1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

Hình 1.2: Mạng đường sắt nội-ngoại ô thành phố Tokyo và vùng lân cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 111 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đối với một mạng lưới giao thông công cộng, vị trí nhà ga hoặc trạm đỗ xe

là cả một sự xem xét thận trọng, nhà ga phải tập hợp đủ các yếu tố như thuận

tiện cho hành khách đi lại, thuận tiện trung chuyển giữa các loại tầu, gần hệ

thống công trình công cộng như công viên, cửa hàng, siêu thị, bãi đỗ xe... Trong

khu vực trung tâm, nhà ga Tokyo được xây dựng chỉ cách hoàng cung của Nhật

Bản (trung tâm thành phố) khoảng 1 km, còn lại các ga lớn khác như Ueno,

Nipori, Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Shinagawa xa nhất cũng chỉ cách hoàng

cung khoảng 6 km. Các nhà ga này vừa là ga khách cho mạng đường sắt nộingoại ô, vừa là ga khách cho mạng đường sắt ngầm. Bên cạnh đó ga Tokyo và

Ueno còn là điểm dừng tàu của tuyến đường sắt cao tốc Shinkansen.

Tại thành phố Tokyo, tuyến đường mô nô ray bánh lốp cao su (TokyoHaneda monorail) hoặc tuyến đường tàu không người lái bánh lốp (Auto guide

Train) có khối lượng vận chuyển hành khách nhỏ nên chỉ có ý nghĩa thu gom

hành khách cho các tuyến đường sắt; Các tuyến này đi gần khu vực vịnh Tokyo

được xem như là phục vụ du lịch và kết hợp chuyển hành khách ra sân bay nội

địa Haneda.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội

1.4.2.1 Một số kinh nghiệm chung nhằm phát triển dịch vụ Logistics thành phố

Dựa vào việc nghiên cứu quá trình phát triển dịch vụ Logistics ở các thành

phố lớn của Trung Quốc và Nhật Bản nêu trên, có thể rút ra một số yếu tố cần

thiết cho sự phát triển Logistics thành phố ở nước ta nói chung cũng như thành

phố Hà Nội nói riêng như sau:

 Cần phải xem xét, đánh giá và xây dựng lại hệ thống các chính sách

phát triển Logistics. Ngoài ra, chính phủ phải có sự điều chỉnh và quy hoạch

hợp lý vị trí các khu vực tự do thương mại, tạo ra sự kết nối tốt hơn giữa hệ

thống cảng biển và sân bay trên toàn quốc. Xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng

bộ và thống nhất cho hoạt động Logistics.

 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động Logistics, khuyến

khích các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực đầu

tư, xây dựng. Xây dựng cơ sở hạ tầng đường hàng không, đường biển, đường

bộ cũng như hạ tầng công nghệ thông tin, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dịch

vụ Logistics thành phố phát triển.

 Phải cập nhật những kiến thức luật pháp trong nước và quốc tế về vận

tải đa phương thức, các hoạt động chính của Logistics và kỹ năng vận hành dịch

vụ Logistics cho nguồn nhân lực hiện có.

 Phát huy vai trò của các Hiệp hội, đặc biệt Hiệp hội các nhà giao nhận

trong việc đưa ra các sáng kiến phát triển dịch vụ Logistics.



SV: Vũ Thị Ngọc Bích



34



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.4.2.2 Một số vấn đề đặt ra đối với Hà Nội nhìn từ kinh nghiệm nước ngoài

Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nằm ở vị trí địa

lý rất thuận lợi cho các hoạt động kinh tế xã hội. Là thành phố thủ đô và có vị trí

ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà

Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường

không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông đường không, ngoài

sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có sân bay

Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên, từng là sân bay chính của Hà Nội

những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ

của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó là sân bay Bạch Mai thuộc

quận Đống Đa được xây dựng từ năm 1919 và có thời gian đóng vai trò như

một sân bay quân sự.[81] và sân bay quân sự Hòa Lạc tại huyện Ba Vì. Hà Nội là

đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận

sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu. Các bến xe Phía Nam, Gia

Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi

khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đến Hà Giang,

quốc lộ 3 đến Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 18 đi Quảng Ninh,

quốc lộ 6 và quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc. Ngoài ra, Hà Nội còn có các nhiều

tuyến đường cao tốc trên địa bàn như đại lộ Thăng Long, Pháp Vân - Cầu Giẽ,

ngoài ra các tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên cũng đang trong quá trình xây dựng. Về giao

thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà

Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả

Lại…

Tuy vậy, Hà Nội còn rất nhiều hạn chế cho việc phát triển dịch vụ Logistics

thành phố. Đặc biệt đáng chú ý là cơ sở hạ tầng giao thông, đường nhỏ, không

hợp lý về quy hoạch, lại thêm số lượng người dân quá đông tập trung hầu hết

vào khu trung tâm. Các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ

tầng đô thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt

là xe máy – và ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Trên những đường phố

Hà Nội, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng

đường. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10 km

đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không

đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng thiếu hợp lý. Ngoài ra,

Hà Nội chưa có các trung tâm Logistics ở các thành phố vệ tinh, cảng hàng

không… mà đây đều là những yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển hoạt

động Logistics. Các kho bãi chứa hàng đều nhỏ hẹp, không được trang bị công

nghệ tiên tiến. Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, hầu hết là các doanh

nghiệp nhỏ, còn hạn chế về vốn, nguồn nhân lực trong hoạt động Logistics.

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



35



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Qua những phân tích trên, có thể khẳng định tiềm năng phát triển Logisitics

thành phố là rất lớn, song muốn phát triển được dịch vụ này, Hà Nội cần:

 Xây dựng được các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực

Logistics, đạt được trình độ quốc tế về Logistics. Đây sẽ là đòn bẩy rất lớn cho

sự phát triển hoạt động Logistics thành phố ở Hà Nội nói riêng và hoạt động

Logistics ở Việt Nam nói chung.

 Đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng cho Hà Nội, đặc biệt là đường

bộ, đường trên không, đường sắt, đường hàng không và các tuyến đường cao tốc

nối với các tỉnh/thành phố lớn. Xây dựng các khu đầu mối giao thông, kho chứa

hàng cần có sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các ngành Đường bộ, đường sắt,

đường sông để tạo điều kiện cho việc áp dụng khép kín quy trình công nghệ vận

tải đa phương thức và Logistics một cách có hiệu quả.

 Xây dựng các trung tâm logistics, đào tạo đội ngũ nhân lực có chất

lượng tham gia hoạt động Logistics. Nâng cao trình độ các nghiệp vụ giao nhận,

vận tải, dịch vụ tài chính, các dịch vụ hậu cần đến của nhân viên của doanh

nghiệp. Lựa chọn loại hình vận tải hợp lý khoa học, kết hợp vận tải đa phương

thức. Nâng cao trình độ logistics cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải,

tối ưu hóa quá trình vận tải.

 Trong giai đoạn đầu, cần có chính sách mở cửa thương mại để thu hút

các nhà đầu tư nước ngoài. Để từ đó, có thể áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ

thuật phục vụ và phát hoạt động Logistics thành phố của thủ đô Hà Nội.



SV: Vũ Thị Ngọc Bích



36



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ

HỆ THỐNG LOGISTICS THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÓ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ LOGISTICS THÀNH PHỐ



2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thăng Long- Hà Nội nằm ở tọa độ: 21 0 05 vĩ tuyến Bắc, 1050 87 kinh tuyến

Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú. được

che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam

bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên, khoảng cách là 50km. Hà Nội là thủ đô của Việt

Nam, là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn nhất của cả nước. Đất Hà Nội

là đất bãi và trên bãi của sông Hồng, do phù sa sông Hồng đắp đổi. Cho nên đất

Hà Nội nội thành, bên Hồ Tây, có dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm hồ. Xem

trên bản đồ từ thời xưa cho đến giữa thế kỷ này, thì lãnh thổ Hà Nội là một

vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ, nửa đất, nửa nước. Phần lãnh thổ chủ yếu

của Thăng Long – Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc bởi sông Hồng ở

Bắc và phía Đông, bởi sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu (nhánh sông Tô) ở phía

Tây và phía Nam.

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt

đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc

vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi

dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa

khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà

Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ

tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng

11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C.

Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn

mùa xuân, hạ, thu và đông. Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất

thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục

42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C. Đầu tháng

11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung

khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000

tỷ đồng.

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông

Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02'

kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà

Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa

Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8

năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng,

nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



37



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so

với mực nước biển.Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà

Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các

con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba

Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m,

Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành

có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số Hà Nội là

6.448.837 người và rộng 3.324,92km2, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện

ngoại thành, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích, nằm

trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Mật độ dân số Hà Nội hiện nay

cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận

nội và ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979

người/km2 nhưng tại quận Đống Đa ( trước đây là quận Hoàn Kiếm), mật độ

lên tới 35.341 người/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc

Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km2. Về cơ cấu dân số, theo

số liệu năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh,

chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Theo

số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2009, toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư

dân thành thị chiếm 41,2% và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%.

2.1.2. Phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội

Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch

sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Than... đã minh

chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Thành

phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ

hai trong nền kinh tế Việt Nam.

Hà Nội vào nửa đầu thế kỷ XX còn rất nhỏ. Năm 1954, khi tiếp quản Thủ

đô, Hà Nội chỉ rộng 152 km2, với 53.000 dân sinh sống. Từ đó đến nay, sau

nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính (trong đó có 3 lần mở rộng vào năm

1961; 1978; và 2008), Hà Nội đã có diện tích tự nhiên tới 3.344,7002 km 2 và

dân số là 6.448.837 người. Sự mở rộng phạm vi lãnh thổ đã tạo cho Hà Nội

nhiều cơ hội phát triển cả về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đô thị.

Xét về quy mô, năm 2011, Hà Nội đứng đầu cả nước về diện tích, thứ hai về dân

số và tổng sản phẩm quốc nội (chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh). Nếu năm 2000, GDP

của Hà Nội mới đạt 39.944 tỷ đồng (chiếm 9,04% tổng GDP cả nước), thì đến

năm 2007 đã tăng lên 137.935 tỷ (chiếm 12,06%), và năm 2009 là 205.890 tỷ

đồng (chiếm 12,41%).

Kinh tế Hà Nội trong hai thập niên qua luôn đạt mức tăng trưởng khá cao

so với cả nước, trong đó bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt: 11,24%; 2006SV: Vũ Thị Ngọc Bích



38



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2009: 10,22% (cả nước tương ứng là 7,51% và 7,08%). Năm 2009, do tác động

của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hà Nội bị chững lại, song vẫn đạt mức cao hơn 23% so với cả nước, chỉ thấp

hơn Tp. Hồ Chí Minh (6,7% so với 5,32% và 8%). Sang năm 2010, tốc độ tăng

trưởng đạt 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cả nước: 6,16%), dự báo cả năm

ước đạt khoảng 8%-8,5%, đưa tốc độ tăng trưởng GDP trung bình thời kỳ 20062010 đạt khoảng 9,85% (cả nước 6,96%).

Rõ ràng, trong mọi điều kiện, dù thuận lợi hay khó khăn Hà Nội vẫn duy trì

được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gấp từ 1,26 – 1,43 lần so với cả nước. Cơ

cấu kinh tế Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng giá trị nông, lâm, thủy sản tăng

tuyệt đối (từ 4.154 tỷ đồng/2000 lên 13.003 tỷ/ 2009) nhưng giảm tương đối (từ

10,4% xuống còn 6,3%); tương ứng giá trị công nghiệp vừa tăng tuyệt đối (từ

14.570 tỷ đồng lên 85,297 tỷ đồng), vừa tăng tương đối (từ 36,5% lên 41,3%);

còn ngành dịch vụ, tuy tỷ trọng có giảm nhẹ từ 53,1%/2000 xuống còn

52,4%/2009, nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng lên 5 lần, từ 21.220 tỷ đồng lên

107.590 tỷ đồng.

Từ năm 2008 tốc độ chuyển dịch cơ cấu bị chậm lại. Tỷ trọng giá trị nông

nghiệp/GDP so với năm 2007 không thay đổi, tỷ trọng công nghiệp/GDP thậm

chí còn giảm 0,2%. Nhưng sang năm 2009, tỷ trọng nông nghiệp/GDP lại giảm

xuống được 0,2%. So với cả nước, cơ cấu kinh tế của Hà Nội tiến bộ hơn rất

nhiều. Số liệu năm 2009 cho thấy, tỷ trọng giá trị công nghiệp-xây dựng và dịch

vụ của Hà Nội đạt 94%/GDP, nhưng cả nước chỉ đạt chưa đầy 80%.

Với nhận thức phải phát triển kinh tế Hà Nội xứng tầm với một Thủ đô

hiện đại, trong hai thập kỷ gần đây Hà Nội đã tập trung nguồn lực để phát triển

nhanh công nghiệp và dịch vụ. Kết quả là, nhiều khu-cụm công nghiệp, điểm

công nghiệp làng nghề ra đời, trở thành trụ cột của sự phát triển kinh tế Thành

phố. Năm 2009, các khu-cụm công nghiệp tạo ra tổng giá trị sản xuất 75.000 tỉ

đồng (chiếm trên 60% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp); còn các cụm

công nghiệp làng nghề cũng tạo ra khoảng 7.000 tỉ đồng/2008 (chiếm 10% tổng

giá trị sản xuất toàn ngành). Sự phát triển của các khu-cụm công nghiệp không

chỉ góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP, mà còn tạo thêm

nhiều việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn trong và ngoài Thành phố.

Hầu hết các tuyến đường, nhất là những tuyến quốc lộ hướng tâm vào

Thành phố như đường Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Quốc lộ 32, Láng Hạ, Ngọc

Khánh, Thái Hà, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy,… đều đã được mở rộng và nâng cấp

nền đường. Nhiều tuyến đường mới từ 4 – 8 làn xe, với chiều rộng 16-18m đã và

đang được mở thêm, như Láng-Hòa Lạc, Trần Duy Hưng, Kim Liên – Ô Chợ

Dừa, Lê Văn Lương kéo dài… Tính đến 2010, Hà Nội đã hoàn thành về cơ bản

việc xây dựng mới và nâng cấp 3 tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



39



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

chính cùng nhiều tuyến phố khác, đưa tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đường

bộ tại khu vực nội đô đạt 6-7%, tăng 3 lần so với thời kỳ đầu thập niên 1990

(khoảng 2-3%).

Cùng với việc xây dựng nhiều tuyến đường bộ trọng điểm và nhiều nút

giao thông quan trọng, Hà Nội còn xây dựng nhiều cầu vượt, hầm đường bộ và

một số cầu bắc qua sông Hồng và sông Đuống. Trong số đó, có nhiều công trình

mang tầm vóc thời đại, như: hầm đường bộ Kim Liên và Ngã Tư Sở, cầu Vĩnh

Tuy, cầu Thanh Trì... Cũng trong thời gian này, hệ thống cấp thoát nước của

Thành phố đã được tu sửa lại và xây dựng thêm nhiều công trình mới. Tính ra,

trong 4 năm 2006-2009, số nhà máy sản xuất nước sạch tăng 31,25%; chiều dài

ống dẫn nước tăng 160,78%; sản lượng nước sản xuất bình quân/ngày tăng

29,38%; trạm xử lý nước thải tăng 50%; trạm bơm tăng 750%; và hồ điều hòa

tăng 6,82%... Những kết quả đó đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện điều

kiện sống cho cư dân Thành phố.

Đặc biệt, hệ thống đường dây tải điện, dây cáp viễn thông, dây điện thoại,

internet trên một số tuyến trọng yếu như Kim Mã - Nguyễn Thái Học, Phố Huế

- Hàng Bài, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Văn Cao - Liễu Giai - Nguyễn Chí

Thanh - Trần Duy Hưng… đã được hạ ngầm, trả lại cho đô thị cảnh quan thoáng

đãng. Đồng thời, hệ thống sông, hồ, công viên, vườn hoa…cũng được chỉnh

trang, tu sửa lại, đem lại không gian xanh cho đô thị. Vào năm 2009, diện tích

đất cây xanh bình quân đầu người tại khu vực nội đô đã đạt 5,3 m 2/người, tăng

15,22% so với năm 2007.

Giai đoạn 2000-2009, mức thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đã

tăng lên 332%, bình quân mỗi năm tăng 33,2% (tương ứng, cả nước tăng 290%

và 29%). Theo thống kê của Thành phố, năm 2010 thu nhập bình quân lên đến

35 – 36 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm 2009. Năm 2011, thu nhập bình quân

đầu người của thành phố là 40,7 triệu đồng.

Bảng 2.1: GDP bình quân đầu người của Hà Nội và cả nước

Đơn vị: Triệu đồng

2000



2005



2006



2007



2008



2009



2010



2011



Hà Nội 7,4



15,6



18,4



22,4



28,1



31,8



37



40,7



Cả

nước



10,2



11,7



13,6



17,4



19,3



25,3



27,3



5,7



Nguồn: Tổng cục Thống kê



Thu nhập tăng lên đã làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố từ 3%/2006

xuống 2,4%/2008 (cả nước giảm tương ứng là 15,47% và 13,4%). Từ năm 2009,

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



40



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hà Nội áp dụng chuẩn nghèo riêng (cao hơn 2 lần chuẩn quốc gia) nên tỷ lệ hộ

nghèo theo chuẩn mới là 6,09% , nhưng năm 2010 giảm xuống còn khoảng

5,4%.

Sự đổi mới dễ nhận thấy nhất là những chung cư kiểu lắp ghép được xây

dựng từ thập kỷ 1970-1980 tại các khu vực Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ,

Thành Công, Thanh Xuân Bắc...đang dần được thay thế bằng các chung cư mới

thoáng mát và tiện nghi, góp phần đáng kể vào ciệc nâng cao chất lượng cuộc

sống cho người dân Hà Nội. Tính đến cuối năm 2009, Hà Nội đã và đang xây

dựng được trên 40 khu đô thị mới với hơn 400 nhà ở cao tầng, trong đó có nhiều

chung cư hiện đại như Trung Hòa-Nhân Chính, Mỹ Đình 1-2, Nam Thăng

Long, Linh Đàm, Ciputra, Văn Khê, Văn Phú, An Khánh, Việt Hưng… Sự phát

triển nhanh chóng của các khu chung cư đã đưa chỉ số diện tích nhà ở bình quân

của người dân đô thị đạt 7-7,5 m2/người/2010 (năm 2003, có 30% dân số Hà

Nội phải sống ở mức 3m2/người).

Đặc biệt, Hà Nội xây dựng thêm nhiều biệt thự, chung cư cao cấp, các tòa

cao ốc văn phòng…, đã tạo cho Thành phố một bộ mặt kiến trúc mới, từng bước

tiếp cận với tiêu chí của một Thủ đô văn minh, hiện đại. Trong đó, có những

công trình tiêu biểu, như: SME Hoàng Gia (Hà Đông), The Pride (đường Lê Văn

Lương), Hà Nội City Complex (Ba Đình), Daewoo (Liễu Giai), Sofitel Plaza

(Hồ Tây), Vincom (Bà Triệu), Viglacera Tower (đường Láng-Hòa Lạc), rồi

Keangnam Hanoi Landmark Tower (đường Phạm Hùng).v.v…

Hiện tại, Hà Nội đang triển khai xây dựng 5 khu đô thị vệ tinh bên cạnh

khu đô thị trung tâm, gồm Sóc Sơn (đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng hàng

không), Hòa Lạc (đô thị khoa học và công nghệ cao), Sơn Tây (đô thị văn hóa

lịch sử và du lịch sinh thái), Xuân Mai (đô thị đại học và dịch vụ), và Phú

Xuyên (đô thị công nghiệp và dịch vụ trung chuyển). Những khu đô thị vệ tinh

này sẽ là lối thoát để giảm tải về “sức chứa” cho trung tâm, và giảm sự khác

biệt trong phát triển giữa các khu vực nội và ngoại thành.

Thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia nói chung và

của vùng châu thổ sông Hồng nói riêng. Các tuyến đường bộ quan trọng đều

hướng tâm về Hà Nội (Quốc lộ 1, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6,

quốc lộ 32, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc) tạo thành mạng lưới hình nan quạt.

Tuy nhiên ở vùng trung tâm của cả mạng lưới chưa có các tuyến đường vành

đai và các trục cát tuyến quốc gia nhằm phân luồng vận tải quá cảnh, để giải

quyết vấn đề tình trạng quá tải cho hệ thống đường chính nội đô Hà Nội, thành

phố đã có quy hoạch về tổ chức các tuyến đường vành đai để giải tỏa lưu lượng

ô tô quá cảnh qua Hà Nội. Với vành đai giao thông đối ngoại (vành đai IV), xây

dựng mới đương vành đai cao tốc kết nối các tuyến đường quốc lộ và cao tốc

hướng tâm, nối các khu công nghiệp, khu đô thị liền kề Thủ đô Hà Nội. Vành

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



41



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

đai này sẽ đi qua các khu vực Mê Linh; Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông,

Thường Tín; Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm, Như Quỳnh (Hưng Yên); Tiên

Sơn, Tiên Du, Yên Phong (Bắc Ninh). Vành đai giao thống đối ngoại có quy

mô 6 – 8 làn xe, chiều rộng chỉ giới 100 – 120m. Thời gian xây dựng của đường

vành đai giao thông đối ngoại từ năm 2010 đến năm 2020. Với vành đai liên kết

các đô thị xung quanh Hà Nội (vành đai V), quy hoạch đường vành đai liên kết

các đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội theo hướng tuyến từ thành phố Vĩnh Yên

– thành phố Sơn Tây – đô thị Hòa Lạc – thị trấn Xuân Mai – Miếu Môn – Đồng

Văn - thị xã Hưng Yên – thành phố Hải Dương – Chí Linh – thành phố Bắc

Giang – thành phố Thái Nguyên – hồ Núi Cốc – Tam Đảo – Vĩnh Yên, với

chiều dài khoảng 320km. Xây dựng mới các tuyến đường cao tốc dọc các hành

lang kinh tế quan trọng và các tuyến hướng tâm từ cảng hàng không quốc tế và

các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng kết nối trực tiếp với Thủ đô Hà Nội nhằm

đáp ứng nhu cầu giao thông con lắc giữa thành phố hạt nhân với các thành phố

trong vùng. Quy mô 6 – 8 làn xe, hành lang tuyến 100 – 110m.

Thành phố Hà Nội đang thực hiện các báo cáo quy hoạch xây dựng Thủ đô

đến năm 2030, tầm nhìn 2050 về việc phát triển không gian mặt nước đô thị.

Với tổng chiều dài đường thủy quanh thành phố là 49 km, dòng sông chính của

không gian mặt nước là sông Hồng – một đặc điểm tự nhiên nổi bật của Thủ đô

Hà Nội, đây chính là lợi thế của Hà Nội để phát triển không gian mặt nước đô

thị. Việc phát triển không gian mặt nước đô thị nhằm giảm bớt gánh nặng tắc

nghẽn giao thông hiện tại của trung tâm thành phố và bảo tồn khu phố cổ và

phố Pháp. Ngành công nghiệp sẽ được hưởng lợi ích từ cơ sở hạ tầng hiện tại,

đặc biệt là ngành dịch vụ Logistics thành phố. Chúng ta có thể hoàn toàn sử

dụng không gian mặt nước của khu vực Hà Nội để tạo ra các giải pháp hậu cần,

điều này có thể cung cấp các giải pháp kinh tế hơn mà lại được thực hiện nhanh

chóng để phát triển công nghiệp hiện đại. Không gian đô thị mở - giao thông

đường thủy có thể là phương thức vận tải lựa chọn chính có độ bền vững cao, có

thể hoạt động với không gian đô thị dọc theo bờ sông, đi được các quãng đường

xa như là tới Vịnh Hạ Long.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2

triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao

động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo

lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu

ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng

lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường

đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc

biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn.

Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành

phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



42



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.1.3. Đặc trưng về lịch sử, cảnh quan thành phố

Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú.

Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn

hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Năm 1010,

Hà Nội được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô và đặt tên là Thăng Long với

lòng mong muốn kinh thành ngày càng phồn thịnh như Rồng bay lên. Năm 1831

vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt lại tên cho Thăng Long là Hà Nội có nghĩa là:

thành phố nằm trong vòng bao quanh của một con sông giữa đồng bằng Bắc Bộ

trù phú. Nơi đây còn ghi biết bao dấu tích văn hiến của mảnh đất từng là kinh

đô trong suốt ba thời kỳ phong kiến thịnh trị Lý, Trần, Lê và ngày nay là thủ đô

của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày nay, Hà Nội là nơi hội tụ

các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể

xã hội, nơi diễn ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc

hội, mà từ đó đã đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại

cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Là đất kinh đô ngàn năm văn hiến, văn hoá Hà Nội hội tụ kết tinh, tinh tuý

văn hoá của mọi miền đất nước. Hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể

của Hà nội phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc của người Tràng An. Hiện

nay, trụ sở trung ương các hội văn học - nghệ thuật, các hội khoa học - kỹ thuật,

các xưởng phim, nhà hát quốc gia của các bộ môn nghệ thuật tập trung rất nhiều

tại đây. Về số lượng nhà bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp hát,

chiếu bóng, hiệu sách,... di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc và cách mạng, Hà Nội

đứng hàng đầu. Vốn nghệ thuật dân gian truyền thống cũng đang được quan

tâm bảo tồn và phát huy. Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả

nước về xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa mới. Có thể nói, văn

hoá Hà nội với các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đã trở thành một biểu

tượng của văn hoá Việt Nam. Hà Nội - trái tim của đất nước, thành phố hoà bình

- đã được biết đến với những tinh hoa văn hoá ngàn năm. Các địa danh nổi tiếng

của Hà Nội như: Khu phố cổ - nơi lưu giư dấu ấn của một "Hà Nội ba mươi sáu

phố phường" thủa xưa; Thành cổ Thăng Long vừa mới phát lộ trong cuộc khai

quật khảo cổ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI;

Thành Cổ Loa, một trong những toà thành cổ nhất ở các nước Đông Nam Á;

Chùa Một Cột thanh thoát như đoá hoa sen; Trường đại học lâu đời nhất Việt

Nam - Văn Miếu Quốc Tử Giám hay Hồ Hoàn Kiếm, Quảng trường Ba Đình

lịch sử…Việc mở rộng địa giới thành phố, Hà Nội đã có thêm trên 200 làng

nghề (do việc sát nhập với Tỉnh Hà Tây cũ) với những sản phẩm đặc sắc và

được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài - Duyên Thái, tiện gỗ Nhị Khê, thêu - Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng

mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá,

mộc Đại Nghiệp…và một số khu du lịch khác như khu du lịch quốc gia Chùa

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



43



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hương, Vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua, Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên

Sơn - Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc - Vua Bà, Bằng Tạ, Đầm Long, hồ Quan

Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn

Tây…

Tinh hoa văn hoá của đất kinh kỳ còn là những di sản văn hoá phi vật thể có

trữ lượng khá lớn, phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền

thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng

hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo

nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất "hội thuỷ, hội nhân và hội tụ

văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng". Trong kho tàng văn hoá phi vật thể Hà

Nội các giá trị về văn hoá ẩm thực chiếm một vị trí đáng kể. Chính những giá trị

này đã góp phần sâu sắc để định hình nên bản sắc văn hoá Hà Nội, phong vị Hà

Nội. Những giá trị văn hoá ngàn năm của Hà Nội đã và đang được bảo tồn, phát

triển, trở thành thế mạnh để Hà nội thu hút du khách trong và ngoài nước đến

thăm quan và tìm hiểu. Chính vì vậy, trong những năm qua Hà Nội luôn giữ

vững vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA



2.2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ vận tải

Dịch vụ Logistics thành phố phát triển nhất trên địa bàn Hà Nội hiện nay là

dịch vụ vận chuyển hàng hóa, chiếm khoảng 60 - 70% tổng doanh thu của các

dịch vụ Logistics nói chung. Số lượng phương tiện và khối lượng hàng hóa vận

chuyển trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh trong những năm qua. Theo số lượng

thống kê về phương tiện vận tải trên địa bàn Hà Nội, hiện có khoảng 26.000 xe ô

tô chở hàng hóa, 423 tàu chở hàng đường sông và 67 tàu chở hàng đường biển.

Khối lượng hàng vận chuyển trên địa bàn Hà Nội năm 2010, đạt gần 126 triệu

tấn, bằng 18,4% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển của cả nước.

Vận tải đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất và cũng có tốc độ tăng trưởng

cao nhất (đạt 103.116.000 tấn năm 2009) do địa hình Hà Nội là điểm giao cắt

của nhiều tuyến đường quốc lộ kéo dài, thuận lợi cho ô tô đi lại giữa các vùng

miền. Tuy nhiên, hình thức vận tải đường bộ vẫn còn nhiều bất cập. Khả năng

bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, dường không được thiết kế để vận

chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kỹ. Nhiều tuyến

đường đã xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn trong cả mùa mưa và mùa

nắng, hiện tượng tắc đường dẫn đến việc lãng phí thời gian, tăng chi phí và

giảm tính hiệu quả. Vận tải đường sắt có xu hướng giảm một phần do năng lực

vận tải đường sắt không đựơc vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. Tỷ

trọng hàng hóa vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vẫn là một con

số rất khiêm tốn do chi phí cao và điều kiện cơ sở vật chất, Hà Nội chưa có

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



44



Lớp: Hải Quan 50



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

×