Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 126 trang )
trong việc vận dụng và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và biện
pháp hữu hiệu, đặc trưng của bộ môn để làm sao mục đích của giờ dạy học đạt
kết quả cao nhất.
Mỗi loại thể tác phẩm văn học lại có những phương pháp, hướng tiếp cận
khác nhau. Cho nên, để có được giờ dạy tác phẩm văn chương đạt hiệu quả thì
giáo viên cần phải xác định được loại thể tác phẩm đó là gì, chất của loại trong
thể. Từ đó, đưa ra những phương pháp dạy học hợp lí, tránh tình trạng vận dụng
một cách máy móc, thiếu cơ sở khoa học.
Các tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 trong nhà trường THPT là những tác
phẩm đặc sắc, giàu tính nghệ thuật đòi hỏi người GV phải quan tâm tìm ra những
phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp để dạy những tác phẩm này. Xuất
phát từ thực tế các buổi dự giờ dạy thơ trữ tình lớp 12 hiện nay, chúng tôi xin
mạnh dạn đề xuất một số phương pháp dạy học thơ trữ tình nhằm giúp học sinh
chiếm lĩnh được đầy đủ, trọn vẹn cả về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,
đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy thơ trữ tình ở trường phổ thông
hiện nay.
2.3.1. Tìm hiểu xuất xứ
Tìm hiểu xuất xứ tức là tìm hiểu rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm
xuất bản, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ…để thấy được cội nguồn của tứ thơ,
hiểu thêm bài thơ và ý nghĩa của nó. Trong xuất xứ, cái quan trọng nhất là hoàn
cảnh sáng tác cụ thể của bài thơ.
2.3.1.1Tây Tiến được xem là tác phẩm đỉnh cao của đời thơ Quang Dũng - một
nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng
trước hết là một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt
khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài - quê hương của mình. Bài thơ
ra đời khi đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà
53
Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị
khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu. Tại Phù Lưu Chanh (một làng thuộc
tỉnh Hà Đông cũ) Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi
tên là Tây Tiến, in trong tập Mây đầu ô. Vì thế mạch liên kết giữa các đoạn
trong bài thơ là mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. Bài thơ được viết trong
một nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn
quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ,
đầ y thơ mộng. Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng về Tây Tiến; những kí
ức, những kỉ niệm được tái hiện một cách tự nhiên, kí ức này gọi kí ức khác, kỉ
niệm này khơi dậy kỉ niệm khác như những đợt sóng nối tiếp nhau. Ngòi bút tinh
tế và tài hoa của Quang Dũng đã làm cho những kí ức ấy trở nên sống động và
người đọc như có cảm tưởng đang sống cùng nhà thơ trong những hồi tưởng ấy.
2.3.1.2. Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc
biệt: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp đinh Giơ-ne-vơ về Đông
Dương được kí kết . Hoà bình lâ ̣p lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt
tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được
mở ra. Tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ và những người
kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy,
Tố Hữu sáng tác bài thơ này. Đoạn trích được học trong chương trình Ngữ Văn
12, chương trình Chuẩn, THPT thuộc phần đầu của bài thơ tái hiện những kỉ
niệm cách mạng và kháng chiến. Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ Tố
Hữu là sự hoà quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm
đà tính dân tộc. Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy
xúc động bâng khuâng. Đây là cuộc chia tay của những người cùng chung một
chiến hào đã từng gắn bó suốt “mười năm năm ấy”, có biết bao kỉ niệm ân tình,
54
từng xẻ chia mọi cay đắng, ngọt bùi nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ,
khẳng định tình nghĩa thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng.
2.3.1.3. Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm được hoàn
thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị
vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình,
xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Đoạn trích Đất nước (Phần đầu chương V của bản trường ca) là chương hay
nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản nhất của bản trường ca.
Nó cô đọng kết quả nhận thức của thế hệ trẻ Việt Nam về đất nước – một nhận
thức có thể làm thành điểm tựa để họ xác định vai trò, vị trí của mình trong cuộc
đấu tranh chung vĩ đại của dân tộc. Mạch cảm hứng và liên tưởng của đoạn thơ
có vẻ tự do, phóng túng như một thứ tuỳ bút thơ nhưng thực ra vẫn có một hệ
thống lập luận khá chặt chẽ, tập trung thể hiện đất nước trên các bình diện chủ
yếu sau: Trong chiều dài thời gian lịch sử: Quá khứ - hiện tại – tương lai), trong
chiều rộng của không gian - địa lí và trong chiều bề dày của văn hoá – phong tục,
lối sống, tâm hồn và tính cách dân tộc. Ba phương diện này thể hiện trong sự gắn
bó, thống nhất. Nhưng ở bất cứ phương diện nào thì tư tưởng cốt lõi cũng là
quan niệm “Đất nước của nhân dân”, đó cũng chính là hệ quy chiếu mọi xúc
cảm, suy tưởng mà nhờ đó mà tác giả đã có những phát hiện mới mẻ đặc sắc làm
sâu sắc thêm cho ý niệm về đất nước của thơ ca thời kì chống Mĩ cứu nước.
2.3.1.4. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi
thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình
yêu, in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân
Quỳnh. Đó là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên
tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc
bình dị đời thường. Xuân Quỳnh mượn hình ảnh sóng để diễn tả những cảm xúc,
55
tâm trạng, những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi
của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương.
2.3.2. Cảm nhận ý thơ là khám phá nội dung và hình thức của bài thơ.
Ý thơ có thể là những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, cảnh
vật…có thể là những biểu hiện sự vận động của hình ảnh, hình tượng thơ, cái tôi
trữ tình, nhân vật trữ tình…Các ý thơ bắt đầu từ tứ thơ, đó là một ý chính, ý lớn
bao quát toàn bài, làm điểm tựa cho sự vận động của cả bài thơ. Thơ ca là thế
giới của cảm xúc, của mơ mộng và tưởng tượng, của ngôn từ cô đọng, hàm súc,
giàu hình ảnh và nhạc điệu cho nên phải đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng
và tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần
điệu…mới nhận ra tứ thơ, cảm nhận các ý thơ.
2.3.2.1 Bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng
Trong quãng đời lính của Quang Dũng và có lẽ trong suốt cả cuộc đời của
người nghệ sĩ tài hoa ấy, những năm tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến
chắc chắn là quãng thời gian đáng nhớ nhất.Và bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu vẻ
đẹp, sự bi tráng của một quãng đời không thể nào quên ấy lại được lưu giữ mãi
với thời gian trong một thi phẩm xuất sắc: Tây Tiến. Bài thơ mang chứa gần như
trọn vẹn những gì là đặc trưng nhất của hồn thơ Quang Dũng.
Bài thơ được hình thành và kết tinh từ nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những
người đồng đội và những kỉ niệm không thể nào quên của nhà thơ gắn với miền
Tây hùng vĩ, hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đánh thức
mọi hồi ức để kết tinh thành những hình ảnh sinh động. Mạch hồi tưởng đã lần
lượt tái hiện những hình ảnh về Tây Tiến theo trình tự vận động của tâm lí. Khởi
đầu là cuộc hành quân dãi dầu gian khổ giữa một khung cảnh miền Tây hoang
sơ, dữ dội. Tiếp đó, nỗi nhớ gợi về những hình ảnh tươi đẹp, rực rỡ, thơ mộng.
Nổi bật là hình ảnh những thiếu nữ tình tứ trong những bộ xiêm y lộng lẫy trong
56
vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ và vẻ đẹp huyền ảo của cảnh chiều sương Châu Mộc.
Đến đây, nỗi nhớ được kết tinh lại trong sự khắc hoạ tập trung, cận cảnh bức
tượng đài nghệ thuật về người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa. Nỗi nhớ đã đi
trọn mạch hồi tưởng của nhà thơ. Kết thúc, tác giả muốn gửi gửi trọn hồn mình
lên Tây Tiến và mảnh đất miền Tây.
Tây Tiến – một thi phẩm độc đáo, kết tinh tâm hồn tài hoa và tài năng
sáng tạo của nhà thơ Quang Dũng ở nhiều phương diện: hình ảnh, ngôn ngữ,
giọng điệu. Hình ảnh trong bài thơ rất đa dạng và được sáng tạo bằng nhiều bút
pháp khác nhau, tạo nên nhiều sắc thái thẩm mĩ phong phú. Trong bài thơ có hai
loại hình ảnh chính: thiên nhiên miền Tây và người lính Tây Tiến, đồng thời còn
có hình ảnh về cuộc sống của đồng bào miền Tây gắn với người lính Tây Tiến.
Xem xét kĩ hơn, có thể nhận thấy mỗi loại hình ảnh (thiên nhiên, con người)
cũng lại có hai dạng chính tạo nên hai sắc thái thẩm mĩ phối hợp, bổ sung cho
nhau: thiên nhiên có cái khắc nghiệt, hoang sơ, hùng vĩ (“Dốc lên khúc khuỷu
dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời…Chiều chiều oai linh thác
gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”… “Sông Mã gầm lên khúc
độc hành”) nhưng lại có hình ảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, ẩn hiện trong sương
khói, trong màn mưa…(“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi – Mường Lát hoa
về trong đêm hơi”, “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, “Người đi Châu Mộc
chiều sương ấy – Có thấy hồn lau nẻo bến bờ - Có nhớ dáng người trên độc mộc
– Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”)…Hình ảnh con người cũng hiện ra nhiều
sắc thái mà chủ yếu là hào hùng và hào hoa. Hào hùng ở đây là ý chí, tư thế hiên
ngang, vượt lên và coi thường những gian khổ khó khăn, thiếu thốn. Hào hoa là
ở tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, đằm thắm tình người và cả những khát
khao, mơ mộng. Tác giả sử dụng nhiều bút pháp trong miêu tả, dựng hình ảnh.
Có khi tả cận cảnh, dừng lại ở những chi tiết khá cụ thể, có khi lại lùi xa để bao
57
quát khung cảnh rộng, mở ra bức tranh phóng khoáng và hùng vĩ của miền Tây.
Nếu hình dung theo cách của hội hoạ thì có thể thấy hai bút pháp chính có những
nét bút mạnh bạo, khoẻ khoắn lại có những nét mềm mại, uyển chuyển tạo nên
vẻ đẹp huyền ảo, mơ màng ẩn hiện.
Đặc sắc trong ngôn ngữ của Tây Tiến là sự phối hợp, hoà trộn nhiều sắc
thái, phong cách với nhiều lớp từ vựng đặc trưng . Có thứ ngôn ngữ trang trọng,
màu sắc cổ kính (chủ yếu là đoạn ba miêu tả trực tiếp hình ảnh người lính Tây
Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ; lại có lớp từ ngữ sinh động, giản dị của lời ăn
tiếng nói hàng ngày, in đậm phong cách người lính: Nhớ chơi vơi, súng ngửi
trời, anh bạn, bỏ quên đời, cọp trêu người…). Một nét sinh động trong ngôn ngữ
của bài thơ là có những kết hợp từ độc đáo, mới lạ, tạo nghĩa mới hoặc sắc thái
mới cho từ ngữ (ví dụ: Nhớ chơi vơi, đêm hơi, súng ngửi trời, mưa xa khơi, Mai
Châu mùa em, hoa đong đưa, dáng kiều thơm, về đất…). Sử dụng địa danh cũng
là một nét đáng chú ý trong ngôn ngữ của bài thơ. Các địa danh vừa tạo ấn tượng
về tính cụ thể xác thực của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người, lại vừa
gợi được sự hấp dẫn của xứ lạ phương xa. Cả bài thơ bao trùm trong nỗi nhớ.
Nỗi nhớ ấy gọi về những kỉ niệm, những hình ảnh với những trạng thái cảm xúc
khác nhau, được diễn tả bằng những giọng điệu phù hợp với mỗi trạng thái cảm
xúc. Ở đoạn một, giọng điệu chủ đạo là giọng tha thiết, bồi hồi được cất lên
thành những tiếng gọi, những từ cảm thán (“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”, “Nhớ
ôi Tây Tiến cơm lên khói”). Ở đoạn hai, khi tái hiện kỉ niệm về những đêm liên
hoan thắm tình quân dân thì đoạn thơ chuyển sang giọng tươi vui, rộn ràng; rồi
lại bâng khuâng, man mác khi gợi lại một cảnh chia tay trong một chiều sương
mờ bao phủ Châu Mộc. Giọng thơ lại trở nên trang trọng, kiêu hùng rồi lắng
xuống bi tráng ở đoạn ba, tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi
58
tráng của họ. Ở đoạn cuối, giọng thơ trở lại bâng khuâng, trầm lắng đau đáu một
nỗi nhớ trong sự xa cách với những người đồng đội và miền Tây.
2.3.2.2. Đoạn trích “Việt Bắc” – Tố Hữu
Bài thơ Việt Bắc là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
“Việt Bắc” vừa là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc cách mạng, về
cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Để có được khúc hát ân tình tha
thiết, Tố Hữu đã sáng tạo cách kết cấu phù hợp với nội dung tư tưởng – cảm xúc
ấy: Lời đối đáp trong một cuộc chia tay của những người cùng chung mô ̣t chiế n
hào. Trong giờ phút chia tay, cùng nhau gợi lại bao kỉ niệm đẹp đẽ, cùng cất lên
nỗi niềm hoài niệm thiết tha về những ngày đã qua, khẳng định nghĩa tình bền
chặt và hẹn ước về tương lai. Cách cấu tứ này trong ca dao, dân ca dùng để diễn
tả những tâm trạng của tình yêu. Tình nghĩa riêng tư đã được Tố Hữu vận dụng
sáng tạo vào việc thể hiện những nghĩa tình cách mạng rộng lớn. Cùng với cấu tứ
ấy, một phần quan trọng trong ngôn ngữ của bài thơ cũng thuộc về hệ thống
ngôn ngữ diễn tả những tâm trạng của tình yêu (mình, ta, nhớ, thiết tha, mặn
nồng, bâng khuâng, bồn chồn…Bằng cách đó, bài thơ dẫn người đọc vào không
khí ân tình của hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng. Chuyện nghĩa tình cách
mạng, kháng chiến đã đến với lòng người bằng con đường của tình yêu. Bài thơ
kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. Nhưng đây không chỉ là
lời hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng, đồng vọng. Lời đáp không chỉ nhằm giải
đáp cho những điều đặt ra của lời hỏi mà còn là sự tán đồng, mở rộng, cụ thể và
phong phú thêm những ý tình trong lời hỏi, có khi trở thành lời đồng vọng ngân
vang những tình cảm chung. Thực ra nhìn sâu hơn thì qua lớp đối thoại của kết
cấu bên ngoài, chính là lời độc thoại của tâm trạng đắm mình trong hoài niệm
ngọt ngào hạnh phúc về quá khứ đẹp đẽ với nghĩa tình thắm thiết – tình nghĩa
nhân dân, tình nghĩa kháng chiến và cách mạng, khát vọng về tương lai tươi
59
sáng. Kẻ ở - người đi, người hỏi – người đáp ở đây có thể xem là một cách “phân
thân” của một cái tôi trữ tình để tâm trạng được bộc lộ đầy đủ hơn trong sự hô
ứng, đồng vọng, vang ngân.
Bằng âm điệu ngọt ngào, êm ái, trở đi trở lại nhịp nhàng như lời ru, bài thơ
đưa người đọc vào thế giới tâm tình đằm thắm, đầy ân nghĩa. Trong không khí
ấy, mọi cảnh vật thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người cho đến các
hoạt động kháng chiến đều đậm đà ý vị tình nghĩa, bao bọc trong ánh hồi quang
của kỉ niệm và nỗi nhớ thiết tha.
Đoạn thơ mở ra bằng một cảnh chia tay với tâm trạng bâng khuâng, bồn
chồn, lưu luyến của kẻ ở người đi. Lời hỏi của Việt Bắc – Người ở lại đã khơi
dậy, làm tuôn trào cả một trời kỉ niệm với bao hình ảnh, sự việc của một thời
không thể nào quên. Nếu lời hỏi chỉ nhằm khơi gợi, thì lời đáp lại dào dạt , dồn
dâ ̣p như dòng cảm xúc tuôn trào.
Trong kí ức bao trùm, có ba mảng thống nhất, hoà nhập không thể tách
rời. Đó là nỗi nhớ thiên nhiên núi rừng Việt Bắc; nỗi nhớ con người, cuộc sống ở
Việt Bắc và những kỉ niệm về cuộc kháng chiến anh hùng. Thiên nhiên khi thì
đậm đà, thi vị trong những hình ảnh thơ mộng: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều
lưng nương”, “bản khói cùng sương”, “sớm khuya bếp lửa người thương đi
về”…; khi lại hùng tráng, lớn lao vững chãi cùng với con người chiến đấu: “Núi
giăng thành luỹ sắt dày – Rằng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Nhưng nhớ thiên
nhiên là nhớ con người, bởi thiên nhiên và con người hoà quyện, tô điểm cho
nhau và con người là nơi hội tụ vẻ đẹp và làm ấm áp cho bức tranh thiên nhiên
đă ̣c biê ̣t là đoa ̣n thơ miêu tả bức tranh tứ bình
. Cuộc sống, sinh hoạt của con
người, qua hoài niệm hiện ra những nét thanh bình, yên ả (“Nhớ sao tiếng mõ
rừng chiều – Chày đêm nện cối đều đều suối xa”), nhưng cũng cả trong nghèo
khó, cơ cực (“Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng – Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
60
– Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”)…Đẹp nhất là ở nghĩa tình cách mạng, ở sự
san sẻ cùng chung mọi khó khăn, thử thách. Nghĩa tình càng đẹp hơn trong cuộc
sống gian nan, thiếu thốn…
Theo mạch cảm xúc hoài niệm, bài thơ dẫn vào khung cảnh Việt Bắc
kháng chiến với những cảnh rộng lớn, những hoạt động tấp nập, sôi nổi của cuộc
kháng chiến được vẽ nên với bút pháp tráng ca (từ câu 53 đến câu 88). Sức mạnh
và khí thế của cuộc kháng chiến hiện ra trong đội ngũ trùng điệp của những đoàn
bộ đội, dân công (những so sánh để nói về sức mạnh: “Rầm rập như là đất rung”,
“Bước chân nát đá”; những từ ngữ chỉ số lượng đông đảo: Điệp điệp, trùng
trùng, từng đoàn, muôn). Những con đường Việt Bắc về đêm không chỉ tấp nập
mà còn rực rỡ ánh sáng: Ánh sáng của đuốc lửa dân công, ánh sao đầu súng, và
còn cả ánh đèn pha rực rỡ của những đoàn xe ra trận.
Đoạn thơ tiếp theo phác hoạ hình ảnh giản dị mà trang trọng của một cuộc
họp Chính phủ trong hang núi mà vẫn rực rỡ dưới ánh cờ đỏ sao vàng trong nắng
trưa và kết thúc bằng sự thâu tóm hình ảnh Việt Bắc quê hương cách mạng, đầu
não của cuộc kháng chiến nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt
Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là ở những nơi còn “u ám quân thù”. Đối
chiếu với đoạn thơ trước (từ câu 25 đến câu 52) có thể thấy sự biến đổi khá rõ
trong nhiều yếu tố nghệ thuật của đoa ̣n thơ này phù hợp với sự biến đổi về nội
dung: Điê ̣u thơ đang từ êm ả, tha thiết trong dòng hoài niệm về nghĩa tình với
Việt Bắc đã chuyển sang nhịp điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ khi miêu tả khung
cảnh chiến đấu và những hoạt động khẩn trương, sôi động của cuộc kháng chiến,
rồi lại trang trọng, thiêng liêng ở đoạn cuối khi tả một cuộc họp Trung ương,
Chính phủ và khái quát về vị trí, ý nghĩa của Việt Bắc với cuộc kháng chiến của
toàn dân tộc; về bút pháp xây dựng hình ảnh: đoạn thơ này thiên về tạo những
61
hình ảnh rộng lớn, hùng tráng, đậm chất sử thi (cùng với những câu thơ có chất
diễn ca lịch sử thiên về kể việc, ghi lại sự kiện).
Nổi bật và bao trùm trong bút pháp nghệ thuật của đoa ̣n trich Việt Bắc là
́
tính dân tộc hết sức đậm đà, nhuần nhị: thể thơ lục bát truyền thống đã được vận
dụng trong bài thơ dài vừa tạo ra âm hưởng thống nhất mà lại biến hoá đa dạng,
linh hoạt. Câu thơ lúc thì dung dị, gần gũi với ca dao, lúc thì cân xứng, nhịp
nhàng, trau chuốt mà trong sáng, nhuần nhị đến độ cổ điển; chất liệu văn hoá và
văn học dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng, đặc biệt là ca dao trữ tình.
Những lối nói giàu hình ảnh, các cách chuyển nghĩa truyền thống (so sánh, ẩn
dụ, tượng trưng, ước lệ) được sử dụng thích hợp tạo nên phong vị dân gian và
chất cổ điển của bải thơ. Rất nhiều cặp hình ảnh sóng đôi trong những mô tuýp
của ca dao – dân ca được vận dụng một cách tài tình để biểu hiện những quan hệ
tình cảm mới của đời sống cách mạng, làm cho nó mang ý vị dân tộc đậm đà. Đó
là những cặp hình ảnh như: mây – núi, sông – nguồn, cây – núi, mái đình – cây
đa, đèn – trăng…và nhiều cặp hình ảnh mới được sáng tạo theo mô hình ấy:
“miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”, “trám bùi để rụng, măng mai để
già”. Một thủ pháp nghệ thuật độc đáo làm giàu thêm tính dân tộc trong ngôn
ngữ của bài thơ là việc sử dụng sáng tạo cặp đại từ “mình” – “ta” và nhất là từ
“mình”. Trong Tiếng Việt, từ “mình” là ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn để chỉ
đối tượng giao tiếp thân thiết, gần gũi – chỉ người bạn đời yêu mến (ngôi thứ
hai), thường là chỉ dùng trong các quan hệ tình yêu, vợ chồng. Trong Việt Bắc
chủ yếu được dùng ở ngôi thứ hai này: điều đó phù hợp và tạo nên mối quan hệ
gắn bó giữa hai nhân vật đối đáp. Nhưng có những lúc biến hoá, chuyển hoá đa
nghĩa, vừa là chủ thể, vừa là đối tượng hoà nhập làm một như trong các câu:
“Mình đi, mình có nhớ mình”, “Mình đi, mình lại nhớ mình”. Đối với đại từ
62
“ta”. Trong bài thơ, “ta” là ngôi thứ nhất, người phát ngôn nhưng “ta” trong
nhiều trường hợp là chỉ chung hai người “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”.
2.3.2.3. Đoạn trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm
Đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã trình bày những cảm xúc và
suy tưởng về đất nước dưới dạng một lời trò chuyện tâm tình. Mạch liên tưởng
và cảm hứng có vẻ tự do, phóng túng nhưng thực ra vẫn có một hệ thống lập
luận khá chặt chẽ. Ở phần một, đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi,
bình dị trong cuộc sống hàng ngày rồi mở rộng ra với “thời gian đằng đẵng –
Không gian mênh mông” trong những truyền thuyết về thời dựng nước. Cuối
cùng cảm nhận về đất nước lại hướng vào sự phát hiện về đất nước trong mỗi
con người, “trong anh và em”, từ đó nhắc nhở mỗi người về trách nhiệm đối với
đất nước. Đây cũng chính là mạch phát triển tư tưởng và cảm xúc về đất nước
trong phần đầu đoạn trích. Ở phần sau của đoạn trích, cảm nhận về đất nước
được mở ra theo các bình diện không gian địa lí, thời gian lịch sử, chiều sâu văn
hoá và tâm hồn dân tộc. Nhưng tất cả các bình diện ấy đều được nhìn nhận và
phát hiện từ một tư tưởng nhất quán, bao trùm: Đất Nước của Nhân Dân, chính
Nhân Dân đã làm ra đẩt nước. Sự cảm nhận ấy được gợi ra từ những thắng cảnh
thiên nhiên, những địa danh gắn với những tên người bình dị (Ông Đốc, ông
Trang, bà Đen, bà Điểm) rồi hướng đến lịch sử bốn nghìn năm với những lớp
người “không ai nhớ mặt đặt tên”, họ sống giản dị và bình tâm, nhưng chính họ
đã làm ra đất nước. Đến đây mạch cảm xúc của tác giả lại dẫn đến một khái quát
cô đọng, đúc kết một chân lí: “Để Đất Nước này là đất nước Nhân Dân – Đất
Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại”. Đó cũng chính là mạch
vận động cảm xúc và tư tưởng ở phần hai của đoạn thơ.
Đoạn thơ về đất nước không bắt đầu một cách trang trọng mà bình dị, gần
gũi. Đất nước ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta, từ lời kể của
63