1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

Bảng 3.2: Mục tiêu về các chỉ số tăng trưởng đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 111 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Về kếu cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường:

- Xây dựng TP Hà Nội xanh, sạch, đẹp, văn minh. Hệ thống hạ tầng kỹ

thuật, hạ tầng đô thị được cải tạo và xây dựng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, phấn đấu đến giai đoạn

2015 -2020 đưa vào vận hành ít nhất 2 tuyến đường sắt đô thị; đến năm 2020

vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35 -45% nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Hiện đại hóa hạ tầng thông tin và truyền thông. Đưa số máy điện thoại cố

định bình quân đạt 29-31 máy/100 dân vào năm 2015 và 32 – 35 máy/100 dân

vào năm 2020. Mật độ thuê bao Internet đạt 30- 32% vào năm 2015 và 38- 40%

vào năm 2020.

- Phát triển hệ thống cấp nước, đảm bảo cơ bản tất cả các hộ gia đình được

cấp nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia; cải tạo và xây dựng hệ thống thoát

nước, từng bước giải quyết tình trạng ngập úng, đến năm 2020 trên 80% nước

thải sinh hoạt được xử lý; Xây dựng hệ thống thu gom nước thải và xử lý 100%

nước thải các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ

lệ rác thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý trong ngày đạt 100%.

- Nâng diện tích nhà ở lên 23 -24m2/người vào năm 2015 và 25 –

30m2/người vào năm 2020 (tính trung bình cả khu vực đô thị và nông thôn).

- Phát triển mạng lưới vườn hoa, cây xanh, công viên, phấn đấu nâng diện

tích đất cây xanh đạt 7-8m2/người vào năm 2015 và 10- 12m2/người vào năm

2020.

- Xây dựng quốc phòng vững mạnh. Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh

chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bước chuyển biến

mới rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các

loai tội phạm, tệ ạn xã hội. Xây dựng Hà Nội trở thành khu vực phòng thủ vững

chắc.

Các trọng tâm phát triển:

- Hình thành hệ thống công sở, trung tâm hành chính – chính trị bảo đảm

thực hiện chức năng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia. Phát triển Hà

Nội thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao của vùng, cả nước và khu vực.

- Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp có gia trị gia tăng lớn, sử

dụng công nghệ cao.

- Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

- Phát triển nhân lực chất lượng cao và tiềm năng khoa học công nghệ đáp

ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô và đất nước.

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



78



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

- Nghiên cứu để hình thành các công trình văn hóa, tiêu biểu. Phát triển

nông nghiệp đô thị sinh thái và xây dựng nông thôn mới.



Trong giai đoạn 2012-2020, Hà Nội sẽ ưu tiên đầu tư 29 dự án giao thông

đường bộ, 5 tuyến đường sắt đô thị; cải tạo đường thủy nội địa và mở rộng cảng

hàng không quốc tế Nội Bài. Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đất dành cho

giao thông đạt 13-15%, xây thêm cầu vượt qua sông theo quy hoạch. Trước mắt,

từ nay đến năm 2015, thành phố tập trung hoàn thành một số tuyến đường của

Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3, đường từ sân bay quốc tế Nội Bài đến cầu

Nhật Tân, các nút giao thông quan trọng, một số tuyến đường chính, đường

hướng tâm nhằm giảm ùn tắc giao thông. Tăng tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt

8,5-10% đất xây dựng đô thị, (tăng 0,3-0,5% / năm). Cải tạo bến xe khách Giáp

Bát, Thường Tín; xây dựng bến xe Xuân Mai, sắp xếp bến xe tải theo hướng ra

ngoài đường Vành đai 3, đầu tư xây dựng 40 điểm, bãi đỗ xe. Tỷ lệ đất dành cho

giao thông tĩnh đạt 1,5-2%. Vận tải hành khách công cộng đạt 12-15%. Bên cạnh

đó, Hà Nội cũng đẩy nhanh tiến độ xây dựng 5 tuyến đường sắt đô thị, trong đó,

phấn đấu đưa tuyến Cát Linh – Hà Đông vào sử dụng năm 2014; tuyến Nhổn – ga

Hà Nội đưa vào sử dụng năm 2016 và tuyến Nam Thăng Long – Thượng Đình

đưa vào sử dụng trước năm 2020…

Trích “Hội nghị lần thứ VIII – BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội” – Báo Hà Nội

mới – Ngày 8/4/2012



3.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với Logistic s thành phố Hà Nội

Trong thời gian qua, sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ Logistics thành

phố đã có những đóng góp tích cực vào thành công trong thành quả thực hiện

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2006 – 2011 của thành phố Hà Nội. Có thể

khẳng định rằng, dịch vụ Logistics thành phố là yếu tố không thể thiếu trong

việc thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm thiểu chi phí sản xuất - kinh doanh, cải

thiện đời sống người dân, bảo vệ môi trường…Đồng thời, góp phần giải quyết

các vấn đề lớn của Thủ đô Hà Nội hiện nay như văn minh đô thị, vấn đề về ùn

tắc giao thông, an toàn giao thông, phát triển bền vững thành phố…Trong xu thế

toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện Chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Thủ đô Hà Nội càng đặt ra yêu cầu thực tiễn

cần phải phát triển dịch vụ Logistics thành phố để ngành phát huy được vai trò,

trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo môi trường của

thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



79



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phát triển dịch vụ Logistics thành phố với việc đẩy mạnh và hiện thực hóa

kỹ năng quản trị Logistics, quản trị chuyền cung ứng trong tất cả các cấp quản

lý, các ngành, các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong việc tái cơ cấu nền

kinh tế hiện nay. Để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất,

dịch vụ gắn với các vùng kinh tế, thì việc phát triển dịch vụ Logistics thành phố

sẽ góp phần quan trọng đóng góp vào phát triển ngành dịch vụ, gia tăng tỷ trọng

ngành dịch vụ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, để nâng cao chất

lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế; tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia

tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế của

thành phố thì yêu cầu phát triển dịch vụ Logistics thành phố là cấp thiết và được

coi là công cụ hữu hiệu. Với vai trò nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi

phí trong quá trình sản xuất, trong hoạt động lưu thông phân phối, tăng cường

sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đồng thời là được đánh giá là lĩnh vực có

hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển

dịch vụ Logistics có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện thành công Chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội 2011-2020.

Phát triển Logistics thành phố không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong việc

tạo nhiều công ăn việc làm trong khu vực dịch vụ, tăng thu thu nhập mà còn có

ý nghĩa thiết thực trong thu hẹp khoảng cách giữa các vùng và các nhóm dân

cư. Để thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập của người dân, thu hẹp khoảng

cách thu nhập giữa các vùng và các nhóm dân cư, bảo đảm an sinh xã hội, tăng

tỷ lệ lao động làm trong ngành dịch vụ và công nghiệp, thì việc phát triển dịch

vụ Logistics thành phố có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra nhiều việc làm

trong ngành dịch vụ nói chung và Logistics thành phố nói riêng. Đây cũng là

ngành sử dụng lao động đa dạng, đảm nhiệm nhiều khâu trong chu trình cung

ứng dịch vụ Logistics thành phố, đồng thời phạm vi hoạt động của ngành rộng

lớn, huy động lao động ở nhiều khu vực, vùng miền khác nhau. Logictisc thành

phố là ngành cung ứng dịch vụ, ít tiêu hao năng lượng và lượng khí thải ra ngoài

môi trường không nhiều so với các ngành sản xuất công nghiệp khác. Đây cũng

là ngành thuộc nhóm ngành ưu tiên đầu tư phát triển do có hàm lượng công nghệ

cao, tạo giá trị gia tăng lớn, là ngành “cơ sở hạ tầng” dịch vụ và đồng thời cũng

là lĩnh vực kinh doanh thân thiện với môi trường.

Với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, giải quyết các vấn đề

về văn minh đô thị, các vấn đề về ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, phát

triển bền vững đô thị…yêu cầu đặt ra với Logistics thành phố Hà Nội là phát

triển các doanh nghiệp logistics thành phố với quy mô, địa điểm phù hợp nhằm

phục vụ nhu cầu trung chuyển hàng hóa cũng như phục vụ các khu công nghiệp

sản xuất chế biến xuất khẩu, phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm logistics

(logistics center) gần các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu. Ưu tiên

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



80



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

phát triển các doanh nghiệp logistics thành phố cung cấp dịch vụ 3PL. Các

doanh nghiệp Logistics thành phố dần hoàn thiện và nâng cao công tác dịch vụ

vận tải, đào tạo và nâng cao trình độ logistics đến và tối ưu hóa quá trình vận tải,

nâng cao trình độ quản lý khâu vận tải và giao nhận hàng hóa. Yêu cầu cơ bản

trong dịch vụ kho hàng của doanh nghiệp logistics thành phố là chuẩn bị đầy đủ

các điều kiện cho tiếp nhận và bảo quản vật tư hàng hóa về kho của doanh

nghiệp ; công tác giao nhận phải diễn ra nhanh chóng và chính xác; nâng cao

tính hiện đại của kho hàng, mua sắm và trang bị thêm các thiết bị cho bảo quản

vật tư được đảm bảo, giảm mức hao hụt hàng hóa đến mức thấp nhất; nâng cao

trình độ của cán bộ kho trong bảo quản vật tư hàng hóa, nâng cao chất lượng kho

hàng của doanh nghiệp, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vật tư hàng hóa; Bố trí kho

chứa phù hợp với yêu cầu bảo quản và yêu cầu của tổ chức vận động hàng hóa.

3.2.

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRONG THỜI GIAN TỚI



3.2.1. Mục tiêu phát triển Logistics thành phố đến năm 2020

- Chuyển nhanh và vững chắc cơ cấu kinh tế Thủ đô sang cơ cấu: dịch vụ công nghiệp – nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, lĩnh vực dịch vụ Logistics

thành phố của Thủ đô Hà Nội đạt trình độ phát triển khá của khu vực và đạt

trình độ phát triển trung bình khá của thế giới, trở thành động lực thúc đẩy phát

triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân Thủ đô.

- Tập trung phát triển dịch vụ Logisitics thành phố để đáp ứng nhu cầu hội

nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở tiềm năng và điều kiện đặc thù của Thủ đô; phấn

đấu giá trị gia tăng trong ngành dịch vụ Logistics thành phố bình quân 10 –

11%/ năm trong giai đoạn 2011 – 2020; từng bước đưa tốc độ tăng trưởng dịch

vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP, ổn định và nâng dần tỷ trọng của

ngành dịch vụ Logistics thành phố trong GDP của thành phố.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ logistics thành phố và khả năng

cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics thành phố trên thị

trường nội địa, khu vực và thế giới; hình thành và phát triển một số công ty lớn

đa sở hữu kinh doanh thương mại dịch vụ ở Thủ đô.

- Phát triển dịch vụ Logistics thành phố là khâu đột phá để chuyển dịch cơ

cấu kinh tế thủ đô theo hướng hiện đại, thực hiện phát triển rút ngắn, đảm bảo

chất lượng tăng trưởng bền vững và sức cạnh tranh cao cho nền kinh tế Thủ đô.

- Kết nối logistics thành phố với Logistics quốc gia và quốc tế, là tiền đề

hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản

trị logistics, quản trị chuyền cung ứng trong tất cả các cấp quản lý, các ngành,

các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong việc tái cơ cấu nền kinh tế hiện

nay. Logistics thành phố trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông vận tải

bền vững mà mục tiêu là vận tải đa phương thức với chất lượng cao là cơ hội cải

tạo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu dùng trong thành phố và cả nước, nâng lợi

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



81



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

thế cạnh tranh của Thủ đô, hội nhập kinh tế quốc tế. Dịch vụ logistics hướng đến

dịch vụ trọn gói 3PL (integrated third party logistics service) là chiến lược cạnh

tranh để phát triển thị trường dịch vụ logistics của Hà Nội ngang tầm với các

thành phố lớn trong khu vực và thế giới cần được định hướng và hỗ trợ từ phía

lãnh đạo thành phố,Nhà nước và các ngành có liên quan. Phát triển logistics điện

tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuyền cung ứng an toàn

và thân thiện là xu hướng thời đại.

Tuy chưa có chiến lược phát triển Logistics của thành phố những mục tiêu

cụ thể phát triển Logistics thành phố Hà Nội đến năm 2020 và các năm tiếp theo

rõ ràng là phải theo chiến lược phát triển khu vực dịch vụ đến năm 2020, thậm

chí phải cao hơn. Cụ thể:

- Phấn đấu giảm chi phí logistics đến mức 20% GDP của thành phố.

- Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics là 20 25%, tổng giá trị thị trường này dự đoán chiếm 10% GDP vào năm 2020.

- Tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics thành phố đến năm 2020 là 40%.

- Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics thành phố: giảm số

lượng, tăng chất lượng đến năm 2020 tương đương các thành phố lớn trong khu

vực hiện nay như các thành phố ở Singapore, Thái Lan, Trung Quốc…

- Phát triển hợp lý các phương thức vận tải: Vận tải đường bộ chủ yếu đảm

nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa, hành khách với cự ly

ngắn và trung bình; Vận tải đường sắt chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa, hành

khách đường dài, cự ly trung bình, khối lượng lớn, vận tải hành khách từ Hà Nội

tới các tỉnh thành khác trong cả nước; Vận tải thuỷ nội địa chủ yếu đảm nhận

vận tải hàng rời khối lượng lớn (than, ximăng, phân bón, vật liệu xây dựng…)

với chi phí thấp, hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp phục vụ nông

nghiệp và nông thôn; Vận tải hàng không chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách

đường dài, quốc tế và hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Phát triển vận tải hàng

không trở thành phương thức vận tải an toàn, phổ thông và thuận tiện theo

hướng thị trường mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế

giới; mở mới các tuyến bay quốc tế tầm trung và xa, tăng tỷ lệ đảm nhận vận

chuyển hành khách quốc tế đi/đến Hà Nội của các hãng hàng không trong nước.

3.2.2. Quan điểm phát triển hệ thống Logistics thành phố

Là một loại hình dịch vụ chất lượng cao đặc biết quan trọng và có giá trị gia

tăng lớn trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, Logistics thành phố

cần nằm trong định hướng chiến lược phát triển các dịch vụ chất lượng cao của

Hà Nội. Quan điểm phát triển hệ thống Logistics thành phố của Thủ đô Hà Nội

như sau:



SV: Vũ Thị Ngọc Bích



82



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Coi Logistics thành phố là một trong những ngành dịch vụ chất lượng cao

mũi nhọn của Hà Nội trong định hướng chiến lược phát triển của ngành dịch vụ

nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế thành phố nói chung. Thực tiễn kinh

nghiệm phát triển Logistics ở các thành phố lớn trên thế giới cho thấy dịch vụ

Logistics là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân và khi Logistics thành phố phát triển sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác

của thành phố phát triển.

- Phát triển dịch vụ Logistics thành phố như một ngành kinh tế quan trọng

có nhiều lợi thế cạnh tranh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, coi

logistic thành phố là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt

trong phát triển thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa,

dịch vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng .

- Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác không phải chỉ cần hệ thống

dịch vụ Logistics cho chính địa phương mình mà cần quan tâm, đảm bảo dịch vụ

cho các địa phương lân cận và trong cả nước. Vì vậy, ngay từ đầu cần phát triển

hệ thống dịch vụ Logistics thành phố Hà Nội có cấu trúc hiện đại, đảm bảo phục

vụ một quy mô lớn cả về khối lượng, không gian và thời gian.

- Phát triển bền vững, hiệu quả các dịch vụ Logistics thành phố cả về kinh

tế, xã hội và về môi trường, đồng thời phải nâng cao năng lực và chất lượng hoạt

động dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hội

nhập quốc tế

- Đặt sự phát triển của dịch vụ Logistics thành phố trong hội nhập quốc tế

dưới sự quản lý của nhà nước và được Nhà nước tạo mọi điều kiện cho phát

triển. Đồng thời phát triển dịch vụ Logistics thành phố trên cơ sở tham gia của

các doanh nghiệp kinh doanh logistics và sự hưởng ứng của cộng đồng doanh

nghiệp nói chung – những khách hàng tiềm năng của loại hình dịch vụ này.

Trong đó, các cơ quan quản lý thành phố phải tiên phong trong việc tạo lập một

cơ sở hạ tầng cũng như sự hỗ trợ cần thiết về chính sách, vốn.. cho các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của thành phố.

- Phát triển dịch vụ Logistics phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế

xã hội, gắn liền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng và các

hành lang kinh tế trong cả nước.

- Thúc đẩy và gắn kết công nghệ thông tin trong logistics thành phố, đặc

biệt khâu thủ tục hải quan (tăng cường tổ chức, tái cấu trúc ngành logistics, thúc

đẩy tiêu chuẩn hóa trong khai thác như chứng từ, tiêu chuẩn công nghệ…, phát

triển các cổng thông tin logistics, e-logistics).



SV: Vũ Thị Ngọc Bích



83



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3.2.3. Phương hướng phát triển Logistics thành phố

3.2.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách phát triển của

dịch vụ Logistics

Trong giai đoạn 2011- 2020, thành phố Hà Nội cần nhanh chóng tiếp tục bổ

sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để phát triển dịch vụ logistics thành phố.

Lãnh đạo thành phố cần có những kiến nghị với nhà nước để tạo một hành lang

pháp lý có hiệu quả để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics

thành phố phát triển. Một “hành lang” bao gồm các quy định pháp luật cụ thể và

rõ ràng, sự quan tâm của nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo… là

những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics thành phố của Hà Nội

phát triển. Bên cạnh đó cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích và thiết

lập các mục tiêu phấn đấu trong logistics thành phố để nâng cao chất lượng và

hạ chi phí dịch vụ logistics thành phố.

3.2.3.2.



Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng dịch vụ Logistics thành phố



Dịch vụ logistics thành phố có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển hạ

tầng giao thông vận tải, cảng biển, các phương thức vận tải…. Tuy nhiên hiện

nay cơ sở hạ tầng của thủ đô Hà Nội chưa phát triển kịp với sự phát triển của

nền kinh tế và cũng không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển các ngành

dịch vụ logistics thành phố. Cơ sở hạ tầng của Hà Nội chưa phát triển nên chi

phí vận tải luôn cao hơn so với các thành phố cũng như ở các nước khác trong

khu vực, một lý do đơn giản là khi hàng hóa từ thành phố xuất đi quốc tế phải

qua cảng trung chuyển và sẽ bị mất thêm nhiều chi phí khác. Do vậy việc phát

triển tốt các cơ sở hạ tầng là một trong các điều kiện tiên quyết cho các lĩnh vực

dịch vụ logistics phát triển. Một khi thành phố Hà Nội có hệ thống kho chứa,

bến bãi hiện đại tầm cỡ trong khu vực thì thành phố sẽ nâng cao được khả năng

cạnh tranh của mình và sẽ giảm bớt được thời gian và chi phí vận chuyển, mang

lại hiệu quả kinh tế cho ngành Logistics thành phố.

3.2.3.3. Phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp

Logistics thành phố

Hầu hết doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội có quy mô

vừa và nhỏ, việc tổ chức kinh doanh còn manh mún và thiếu chuyên nghiệp,

chênh lệch trình độ giữa doanh nghiệp trong thành phố và các doanh nghiệp của

nước ngoài khá lớn, do đó khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của thành

phố trong lĩnh vực logistics thành phố là rất yếu. Các doanh nghiệp logistics của

thành phố thường không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và hệ quả là thị

phần bị thu hẹp. Đó là chưa kể đến thực trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ra

những tổn thất cho các doanh nghiệp trong ngành. Trong thực tế, hầu hết doanh

nghiệp logistics thành phố Hà Nội mới chỉ tham gia vào một phần của dịch vụ

logistics thành phố hoặc đóng vai trò như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



84



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

cho các công ty logistics nước ngoài, như đảm nhận việc khai báo hải quan, cho

thuê phương tiện vận tải, kho bãi... Chưa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức,

điều hành toàn bộ các hoạt động logistics thành phố. Do vậy để phát triển dịch

vụ logistics thành phố, cần phải nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của

các doanh nghiệp logistics của Hà Nội, tiến tới việc xây dựng được các doanh

nghiệp trực tiếp thực hiện toàn bộ các dịch vụ logistics thành phố trong điều

kiện mở rộng thị trường dịch vụ.

3.2.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao cho ngành

Logistics thành phố

Yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của các ngành công

nghiệp dịch vụ logistics thành phố là nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề

cao và chuyên nghiệp. Do vậy cần phải có một chiến lược đào tạo nguồn nhân

lực cụ thể, có những bước đi rõ ràng cho ngành logistics thành phố một mặt

nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho ngành, mặt khác đẩy

nhanh chương trình đào tạo các chuyên gia logistics thành phố có kỹ năng ứng

dụng và triển khai các thực hành quản trị logistics thành phố và chuỗi cung ứng

theo kịp các nước công nghiệp phát triển. Hiện tại, nhân lực được đào tạo bài

bản về logistics thành phố của Hà Nội rất hiếm nên việc hướng nghiệp và quảng

bá về chuyên ngành này cũng cần phải được tăng cường ở các doanh nghiệp

cũng như các trường có chức năng đào tạo. Hơn nữa, nội dung và chương trình

đào tạo phải thường xuyên cập nhật theo hướng chuẩn mực quốc tế, tham khảo ý

kiến của các chuyên gia kinh tế, các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu

cầu thực tiễn ngày càng cao.

3.2.3.5. Quy hoạch và xây dựng các trung tâm Logistics thành phố nâng cao

hiệu quả của hệ thống lưu thông, phân phối hàng hóa, góp phần bảo vệ môi

trường.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế

giới. Điều này sẽ làm thương mại quốc tế phát triển kéo theo logistics quốc tế

phát triển. Khi hệ thống logistics phát triển đến cấp độ cao sẽ hình thành các

trung tâm logistics thành phố quy mô lớn. Vai trò cơ bản của các trung tâm

logistics thành phố là giảm thời gian chu chuyển của hàng hóa trong chuỗi cung

ứng, giảm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho các

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thành phố cũng như hoàn thiện chất

lượng dịch vụ logistics thành phố. Thủ đô Hà Nội nếu muốn phát triển hệ thống

logistics thành phố hiệu quả, hiện đại và phát triển bền vững cần sớm có quy

hoạch cụ thể về việc xây dựng các trung tâm logistics thành phố lớn, tầm quốc

gia. Các trung tâm logistics thành phố này cần phải có và được trang bị các trang

thiết bị phục vụ cho các hoạt động và dịch vụ của trung tâm, cần được kết nối



SV: Vũ Thị Ngọc Bích



85



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

với các phương thức vận tải khác nhau như đường ôtô, đường sắt, đường biển,

đường sông, đường hàng không…

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI



3.3.1. Giải pháp vĩ mô

3.3.1.1. Xây dựng và quy hoạch chiến lược phát triển Logistics thành phố Hà

Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển Logistics thành phố Hà Nội

đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là một công việc lớn, đòi hỏi phải có sự tham

gia của nhiều ngành với chuyên môn khác nhau. Việc quy hoạch nên bắt đầu

bằng việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng. Các yêu tố cơ sở hạ tầng như

đường bộ, đường sông, đường hàng không… phục vụ cho nhiều mục tiêu nên

khi quy hoạch cần phải có sự tham gia của nhiều ngành dưới sự điều phối của cơ

quan quản lý nhà nước cao nhất của thành phố Hà Nội. Để không dẫn đến tình

trạng ngành nào co kéo lợi ích cho ngành đó, khiến hệ thống hạ tầng phát triển

không đồng bộ và hiệu quả. Việc quy hoạch hạ tầng cũng cần có sự điều tra cẩn

thận và tham khảo dự báo của các cơ quan chuyên sâu về các khía cạnh chuyên

môn. Chẳng hạn như dự báo về khí tượng thủy văn của các sông Hà Nội trong

vòng 50 năm để quy hoạch cảng sông. Việc quy hoạch cũng cần có sự tham gia

của các cơ quan trung ương hữu quan.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành logistics thành phố cần quan tâm

xây dựng các trung tâm lớn. Cần giành quỹ đất và phát huy tối đa tiềm năng của

các nguồn lực về vật chất cũng như con người để xây dựng các trung tâm này.

Hai khu vực có thể quy hoạch thành các trung tâm logistics lớn của Hà Nội gồm:

- Khu vực huyện Phú Xuyên: Quy hoạch thành trung tâm Logistics phía

nam Hà Nội. Địa điểm này có khả năng kết nối tốt với các tuyến đường cao tốc,

đường quốc lộ Bắc – Nam, kết nối giữa đường bộ và đường sắt, đường sông.

Đây là trung tâm logistics phục vụ trung chuyển, phân phối hàng hóa giữa hai

miền Nam – Bắc.

- Khu vực phía Bắc huyện Đông Anh và phía Nam huyện Sóc Sơn: Quy

hoạch thành trung tâm Logistics phía Bắc Hà Nội. Địa điểm này có khả năng kết

nối tốt với cảng biển Hải Phòng và Cái Lân (Quảng Ninh), kết nối với sân bay

quốc tế Nội Bài. Đây sẽ là trung tâm Logistics phục vụ xuất khẩu hàng hóa cũng

như trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của miền Bắc.

Ngoài ra, cần quy hoạch cac trung tâm nhỏ hơn, các đầu mối gom hàng, các

kho trữ hàng tại các khu vực tập trung công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà

Nội như khu vực Sài Đồng (quận Long Biên), khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Mê

Linh…Chú ý phát triển các kho bãi chuyên dụng như kho nóng, kho lạnh.



SV: Vũ Thị Ngọc Bích



86



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Quy hoạch xây dựng các cảng cạn (Inland Container Depot) dọc theo các

hành lang, các tuyến vận tải. “Cảng cạn” được xem là nơi tập kết, trung chuyển

Container có đầy đủ chức năng như một cảng thông thường. Lợi thế của cảng

cạn cho phép vận chuyển tất cả các phương tiện ngoài phương tiện tàu biển (phù

hợp với một thành phố không giáp biển như Hà Nội), cho phép rút ngắn thời

gian đóng, dỡ hàng; kiểm tra hải quan, thực hiện “kiểm tra một cửa” và “kiểm

tra một trạm” cho hàng hóa và có thể thực hiện vận chuyển đa phương thức đối

với vận chuyển container. Khuyến khích, thu hút các nhà cung cấp dịch vụ

Logistics lớn của thế giới và các doanh nghiệp Logistics trong nước đến đặt trụ

sở, văn phòng giao dịch tại Hà Nội, xây dựng Hà Nội thành trung tâm điều hành

Logistics của khu vực phía Bắc. Bố trí quy hoạch để các hang Logistics đặt trụ

sở, văn phòng, chi nhánh giao dịch tại Hà Nội. Bên cạnh đó, trong quy hoạch

tổng thể phát triển ngành Logistics thành phố của Hà Nội, cần xem xét tính liên

kết với các địa phương lân cận, với các tỉnh trong cả nước, tạo thuận lợi cho sự

giao lưu, vận chuyển, phân phối hàng hóa của Thủ đô với các tỉnh trong cả

nước.

3.3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển Logistics thành phố

Hà Nội

Logistics thành phố ở Hà Nội hiện đang phát triển tương đối nhanh, thực tế

hoạt động ngành đã đi nhanh hơn các quy định luật pháp. Thành phố cần từng

bước hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động này. Cần tiếp tục triển khai chi

tiết để đưa luật vào vận hành trong thực tiễn kinh doanh và để đạt hiệu quả cao,

cần nghiên cứu kỹ và rút kinh nghiệm từ các thành phố lớn của các nước trong

khu vực và trên thế giới, đặt biệt là các thành phố ở Singapore và Trung Quốc.

Tuy nhiên khi vận dụng vào Hà Nội nên xét đến tình hình cụ thể của thành phố

để vận dụng cho phù hợp, tránh áp dụng rập khuôn duy ý chí. Điều này đòi hỏi

thành phố phải lập tổ chuyên trách có hiểu biết sâu về lý luận Logistics và thực

tiễn Logistics thành phố ở Hà Nội bằng cách thường xuyên liên lạc tìm hiểu nhu

cầu doanh nghiệp thông qua hội thảo, lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp từ

những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn nhằm tránh tính chủ quan khi ban

hành những quy định không phù hợp gây lãng phí và tác dụng ngược lại với mục

tiêu đề ra.

Thành phố cần nhanh chóng có chiến lược tổng thể từ quy hoạch, tái cơ cấu

thị trường, có chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ,

đào tạo cán bộ Logistics nhằm tạo đà phát triển thị trường dịch vụ Logistics

thành phố, trước mắt luật hóa dịch vụ Logistics 3PL, sửa đổi bổ sung các nghị

định có liên quan như Nghị định 140/CP-2007. Hiện tại, Thành phố chưa có thể

chế để phát triển thị trường dịch vụ 3PL (các văn bản pháp lý hiện hành chưa

phân biệt dịch vụ giao nhận kho vận với dịch vụ Logistics thành phố). Các

doanh nghiệp trong ngành chưa trang bị kiến thức quản trị Logistics thành phố

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



87



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

nên chọn các dịch vụ đơn giản, dễ có lợi nhuận, thiếu đầu tư công nghệ thông

tin, không quan tâm đào tạo để đi vào chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp sản

xuất, thương mại xuất nhập khẩu (shipper hay consignor) thì lại giữ tập quán

mua CIF, bán FOB, chưa có thói quen sử dụng thuê ngoài dịch vụ Logistics

thành phố. Tất cả điều này đã làm cho thị trường giao nhận kho vận và đặc biệt

thị trường dịch vụ Logistics chậm phát triển kéo dài trong khi lộ trình “bảo

hộ” sắp hết. Vì vậy, Hà Nội cần sớm thể chế hóa quản lý dịch vụ Logistics thuê

ngoài 3PL để phát triển dịch vụ Logistics thành phố.

3.3.1.3. Chính sách đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Logistics thành phố

Hà Nội

Kết cấu hạ tầng và phương tiện vật chất kĩ thuật của giao thông vận tải đóng

vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics thành phố.

Không có cơ sở vật chất đồng bộ, tiên tiến khó có thể mang lại hiệu quả cho

hoạt động logistics thành phố. Vì vậy, phát triển hệ thống cơ sở vật chất cũng

như phương tiện vật chất kĩ thuật của giao thông vận tải đường bộ, hiện đại hoá

là việc làm hết sức cần thiết để phục vụ yêu cầu của nền kinh tế xã hội nói chung

và phát triển dịch vụ logistics nói riêng.

Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics

bao gồm: hệ thống đường sông, đường bộ, đường biển, các nhà ga, hệ thống

cảng biển, sông, cảng hàng không, kho tàng bến bãi cũng như các trang thiết bị

xếp dỡ hàng hóa, container ở các điểm vận tải giao nhận. Do Hà Nội không có

bờ biển nên hệ thống đường thủy để phát triển dịch vụ Logistics thành phố là

các cảng sông.

* Đối với vận tải đường sông

Vận tải đường sông cũng là trở thành lĩnh vực quan trọng đối với vận tải

đường thủy của Thủ đô Hà Nội. Vì vậy cần có các giải pháp phát triển cho dịch

vụ vận tải đường sông. Xây dựng các tuyến đường vận tải đường sông phải liên

thông với các tuyến đường biển, đường sắt, đường ôtô để tạo thành tuyến vận tải

thông suốt. Ngoài ra cần xác định các tuyến đường chính trên đó xây dựng các

cầu cảng và đầu tư phát triển phương tiện vận chuyển thích hợp.

* Đối với vận tải đường sắt

Hà Nội là đầu nút của nhiều tuyến đường sắt quan trọng của Việt Nam, do

vậy cần tập trung cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường đặc biệt là

tuyến đường Bắc Nam nhằm đảm bảo tốc độ chạy, mở rộng các tuyến đường

nhánh tới các khu vực, các trung tâm công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các

nhánh đến các cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Lào Cai... để đáp ứng nhu cầu vận

chuyển. Đồng thời nên bổ sung phương tiện vận chuyển như đầu máy, toa xe,



SV: Vũ Thị Ngọc Bích



88



Lớp: Hải Quan 50



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

×