Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.28 KB, 95 trang )
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN
THUÊ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
2.1 Tổng quan về các khu công nhiệp tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Sự phát triển các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giáp thủ
đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý,
thuận lợi cho việc hình thành, phát triển các khu công nghiệp nói riêng và
phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Trong chiến lược phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định
nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư, phát triển mở rộng các khu công nghiệp trên địa
bàn. Năm 2010 tỉnh Vĩnh Phúc có 4.500 đến 5.000 ha đất công nghiệp với hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đồng bộ. Vĩnh Phúc đã có chủ trương
hướng vào phát triển các ngành mũi nhọn có tính cạnh tranh cao như ngành
cơ khí chế tạo, điện tử tin học, công nghệ dệt may, chế biến thực phẩm…
trong đó đặc biệt ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao.
Hiện nay, Vĩnh Phúc đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy
mạnh đa dạng hóa các hình thức vận động, đổi mới và nâng cao chất lượng
các hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường hoạt động thông tin liên lạc, tuyên
truyền chính sách thu hút phát triển công nghiệp chú trọng khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư phối hợp chặt chẽ
với các ngành của tỉnh trong công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp,
đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật các khu công nghiệp, tăng cường công tác quản lý, kịp thời tháo
gỡ những vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Các khu công
nghiệp trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc đã trở thành điểm quan trọng trong việc
thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, đã góp phần quan trọng
vào việc thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn
thành mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, phấn đấu đưa Vĩnh Phúc
trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
35
Tính đến tháng 11 năm 2011, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 20 khu công nghiệp
được phê duyệt; trong đó có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động; gồm có:
Bảng 2.1. Danh mục khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc
Khu công
nghiệp
Kim Hoa
DT
Nhóm dự án thu hút đầu tư
105 ha
Sản xuất và lắp ráp phụ tùng ô tô, xe máy
Bình Xuyên
149,03
ha
271 ha
Thiết bị phục vụ ngành hàng không, sản xuất chế tạo thiết bị cơ
khí chính xác, thiết bị y tế, điện, điện lạnh, phụ tùng ô tô xe máy
Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện,
hóa chất, sản xuất các loại vật liệu mới…
Sơn Lôi
300 ha
Sản xuất máy móc thiết bị dịch vụ vận chuyển, sửa chữa đóng
mới container, cơ khí, thiết bị điện, sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ
lớn.
Bình Xuyên II 485ha
Sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, sản xuất sản phẩm điện tử
Bá Thiện
326.9
ha
Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, internet và sản
phẩm công nghệ thông tin.
Bá Thiện II
308 ha
Sản xuất máy tính, công nghệ thông tin, internet và sản phẩm
công nghệ thông tin trọng điểm; sản xuất vật liệu mới, năng
lượng mới.
Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện,
sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim
loại…
Sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, điện tử, điện lạnh,
thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất khuôn mẫu cho các sản
phẩm kim loại và phi kim loại…
Cơ khí chế tạo, chế tạo động cơ, sản xuất khuôn mẫu cho các
sản phẩm kim loại và phi kim loại
Sản xuất các linh kiện điện tử, linh phụ kiện máy tính, thiết bị
thông tin, viễn thông
Sản xuất thiết bị điện, chế tạo máy nông nghiệp, thang máy,
thang cuốn, khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim
loại…
Sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị điện, chế tạo
máy nông nghiệp, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy, khuôn mẫu
cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại
Sản xuất phụ tùng ô tô xe máy, công nghiệp phụ trợ, thực phẩm
đồ uống, chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, da giày.
Sản xuất sản phẩm công nghệ cao, vật liệu xây dựng, cơ khí chế
tạo, máy móc thiết bị phục vụ đường thủy, đóng tàu…
Sản xuất hàng tiêu dung, chế biến thực phẩm, vật liệu xây
Phúc Yên
Nam
Xuyên
Bình 304 ha
Khai Quang
262 ha
Chấn Hưng
Hội hợp
131,31
ha
150 ha
Tam Dương I
700 ha
Tam Dương II 750 ha
Vĩnh Tường
200 ha
Vĩnh Thịnh
270 ha
Lập Thạch I
150 ha
36
Địa điểm
Thị xã Phúc
Yên
Thị xã Phúc
Yên
Khu công
nghiệp Bình
Xuyên
Khu công
nghiệp Sơn
Lôi, Bình
Xuyên
Khu công
nghiệp Bình
Xuyên II, Bình
Xuyên
Khu công
nghiệp Bá
Thiện, Bình
Xuyên
Huyện Bình
Xuyên
Huyện Bình
Xuyên
Thành phố
Vĩnh Yên
Chấn Hưng,
Bình Xuyên
Phía tây thành
phố Vĩnh Yên
Huyện Tam
Dương
Huyện Tam
Dương
Huyện Vĩnh
Tường
Huyện Vĩnh
Tường
huyện Lập
Lập Thạch II
250 ha
Thái Hóa Liên 370 ha
Sơn,Liên Hòa
Sông Lô I
200 ha
Sông Lô II
180 ha
dựng, cơ khí chế tạo, cấu kiện xây dựng, thiết bị y tế, dược
phẩm
Sản xuất vật liệu xây dựng, phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử, điện
lạnh, thực phẩm, may mặc, da giầy, thiết bị y tế, dược phẩm
Sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, da giầy, thực phẩm, đồ
uống, chiến biến nông sản thực phẩm, hàng tiêu dung.
Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, hàng
tiêu dung, may mặc, phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh;
máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng, thực phẩm, may
mặc; thiết bị y tế.
cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị y tế, thiết bị điện.
Thạch
Huyện Lập
Thạch
Huyện Lập
Thạch
Huyện Sông Lô
Huyện Sông Lô
Nguồn: bqlkvnvp.gov.vn
Theo quy hoạch các khu công nghiệp định hướng đến năm 2020: đến
năm 2020 bổ sung thêm 10 khu công nghiệp với tổng diện tích là 3.176 ha
gồm khu công nghiệp: Đồng Cương, Trung Nguyên, Bình Dương, Đại Đồng,
Tân Tiến – Yên, Duy Phiên, Cao Phong, Đức Bác – Đồng Thịnh, Đình Chu,
Vĩnh Tường.
Như vậy, để tạo mặt bằng cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của
tỉnh, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020 là 29 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 11.000 ha.
Có thể nói các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh đã thu hút được số
lượng lớn các dự án đầu tư trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho phát
triển kinh tế của tỉnh.
Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, thời
gian tới tỉnh cần đặc biệt chú trọng thu hút các dự án điện tử công nghệ cao và
công nghiệp phụ trợ nhằm từng bước hình thành một trung tâm sản xuất sản
phẩm công nghệ cao; đồng thời, tập trung khai thác các dự án đến từ các quốc
gia, vùng lãnh thổ truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, hướng
tới các dự án đầu tư từ Mỹ và khối EU.
2.1.2 Lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2.1 Số lao động tại các khu công nghiệp
37
Số lượng công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp Tỉnh
Vĩnh Phúc ngày càng có xu hướng tăng lên do sự phát triển khu công nghiệp
và sự mở rộng quy mô đầu tư của các doanh nghiệp.
Từ năm 2002 trở về trước chỉ thu hút được khoảng hơn 20.000 công
nhân lao động trong các khu cụm công nghiệp, sau khi thành lập Ban quản lý
các khu công nghiệp năm 2003 đến nay với chủ trương đúng hướng và chính
sách ưu đãi của tỉnh nên đã thu hút số lượng dự án đầu tư ngày càng nhiều do
đó số lượng công nhân cũng tăng lên nhanh chóng. Đến nay số công nhân làm
việc trong tỉnh là 90.000 lao động, trong đó có khoảng 81.200 người làm việc
trong các khu công nghiệp, khoảng 54.404 lao động của các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) và 26.797 lao động của các dự án đầu tư trong nước
(DDI).Theo dự kiến của tỉnh với tốc độ thu hút đầu tư và mở rộng, hình thành
các khu công nghiệp các khu công nghiệp mới đến năm 2015 sẽ thu hút
khoảng 20 – 22 vạn lao động.
Số lượng công nhân tập trung nhiều nhất ở 4 khu công nghiệp tập trung
là khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Kim Hoa, Khu công
nghiệp Quang Minh, Khu công nghiệp Bình Xuyên.
38
Bảng 2.2: Số lượng lao động trong một số khu công nghiệp tập trung ở
Vĩnh Phúc tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2002 – 2008
Khu
công
nghiệp
Kim
Hoa
Năm
2007
2008
2009
So sánh (%)
2010
2011
08/07 09/08 10/09 11/10
BQ
11.508 13.258 15.016 15.789 19.845 115,21 113,26 105,15 125,69 114,59
Quang
Minh I 13.500 15.100 16.842 16.598 17.456 111,85 111,54 98,55 105,17 106,64
và II
Khai
8.500 10.085 11.354 12.597 13.985 118,65 112,58 110,95 111,02 113,26
Quang
Bình
9.507 12.138 13.546 17.895 17.398 127,67 111,60 132,11 97,22 116,31
Xuyên
Tổng
Cộng
43.015 50.581 56.758 62.879 68.684 117,59 112,21 110,78 109,23 112,41
Nguồn: số liệu Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Biểu đồ 2.1: Tổng số lao động ở một số khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc
Tổng số LĐ ở một số KCN tại Vĩnh Phúc
2011
2010
Tổng số LĐ ở một số
KCN
2009
2008
2007
0
20.000 40.000 60.000 80.000
Nguồn: Thống kê của Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
39
Nhìn vào bảng trên và biểu đồ trên ta thấy số lượng lao động ở 4 khu
công nghiệp này tăng đều qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2008.
Bình quân qua 5 năm tốc độ tăng lên là 12,41%. Trong đó lao động ở khu
công nghiệp Bình Xuyên là tăng mạnh nhất, bình quân qua 5 năm tăng lên
hơn 16%, cụ thể là năm 2007 số lao động chỉ có 9.507 lao động nhưng đến
năm 2011 đã tăng lên 17.398 lao động. Có thể nói rằng khi các khu công
nghiệp tập trung của Vĩnh Phúc ngày càng mở rộng quy mô sản xuất thì số
lượng công nhân ngày càng tăng lên đó là một tất yếu.
2.1.2.2 Độ tuổi lao động tại các khu công nghiệp
Theo số liệu thống kê của công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh
Phúc nguồn lao động làm việc trong các khu công nghiệp Vĩnh Phúc hầu hết
là lao động trẻ tuổi từ 16 đến 30 chiếm khoảng 70%, từ 30 đến 35 tuổi chiếm
10%, trên 35 tuổi khoảng 20%
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ theo độ tuổi lao động tại các khu công nghiệp
Vĩnh Phúc
20%
10%
16 - 30
30 - 35
Trên 35
e
70%
Nguồn: Theo số liệu thống kê của Công đoàn các khu công nghiệp
tỉnh Vĩnh Phúc
Qua biểu đồ ta thấy trong các khu công nghiệp Vĩnh Phúc tỷ lệ lao
động trẻ chiếm đại đa số lao động của tỉnh. Họ là những lao động trẻ, phần
lớn chưa có gia đình.
2.1.2.3 Chất lượng nguồn lao động
40
Số lượng lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc hầu hết là
nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, họ được tạo việc làm trong các
khu công nghiệp, do đó trình độ của họ rất thấp chủ yếu là trình độ lao động
phổ thông. Trong đó lao động trình độ trung học phổ thông chiếm 84.9%,
trình độ cao đẳng đại học chiếm 9.6%, trung cấp chiếm 5.5%.
Biểu đồ 2.3: Trình độ lao động trong các khu công nghiệp
10%
6%
ĐH, CĐ
TC
PTTH
85%
Nguồn: Theo số liệu thống kê của Công đoàn các khu công nghiệp
tỉnh Vĩnh Phúc.
Đây là một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư đặc biệt là đầu tư
nước ngoài còn chưa hài lòng, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của họi khi
mà công nghệ được sử dụng lại là những công nghệ hiện đại. Vì vậy, đây là
một vấn đề đặt ra đối với tỉnh cần phải thúc đẩy đào tạo nghề cho người lao
động để nâng cao chất lượng nguồn lao động.
2.2 Thực trạng thị trường nhà ở cho công nhân thuê tại các khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay
2.2.1 Cầu về nhà thuê của công nhân đang làm việc tại các khu công
nghiệp
Cầu về BĐS là khối lượng hàng hoá BĐS mà người tiêu dùng sẵn sàng
chấp nhận và có khả năng thanh toán với một mức giá nhất định để được BĐS
trên thị trường tại nhưng thời điểm nhất định. Nhu vậy có sự khác nhau giữa
nhu cầu và cầu về BĐS. Nhu cầu về BĐS là sự mong muốn của người dân có
41
được BĐS để thoả mãn các mục đích tiêu dùng của mình. Tuy nhiên không
phải mọi người có nhu cầu nhà ở đều trở thành người đi mua nhà trên thị
trường. Người ta chỉ trở thành người đi mua nhà và sẵn sàng trả tiền để có
được ngôi nhà như mong muốn khi người đó có nhu cầu về nhà ở có đủ lượng
tiền chi trả. Như vậy điều kiện của cầu về nhà đất trên thị trường bao gồm sự
xuất hiện của nhu cầu về nhà đất và khả năng thanh toán của những người có
nhu cầu.
Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và ổn định
trong những năm gần đây, với các chính sách phát triển phù hợp đã thu hút
được một lượng lớn các doanh nghiệp đầu tư vào Vĩnh Phúc, các khu công
nghiệp ở Vĩnh Phúc phát triển nhanh chóng, quy mô ngày càng được mở
rộng. Số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng
nhiều đã làm cho số lượng lao động trong các khu công nghiệp ngày càng
tăng nhanh. Các khu công nghiệp đã thu hút khoảng 81.200 lao động vào làm
việc, dự báo đến năm 2015 số lao động làm việc trong các khu công nghiệp sẽ
tăng lên khoảng 21 – 22 vạn lao động.
Trung bình mỗi năm lao động làm việc tại các khu công nghiệp ở Vĩnh
Phúc tăng khoảng từ 3 – 5%. Vì vậy kéo theo nhu cầu về nhà ở của công nhân
cũng ngày càng tăng. Do mục đích vì lợi nhuận và vốn đầu tư cao nên hầu hết
các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động vẫn chưa có quy hoạch nhà ở cho
công nhân, hoặc các dự án xây nhà ở cho công nhân vẫn chưa được thực hiện.
Các đối tượng có nhu cầu thuê nhà: lao động nhập cư, lao động địa phương,
chuyên gia nước ngoài…
Lao động làm việc trong các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc phần
lớn là lao động nhập cư, nhu cầu về nhà ở của công nhân là rất lớn. Các doanh
nghiệp chưa chú trọng xây nhà ở cho người lao động, họ phải đi thuê nhà trọ
xung quanh các khu công nghiệp. Hiện nay tại các khu công nghiệp của tỉnh
Vĩnh Phúc có khoảng 40% công nhân phải thuê nhà trọ xung quanh các khu
42
công nghiệp, còn lại là công nhân ở nhờ nhà người thân và một số công nhân
địa phương.
Ngay cả người lao động địa phương không phải ai cũng có nhà, một
phần trong số họ cũng phải thuê nhà để ở. Qua thực tế cho thấy số công nhân
là người địa phương vẫn có nhu cầu thuê nhà vì:
Một là, một số công nhân là người lao động của tỉnh nhưng khoảng
cách từ gia đình tới nhà máy quá xa, không thuận lợi cho việc đi làm vì vậy
họ phải thuê nhà để ở.
Hai là, do lương của công nhân thấp vì vậy họ đều muốn làm thêm giờ
để tăng thêm thu nhập, thời gian làm việc muộn họ không thể về nhà được.
Họ cũng có nhu cầu thuê nhà ở để có điều kiện làm thêm giờ.
Ba là, do giao thông trong khu vực nhà máy không thuận tiện tốn nhiều
thời gian cho việc đi lại, nên người công nhân chọn cách thuê nhà ở gần nơi
làm việc chọn thuận tiện.
Theo số liệu điều tra của Công đoàn các khu công nghiệp Vĩnh Phúc
hiện có khoảng 40% công nhân lao động khu công nghiệp của tỉnh có nhu cầu
thuê nhà, tương đương khoảng 32.480 công nhân có nhu cầu thuê nhà ở đề
yên tâm làm.
Ngoài ra còn một bộ phận chuyên gia, người lao động nước ngoài làm
việc ở các khu công nghiệp Vĩnh Phúc do không có nhà ở họ cũng phải thuê
nhà để ở.
Bảng 2.3: Nhu cầu về nhà ở của công nhân và người nước ngoài
ĐVT: %
Đối tượng
Công nhân
Kỹ sư và chuyên
gia nước ngoài
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011
55,5
67,7
67,8
72,5
10,3
6,5
7,3
5,2
Nguồn: Số liệu điều tra Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
43
Biểu đồ 2.4 : Nhu cầu nhà ở tại khu công nghiệp Vĩnh Phúc
%
80
70
60
50
Công nhân
40
30
20
10
0
Kỹ sư và chuyên gia
nước ngoài
Năm
2008
2009
2010
2011
Nguồn: Báo cáo Điều tra Số lượng công nhân của Công đoàn các khu
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Cầu về nhà của công nhân làm việc trong các khu công nghiệp tại Vĩnh
Phúc là rất lớn và chưa được đáp ứng một cách phù hợp. Đây là một thị
trường đang phát triển nhưng chưa được quan tâm đúng mức, Chính quyền
địa phương và Ban quản lý các khu công nghiệp cần có chính sách để đáp ứng
nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp.
2.2.2 Cung về nhà ở cho công nhân thuê ở địa bàn gần các khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Cung nhà ở cho thuê là lượng nhà ở cho thuê sẵn sàng đưa ra trao đổi
trên thị trường tại một thời điểm nào đó với một mức giá giới hạn nhất định.
Cung nhà ở cho thuê là lượng nhà ở cho thuê sẵn sàng đưa ra trao đổi trên thị
trường tại một thời điểm nào đó với một mức giá giới hạn nhất định. Vì vậy
khi nghiên cứu cung nhà ở cho thuê chúng ta cần phải chú ý: Cung nhà ở cho
thuê không phải là lượng nhà ở cho thuê hiện có mà cung nhà ở cho thuê chỉ
thực sự có khi nó đảm bảo được yêu cầu của thị trường, người chủ sở hữu
phải sẵn sàng đem nhà ở của mình cho người khác sử dụng, giá cả cho thuê
44
phải phù hợp với mặt bằng chung và cuối cùng là có thị trường hoạt động. Do
những đặc điểm trên mà tham gia cung nhà ở cho thuê có thể chia thành các
nhóm sau.
- Nhà ở do nhà nước xây dựng
- Nhà ở do các doanh nghiệp xây dựng
- Nhà ở do các hộ dân xây dựng
2.2.1.1 Cung nhà ở cho thuê do Nhà nước xây dựng
Nhà ở cho thuê do Nhà nước xây dựng là loại hình nhà ở có chất lượng
cao nhất trong tất cả các loại hình nhà ở dành cho công nhân, người lao động
trong các khu công nghiệp, khu chế xuất thuê với loại nhà ở này được xây
dựng theo tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành. Hiện nay nguồn cung này
chiếm phần lớn nhà ở cho thuê trên thị trường. Nhà ở cho thuê thuộc sở hữu
nhà nước là những ngôi nhà sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn của
các công ty thuộc sở hữu nhà nước xây dựng. Tuy nhiên loại nhà này hầu hết
được xây dựng vào những năm 70, 80 của thế kỉ trước, do chất lượng xây
không được tốt cộng với thời gian sử dụng lâu dài mà lại không được duy tu
bảo dưỡng thường xuyên nên hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng.
Trong phương hướng phát triển khu công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc cũng
đã chủ trương phát triển khu công nghiệp gắn liền với khu chung cư cho công
nhân đặc biệt là nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp tập trung. Việc
giải quyết đồng bộ các nhu cầu thiết yếu của người lao động tạo tâm lý ổn
định cho công nhân, thu hút được ngày càng nhiều lao động đến làm việc tại
tỉnh Vĩnh Phúc. Để cải thiện được đời sống vật chất tinh thần cho công nhân
lao động trong các khu công nghiệp tỉnh cũng đã đề ra 4 giải pháp quan trọng:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý của
Nhà nước
Hai là, thực hiện tốt các chính sách pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp chính đáng của công nhân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
của công nhân lao động.
45