1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

Bảng 2.3: Các tuyến đường sắt có Hà Nội làm đầu nút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 111 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hồng Vân, cảng Vạn Điểm, cảng Chu Phan. Ngoài ra, Hà Nội có 17 bến thủy

nội địa và 58 bến khách ngang sông. Với hệ thống giao thông đường thủy như

vậy, nhưng Hà Nội mới chỉ khai thác một phần rất nhỏ của tiềm năng vận tải, do

ở Hà Nội, đội tàu có trọng tải không đáng kể và thiết bị, dịch vụ cảng vụ còn yếu

kém.

Trong số những cảng sông của Hà Nội, cảng Khuyến Lương là một cảng

khá lớn và đã có những bước phát triển đáng kể trong hoạt động chuỗi vận tải

trên địa bàn. Cảng Khuyến Lương đang từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất,

từ bốc xếp, cho thuê kho, ngoài ra đơn vị đã mở thêm các dịch vụ thương mại,

chuyển dần từ cơ cấu hàng hóa sang bốc xếp hàng sạch. Cảng Khuyến Lương đã

có những bức phát triển mới, tập trung vào khai thác hàng hóa, mở rộng thị

trường , đa dạng hóa hinh thức kinh doanh, đầu tư, đổi mới thiết bị bốc xếp,

công cụ và phương tiện vận tải, đầu tư cơ sở hạ tầng về cảng, kho bãi, từng bước

chuyển dịch cơ cấu bốc xếp và sản xuất phát triển theo một hướng bến vững,

phấn đấu là Cảng “Xanh – Sạch – Đẹp”, xứng tầm là cảng của thủ đô Hà Nội.

Có thể thấy, hệ thống đường thủy của Hà Nội chưa thực sự phát triển, cơ sở

hạ tầng chưa được trang bị tốt về thiết bị, đội tàu chưa có kinh nghiệm. Ở Hà

Nội, tiềm năng giao thông đường thủy còn rất lớn, nhất là ở vùng ngoại ô, với 3

tuyến sông gồm sông Nhuệ, sông Tích và sông Đáy hiện nay vẫn chưa được

khai thác. Do vậy, Hà Nội cần có các chương trình và các dự án để cải tạo và

làm sống lại các dòng sông, khai thác tối đa vận tải đường thủy vùng ngoại ô

phục vụ vận tải hành khách, phát triển du lịch.

2.3.2.4. Hệ thống đường hàng không

Hà Nội hiện có một sân bay quốc tế Nội Bài khá hiện đại với số lượng

chuyến bay quốc tế và nội địa ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền

kinh tế. Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội còn có thêm một số các sân bay khác, với

quy mô nhỏ hơn và chủ yếu để phục vụ mục đích chuyền ngành riêng, bao gồm:

sân bay Gia Lâm, sân bay Bạch Mai, Hòa Lạc và Miếu Môn.

Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc Việt Nam.

Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà

còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ ba của Việt Nam hiện nay, sau Sân

bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh và Sân bay quốc tế Cam

Ranh ở Khánh Hòa về diện tích và là sân bay lớn thứ 2 của Việt Nam xét về

công suất nhà ga và số lượt khách thông qua mỗi năm. Sân bay quốc tế Nội Bài

thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km theo tuyến đường bộ

về phía Tây Bắc, khoảng cách này sẽ được rút ngắn còn lại 15km khi cầu Nhật

Tân và tuyến đường nối đầu cầu này với Nội Bài hoàn thành vào giữa năm 2014.

Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh: đường 1A dài 3.200 m,

đường 1B dài 3.800 m. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



58



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Quốc tế (tên viết tắt bằng tiếng Anh là ICAO), công suất tối đa của đường hạ cất cánh sân bay Nội Bài hiện tại chỉ được 10 triệu hành khách/năm. Có 3 sân đỗ

máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m², 1 nhà ga hành khách T1 với

tổng diện tích 90.000 m² và công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm. Nhà ga

T2 đang được xây dựng có 4 tầng, tổng diện tích sàn 90.000 m², và có khả năng

phục vụ 10 triệu hành khách/năm. Năm 2008, sân bay này đã phục vụ khoảng 8

triệu lượt khách, dự kiến đạt 20 triệu lượt hành khách vào năm 2025. Năm 2010,

sân bay Nội Bài đã phục vụ 9,5 triệu lượt hành khách, trung bình mỗi ngày có

170 lượt chuyến cất hạ cánh, so với mức 370 lượt chuyến mỗi ngày của Tân Sơn

Nhất. Năm 2010, nhà ga T2 đã bắt đầu đi vào hoạt động đưa Sân bay quốc tế

Nội Bài đạt công suất 16 triệu hành khách năm, có sân bay dự bị là Sân bay

quốc tế Cát Bi (Hải Phòng). Công suất toàn bộ khi nhà ga được nâng cấp sau

năm 2025 là 50 triệu lượt khách mỗi năm, là một trong những sân bay trung tâm

trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Cảng hàng không Nội Bài nằm trên địa

bàn Hà Nội, tuy nhiên hệ thống này đang thuộc độc quyền của Tổng Cục hàng

không. Sân bay Nội Bài chủ yếu là nhà ga hành khách, chưa có khu vực kho bãi,

trung tâm Logistics tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp Logistics hoạt động, khiến

cho việc khai thác sân bay này trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa còn hạn chế.

Sân bay Gia Lâm là sân bay cấp II, thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm

thành phố Hà Nội 8 km. Đây là sân bay chính của Hà Nội trước năm 1970. Sau

năm 1975, sân bay này đã được thay thế bằng Sân bay Quốc tế Nội Bài. Hiện

nay, sân bay Gia Lâm dành cho hoạt động bay huấn luyện và bay taxi phục vụ

các chuyến du lịch bằng máy bay trực thăng. Sân bay Gia Lâm đang được quy

hoạch và đầu tư thành một cảng hàng không nội địa dành cho các chặng bay

ngắn. Theo đó, đến năm 2015, Cảng hàng không Gia Lâm sẽ có nhà ga với công

suất có thể tiếp nhận 162.000 khách/năm. Cũng theo đó, đến năm 2015, sân đỗ

của Cảng hàng không Gia Lâm có thể đón 3 máy bay ATR72 hoặc Fokker. Đến

năm 2025, Gia Lâm sẽ đón gần 300 nghìn khách/năm và diện tích sân đỗ đủ chỗ

cho 5 chiếc ATR72 và Fokker. Sau khi Cảng hàng không Gia Lâm được khai

thác trở lại, khách từ Hà Nội đi Nà Sản (Sơn La), Điện Biên, Vinh và một số

chặng bay ngắn khác, hành khách sẽ không phải đến Cảng hàng không Nội Bài

(cách Hà Nội 40 km) mà có thể sang ngay Cảng hàng không Gia Lâm đón máy

bay chỉ sau 10 phút khởi hành từ trung tâm thành phố.Theo Ban Quản lý Cảng

hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) cho biết, sân bay Gia Lâm hiện là nơi

dùng chung cho cả quân sự và dân sự. Toàn bộ diện tích sân bay này rộng

khoảng 302,61 ha. Trong đó, diện tích đất dành cho quân sự là 144,44 ha, dân sự

khoảng 80 ha; và diện tích dùng chung cả quân sự, dân sự là 66,4 ha.

Thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ở Hà Nội dù đang có

nhưng hạn chế về cơ sở hạ tầng nhưng đang có xu hướng phát triển mạnh. Kể từ

tháng 9/2010, thị trường vận tải hàng không nội địa đã trở nên sôi động hơn khi

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



59



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

có thêm hang hàng không tư nhân trong nước đầu tiên chuyên kinh doanh vận

chuyển hàng hóa là Trãi Thiên Cargo chính thức đi vào hoạt động. Hãng đưa

vào máy bay Boeing B737-300 với khả năng vận chuyển 18 tấn hàng hóa/chiếc

để vận chuyển hàng hóa các chặng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Hong

Kong và Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Singapore.

2.3.2.5. Cơ sở hạ tầng kho hàng, bến bãi

Trong giai đoạn gần đây, để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa tăng với tốc

độ cao, đặc biệt là hàng container, ở Hà Nội đã hình thành 2 cảng container là

cảng container Gia Lâm (ICD Gia Lâm) và cảng container Mỹ Đình (ICD Mỹ

Đình).

Cảng ICD Gia Lâm là cảng container được thành lập đầu tiên ở miền Bắc,

bắt đầu hoạt động từ năm 1996. Vị trí của ICD Gia Lâm tại km9-QL5, thuộc địa

phận xã Gia Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội được hình thành theo quyết định sô

312/TCHQ-TCCB ngày 4/4/1996 của Tổng cục Hải quan. Tổng diện tích khu

đất của ICD là 1ha. Công ty phát triển hàng hải (Vinadeco) là chủ khai thác và

chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/1996. ICD Gia Lâm nằm cạnh đường

QL5 và đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, gần các khu công nghiệp của Hà Nội

như Sài Đồng, Deawoo – Hanel,…Tuy nhiên, hiện nay, khách hàng chính của

ICD Gia Lâm là Công ty điện tử Hanel, nhà máy Toyota Vĩnh Phúc với lượng

hàng nhập khẩu, làm thủ tục thông quan tại ICD khoảng 30 – 40

container/tháng; các khách hàng nhỏ lẻ, khối lượng hàng thông quan ít và không

thường xuyên.

Cảng ICD Mỹ Đình nằm cạnh đường vành đai 3 Hà Nội, được thành lập và

hoạt động theo giấy phép số 3241/TCHQ/GSQL ngày 15/8/2005 của Tổng cục

Hải quan. Phía đông giáp với khu Thương mại Cầu Giấy, phía Bắc giáp với cầu

Thăng Long, phía Nam giáp với Trung tâm Triển lãm quốc tế và đối diện phía

tây là bến xe Mỹ Đình. Hiện nay đã có những hãng vận tải lớn thường xuyên

đưa hàng về ICD Mỹ Đình như Mearsk, Gemartrans, Gemadept… ICD Mỹ

Đình có diện tích là 55.000m2 với hệ thống kho hơn 10.000m2 gồm kho ngoại

quan, kho thông quan và kho bảo thuế. Diện tích sân bãi rộng rãi có thể lưu giữ

xe và container trong quá trình làm thủ tục hải quan với số lượng lớn thuận tiện

cho các Doanh nghiệp làm hàng xuất nhập khẩu. Chi cục hải quan Bắc Hà Nội

có trụ sở ngay tại địa điểm ICD Mỹ Đình giúp cho các thủ tục thông quan được

thực hiện liên tục 24/24h. Hàng hóa Xuất nhập khẩu bằng Container thông quan

tại ICD Mỹ Đình, chủ hàng phần lớn thuộc khu vực Hà Nội với khối lượng hàng

thông quan trung bình khoảng 1000 TEU/tháng, chủ yếu là hàng nhập.

Ngoài ra, ở Hà Nội còn có các hệ thống kho lớn như Tổng kho Đức Giang,

kho Ga Giáp Bát và ga Văn Điển. Do các kho này đã được xây dựng từ lâu nên

đường tiếp cận hẹp hiện nay không còn thuận tiện cho việc lưu trữ hàng hóa,

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



60



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

thêm nữa là hệ thống thông tin còn lạc hậu làm cho thời gian bốc dỡ hàng hóa

kéo dài.

Nói chung, hệ thống kho bãi ở Hà Nội còn nhỏ, quy mô rời rạc, chất lượng

chưa cao. Vẫn còn nhiều kho bãi là các xưởng cũ được tận dụng, không được

đầu tư kiên cố. Từ đó, đòi hỏi Hà Nội phải có các dự án đầu tư, phát triển hệ

thống cơ sở hạ tầng kho hàng, bến bãi tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển

hoạt động Logistics của thành phố.

2.3.3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics

Hiện nay, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng trên địa bàn Hà Nội có

khoảng 450 – 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics (đã bao gồm

cả các doanh nghiệp chuyển phát nhanh bưu cục). Trong đó, các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài thì cung cấp dịch vụ logistics trọn gói và mang tính

chuyên nghiệp cao. Còn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics

trong nước chủ yếu dừng lại ở giai đoạn phát triển thứ nhất của dịch vụ logistics

là kho vận.

Trong những năm vừa qua, hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho các

doanh nghiệp thương mại bán lẻ trên địa bàn Hà Nội có những thay đổi đáng kể.

Một số doanh nghiệp Logistics chủ đạo đang hoạt động tại địa bàn như: Công ty

TNHH tiếp vận Thăng Long, Công ty Vinafco, Công ty TNHH giao nhận kho

vận Thăng Long, Công ty cổ phần giao nhận Đông Dương, Công ty cổ phần tập

đoàn Phú Thái, Công ty giao nhận kho vận ngoại thương – VIETRANS, Công ty

cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Hải Khánh, Công ty kho vận dịch vụ thương

mại – Vinatranco…Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị

trường dịch vụ, các nhà cung cấp Logistics chuyên nghiệp trên thế giới đang vào

Việt Nam. Theo một số khảo sát, đến nay đã có khoảng 40 – 50 công ty cung

cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới đang có mặt tại Việt Nam và Hà Nội

dưới nhiều hình thức khác nhau như tập đoàn APL, Mitsui OSK, NYK

Logisitics, DHL, TNT,…Đây là những tập đoàn Logistics hung mạnh và có khả

năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ

thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép

kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý

cao. Trong khi các doanh nghiệp trong nước mới phôi thai hình thành thì sự xâm

nhập của các nhà cung cấp logistics hàng đầu thế giới trên thị trường khiến cho

ngành dịch vụ logistics đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty trong

và ngoài nước mà phần yếu thế thuộc về các doanh nghiệp trong nước.

Một trong những dịch vụ Logistics thành phố phát triển nhất trên địa bàn

Hà Nội hiện nay là dịch vụ vận chuyển hàng hóa, chiếm khoảng 60 - 70% tổng

doanh thu của các dịch vụ Logistics nói chung. Số lượng phương tiện và khối

lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh trong những năm

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



61



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

qua. Theo số lượng thống kê về phương tiện vận tải trên địa bàn Hà Nội, hiện có

khoảng 26.000 xe ô tô chở hàng hóa, 423 tàu chở hàng đường sông và 67 tàu

chở hàng đường biển. Khối lượng hàng vận chuyển trên địa bàn Hà Nội năm

2010, đạt gần 126 triệu tấn, bằng 18,4% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển

của cả nước.

Bảng 2.4: Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đơn vị: 1000 tấn

2005

Tổng khối lượng 66.401

hàng vận chuyển

Phân theo ngành kinh tế

Nhà nước

7.159

Ngoài nhà nước

59.242

Phân theo ngành vận tải

Đường bộ

52.217

Đường sông

5.733

Đường biển

3.451



2006

91.396



2007

2008

2009

2010

107.963 112.342 117.994 126.459



6.895

84.501



7.405

8.347

9.842

10.112

100.558 103.995 108.102 116.347



80.809

7.072

3.515



95.341

8.389

4.233



98.624

9.401

4.317



103.116 109.215

9.752

10.089

5.076

7.155



Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010



2.3.4. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước và lớn nhất khu vực miền

Bắc, có vai trò đầu tàu trong tổ chức lưu thông hàng hóa ở miền Bắc và cả nước.

Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch

vụ cả năm 2010 đạt 885.210 tỷ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ, đạt 114,3% kế

hoạch năm; trong đó tổng mức bán lẻ đạt 206.260 tỷ đồng, tăng 31,2% so với

cùng kỳ, đạt 103,4% kế hoạch năm. Hiện trên địa bàn thành phố có 18 khu công

nghiệp và khu công nghệ cao, với diện tích 3886 ha; có trên 100 nghìn doanh

nghiệp sản xuất các loại và hơn 20 nghìn cơ sở kinh doanh thương mại; hơn 20

cụm làng nghề ở các huyện ngoại thành; gần 200 doanh nghiệp vận tải với khối

lượng hàng hóa vận tải đạt gần 200 nghìn tấn. Theo thống kê thành phố Hà Nội,

hiện nay, trên địa bàn Hà Nội số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực

thương nghiệp, dịch vụ, khách sạn là 35.567 doanh nghiệp, trong đó doanh

nghiệp nhà nước là 275, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 34774 doanh nghiệp và

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 522 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp vào khoảng 99.277 doanh nghiệp. Các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ

có nhu cầu sử dụng logistics tương đối lớn. Đây chính là nhân tố thúc đẩy sự

phát triển dịch vụ logistics thành phố.



SV: Vũ Thị Ngọc Bích



62



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hà Nội luôn nằm trong tốp địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI), cả về số lượng dự án và tổng số vốn đăng ký. Theo cục thống

kê thành phố Hà Nội, năm 2011, thành phố Hà Nội thu hút được 455 dự án đầu

tư với số vốn đăng ký khoảng 1,5 tỉ USD, tăng 75,5% so năm 2010. Trong đó,

390 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký đầu tư 760 triệu USD và 65 dự án tăng

vốn với số vốn 740 triệu USD. Với vai trò là trung tâm lưu chuyển hàng hóa

của khu vực phía Bắc cả nước, trong thời gian gần đây, tổng khối lượng hàng

hóa luân chuyển trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh, tạo nhu cầu ngày càng lớn về

dịch vụ vận tải, giao nhận và dịch vụ Logistics thành phố. Từ đó, có thể thấy,

các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội sẽ

ngày càng tăng cao. Đòi hỏi thành phố Hà Nội phải có chính sách tổ chức và

phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố một cạch toàn diệ và hiện đại

hơn trong thời gian tới.

2.3.5. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics thành phố của các doanh nghiệp

còn nhiều yếu kém. Hầu hết những người tham gia kinh doanh logistics thành

phố hiện nay đều thiếu kiến thức, nhất là chưa có được những bí quyết và kỹ

năng kinh doanh loại hình đặc biệt này. Theo ước tính của Hiệp hội giao nhận

kho vận Việt Nam, nguồn cung cấp lao động cho ngành logistics chỉ đáp ứng

được khoảng 40% nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành logistics mỗi

năm tăng 20 – 30%. Nguồn nhân lực được đào tạo không tỷ lệ thuận với số

doanh nghiệp logistics thành phố mới ra đời. Hiện nay, Việt Nam có khoảng

35.000 – 40.000 lao động hoạt động trong ngành logistics, trong đó số làm việc

tại Hà Nội khoảng 8.000 – 10.000 người.

Logistics thành phố là hoạt động thương mại, có quan hệ mật thiết với các

ngành kinh tế, xã hội khác. Do vậy, nguồn nhân lực của các ngành có liên quan

cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của dịch vụ Logistics. Theo các số

liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động trên địa bàn Hà Nội ngày càng tăng cao,

điều này tạo nên một nguồn lực dồi dào, tạo điều kiện thuận cho các nhà quản lý

có thể lựa chọn nguồn nhân lực để phục vụ cho việc thực hiện các chính sách

đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho một ngành còn khá mới mẻ như Logistics

thành phố. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 28.220 người lao

động làm việc trong lĩnh vực vận tải kho bãi; 37.936 người lao động làm việc về

thông tin truyền thông; khoảng 37.200 người hoạt động trong lĩnh vực thương

nghiệp… Đây chính là đối tượng mà các nhà lãnh đạo nên chú trọng để có các

khóa đạo, nhằm nâng cao kiến thức về dịch vụ Logistics thành phố.

Logistics thành phố là một ngành mang tính chuyên nghiệp cao do vây

nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này cần được đào tạo một cách có hệ

thống và phải được trang bị đầy đủ kiến thức. Nhưng trên thực tế, vấn đề nguồn

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



63



Lớp: Hải Quan 50



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

×