Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.73 KB, 46 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương
Chi phí khác: là các khoản chi phí ngoài dự tính của doanh nghiệp và không
thường xuyên. Gồm các khoản như: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị
còn lại của TSCĐ thanh lý; Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ;
Bị phạt thuế, truy nộp thuế..
Kết quả
Lợi nhuận
hoạt
gộp từ bán
động
=
hàng và
kinh
cung cấp
doanh
dịch vụ
Trong đó:
Lợi nhuận gộp từ
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh
thu
+
hoạt động
tài chính
=
=
Chi Phí
hoạt động
tài chính
-
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Tổng doanh thu
bán hàng và cung
cấp dịch vụ trong
kỳ
-
Chi
Phí
Bán
hàng
Các
khoản
giảm trừ
doanh
thu
-
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
Trị giá vốn
hàng bán
-
-
Thuế TTĐB,
thuế XNK,
thuế GTGT
(nộp theo pp
trực tiếp)
*Nhóm chỉ tiêu về doanh thu:
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn
chủ sở hữu.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng
hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ
(chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo, làm cơ sở tính kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Nhung
11H150109
6
MSV:
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương
Doanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ
tức,lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Hoặc doanh thu hoạt đọng tài chính là số tiền thu được từ các hoạt động đầu tư
tài chính.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm
chất,sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng hóa đã xác định là tiêu thụ bị
khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Thu nhập khác: Là những khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ
hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
* Nhóm chỉ tiêu về chi phí:
Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc các phát sinh
các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối
cho cổ đông và chủ sở hữu.
Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình
bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Hoặc: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao
động vật hóa và các chi phí khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí hành chính và những chi
phí quản lý chung của toàn doanh nghiệp.
Hoặc: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao
động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh,
quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp.
Chi phí hoạt động tài chính:Phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài
chính bao gồm các khoản chi phí hoặc khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài
chính, chi phí cho vay và chi phí đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh liên kết. chi
phí giao dịch bán chứng khoán,lỗ tỷ giá hối đoái….
SVTH: Nguyễn Thị Nhung
11H150109
7
MSV:
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương
Hoặc: Là các chi phí khác liên quan đến họat động tài chính gồm chi phí liên
quan đến hoạt động góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, số vốn không
thu hồi được do dơ sở liên doanh đồng kiểm soát bị thua lỗ.
Chi phí khác: Là các chi phí ngoài chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong
quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như : chi phí về thanh
lý, nhượng bán tài sản cố định , các khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng….
Chi phí thuế TNDN hiện hành: Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và
chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập
thuế thu nhập hoãn lại ) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ kế toán.
Giá vốn hàng bán: Là giá trị thực tế của số hàn hóa đã tiêu thụ trong kỳ được
tính bằng tổng các khoản chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực
tiếp khác phát sinh để có được hàng bán ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá vốn
hàng bán được xác định theo các phương pháp sau:
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp giá thực tế đích danh
Phương pháp nhập trước – xuất trước
Phương pháp nhập sau – xuất trước
* Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận:
Lợi nhuận gộp: Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng
hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán
phát sinh trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là phần còn lại của lợi nhuận
gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi cộng doanh thu hoạt động tài chính và
trừ đi các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Do vậy, KQKD là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong
một thời kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu
và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế trong một kỳ kế toán.
1.1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ Kế toán Kết quả kinh doanh.
Kế toán kết quả kinh doanh là phần hành kế toán tổng hợp cuối cùng dựa trên
số liệu do các phần hành kế toán trước đó cung cấp. Nó liên quan đến nhiều phần
hành kế toán khác nhau. Nó cung cấp số liệu mang tính chất tổng hợp về tình hình
SVTH: Nguyễn Thị Nhung
11H150109
8
MSV:
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một công cụ quản lý hữu hiệu, cung cấp số
liệu lập báo cáo kết quả kinh doanh - một báo cáo tài chính quan trong. Vì vậy
doanh nghiệp cần hoàn thiện hơn nữa kế toán nói chung, cũng như kế toán kết quả
kinh doanh nói riêng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như phù hợp với thực trạng của nền kinh tế.
1.2 Nội dung Kế toán Kết quả kinh doanh theo chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành.
1.2.1 Kế toán Kết quả kinh doanh theo chuẩn mực Kế Toán Việt Nam
Kế toán kết quả kinh doanh cần tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định
trong các chuẩn mực kế toán liên quan:VAS 01- Chuẩn mực chung; VAS 02 –
Hàng tồn kho; VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác; VAS 17–Thuế thu nhập
doanh nghiệp .
VAS 01- Chuẩn mực chung
Chuẩn mực này được ban hành và công bố theo QĐ số 165/2002/QĐ-BTC
ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Chuẩn mực đề cập tới các nguyên tắc
chi phối đến kế toán KQKD. Doanh nghiệp cần tôn trọng sáu nguyên tắc sau:
Nguyên tắc cơ sở dồn tích:để KQKD được phản ánh một cách chính xác,
trung thực và hợp lý thì phải theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bằng cách ghi sổ kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh,
không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi hoặc tương đương tiền. Kết
quả thu được từ kế toán KQKD được thể hiển trên BCTC. Do vậy, BCTC lập trên
cơ sở dồn tích sẽ phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá
khứ, hiện tại và tương lai.
Nguyên tắc hoạt động liên tục:kế toán KQKD phải được thực hiện trên cơ sở
giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh
doanh bình thường trong tương lai gần, nhờ đó, kết quả hoạt động kinh doanh kỳ
này sẽ mang tính kế thừa và nối tiếp logic với các kỳ kế toán trước và sau.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung
11H150109
9
MSV:
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương
Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau. Kế toán KQKD khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một
khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán KQKD mà
doanh nghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế
toán năm. Có như vậy KQKD mới được phản ánh một cách chính xác, nhanh chóng
và kịp thời.
Nguyên tắc thận trọng: KQKD cần được xác định một cách nhanh chóng và
kịp thời nhưng phải đảm bảo được tính chính xác và trung thực của số liệu trên
BCTC của d. Do đó, kế toán cần phải xem xét, cân nhắc và phán đoán kỹ lưỡng khi
lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này khi áp
dụng trong kế toán KQKD đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng cho kỳ tiếp theo nhưng không lập quá lớn làm
ảnh hưởng đến kết quả thực tế thu được từ hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện tại.
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, vì nếu
làm như vậy thì KQKD cuối kỳ sẽ không chính xác và trung thực.
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ và chi phí để việc xác
định KQKD cuối kỳ đảm bảo tính chính xác.
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng
chứng về khả năng phát sinh chi phí. Có như vậy, kế toán KQKD mới thực sự hiệu
quả và chính xác.
Nguyên tắc trọng yếu:KQKD phản ánh năng lực và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Đây chính là cơ sở để các nhà quản trị
doanh nghiệp có những nhìn nhận và đánh giá chính xác nhất, phục vụ cho những
quyết định, những chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp. Do đó, số liệu kế toán
KQKD phải chính xác và trung thực, không được có sai lệch so với thực tế. Nếu
những thông tin trên BCTC thiếu chính xác thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc ra quyết
định của đối tượng sử dụng trên BCTC của đơn vị.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung
11H150109
10
MSV: