1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

Lịch sử vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 132 trang )


của nền văn minh Việt cổ; và đây cũng là một danh thắng tuyệt đẹp đã

được cổ nhân nhắc đến trong nhiều tài liệu chính sử viết về vùng đất cố

đô Văn Lang xưa, với tên gọi như Bạch Hạc Tam Giang, Bạch Hạc từ,

Bạch Hạc Phong Châu.

Tên gọi Bạch Hạc xuất hiện lần đầu tiên trong Dư địa chí của

Nguyễn Trãi: “Phong Châu là Bạch Hạc thuộc Phủ Tam Đái bấy giờ”

[49; 23], “đất Phong Châu có cây chiên đàn, chim hạc trắng đậu ở trên

cây, thế mới gọi là Bạch Hạc.” [49; 28-29]. Rõ ràng, theo cách ghi của

Nguyễn Trãi, Bạch Hạc cũng là cách gọi khác của vùng đất Phong Châu.

Cách giải thích về ý nghĩa của địa danh là nơi “có chim Hạc trắng” quần

tụ mang ngụ ý đây là nơi “đất lành chim đậu”.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư (Thế kỷ 17), Bạch Hạc gắn liền với

một dòng sông: “Nhâm Tuất [Thiệu Long] năm thứ 5 (1262) : tháng 3,

xuống chiếu cho các quân chế tạo vũ khí, chiến thuyền. Quân thủy, lục

tập trận ở chín bãi phù sa sông Bạch Hạc” [44; 39-40]. Cũng trong Đại

Việt sử ký toàn thư, địa danh ngã ba Bạch Hạc xuất hiện lần đầu : “Đinh

Hợi [Quang Thuận] năm thứ 8: Ngày 26, tập trận đồ Thường Sơn ở ngã

ba sông Bạch Hạc.” [44;522]. Cách ghi của Đại Việt sử ký toàn thư cho

thấy địa danh Bạch Hạc được nhận diện là nơi hợp lưu của ba con sông

như đã nói ở trên.

Bạch Hạc là một đơn vị hành chính được viết lần đầu tiên trong

sách Bộ Lễ nhà Lê, do người thôn Lương Yên (?) sao lại năm Cảnh Hưng

24 triều Lê (1763) có tên Nam Việt thần kỳ hội lục (sách được lưu trữ

trong viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội – ký hiệu A761). Sách chép về

2824 vị thần được thờ trong cả nước thời bấy giờ, trong đó đã chép về

thánh tổ Hùng Vương như sau:

“ Nhất các xứ huyện, xã dân đồng phụng sự cộng thất thập tam

xã…Bạch Hạc huyện, Bạch Hạc xã, Việt Trì thôn”.



(Dân các xã huyện, xứ cùng thờ cúng, có 73 xã. Thôn Việt Trì, xã

Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc) [30; 81]. Như vậy, theo cách ghi này, Bạch

Hạc là một địa danh chỉ về một đơn vị hành chính, nơi dân làng thờ cúng

Hùng Vương.

Địa danh Bạch Hạc chỉ một đơn vị hành chính còn được khắc trong

bài minh của quả chuông chùa Hoa Long có tên Hoa Long Thiền tự với

dòng lạc khoản : Tam Đái phủ, Bạch Hạc huyện, Bạch Hạc xã, Việt Trì

thôn. Do chỗ quả chuông chùa Hoa Long chưa xác định được niên đại

nên rất có thể địa danh hành chính Bạch Hạc ở đây có liên quan đến cách

ghi trong bộ sách Nhà Lê vừa nói ở trên.

Như vậy có cơ sở để nói rằng địa danh Bạch Hạc tồn tại suốt trong

thời kỳ phân cấp hành chính ra huyện, xã, thôn thời Lê.

Tác giả Phan Huy Chú (1782- 1840) trong cuốn Hoàng Việt địa dư

chí chép huyện Bạch Hạc thuộc phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây, có 64 xã.

“Núi Nghĩa Lãnh ở xã Việt Trì huyện Bạch Hạc, tương truyền Kinh

Dương Vương từng dời đô đến đó” [7; 87]. Trong Phương đình dư địa chí

(tức Đại Việt địa dư toàn biên) tác giả Nguyễn Văn Siêu lại chép về đời

Lê, Bạch Hạc “có 69 xã, 1 thôn và 2 châu[40; 155].

Địa danh Bạch Hạc còn được chép trong các thư tịch đời Nguyễn

liên quan đến các di tích của địa phương này. Sách Đại Nam nhất thống

chí mục Cổ Tích, tỉnh Sơn Tây chép “Thành cổ của Kinh Dương Vương ở

sau chùa Hoa Long thôn Việt Trì huyện Bạch Hạc có một gò đất, tương

truyền đó là nền thành cũ…”(59; 224).

Trong thời kỳ kháng chiến chống pháp và chống Mỹ, không có

nhiều tài liệu viết về Bạch Hạc.

Căn cứ vào những tài liệu tìm hiểu được, chúng tôi chỉ thấy tên địa

danh Bạch Hạc được ghi lại trong một số sách chứ chưa thấy một công trình

nào nghiên cứu về vùng đất này.



Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về

vùng đất ngã ba sông. Tiêu biểu như Di tích và danh thắng vùng đất tổ

của Trần Kim Thau, Văn nghệ dân gian Việt Trì của nhiều tác giả…. Đặc

biệt vấn đề về kinh đô Văn Lang là đề tài thu hút được nhiều nhà nghiên

cứu lịch sử, văn hoá dân gian tìm tòi, nghiên cứu và cho ra đời một số

công trình liên quan đến vấn đề này như Truyền thuyết Hùng Vương

(Nguyễn Khắc Xương), Hùng Vương dựng nước (Nhiều tác giả - NXB

Khoa học Xã hội), Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng (NXB Hội nhà văn1996)… Đặc biệt năm 1996, Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao Vĩnh Phú

đã tổ chức hội thảo về kinh đô Văn Lang với sự tham gia của nhiều nhà

khoa học trung ương, địa phương và đã thống nhất một vấn đề, đó là sự

tồn tại của kinh đô Văn Lang trên đất Việt Trì. Hội thảo đã cho ra đời

cuốn Kỷ yếu Hội thảo kinh đô Văn Lang.

Tuy nhiên các công trình trên mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên

cứu và khẳng định sự tồn tại của kinh đô Văn Lang thời các vua Hùng mà

chưa có công trình nào nghiên cứu địa danh Bạch Hạc dưới góc nhìn văn

hoá, nhằm tìm hiểu những giá trị văn hoá ẩn sau mỗi địa danh trên mảnh

đất này. Với luận văn của mình, chúng tôi muốn miêu tả và tổng hợp một

cách khái quát những ý nghĩa văn hoá, lịch sử trên đất Bạch Hạc, trên cơ

sở những công trình nghiên cứu trước đây và từ những tìm tòi phát hiện

của bản thân mình.

3.2.Về lịch sử gắn với địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc

Chúng tôi xin trình bày một cách khái quát về lịch sử gắn với địa

danh vùng ngã ba Bạch Hạc :

Thời đại Hùng Vương, vùng Việt Trì – Phong Châu - Bạch Hạc là

trung tâm chính trị - kinh tế và được coi là kinh đô của nước Văn Lang,

nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

Năm 257 TCN, Thục An Dương Vương lập nên nước Âu Lạc, bộ

Văn Lang bị thu hẹp lại và được gọi tên theo âm Hán Việt là Mê Linh.



Dưới thời thuộc Hán, nước ta được chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu

Chân, Nhật Nam. Vùng ngã ba Bạch Hạc thuộc về huyện Mê Linh, quận

Giao Chỉ.

Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn và thời Tuỳ (thế kỷ III- Thế kỷ VI),

vùng ngã ba Bạch Hạc thuộc huyện Gia Ninh, quận Tân Xương.

Đến đời Đường, vùng ngã ba Bạch Hạc thuộc huyện Thừa Hoá, quận

Phong Châu.

Thời Thập nhị xứ quân (944- 967) đất đai vùng Bạch Hạc nằm

trong khu vực chiếm giữ của tướng Kiều Công Hãn.

Thời Trần, vùng ngã ba Bạch Hạc thuộc về châu Thao Giang, lộ

Tam Giang.

Thời Hậu Lê, vùng ngã ba Bạch Hạc thuộc phủ Tam Đái, trấn Sơn

Tây.

Thời Nhà Nguyễn, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, địa

danh vùng ngã ba Bạch Hạc thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây.

Sau khi hoà bình lập lại, tháng 2- 1955 thị trấn Việt Trì được thành

lập gồm 3 khu phố: Thuần Lương, Việt Hưng, Việt Lợi. Ngày 7- 6- 1957

Thủ tướng chính phủ cho sát nhập thị trấn Bạch Hạc (tỉnh Vĩnh Yên) với

thị trấn Việt Trì thành thị xã Việt Trì.

Như vây, địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc đã có lịch sử hình thành

và phát triển khá lâu đời. Xét theo chiều dài lịch sử, nó là một địa danh

chỉ về một vùng đất liên quan đến Phong Châu, Bạch Hạc và Việt Trì

hiện nay. Luận văn của chúng tôi, với nhiệm vụ viết về địa danh vùng ngã

ba Bạch Hạc, như vậy, chỉ khuôn lại ở góc nhìn văn hoá giới hạn trong

một phạm vi hẹp của ngã ba Bạch Hạc. Nhiệm vụ của luận văn như thế

cũng chỉ là góp thêm kiến thức nhỏ bé của mình vào kho tàng kiến thức

chung về vùng đất lịch sử quan trọng này.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu.



Để có thể dựng lại bức tranh văn hóa cơ bản nhất về hệ thống địa

danh hiện đang tồn tại trên vùng ngã ba Bạch Hạc, chúng tôi đã cố gắng

sưu tầm, tập hợp ở mức độ cao nhất. Các cứ liệu địa danh được chúng tôi

thu thập được từ các nguồn :

- Tư liệu điền dã thực tế.

- Các tài liệu gồm: Địa chí tỉnh Phú Thọ, Lịch sử Đảng bộ thành

phố Việt Trì, bản đồ, các bài viết…có liên quan đến vùng ngã ba Bạch

Hạc.

Xử lý tư liệu :

- Thống kê, sắp xếp và phân loại theo chủ đề

- Tìm hiểu những yếu tố liên quan đến nội dung địa danh trong

dân gian như truyền thuyết hay lịch sử tên gọi, những lễ hội gắn với địa

danh v.v

Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp chính được thực hiện trong luận văn là miêu tả nội

dung của địa danh trên cơ sở vận dụng tri thức của nhiều ngành như văn

hoá, lịch sử, ngôn ngữ, địa lý v.v. Đồng thời, để lý giải những nội dung

khác nhau ấy được tích hợp trong từng địa danh, chúng tôi dùng thủ pháp

phân tích, thống kê, tổng hợp. Như vậy, có thể nói phương pháp làm việc

trong luận văn là phương pháp có tính liên ngành hay đa ngành.

- Ngoài ra, khi thực hiện luận văn, chúng tôi có vận dụng lý thuyết

văn hoá để chỉ ra đặc trưng văn hoá của vùng.

- Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp điền dã để thu thập tư liệu.

Trong quá trình nghiên cứu, không phải bao giờ các phương pháp

trên cũng được chúng tôi sử dụng tách bạch mà có sự kết hợp, vận dụng

một cách tổng hợp để rút ra những kết luận cuối cùng.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

×