Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 136 trang )
dƣới 300 ngƣời. Gần 20% doanh nghiệp có số lao động trên 300 ngƣời và dƣới
1000 ngƣời, số doanh nghiệp từ 1000 ngƣời trở lên chỉ có 6%.
Hiện nay sản phẩm may xuất khẩu của Việt nam có đến gần 70% đƣợc sản
xuất theo hình thức gia công, 30% theo hình thức bán gia công. Bởi vậy giá trị gia
tăng của ngành dệt may còn thấp. Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật kém, năng
suất thấp, mặt hàng còn phổ thông chƣa đa dạng chủng loại. Năng lực tiếp thị còn
hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp dệt may còn chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu
của mình, chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc dài hạn cho doanh nghiệp. Công nghiệp
phụ trợ còn yếu, nguyên vật liệu đa phần phải nhập khẩu. Những điều này làm cho
thu nhập của ngành dệt may khá thấp so với những ngành khác. Đây là nguyên nhân
làm cho tính ổn định của nguồn lao động trong ngành không cao. Ngƣời lao động
không mấy mặn mà với ngành may, họ sẵn sàng chuyển đổi sang ngành khác có thu
nhập cao hơn. Mặc dù gần đây nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi trong
chính sách lƣơng thƣởng cho ngƣời lao động nhƣng số lao động thôi việc vẫn không
ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới. Phần lớn các doanh nghiệp dệt may
đều thực hiện thời gian làm việc theo ca kíp, thời gian làm việc thƣờng kéo dài quá
8 giờ/1 ngày nhƣng thu nhập trung bình mỗi tháng chỉ từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng.
Điều này đã ảnh hƣởng lớn đến lợi ích của ngƣời lao động. Ngoài ra việc thực hiện
chế độ BHXH đặc biệt là trong các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ chƣa đƣợc
đảm bảo.
Dệt may là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động phổ thông, trong đó lao
động nữ (tuổi từ 18 đến 30) chiếm khoảng 80%. Trƣớc tình hình phát triển mới (có
thêm doanh nghiệp (DN) vào đầu tƣ và nhiều DN đang mở rộng quy mô), toàn
ngành đang có nhu cầu lớn bổ sung lao động. Tỷ lệ nữ trong các doanh nghiệp dệt
may lớn nên nảy sinh nhiều vấn đề về chế độ thai sản, vấn đề vệ sinh, vấn đề nhà ở,
nhà trẻ...
Tất cả những vấn đề này nếu không đƣợc chủ sử dụng lao động quan tâm
đúng mức thì sẽ ảnh hƣởng không tốt đến lợi ích kinh tế của ngƣời lao động, từ đó
ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.
52
2.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP DỆT MAY Ở TỈNH THÁI BÌNH
2.2.1 Khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái
Bình
Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn định hƣớng xuất khẩu
của tỉnh, đây là ngành có tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn nhất của tỉnh (chiếm 86,6%).
Sự phát triển của ngành dệt may đã góp phần giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời
lao động, đƣa ngành dệt may thành ngành thu hút nhiều lao động nhất trong các
ngành công nghiệp của tỉnh.
Theo báo cáo tình hình hoạt động doanh nghiệp dệt may năm 2010 và một số
giải pháp phát triển năm 2011 của Sở Công thƣơng Thái Bình tại hội nghị gặp mặt
doanh nghiệp dệt may thì hiện nay toàn tỉnh có 146 doanh nghiệp tham gia sản xuất
hàng dệt may gồm: may mặc có 51 doanh nghiệp, dệt, kéo sợi có 70 doanh nghiệp,
thêu có 22 doanh nghiệp, da giày có 3 doanh nghiệp [24]. Trong tổng số 146 doanh
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh thì có 5 doanh nghiệp dệt may nhà nƣớc, 8 doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, còn lại là các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân.
Nhìn chung các doanh nghiệp dệt may của tỉnh có thị trƣờng ổn định. Nhiều
doanh nghiệp đƣợc các nhà cung cấp nƣớc ngoài đánh giá là chất lƣợng tốt, giá cả
cạnh tranh, quan hệ lao động giữa ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp tƣơng đối
hài hoà, các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng.
Một số doanh nghiệp thuộc nhóm hàng kéo sợi, may công nghiệp đã đầu tƣ
đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lƣợng sản phẩm nên đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng.
Trong tổng số 146 doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình có 26 công ty trách
nhiệm hữu hạn 1 thành viên (TNHH-1TV), 34 doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN), 29
công ty cổ phần và 57 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) [27].
53
23%
18%
Công ty TNHH-1
TV
Công ty TNHH
Công ty cổ phần
DNTN
20%
39%
Biểu 2.1: Cơ cấu các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình
phân theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (2010), Số liệu điều tra các
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Thái Bình
Hầu hết các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình là các doanh nghiệp có quy
mô vừa và nhỏ (vốn đăng ký dƣới 10 tỷ đồng), chiếm 82,2% tổng số doanh nghiệp
dệt may, chỉ có 26 doanh nghiệp có quy mô lớn nhƣ: xí nghiệp dệt Hồng Quân (vốn
đăng ký là 108 tỷ đồng), công ty cổ phần tập đoàn Đại Cƣờng (vốn đăng ký là 500
tỷ đồng), công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (vốn đăng
ký là 711 tỷ 732 triệu đồng) [27]…
Năm 2010 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh xảy
ra liên tiếp, giá cả nguyên liệu tăng khá cao, thiếu nhiều lao động, nguồn năng
lƣợng phục vụ sản xuất thiếu chƣa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất đã ảnh hƣởng
trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Song với sự nỗ
lực cố gắng của các doanh nghiệp, sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ cùng với sự
quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh, các doanh nghiệp dệt may của Thái
Bình năm 2010 đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.
Giá trị sản xuất năm 2010 (giá cố định năm 1994) của ngành đạt 3.256 tỷ
đồng, chiếm 31,9% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh, tăng 27,8% so với
năm 2009.
54
Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2010 đạt 394,325 triệu USD, tăng
44,9% so với năm 2009, chiếm 86,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh [24].
Trong đó các doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn là:
Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu của một số doanh nghiệp dệt may
ở tỉnh Thái Bình năm 2010
Đơn vị: triệu USD
STT
Tên doanh nghiệp
Giá trị xuất khẩu
1
Công ty CP sản xuất hàng thể thao Maxport
61,7
2
Công ty TNHH Nienhsinh Việt Nam
46,6
3
Công ty TNHH Pooshin Vina
42,8
4
Công ty TNHH Minh Trí
14,4
5
Công ty TNHH Hợp Thành
14,5
6
Công ty TNHH SXKD XNK Nam Long…
12,5
Nguồn: Sở Công thương (2010), Báo cáo tình hình hoạt động doanh nghiệp
dệt may năm 2010 và một số giải pháp phát triển năm 2011
Những thành tựu trên đã tạo điều kiện để đảm bảo hơn nữa lợi ích kinh tế
của ngƣời lao động hoạt động trong các doanh nghiệp dệt may, góp phần đáng kể
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động.
Tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình vẫn còn tồn tại một số
hạn chế nhƣ:
Các doanh nghiệp dệt may chủ yếu làm hàng gia công cho các doanh nghiệp
nƣớc ngoài nên thị trƣờng bị lệ thuộc và chịu thiệt thòi hơn so với doanh nghiệp làm
hàng FOB (mua đứt, bán đoạn). Nhiều doanh nghiệp chƣa ký đƣợc hợp đồng xuất
khẩu trực tiếp, phải ký hợp đồng thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu đầu mối.
Giá trị xuất khẩu hàng dệt may tuy chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất
công nghiệp toàn tỉnh nhƣng do chủ yếu là hàng gia công nên giá trị gia tăng thấp.
Chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, chƣa đồng đều, chƣa chủ động đƣợc nguồn
nguyên liệu, năng suất lao động còn thấp.
55
Nguồn nhân lực của ngành dệt may vốn đƣợc coi là một lợi thế của tỉnh, thời
gian vừa qua cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp thiếu lao động nhất là
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, gần khu công nghiệp và thị trấn.
Tính cạnh tranh không lành mạnh ở một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã
xảy ra. Phần lớn các chủ doanh nghiệp chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh doanh.
Đặc biệt việc thực hiện Bộ luật Lao động chƣa nghiêm túc; thực hiện các chế
độ BHXH, BHYT, BHTN cho ngƣời lao động chƣa đầy đủ đã xảy ra ở không ít
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh.
Những tồn tại trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi ích kinh tế của ngƣời lao
động trong các doanh nghiệp dệt may đặc biệt là doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở
Thái Bình.
2.2.2 Đặc điểm lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt
may ở Thái Bình
2.2.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực của tỉnh Thái Bình
So với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, Thái Bình là một tỉnh có mật độ
dân số cao, đƣợc đánh giá là có lực lƣợng lao động dồi dào, ngƣời lao động cần cù,
chịu khó. Đến nay dân số Thái Bình ƣớc khoảng 2 triệu ngƣời. Trong đó dân số
nông thôn chiếm 90,2%, thành thị chiếm 9,8%; mật độ dân số 1.154 ngƣời/1km2.
Bình quân mỗi hộ gia đình có 3,4 ngƣời. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là
1.320.000 ngƣời [5, tr15].
Trong những năm qua, chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động của
tỉnh không ngừng đƣợc quan tâm và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Năm
2004, số lao động đƣợc giải quyết việc làm mới là 17 nghìn ngƣời. Năm 2009, số
liệu tƣơng ứng là 30 nghìn ngƣời. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng tích
cực. Tính đến năm 2009, cơ cấu lao động của tỉnh là: lao động trong lĩnh vực nông lâm - thủy sản chiếm 62.9%; lao động khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
21.5%; lao động khu vực dịch vụ chiếm 15,6% [26].
56
Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 42% tổng lực lƣợng lao động toàn
tỉnh. Trong đó đào tạo nghề chiếm khoảng 29%. Mỗi năm Thái Bình có khoảng
20.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông [26]. Đây là lực lƣợng lao động trẻ,
có trình độ văn hoá cơ bản, chƣa có điều kiện học lên bậc học cao hơn. Lực lƣợng
này có thể đƣợc đào tạo ở các trƣờng dạy nghề trong tỉnh hoặc đƣợc đào tạo tại chỗ
ở các đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó có sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may.
2.2.2.2 Đặc điểm lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt
may ở tỉnh Thái Bình
Khi nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình có thể rút ra một
số nhận xét sau:
Một là, số lượng lao động hoạt động trong các doanh nghiệp dệt may trên
địa bàn toàn tỉnh chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động trong ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo.
Dệt may là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, lao động dệt may có xu
hƣớng ngày càng tăng cùng với sự phát triển ngành dệt may tỉnh Thái Bình.
Bảng 2.2: Lao động ngành dệt may ở tỉnh Thái Bình
Năm
Số lƣợng
Tỷ lệ % trên tổng số lao động trong
(nghìn lao động)
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
2005
30
18
2008
40
23
2009
55
32
2010
60
-
Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở Công thương và Niên Giám Thống kê Thái
Bình (2009).
Quan sát bảng 2.2, theo thống kê của Sở Công thƣơng tỉnh Thái Bình, năm
2005 lao động ngành dệt may có 30.000 lao động chiếm 18% tổng số lao động hoạt
động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; chế tạo toàn tỉnh, thì đến năm 2010 đã là
trên 60.000 lao động. Số lƣợng lao động có xu hƣớng tăng khá trong khoảng 3 năm
57
gần đây, trƣớc đây từ năm 2005 đến 2008, mất 3 năm mới tăng đƣợc 10.000 lao
động thì giai đoạn 2008- 2009 chỉ mất một năm để tăng thêm 15.000 lao động, năm
2009 – 2010 tuy gặp phải khủng hoảng kinh tế nhƣng ngành dệt may vẫn tạo thêm
việc làm cho 5.000 lao động. Cơ cấu lao động trong tỉ trọng lao động chế biến; chế
tạo cũng liên tục tăng, điều này một lần nữa khẳng định vai trò của ngành dệt may
trong việc tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động, giảm bớt sức ép việc làm cho
Tỉnh.
Hai là, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh sử dụng lao động với
quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu .
Theo số liệu khảo sát của ngành Công thƣơng, tính đến 31/12/2010, trên địa
bàn tỉnh hiện có 146 doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng dệt may, sử dụng trên
60.000 lao động. Trong đó quy mô sử dụng lao động nhƣ bảng sau:
Bảng 2.3: Quy mô sử dụng lao động trong các doanh nghiệp
dệt may Thái Bình
STT
Quy mô
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
1
Dƣới 10 lao động
7
4,8
2
Từ 10 đến 49 lao động
23
15,8
3
Từ 50 đến 99 lao động
27
18,5
4
Từ 100 đến 199 lao động
30
20,5
5
Từ 200 đến 300 lao động
33
22,6
6
Từ 300 lao động trở lên
26
17,8
Tổng số
146
100
Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình(2010), Báo cáo kết quả điều tra
về tình hình lao động.
Nhƣ vậy, xét về quy mô doanh nghiệp theo tiêu chí sử dụng lao động thì các
58
doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ba là, cơ cấu nhóm tuổi lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái
Bình chủ yếu là từ 19 đến 29 tuổi; lao động nữ chiếm khoảng 80% lực lượng lao
động toàn ngành.
Trong số các doanh nghiệp dệt may năm 2010 qua Báo cáo Tổng hợp doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh của Sở Kế hoạch và đầu tƣ tỉnh [25] có thể thấy về nhóm
tuổi lao động (LĐ):
+ Dƣới 19 tuổi:
13%
+ Từ 19 tuổi đến 29 tuổi:
52%
+ Từ 30 tuổi đến 39 tuổi:
20%
+ Từ 40 tuổi đến 49 tuổi:
11%
+ Từ 50 tuổi trở lên:
4%
4%
13%
LĐ dưới 19 tuổi
LĐ từ 20 đến 29 tuổi
LĐ từ 30 đến 39 tuổi
52% LĐ từ 40 đến 49 tuổi
LĐ trên 50 tuổi
11%
20%
Biểu 2.2: Cơ cấu lao động trong ngành dệt may ở tỉnh Thái Bình
theo nhóm tuổi
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo tổng hợp tình
hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong đó do đặc thù ngành nên tỉ lệ lao động nữ chiếm khoảng 80% tổng số
lao động toàn ngành.
Với đặc điểm lao động dệt may chủ yếu là nữ, đa phần lại là nữ trẻ, có thể thấy
sau khi xây dựng gia đình và luống tuổi thì năng suất, chất lƣợng giảm sút. Hơn nữa
lao động nữ lại có yếu tố sức khỏe và yếu tố tâm sinh lý không ổn định, có nhiều
điều kiện khác biệt nên có thể thấy: tình trạng lao động bỏ việc, tự do chuyển chỗ
làm khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp vừa tuyển đƣợc lớp công nhân mới, lại có
59
lớp cũ bỏ đi làm chỗ khác. Những doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ tốt với công
nhân biến động lao động thấp hơn, nhƣng qua theo dõi tỷ lệ đó chỉ đạt 15-20%.
Bốn là, cơ cấu trình độ chuyên môn chủ yếu là lao động nghề sơ cấp, phổ
thông.
Cũng theo báo cáo này về trình độ ngƣời lao động trong ngành dệt may cũng
còn thấp, đa phần là lao động phổ thông, hoặc đào tạo nghề cơ bản.
+ Trình độ đại học (ĐH) và trên đại học:
4%
+ Trung cấp:
9%
+ Công nhân kỹ thuật:
14%
+ Lao động nghề sơ cấp, phổ thông:
73%
4%
9%
14%
Trình độ ĐH và trên
ĐH
Trình độ trung cấp
Công nhân kỹ thuật
Trình độ nghề sơ cấp và
phổ thông
73%
Biểu 2.3: Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp dệt may
ở tỉnh Thái Bình phân theo trình độ chuyên môn
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo tổng hợp tình
hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Về cơ bản lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp dệt may có trình độ
thấp hơn so với mặt bằng trình độ lao động chung trong tỉnh. Có thể nói, trong thời
gian qua tỉnh Thái Bình đã quan tâm và chỉ đạo sát sao tới công tác đào tạo nghề
theo định hƣớng trong khu vực lợi thế, trong đó chú ý tới việc tăng nhanh số lƣợng
lao động tham gia các lớp dạy nghề dài hạn, nhờ đó mà ngƣời lao động dễ dàng tìm
đƣợc một công việc ổn định hơn. Vì thế mà ngƣời lao động, nhất là lao động ở khu
vực nông thôn đã từng bƣớc đƣợc nâng cao tay nghề, có trình độ chuyên môn ổn
định, có điều kiện tìm kiếm việc làm phù hợp hay tự tạo việc làm cho mình theo
những ngành nghề đã đƣợc đào tạo. Tuy nhiên, vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế,
60
đặc biệt với ngành dệt may. Với đặc thù lao động phổ thông là chính, nhu cầu lao
động lớn đã dẫn đến tình trạng lao động chỉ đƣợc đào tạo qua học nghề cơ bản,
thiếu ý thức lao động công nghiệp. Do thiếu lao động, một số doanh nghiệp không
cần cả chứng chỉ đào tạo mà tuyển lao động tự do về tự đào tạo, kèm cặp.
Năm là, công tác quản trị nhân sự trong nhiều doanh nghiệp yếu kém, thiếu
quy chế lao động cụ thể.
Quy chế tiền lƣơng, tiền thƣởng không rõ ràng, minh bạch, khi có tranh chấp
lao động đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may chƣa xây
dựng đƣợc chiến lƣợc nhân sự, lao động vẫn theo kiểu tức thời, quy mô các doanh
nghiệp còn nhỏ lẻ, nên trình độ ngƣời lao động chƣa cao là tất yếu.
Qua phân tích số liệu, chúng ta có thể rút ra những điểm cần lƣu ý về lao động
và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình nhƣ sau:
Thứ nhất, sử dụng và tuyển dụng nhiều lao động mà đa số là lực lƣợng lao
động trẻ và đa phần là nữ giới.
Thứ hai, tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo vẫn còn ở mức cao, đây là vấn đề
quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tiếp tục tăng cƣờng việc bồi dƣỡng,
đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho ngƣời lao động để sử dụng máy móc thiết bị,
công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp.
Thứ ba, lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp dệt may thƣờng xuyên
biến động, ngƣời lao động trong doanh nghiệp thƣờng không có mục tiêu dài hạn
trong công việc của mình khi làm tại một doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề hết sức
quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động cho phù hợp,
cũng nhƣ đặt ra cho chính quyền các cấp trong việc giải quyết các vấn đề xã hội lâu
dài.
Thứ tư, thiếu hụt lao động có trình độ cao, đặc biệt là đối với ngƣời lao động
kỹ thuật hoặc lao động có tay nghề ổn định...
Có thể khẳng định rằng trong giai đoạn hiện nay và trong tƣơng lai, ngành dệt
may vẫn sẽ tiếp tục là ngành thu hút đƣợc nhiều lao động ở Tỉnh, tuy nhiên cần có
chính sách với ngƣời lao động nhằm đƣa ngành dệt may phát triển bền vững.
61
2.3 THỰC TRẠNG VIỆC ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƢỜI
LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TƢ NHÂN Ở TỈNH
THÁI BÌNH
2.3.1 Thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong
khâu tuyển dụng, kí kết hợp đồng và mức độ ổn định của việc làm
Thời gian qua doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở Thái Bình đã đóng vai trò
tích cực và quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở địa phƣơng. Cùng với đà tăng nhanh về số lƣợng doanh nghiệp dệt may tƣ nhân, quy mô
lao động cũng tăng tƣơng ứng. Nhiều doanh nghiệp dệt may tƣ nhân đã giải quyết
việc làm cho một số lƣợng lao động tƣơng đối lớn nhƣ công ty cổ phần sản xuất
hàng thể thao Maxport (3.467 lao động), công ty TNHH may Hƣng Nhân (1.888 lao
động), xí nghiệp dệt may Hồng Quân (1300 lao động), công ty cổ phần BITEXCO
Nam Long (744 lao động)…[25]. Bên cạnh đó, chất lƣợng lao động cũng đƣợc cải
thiện đáng kể. Do doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến nên bƣớc
đầu đã có đƣợc đội ngũ cán bộ kỹ thuật và đặc biệt là đội ngũ công nhân có tay
nghề cao và có tác phong công nghiệp.
2.3.1.1 Về tuyển dụng
Hiện nay việc tuyển dụng lao động và đào tạo nghề trong tỉnh vẫn còn nhiều
nhiêu khê, bất cập. Lao động phổ thông đƣợc các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân
thông báo tuyển mộ rầm rộ nhƣng cung vẫn không đủ cầu. Còn lao động kỹ thuật,
công nhân lành nghề tốt nghiệp từ những trƣờng đào tạo có chất lƣợng thật sự là
“hàng hiếm” đối với doanh nghiệp. Ngƣợc lại, các trung tâm dịch vụ việc làm,
trƣờng - trung tâm đào tạo nghề thì lại chƣa phát huy hết công suất, đào tạo chƣa sát
với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trƣờng dẫn đến tình trạng phải tái đào
tạo hoặc loại bỏ khi tuyển dụng.
Qua kết quả khảo sát tuyển dụng lao động năm 2010 cho thấy: Hình thức
tuyển dụng lao động trực tiếp của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 73,8%, thông qua trung
tâm giới thiệu việc làm chiếm tỷ lệ thấp: 18,2%, hình thức tuyển dụng khác chiếm
8%; phần lớn kết quả tuyển dụng không đƣợc đăng kí qua sở Lao động – Thƣơng
62