ sở để các nhà quản trị

doanh nghiệp có những nhìn nhận và đánh giá chính xác nhất, phục vụ cho những

quyết định, những chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp. Do đó, số liệu kế toán

KQKD phải chính xác và trung thực, không được có sai lệch so với thực tế. Nếu

những thông tin trên BCTC thiếu chính xác thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc ra quyết

định của đối tượng sử dụng trên BCTC của đơn vị.



SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



10



MSV:



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



VAS 02- Hàng tồn kho

Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc.

Hàng tồn kho cũng là một yếu tố quan trọng tham gia vào hoạt động kế toán kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí

liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái

hiện tại.

+Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được

hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi

phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu

thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất

được trừ (-) khỏi chi phí mua

+ Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp

đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố

định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa

nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm

Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp

sau: Phương pháp tính theo giá đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền;

Phương pháp nhập trước, xuất trước; Phương pháp nhập sau, xuất trước.

VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác

Chuẩn mực này được ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày

31/12/2001 của Bộ trưởng BTC. Chuẩn mực này bao gồm các nội dung liên quan

đến kế toán xác định KQKD.

Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập đóng vai trò quan trọng trong kế toán kết quả

kinh doanh. Do vậy, doanh thu phải được xác định một cách chính xác. Doanh thu

chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ

thu được.

Điều kiện để doanh thu bán hàng được ghi nhận:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;



SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



11



MSV:



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu

hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao

dịch cung cấp dịch vụ đó.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

- Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp

- Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng

loại doanh thu. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết cho từng khoản doanh

thu, nhẳm phản ánh chính xác kết quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý và lập

báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chuẩn mực này được ban hành theo QĐ số 12/2005/QĐ-BTC ngày

15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Chuẩn mực qui định và hướng dẫn các

nguyên tắc và phương pháp kế toán thuế TNDN. Các nội dung cơ bản của chuẩn

mực liên quan đến kế toán KQKD.

Qui định chung: Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh do ảnh hưởng về thuế TNDN của các giao dịch và các sự kiện

theo cùng phương pháp hạch toán cho chính các giao dịch và các sự kiện đó.

- Nếu các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh thì tất cả các nghiệp vụ phát sinh do ảnh hưởng của thuế TNDN có

liên quan cũng được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Nếu các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu

thì tất cả các nghiệp vụ phát sinh do ảnh hưởng thuế TNDN liên quan cũng được

ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



12



MSV:



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



Ghi nhận thuế TNDN:

- Hàng quý kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp trong quý.

Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành

của quý đó.

- Cuối năm tài chính, kế toán xác định và ghi nhận thuế TNDN thực tế phải

nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế TNDN

hiện hành. Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế

TNDN hiện hành trong báo cáo KQKD của năm đó.

1.2.2 Kế toán Kết quả kinh doanh theo chế độ hiện hành

1.2.1. Chứng từ kế toán.

Kết quả kinh doanh được xác định trên cơ sở số liệu đã được tập hợp, chứng

từ đã được sử dụng ngay khi ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Giai đoạn này chỉ còn chứng từ chi phí thuế thu nhập doanh nghiêp

- Chứng từ liên quan thuế thu nhập tạm tính: Tờ khai thuế thu nhập tạm tính

- Chứng từ liên quan thuế thu nhập hoãn lại: Bảng tính thuế thu nhập hoãn lại

- Chứng từ quyết toán thuế: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Và các chứng từ liên quan như

- Bảng tính kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động khác.

1.2.2 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

1.2.2.1. Các tài khoản sử dụng

Tài khoản 911- Kết quả kinh doanh

Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;

- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

- Tài khoản 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Các tài khoản liên quan:

Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 5 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá

- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm

SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



13



MSV:



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ

- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá

- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5121 - Doanh thu bán hàng hoá

- Tài khoản 5122 - Doanh thu bán các thành phẩm

- Tài khoản 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ

Tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính.

Tài khoản 711-Thu nhập khác

Tài khoản 632 - Gía vốn bán hàng.

Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên

- Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì

- Tài khoản 6413 - Chí phí dụng cụ, đồ dùng

- Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ

- Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành

- Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác

Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý

- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý

- Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng

- Tài khoản 6424 - Chí phí khấu hao TSCĐ

- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí

- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng

- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác

Tài khoản 811 -



Chi phí khác



SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



14



MSV:



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



1.2.2.1. Trình tự xác định kết quả kinh doanh

Kế toán lợi nhuận trước thuế

Cuối kì để xác định kết quả kinh doanh kế toán căn cứ số phát sinh trên sổ cái

của các tài khoản doanh thu, chi phí kết chuyển sang tài khoản kết quả kinh doanh.

Cuối kỳ:

- Kết chuyển doanh thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương

mại để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ, ghi có TK 531- Doanh thu hàng bán trả lại, TK 532- Giảm giá

hàng bán, TK521-Chiết khấu thương mại.

- Kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào Tài khoản Xác định kết quả

kinh doanh, ghi nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi có TK

911 - Xác định kết quả kinh doanh.

- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ,

chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu

hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý

nhượng bán bất động sản đầu tư. Kế toán ghi nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh

doanh, ghi có TK 632 - Giá vốn hàng.

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính ghi nợ TK 515 - Doanh thu hoạt

động tài chính, ghi có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

- Kết chuyển các khoản thu nhập khác ghi nợ TK 711 - Thu nhập khác, ghi có

TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính ghi nợ TK 911 - Xác định kết quả

kinh doanh, ghi có TK 635 - Chi phí tài chính.

- Kết chuyển các khoản chi phí khác của doanh nghiệp, ghi nợ TK 911 Xác

định kết quả kinh doanh, ghi có TK 811 - Chi phí khác.

-Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi nợ TK 911 - Xác định

kết quả kinh doanh, ghi có TK 641 - Chi phí bán hàng.

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi nợ TK 911 Xác định kết quả kinh doanh, ghi có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.



SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



15



MSV:



Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương



Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nhiệp hiện hành

- Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi nợ TK 8211- Chi

phí thuế TNDN hiện hành: số tạm tính, ghi có TK 3334 - Thuế TNDN: số tạm tính

- Khi thực nộp số thuế này, kế toán ghi nợ TK 3334 – Thuế TNDN ghi có TK

111, 112...

- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của khoản thuế TNDN các

năm trước, doanh nghiệp được hạch toán điều chỉnh số thuế tăng hoặc giảm của các

năm trước này vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm phát hiện sai sót:

+Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, kế toán ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung, ghi có TK

3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung

Khi thực nộp số thuế này: Kế toán ghi nợ TK 3334 – Thuế TNDN, ghi có TK

111, 112...

+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm, ghi có TK 8211 –

Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm

- Cuối năm tài chính

So sánh số thuế TNDN đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toán phải nộp

trong năm, kế toán ghi:

+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp

Kế toán ghi nợ TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần nộp bổ

sung, ghi có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần nộp bổ sung

Khi thực nộp số thuế này: kế toán ghi nợ TK 3334 – Thuế TNDN ghi có TK

111, 112...

+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp kế toán ghi

Nợ TK 3334 - Thuế TNDN: Chênh lệch giảm, ghi có TK 8211- Chi phí thuế TNDN

hiện hành: Chênh lệch giảm

So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có TK

8211 để kết chuyển chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả

kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:

SVTH: Nguyễn Thị Nhung

11H150109



16



MSV:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

×