1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

2 LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 136 trang )


Tiền lƣơng là phần cơ bản nhất trong thu nhập của ngƣời lao động, giúp cho

bản thân ngƣời lao động và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần

thiết. Tiền lƣơng đƣợc hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa ngƣời sử dụng lao

động và ngƣời lao động phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng và các quy định

của luật pháp hiện hành.

Trong xã hội nói chung và trong nền kinh tế thị trƣờng nói riêng, tiền lƣơng

luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngƣời lao động trong mọi thành phần kinh tế.

Ngƣời lao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân thực chất là những ngƣời làm thuê,

vì thế tiền lƣơng của họ thực chất là giá cả sức lao động, nên nó chịu ảnh hƣởng bởi

quan hệ cung - cầu về sức lao động. Tiền lƣơng là động lực trực tiếp tác động mạnh

mẽ, là chất kích thích quan trọng thiết yếu, là điều mà ngƣời lao động quan tâm đầu

tiên khi thoả thuận hợp đồng làm việc. Ngƣời lao động sẽ thấy phấn khởi, thoả mãn

khi sức lao động của họ bỏ ra đƣợc thù lao xứng đáng, kích thích họ tìm tòi sáng tạo

để không ngừng nâng cao năng suất lao động, không ngừng cống hiến để tăng thu

nhập, nâng cao đời sống của bản thân và gia đình.

Mức tiền lƣơng cụ thể của ngƣời lao động đƣợc hƣởng phụ thuộc vào trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và mức độ phức tạp của công việc mà ngƣời đó

đang đảm nhận, phụ thuộc vào độ dài ngày lao động và cƣờng độ lao động, phụ

thuộc vào cách thức trả lƣơng cho ngƣời lao động (lƣơng tính theo thời gian hay sản

phẩm)…

Trong từng doanh nghiệp mức lƣơng do hai bên (ngƣời lao động và ngƣời sử

dụng lao động) thoả thuận trong hợp đồng lao động và đƣợc trả theo năng suất lao

động, chất lƣợng và hiệu quả công việc. Mức lƣơng của ngƣời lao động không đƣợc

thấp hơn mức lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định.

Với đặc thù riêng trong doanh nghiệp tƣ nhân, việc quy định mức lƣơng tối

thiểu là vấn đề nhạy cảm bởi vì mức lƣơng tối thiểu của ngƣời lao động đƣợc quy

định sao cho vừa đảm bảo mức sống của ngƣời lao động vừa khuyến khích đƣợc

đầu tƣ. Nếu quy định mức lƣơng tối thiểu quá cao sẽ ảnh hƣởng đến việc khuyến



22



khích đầu tƣ, nhƣng quy định quá thấp sẽ ảnh hƣởng tới đời sống của ngƣời lao

động.

Để đảm bảo công bằng trong trả lƣơng cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao

động phải xây dựng thang, bảng lƣơng và định mức lao động. Số bậc của thang

bảng lƣơng phụ thuộc vào mức độ phức tạp, cấp bậc công việc và quản lý. Định

mức lao động đƣợc xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù hợp với cấp bậc

công nhân. Mức lao động quy định là mức lao động trung bình, đảm bảo số đông

ngƣời lao động thực hiện đƣợc mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn.

Ngoài tiền lƣơng, ngƣời lao động còn đƣợc hƣởng một khoản tiền do ngƣời sử

dụng lao động trích thƣởng từ lợi nhuận hàng năm để phân phối lại. Đây cũng là

một biện pháp làm cho ngƣời lao động gắn bó với doanh nghiệp tạo động lực mới

cho sản xuất, đồng thời là sự thừa nhận đóng góp của ngƣời lao động vào giá trị

thặng dƣ của doanh nghiệp.

1.2.1.2 Mức độ ổn định của việc làm

Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa

nhận là việc làm.

Việc làm là vấn đề mọi ngƣời lao động đều quan tâm vì nó là tiền đề để có

thu nhập và thông qua công việc ngƣời lao động mới có cơ hội bộc lộ tài năng và

nâng cao kiến thức. Trong việc làm, vấn đề quan trọng nhất đối với ngƣời lao động

là tính ổn định và phù hợp của việc làm. Việc làm ổn định, công việc phù hợp với

năng lực, trình độ, sức khỏe của bản thân là điều kiện để ngƣời lao động có cơ hội

tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống. Ngƣợc lại, việc làm không thƣờng xuyên,

công việc không phù hợp sẽ dẫn tới thu nhập của ngƣời lao động bấp bênh, đời sống

không đảm bảo. Vì vậy việc làm trở thành động lực thúc đẩy ngƣời lao động ra sức

học tập, nâng cao kỹ năng để có đƣợc chỗ làm việc phù hợp với năng lực, đáp ứng

với yêu cầu của doanh nghiệp. Nhu cầu đƣợc làm việc đã gắn ngƣời lao động với

doanh nghiệp, gắn trách nhiệm của họ với sản phẩm cuối cùng, họ ý thức rõ ràng về

hiệu quả công việc và trách nhiệm của mình trƣớc doanh nghiệp.

1.2.1.3 Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động



23



Đây là một trong những vấn đề thuộc điều kiện lao động của ngƣời lao động

tại doanh nghiệp, có ảnh hƣởng trực tiếp đến mức độ nặng nhọc, căng thẳng và mệt

mỏi khi lao động, trực tiếp tác động đến sức khoẻ và năng suất lao động của ngƣời

lao động.

An toàn vệ sinh lao động là ngƣời sử dụng lao động phải đảm bảo môi trƣờng

an toàn và vệ sinh lao động, đảm bảo sức khoẻ, an toàn tính mạng cho ngƣời lao

động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Tạo ra những điều kiện vệ sinh nhƣ

thƣờng xuyên giữ cho nơi làm việc của ngƣời lao động sạch sẽ, không gian thoáng

đãng, đủ ánh sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ,

điện từ trƣờng, nóng, ẩm, ồn, độ rung... Vì vậy nếu doanh nghiệp luôn quan tâm cải

thiện điều kiện lao động; đảm bảo các chế độ trang thiết bị, phƣơng tiện bảo vệ cá

nhân để ngƣời lao động đƣợc làm việc trong điều kiện an toàn vệ sinh; thƣờng

xuyên phổ biến và bồi dƣỡng kiến thức về an toàn vệ sinh lao động thì sẽ tạo điều

kiện để ngƣời lao động đƣợc đảm bảo về sức khoẻ, có điều kiện để hoàn thành tốt

công việc của mình, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập của bản thân và gia

đình.

Việc doanh nghiệp đảm bảo về an toàn vệ sinh lao động cũng có nghĩa là

doanh nghiệp đã tạo ra các điều kiện để bảo vệ và duy trì khả năng lao động lâu dài

của công nhân trong quá trình lao động, là một trong những nguyên tắc của tái sản

xuất sức lao động cho con ngƣời.

1.2.1.4 Đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nâng cao trình độ

Đào tạo, bồi dƣỡng là hoạt động nhằm trang bị kiến thức căn bản hay huấn

luyện, nâng cao kỹ năng thành thạo nghề nghiệp cho ngƣời lao động, để họ hoàn

thành tốt nhiệm vụ hiện tại hoặc phù hợp với nhiệm vụ trong tƣơng lai của doanh

nghiệp.

Việc làm và đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho ngƣời lao động là hai

mặt của một vấn đề có liên quan mật thiết với nhau, liên quan mật thiết đến thu

nhập và đời sống của ngƣời lao động. Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn



24



cho ngƣời lao động đồng nghĩa với ngƣời sử dụng lao động đã bỏ ra một khoản

ngân sách, một quỹ thời gian giành cho ngƣời lao động học tập nâng cao trình độ.

Việc bồi dƣỡng tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động

có thể tiến hành bằng nhiều hình thức: kèm cặp; bồi dƣỡng tại chỗ; mở các lớp học

tại doanh nghiệp; hoặc gửi công nhân đi học tại các cơ sở đào tạo, có thể là ngắn

hạn, có thể là dài hạn; tổ chức tham quan các doanh nghiệp khác hoặc các doanh

nghiệp ở nƣớc ngoài, qua đó ngƣời lao động cũng có thể học tập, chia sẻ kinh

nghiệm với nhau.

Xét về mặt lợi ích kinh tế thì trƣớc hết, ngƣời lao động đƣợc bồi dƣỡng đào

tạo đã đƣợc hƣởng nguồn lợi từ ngân quỹ đào tạo mà ngƣời sử dụng lao động bỏ ra.

Nhƣng cái lợi lớn hơn mà ngƣời lao động thu đƣợc đó là qua việc bồi dƣỡng, nâng

cao trình độ thì kỹ năng chuyên môn, trình độ tay nghề của ngƣời lao động đƣợc

nâng lên. Trên cơ sở đó ngƣời lao động có khả năng nâng cao năng suất lao động,

đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, có thể đảm nhận đƣợc những

công việc ở cấp bậc cao hơn, có cơ hội thăng tiến và tăng tiền lƣơng cùng các khoản

phụ cấp khác.

1.2.1.5 Điều kiện nhà ở, đi lại

Quyền có nhà ở là một quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc Nhà nƣớc công nhận

và chăm lo thông qua các chính sách tạo điều kiện để mỗi công dân tạo lập chỗ ở

phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Ngƣời xƣa có câu "An cƣ lạc nghiệp",

có nghĩa con ngƣời phải có chỗ ở ổn định thì mới an tâm để xây dựng sự nghiệp

đƣợc. Khó khăn về chỗ ở với ngƣời lao động sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ

ngƣời lao động do điều kiện nghỉ ngơi, sinh hoạt không đảm bảo; đồng thời ảnh

hƣởng đến trật tự an toàn an ninh xã hội từ nơi ở đến nơi làm việc cũng nhƣ nơi cƣ

trú. Việc thiếu nhà ở và phƣơng tiện đi lại ảnh hƣởng đến việc tái sản xuất sức lao

động sau những giờ làm việc căng thẳng qua đó ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất

lao động.

Nhà ở là chính sách xã hội, nhƣng nó lại liên quan đến lợi ích của ngƣời lao

động. Vì ngƣời lao động có chỗ ở tốt sẽ phấn khởi, yên tâm, ổn định cuộc sống, có



25



điều kiện nghỉ ngơi, sớm hồi phục sức khoẻ, tái sản xuất sức lao động, trực tiếp góp

phần nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát

triển.

1.2.1.6 Chế độ bảo hiểm

Chế độ bảo hiểm cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp nói chung và

doanh nghiệp dệt may tƣ nhân nói riêng bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và

bảo hiểm thất nghiệp. Đây là những loại bảo hiểm bắt buộc, ngoài ra tuỳ theo khả

năng tài chính, doanh nghiệp có thể mua thêm các loại bảo hiểm khác cho công

nhân lao động.

Chế độ bảo hiểm xã hội là một vấn đề lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc

ổn định đời sống của ngƣời lao động và gia đình họ. Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ

của xã hội đối với ngƣời lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để

trợ cấp cho họ nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế do bị ngừng hoặc bị

giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, mất khả

năng lao động, tuổi già, chết. Đồng thời đảm bảo chăm sóc y tế và trợ cấp cho các

thân nhân trong gia đình ngƣời lao động, để góp phần ổn định cuộc sống bản thân

ngƣời lao động và gia đình, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Khi tham gia bảo

hiểm xã hội (BHXH) ngƣời lao động đƣợc:

- Khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm y tế.

- Ngƣời lao động ốm đau có giấy chứng nhận của nhân viên y tế cho nghỉ việc

để chữa bệnh tại nhà hoặc điều trị tại bệnh viện thì đƣợc hƣởng trợ cấp ốm đau do

quỹ bảo hiểm xã hội trả.

- Khi có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội ngƣời

lao động đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí hàng tháng.

- Ngƣời lao động tham gia bảo hiểm xã hội đƣợc nhận các khoản trợ cấp về

bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

Quỹ bảo hiểm xã hội đƣợc hình thành từ huy động của các nguồn đóng góp

của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và hỗ trợ của nhà nƣớc. Nó thể hiện

nghĩa vụ của ngƣời lao động và trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động trong việc



26



thực hiện bảo hiểm xã hội, Nhà nƣớc tham gia thông qua việc hỗ trợ thêm cho quỹ

bảo hiểm xã hội. Mức đóng và mức hƣởng bảo hiểm xã hội có mối liên hệ với chính

sách tiền lƣơng hoặc tiền công của ngƣời lao động là thu nhập thƣờng xuyên, ổn

định.

Nhƣ vậy xét về lợi ích kinh tế, ngƣời lao động chỉ phải đóng góp một khoản

nhỏ trong thu nhập của mình vào quỹ bảo hiểm xã hội, nhƣng đã đƣợc hƣởng một

khoản thu nhập thay thế khi họ gặp phải các rủi ro, nhằm đảm bảo đời sống cho họ

và những ngƣời trong gia đình.

1.2.2 Cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nƣớc trong việc đảm bảo lợi

ích kinh tế của ngƣời lao động

1.2.2.1 Chính sách về tuyển dụng lao động

Việc tuyển dụng lao động Việt Nam theo quy định tại khoản 2 điều 16 và

khoản 1 điều 132 của Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002,

2006, 2007) đƣợc quy định nhƣ sau:

- Ngƣời sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ

việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu

sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Ngƣời lao động có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc làm hoặc đăng ký tại các

tổ chức giới thiệu việc làm để tìm việc làm.

Về thủ tục tuyển dụng lao động, tại điều 8, nghị định số 39/2003/NĐ-CP cũng

quy định: Ít nhất bảy ngày trƣớc khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của ngƣời lao

động, ngƣời sử dụng lao động phải thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại

chúng và niêm yết tại trụ sở về nhu cầu tuyển dụng lao động. Nội dung bao gồm:

nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lƣợng cần tuyển, thời hạn hợp đồng lao

động, mức lƣơng, điều kiện làm việc và một số yêu cầu cần thiết khác nếu doanh

nghiệp cần.

Liên quan đến việc làm, tại điều 32 của Bộ luật Lao động cũng quy định việc

làm thử và thời gian thử việc. Theo đó, khi giao kết hợp đồng lao động, ngƣời lao

động và ngƣời sử dụng lao động có thể thoả thuận về việc làm thử. Tuy nhiên thời



27



gian thử việc không đƣợc quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao

(từ trình độ cao đẳng trở lên) và không quá 30 ngày đối với lao động có trình độ

trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và không quá 6 ngày đối với lao

động khác.

Tiền lƣơng của ngƣời lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70%

mức lƣơng cấp bậc của công việc đó.

Nghị định 39/CP-2003 về tuyển dụng lao động và Thông tƣ 20/2003 Bộ Lao

động – Thƣơng binh – Xã hội cũng quy định ngƣời sử dụng lao động phải báo cáo

cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về tình hình tuyển dụng lao động hàng năm.

1.2.2.2 Chính sách về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi

Về thời gian làm việc:

Điều 68 Bộ luật Lao động quy định: Thời gian làm việc không quá 8 giờ trong

một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Ngƣời sử dụng lao động có quyền quy định

thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần, nhƣng phải thông báo trƣớc cho ngƣời

lao động biết.

Về thời gian làm thêm, điều 69 Bộ luật ghi rõ: Ngƣời sử dụng lao động và ngƣời

lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ nhƣng không quá 4 giờ trong một ngày,

200 giờ trong một năm, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt đƣợc làm thêm không quá

300 giờ trong vòng một năm.

Về thời giờ nghỉ ngơi:

Theo quy định tai điều 71, 72, 73,78 của Bộ Luật lao động: ngƣời lao động làm

việc 8 giờ liên tục thì đƣợc nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc; Ngƣời làm

ca đêm đƣợc nghỉ ít nhất 45 phút; Ngƣời lao động làm việc theo ca đƣợc nghỉ ít

nhất 12 giờ trƣớc khi chuyển sang ca khác.

Mỗi tuần ngƣời lao động đƣợc nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục).

Ngƣời lao động đƣợc nghỉ hƣởng nguyên lƣơng những ngày lễ tết trong năm (9

ngày). Nếu những ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì ngƣời lao động đƣợc

nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trƣờng hợp ngƣời lao động đƣợc nghỉ việc 3 ngày, vẫn



28



hƣởng lƣơng là khi: Kết hôn, bố mẹ (cả bên chồng và vợ) chết, hoặc vợ, chồng chết,

con chết. Nghỉ một ngày hƣởng nguyên lƣơng trong trƣờng hợp con kết hôn.

Ngoài ra lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một

ngƣời sử dụng lao động thì đƣợc nghỉ phép hằng năm, hƣởng nguyên lƣơng: đối với

lao động làm công việc trong điều kiện bình thƣờng là 12 ngày, những ngƣời làm

công việc độc hại nặng nhọc là 14 ngày, 16 ngày đối với những ngƣời làm công

việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc (điều 74 Bộ Luật lao động).

Để đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động pháp luật lao động quy định những

thời gian nghỉ dƣới đây đƣợc tính vào thời gian làm việc:

+ Thời gian nghỉ thai sản ở phụ nữ.

+ Thời gian nghỉ ốm theo sự đồng ý của doanh nghiệp.

+ Thời gian nghỉ hƣởng lƣơng, thời gian báo trƣớc đề chấm dứt hợp đồng.

1.2.2.3 Về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp

Về mức lương:

Điều 55 Bộ Luật Lao động quy định: “Tiền lƣơng của ngƣời lao động do hai bên

thoả thuận trong hợp đồng lao động và đƣợc trả theo năng suất lao động, chất lƣợng

và hiệu quả công việc. Mức lƣơng của ngƣời lao động không đƣợc thấp hơn mức

lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định”.

Mức lƣơng tối thiểu đƣợc ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho ngƣời lao

động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thƣờng bù đắp sức

lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất mở rộng sức lao động và đƣợc

dùng làm căn cứ để tính các mức lƣơng cho các loại lao động khác. Khi chỉ số giá

sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lƣơng thực tế của ngƣời lao động bị giảm sút thì

Chính phủ điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu để bảo đảm tiền lƣơng thực tế (theo điều

56 Bộ luật lao động).

Ngày 29/10/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2010/NĐ - CP quy

định mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc ở công ty, doanh

nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác

của Việt Nam có thuê mƣớn lao động, điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu đối với ngƣời



29



lao động làm việc các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân

mức lƣơng 830.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa

bàn không thuộc những khu vực kinh tế trọng điểm của cả nƣớc, trong đó có Thái

Bình.

Ngoài quy định cụ thể về mức lƣơng tối thiểu, năm 2003 Bộ LĐ - TB - XH ban

hành Thông tƣ số 13/2003/TT - BLĐTBXH và thông tƣ 14/2003/TT - BLĐTBXH

ngày 30/5/2003 hƣớng dẫn một số điều của nghị định 114/2002/NĐ - CP ngày

31/12/2002 về tiền lƣơng đối với ngƣời lao động làm việc trong doanh nghiệp theo

Luật doanh nghiệp và doanh nghiệp tƣ nhân. Trong thông tƣ nêu rõ: “Doanh nghiệp,

cơ quan có trách nhiệm xây dựng, ban hành và đăng ký hệ thống thang bảng lƣơng

áp dụng trong doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động tại tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính”.

Về cách trả lương:

Điều 59 Bộ luật lao động quy định:

Ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm

việc. Trong trƣờng hợp đặc biệt phải trả lƣơng chậm, thì không đƣợc chậm quá một

tháng, và ngƣời sử dụng lao động phải đền bù cho ngƣời lao động một khoản tiền ít

nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng nhà nƣớc công bố tại thời điểm

trả lƣơng.

Khoản 2, điều 60 Bộ Luật lao động quy định: ngƣời sử dụng lao động không

đƣợc áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lƣơng của ngƣời lao động.

Về chế độ trả lương làm thêm giờ:

Điều 61 Bộ Luật Lao động quy định:

Ngƣời lao động làm thêm vào ngày thƣờng đƣợc hƣởng ít nhất bằng 150% theo

đơn giá tiền lƣơng hoặc tiền lƣơng của công việc đang làm; làm thêm vào ngày nghỉ

hàng tuần đƣợc hƣởng ít nhất bằng 200%; làm việc vào ngày lễ đƣợc hƣởng ít nhất

bằng 300%.

Sau một thời gian làm việc, nếu ngƣời lao động đủ điều kiện, họ đƣợc nâng

lƣơng theo quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp ngƣời lao động làm việc tích



30



cực, có hiệu quả thì ngƣời sử dụng lao động có thể nâng bậc sớm hơn thời hạn quy

định.

Trƣờng hợp vì lý do nào đó mà ngƣời lao động sang làm việc ở nơi khác hoặc

công việc khác thì họ đƣợc trả lƣơng không thấp hơn mức lƣơng của công việc

trƣớc đó. Nếu ngƣời lao động phải tạm ngừng việc không phải do lỗi của mình,

doanh nghiệp phải trợ cấp bằng 50% mức lƣơng cấp bậc hoặc chức vụ.

Về chế độ tiền thưởng, phụ cấp:

Điều 64 Bộ Luật Lao động quy định:

Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ

hoàn thành công việc của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động thƣởng cho

ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động, thoả ƣớc

lao động tập thể mà hai bên đã thoả thuận. Khoản 2 điều 11 NĐ114/2002/NĐ - CP

ngày 31/12/2002: Đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác (không phải

là các doanh nghiệp nhà nƣớc) căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm

và mức độ hoàn thành công việc của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động

thƣởng cho ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng, thoả ƣớc

tập thể mà hai bên đã thoả thuận.

1.2.2.4 Về đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động

Tại khoản 1 điều 17 Bộ Luật Lao động đã đƣợc sửa đổi bổ sung có hiệu lực từ

ngày 01/01/2003: Trong trƣờng hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà ngƣời

lao động đã làm việc thƣờng xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị

mất việc làm, thì ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục

sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không giải quyết đƣợc việc làm mới, phải

cho ngƣời lao động thôi việc và phải trợ cấp mất việc làm.

1.2.2.5 Về an toàn, vệ sinh lao động

Tại điều 95, 97, 98 của Bộ luật lao động có quy định:

Ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phƣơng tiện bảo hộ lao

động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động

cho ngƣời lao động.



31



Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với

từng loại máy, thiết bị, vật tƣ và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định làm việc của

Nhà nƣớc.

Ngƣời sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không

gian, độ thoáng và độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc,

phóng xạ, điện từ trƣờng, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố

đó phải đƣợc định kỳ kiểm tra, đo lƣờng.

Ngƣời sử dụng lao động phải có đủ các phƣơng tiện che chắn các bộ phận dễ

gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp, nơi làm việc, nơi đặt máy,

thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng

sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi

ngƣời dễ thấy, dễ đọc.

Tổ chức huấn luyện, hƣớng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ

sinh lao động đối với ngƣời lao động.

Khi ngƣời lao động đƣợc tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp họ phải

đƣợc khám sức khoẻ, và hàng năm họ đƣợc khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy

định để từ đó doanh nghiệp bố trí công việc cho phù hợp với điều kiện sức khoẻ.

Nếu ngƣời lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp thì phải điều trị chu đáo, khám sức

khoẻ định kỳ và có hồ sơ riêng biệt.

Nếu tai nạn lao động xảy ra do lỗi của doanh nghiệp, ngƣời lao động đƣợc bồi

thƣờng. Trƣờng hợp sau khi điều trị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu

ngƣời lao động tiếp tục làm việc thì đƣợc giám định y khoa để giám định thƣơng

tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, từ đó sắp đặt công việc phù hợp

với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Mức độ bồi thƣờng đối với ngƣời lao động khi tai nạn lao động và bệnh nghề

nghiệp là căn cứ ở mức độ thƣơng tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động chứ

không căn cứ vào thâm niên làm việc.

Để đảm bảo tính mạng và sức khoẻ của mình ngƣời lao động có quyền đƣợc từ

chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Ngƣời



32



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

×