1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

Bảng 2.5: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành Logistics thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 111 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG LOGISTICS THÀNH PHỐ HÀ NỘI



2.4.1. Đánh giá chung về sự phát triển hệ thống và dịch vụ Logistics của

thành phố Hà Nội trong thời gian qua

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là

công nghệ thông tin và truyền thông, đã thúc đẩy không ngừng sự phát triển của

Logistics thành phố, cả về xu hướng, về sự chặt chẽ trong các khâu của hệ thống

cũng như sự tiện lợi và tốc độ. Có thể khẳng định, phát triển dịch vụ logistics

thành phố là một tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nó là kết quả của

sự chuyên môn hóa và phân công lao động sâu sắc. Đồng thời sự phát triển dịch

vụ logistics thành phố có tác dụng to lớn, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất,

thương mại, nâng cao hiệu quả phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của thủ đô

Hà Nội. Trong những năm gần đây, số lượng các công ty đăng ký hoạt động

logistics thành phố ở Hà Nội ngày càng tăng. Bước đầu trên thị trường cũng đã

hình thành một số công ty cung cấp dịch vụ logistics đồng bộ trọn gói. Tuy

nhiên, xét một cách tổng thể, dịch vụ logistics thành phố ở Hà Nội mới ở giai

đoạn đầu của sự phát triển. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng, cơ hội phát

triển nhưng ngành dịch vụ logistics Việt Nam nói chung và Logistics thành phố

Hà Nội nói riêng đang gặp rất nhiều trở ngại. Theo các nghiên cứu đánh giá, các

doanh nghiệp logistics thành phố Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng ¼ nhu

cầu thị trường logistics. Giá cả dịch vụ logistics thành phố Hà Nội được đánh

giá là tương đối rẻ nhưng dịch vụ không chắc chắn, điều đó đã làm cho các công

ty logistics thành phố Hà Nội gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường

trong thành phố. Hiện nay, logistics thành phố Hà Nội đang phải đối mặt với

những vấn đề cơ bản sau:

- Hạ tầng cơ sở logistics thành phố như kho hàng, thiết bị vận tải, cảng

hàng không, cảng nội địa ICD, trạm đóng container – CFS… nói chung còn

nghèo nàn, manh mún, thiếu quy hoạch bài bản, dài hạn, bố trí bất hợp lý dẫn

đến lưu thông hàng hóa còn chồng chéo, gây ùn tắc làm tăng chi phí logistics.

- Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics thành phố hiện nay còn chưa có

doanh nghiệp nào ở Hà Nội thực hiện được đúng nghĩa doanh nghiệp 3PL. Hầu

hết những người tham gia hoạt động logistics đều thiếu kiến thức nhất là chưa có

được bí quyết và kỹ năng kinh doanh loại hình dịch vụ đặc biệt này.

- Tổ chức quản lý dịch vụ Logistics thành phố còn chồng chéo giữa nhiều

cơ quan quản lý của thành phố, nhưng lại thiếu sự hợp tác và phối hợp giữa một

số cơ quan chức năng như hải quan, nhân viên cảng vụ, kho bãi…

- Quy mô của các doanh nghiệp logistics thành phố còn nhỏ bé, trình độ

cạnh tranh với các công ty logistics nước ngoài ngay trên “sân nhà” còn yếu.

Tính liên kết giữa các doanh nghiệp logistics thành phố còn rấ t lỏng lẻo.

- Trình độ công nghệ logistics thành phố của các doanh nghiệp logistics

thành phố Hà Nội còn hạn chế. Việc liên lạc giữa các công ty giao nhận,

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



65



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

logistics với khách hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ. Công tác lưu

kho còn lạc hậu, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương

trình quản trị.

2.4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn

thành phố Hà Nội

2.4.2.1. Phát triển bền vững hệ thống Doanh nghiệp Logistics về kinh tế, xã

hội và môi trường.

Việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, hay trách nhiệm

với xã hội tại các doanh nghiệp Logistics thành phố ở Thủ đô Hà Nội còn tồn tại

nhiều khó khăn và bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có

nguyên nhân là do bản thân các doanh nghiệp logistics chưa nhận thức được một

cách đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất

của mình với vấn đề môi trường. Hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện vật

chất cho việc thực hiện các hoạt động động bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh

doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước, là một nguồn tài chính

quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Một số lĩnh vực kinh doanh, như

hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường, có

tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ như sự phát

triển của công nghệ sinh học và gia tăng thương mại các sảm phẩm của nó sẽ

góp phần tích cực giúp làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các sản phẩm

có nguồn gốc thiên nhiên. Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh phát triển làm

tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên

thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc

khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi

trường. Bên cạnh đó, với các hệ thống dây chuyền công nghệ cũ thì việc sử dụng

kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một hệ quả tất yếu. Hoạt động

sản xuất, kinh doanh phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng tới

môi trường, nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này dễ gây

suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường

nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.

Các phương tiện lưu thông trên địa bàn thành phố Hà Nội lớn, mặt đường

xấu, đường chật, mật độ giao thông ngày càng lớn, khí xả của môtô, xe máy

nhiều độc hại như CO và NOx, các muội khói; việc rò rỉ hơi xăng dầu từ xe cộ,

xung quanh các trạm xăng cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Nguồn

tài nguyên, là một trong những điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh

doanh. Nguồn tài nguyên đó là nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất. Đồng

thời, chất lượng môi trường phù hợp sẽ bảo đảm cho hoạt động kinh doanh ổn

định và bền vững thông qua sự ổn định về chất lượng sức lao động, chất lượng

nguồn nguyên, nhiên, vật liệu. Nhưng chất lượng môi trường có thể làm phát

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



66



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

sinh những chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua những vấn đề

liên quan đến sức lao động, chi phí ngoại ứng đối với nguồn nguyên, vật liệu và

làm tăng giá thành sản phẩm từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh.Vì thế, các

doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ

môi trường trong lĩnh vực hoạt động logistics thành phố nói riêng, tiến tới thay

đổi hành vi của doanh nghiệp logistics trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đặc

biệt áp dụng giải pháp công nghệ sạch. Nâng cao năng lực tài chính của doanh

nghiệp nhằm mục đích phát triển hoạt động của mình mà không gây gây ảnh

hưởng xấu tới môi trường ngoài ra còn có kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ môi

trường. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp logistics. Cụ

thể là cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi

trường nhằm áp dụng các quy định của pháp luật môi trường có khả năng vận

hành các hệ thống xử lý, phân tích kiểm tra mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi

trường của các sản phẩm và chất thải...

Trong nền kinh tế thành phố, Logistics đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, nâng cao

hiệu quả hoạt động Logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của Thủ đô, tạo điều kiện

thuận lợi trong sản xuất, lưu thông, phân phối.



Logistics thành phố đóng vai trò to lớn trong việc



giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả, Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên

đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…Logistics còn giúp

giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành và các doanh nghiệp. Sự phát triển dịch vụ

Logistics thành phố có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho quá trình vận hành sản xuất, kinh

doanh các dịch vụ khác về thời gian và chất lượng, mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất



Mặc dù đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển song

dịch vụ Logistics Hà Nội đã góp tỷ trọng lớn trong sự tăng trưởng GDP của

thành phố. Vận tải hàng hóa là khâu quan trọng trong dây chuyền dịch vụ

Logistics thành phố, chiếm tỷ lệ cao, khoảng 60 – 70% tổng doanh thu của các

dịch vụ logistics thành phố nói chung. Hiện đối với các doanh nghiệp Hà Nội, chi phí cho

lượng sản phẩm, dịch vụ.



giao nhận kho vận còn chiếm tới 20% giá thành sản phẩm; trong khi tỷ lệ này ở các thành phố lớn của

nước phát triển chỉ vào khoảng 8 - 12%, điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa do

các doanh nghiệp Hà Nội sản xuất so với các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã rất mạnh.



Hoạt động Logistics thành phố không những làm cho quá trình lưu thông,

phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận

tải, nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời,

người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn

nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách

gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…. cho người bán

hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ

hàng cần mua và được vận chuyển đến tận nơi mà không cần phải đi lại nhiều lần

hay đến các trung tâm mua sắm. Chính tác động to lớn của Logistics thành phố

đối với quá trình lưu thông và phân phối như vậy mà làm cho thị trường và

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



67



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

thương mại phát triển, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô

Hà Nội. Hoạt động Logistics phát triển sôi động còn góp phần thúc đẩy quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn nền kinh tế thành phố Hà Nội với nền kinh tế

quốc gia. Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2011 tăng 22,1%

so với năm 2010, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 23,7%. Kim ngạch xuất khẩu

trên địa bàn Hà Nội năm 2011 tăng 27,1% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu

địa phương tăng 24,3%. Kim ngạch nhập khẩu tăng 16,6% so với năm 2010,

trong đó nhập khẩu địa phương tăng 15,7% . Từ đó cho thấy, ngành Logistics thành phố cần

được lãnh đạo Thủ đô Hà Nội và các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển không chỉ về quy mô

mà cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, có như vậy mới tạo sự phát triển bền vững và tạo

đà cho nền kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và hiệu quả.



2.4.2.2. Hiệu quả cung ứng của Doanh nghiệp so với nhu cầu thị trường

Xét một cách tổng quát, Hà Nội là thành phố có tiềm năng để phát triển

ngành dịch vụ logistics thành phố, nhưng nguồn lực đó chưa được khai thác hết.

Hiện nay, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics ở Hà Nội có nhiều hình

thức dịch vụ hơn so với các địa phương khác, nhưng dịch vụ logistics ở Hà Nội

lại không đem lại hiệu quả cao và còn khá manh mún.

Ngành dịch vụ Logistics thành phố ở Hà Nội mới ở giai đoạn đầu của sự

phát triển. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp của thành phố đăng ký kinh doanh và

mang tên dịch vụ logistics nhưng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

thực sự không nhiều. Có rất ít công ty có khả năng cung cấp đa số hoặc đầy đủ

tất cả các loại hình dịch vụ logistics (cung cấp dịch vụ logistics trọn gói). Đa số

các công ty logistics thành phố chỉ cung cấp được một số dịch vụ nhất định, mới

chỉ tham gia được một số công đoạn của cả chuỗi hoạt động logistics. Các

doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics đa quốc gia hiện đang chiếm giữ một

thị phần lớn ở Hà Nội, họ đã dành được hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics cho

hầu hết các công ty FDI ở Hà Nội. Ngay cả một số công ty lớn của Việt Nam

như Vinamilk, Tân Việt Phát… cũng đang lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ

logistics nước ngoài. Bên cạnh đó các dịch vụ vận tải, kho bãi và phân phối hiện

không được thực hiện với một phương thức thống nhất, càng thể hiên rõ

Logistics thành phố ở Hà Nội mới chỉ trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Một số doanh nghiệp ở Hà Nội kinh doanh dịch vụ logistics như Tổng công

ty Hàng hải Việt Nam ( trụ sở tại Tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Quận

Đống Đa, Hà Nội) là một trong những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

logistics lớn của nước ta nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tổng công ty có

công ty con trực thuộc là Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam chuyên

kinh doanh dịch vụ logistics, có thể cung cấp dịch vụ logistics trọn gói. Tổng

công ty Hàng hải Việt Nam ( Vinalines ) hiện có vốn điều lệ trên 8.000 tỷ đồng

và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ tháng

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



68



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7/2010. Đội tàu của Tổng công ty hiện gồm 149 chiếc, với tổng trọng tải đạt 2,7

triệu tấn, chiếm 4,5% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia. Năm 2010, Tổng công

ty Vinalines đạt doanh thu 18.195 tỷ đồng và lợi nhuận thu được là 875 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Vinafco (Trụ sở ở Hà Nội : Số 36 Phạm Hùng – Xã Mỹ

Đình – Huyện Từ Liêm – Tp Hà Nội)tiền thân là công ty Dịch vụ vận tải Trung

Ương được thành lập từ năm 1987. Năm 2001, công ty chuyển thành công ty cổ

phần với vốn điều lệ là 7.23 tỷ đồng. Ngày 01/01/2006, công ty cổ phần Vinafco

thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức thành Tổng công ty, công ty đã thành lập

5 đơn vị thành viên độc lập và các đơn vị liên doanh, góp vốn cổ phần. Công ty

cung cấp một số dịch vụ như: Vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường sông,

ôtô trong và ngoài nước; Đại lý vận tải hàng hoá; Kinh doanh vật tư và dịch vụ

các mặt hàng: than, thạch cao, apatite, quặng các loại, cát, xỉ perit, đá vôi, gỗ,

muối; Giao nhận kho vận quốc tế; Dịch vụ vận tải quốc tế, trong đó có vận tải

hàng hoá quá cảnh; Đại lý vận tải tàu biển và môi giới hàng hải; Nhận uỷ thác

đại lý giao nhận, nhận uỷ thác vận tải hàng không; Kinh doanh vận tải và xếp

dỡ, bảo quản các loại hàng hoá; Kinh doanh kho bãi, bãi container và thu gom

hàng hoá; Dịch vụ sửa chữa thiết bị giao thông vận tải và tàu biển cho các hãng

tàu; Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá cho các

chủ hàng…Hiện nay, công ty đang tiếp tục duy trì và phát triển thế mạnh của

mình là hoạt động vận tải và dịch vụ vận tải, đồng thời tăng cường đầu tư, mở

rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng cho hoạt động sản xuất thép, khai

thác chế biến khoáng sản, mở rộng lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây chung

cư. Công ty tiếp tục tăng cường quảng bá thương hiệu, củng cố lòng tin của

khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng sản

xuất kinh doanh, có chính sách tuyển dụng, đào tạo và sử dụng cán bộ hợp lý.

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng, cơ hội phát triển, nhưng ngành dịch

vụ logistics thành phố ở Hà Nội hiện nay đang gặp rất nhiều trở ngại. Các doanh

nghiệp Logistics thành phố của Hà Nội hiện mới chỉ đáp ứng được ¼ nhu cầu thị

trường, 75% doanh số của thị trường nằm trong tay các nhà dung cấp dịch vụ

nước ngoài. Đây chính là thách thức đặt ra cho các công ty Logistics của thành

phố, các doanh nghiệp hoạt động logistics cần đầu tư, phát triển, phấn đấu trở

thành doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ 3PL đáp ứng được nhu cầu sử

dụng dịch vụ logistics của thành phố.

2.4.2.3. Hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp

Thực trạng hoạt động logistics thành phố ở Hà Nội cho thấy, xét về vai trò

đối với nền kinh tế thì các doanh nghiệp Logistics nước ngoài thực hiện tốt hơn,

đóng góp cho sự phát triển của ngành nhiều hơn và từ đó tạo điều hiện học hỏi,

phát triển cho các doanh nghiệp trong nước. Điều này cho thấy rằng ngành

Logistics thành phố ở Hà Nội còn phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư bên ngoài

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



69



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

do đó sẽ phát triển không bền vững và thiếu chủ động. Do vậy, các doanh

nghiệp của Hà Nội cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình đối với nền kinh

tế trước khi các doanh nghiệp nước ngoài thống lĩnh hoàn toàn thị trường.

Xét về vai trò của các doanh nghiệp Logistics Hà Nội đối với các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh thì chỉ đáp ứng được hiệu quả giảm chi phí lưu

thông, chi phí cơ hội và chi phí sản xuất. Còn vai trò tạo giá trị gia tăng và công

cụ marketing hữu hiệu thì hầu như các doanh nghiệp Hà Nội chưa đáp ứng

được. Vì vậy, để có thể đứng vững trong cạnh tranh và phát triển thì các doanh

nghiệp logistics thành phố của Hà Nội cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình

bên cạnh củng cố nội lực và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

2.4.2.4. Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả

Thực trạng yếu kém của môi trường kinh doanh làm giảm chất lượng cung

ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam.

Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thống nhất: Thực trạng này dẫn đến

khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện dịch vụ của mình phải chịu sự điều

tiết của nhiều cơ quan quản lý không tránh khỏi sự chồng chéo về quyền hạn và

trách nhiệm. Đặc biệt, hệ thống quản lý không hiệu quả đã dẫn đến việc cấp

phép hoạt động cho các doanh nghiệp không theo một tiêu chuẩn nhất định về

trình độ ngành nghề, quy mô vốn, cơ sở hạ tầng tối thiểu… Đó là nguyên nhân

dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, từ đó gây bất lợi cho các doanh

nghiệp trong nước.

Tình trạng ùn tắc giao thông và ách tắc thường xuyên: Tình trạng ùn tắc

xảy ra ở các cảng biển và cảng hàng không, đặc biệt là ở hệ thống đường bộ của

thành phố Hà Nội như hiện nay đã làm chậm tiến độ của các doanh nghiệp

logistics thành phố. Với tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên ở các tuyến

đường đi vào sân bay và cảng biển gây bất lợi cho doanh nghiệp trong nước

nhiều hơn doanh nghiệp nước ngoài.

Đối với tình trạng ách tắc giao thông tuyến đường đến sân bay dẫn đến quy

định cấm xe tải lưu thông vào giờ cao điểm. Điều này vô tình tạo ra lợi thế cho

các doanh nghiệp lớn có chức năng chuyển phát nhanh mà phần lớn các doanh

nghiệp này đều có quy mô lớn và có vốn đầu tư nước ngoài chẳng hạn như TNT,

Fedex, DHL… và các doanh nghiệp thành phố có quy mô lớn vì chỉ có họ mới

giấy phép lưu thông xe tải nhỏ trong nội thành vào giờ cấm. Xét về tình trạng

quá tải ở các sân bay, vào mùa cao điểm và các ngày thứ sáu hàng tuần lượng

hàng ở sân bay thường bị ách tắc. Khi đó các doanh nghiệp có lượng hàng lớn,

uy tín sẽ được sự can thiệp hỗ trợ từ các hãng hàng không, còn các doanh nghiệp

trong nước với mối quan hệ lỏng lẻo hơn do ít hàng lại bị thiệt thòi nhiều hơn.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp có lượng hàng vận chuyển đường

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



70



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hàng không lớn đều là các doanh nghiệp có thương hiệu nước ngoài như Fedex,

DHL, UPS, Schenker…

Tác động của nguồn nhân lực yếu và thiếu: Nguồn nhân lực thiếu và yếu

cũng gây tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước.

Nguồn nhân lực giỏi, có năng lực tốt về chuyên môn và ngoại ngữ lại có xu

hướng chảy vào các công ty nước ngoài với mức lương tương đối cao hơn và

môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước

sẽ gặp khó khăn trong tuyển dụng và giữ người giỏi phục vụ cho mình.

Hiện nay nguồn nhân lực được sử dụng tại các doanh nghiệp Logistics

thành phố của Hà Nội đều có được do tuyển dụng đầu vào và tự đào tạo mà chưa

hỗ trợ cho các nhân viên tham gia các khóa học chuyên về Logistics. 90% các

doanh nghiệp Việt Nam đều sử dụng nguồn nhân lực từ tuyển dụng đầu vào,

88% tự đào tạo sau khi tuyển dụng, hầu như chưa nhận được sự hỗ trợ đào tạo

nào từ chính phủ và đặc biệt đào tạo thông qua các khóa học Logistics còn chưa

nhiều. Vì các khóa học này hiện nay đều do các tổ chức nước ngoài cung cấp

dẫn đến chi phí cao, hầu hết chỉ dành cho các nhà lãnh đạo cấp cao mà chưa

được đăng ký đại trà. Bên cạnh đó hầu hết họ cũng chưa nhận được sự hỗ trợ

nào từ chính phủ trong các chương trình hỗ trợ đào tạo nhằm phát triển nguồn

nhân lực cho hoạt động Logistics thành phố nói riêng và ngành Logistics nói

chung.

Chi phí thông quan điện tử cao: Điều này gây không ít khó khăn cho các

doanh nghiệp của thành phố Hà Nội đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Chi phí để mua phần mềm kết nối hệ thống thông quan điện tử hiện nay là 1.858

USD sử dụng cho 3 khách hàng, thêm 1 khách hàng thì doanh nghiệp phải trả

thêm 300 USD. Như vậy chỉ cần phục vụ 50 khách hàng thì chi phí cho thông

quan điện tử lên đến 16.258 USD tương đương hơn 260 triệu đồng, một chi phí

rất lớn đối với quy mô các doanh nghiệp thành phố hiện nay. Nhìn chung, mặc

dù ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tác động chung đến tất cả các doanh

nghiệp nhưng hầu như các doanh nghiệp của thàn phố bị ảnh hưởng nhiều hơn

do quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài. Vai trò của

lãnh đạo thành phố trong khắc phục những tồn tại của môi trường kinh doanh sẽ

hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong nước.

2.4.2.5. Những vấn đề còn tồn tại hiện nay của các Doanh nghiệp trên địa

bàn thành phố Hà Nội trong việc triển khai và cung ứng dịch vụ Logistics

Từ phân tích trên đây có thể thấy rõ rằng các doanh nghiệp logisitisc thành

phố của Hà Nội hiện nay còn rất nhiều tồn tại cần phải khắc phục nhanh chóng

để có thể cạnh tranh bình đẳng và phát triển hiện nay:

- Chưa đáp ứng hiệu quả nhu cầu của thị trường xét về quy mô, dịch vụ

cung ứng cũng như chưa tiếp cận trực tiếp khách hàng mình đang phục vụ; chủ

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



71



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

yếu cung ứng dịch vụ trong nước còn ở nước ngoài gần như phụ thuộc hoàn toàn

vào đại lý.

- Hiệu quả hoạt động yếu kém hoàn toàn so với đối thủ cạnh tranh về hiệu

quả kinh doanh, quy mô thị trường và dịch vụ cung ứng do quy mô nhỏ, ít kinh

nghiệm và mạng lưới toàn cầu yếu kém.

- Chưa thực hiện tốt vai trò của mình đối với nền kinh tế nói chung và đối

với các doanh nghiệp nói riêng.

- Còn chịu nhiều tác động từ môi trường kinh doanh gây ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy để có thể cạnh tranh bình đẳng và phát triển thì các doanh nghiệp

thành phố Hà Nội cần phải khắc phục nhanh chóng, hiệu quả những vấn đề tồn

tại trên đây trước khi các doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn thống lĩnh thị

trường của thành phố và thị trường trong nước, khi đó các doanh nghiệp của

thành phố trở thành người gia công ngay trên “sân nhà” của mình.

2.4.3 Đánh giá về chính sách phát triển Logistics của thành phố Hà Nội

Hà Nội đã có những bước tiến trong công tác thực hiện pháp luật của nhà

nước về Logistics, đồng thời thành phố cũng xây dựng các chính sách nhằm

pháp triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố. Logistics đã được quy

định chính thức trong hệ thống pháp luật của nước ta, cụ thể là trong Luật

thương mại năm 2005. Nghị định 140/2007/NĐ – CP ngày 05/09/2007 quy định

chi tiết luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn

trách nhiệm đối với các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Hà Nội cũng

đưa ra các chính sách phát triển giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, công

nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ phát triển Logistics thành

phố như: Quyết định số 781/QĐ-UBND năm 2012 về việc phê duyệt kế hoạch

đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015

do chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành; Công văn

1263/UBND-GT của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc đẩy nhanh

tiến độ các dự án hạ tầng giao thông vận tải; Quyết định 1059/QĐ-UBND năm

2012 về Kế hoạch tổ chức giao ban tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản

xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban

nhân dân thành phố Hà Nội ban hành; Quyết định 5629/QĐ-UBND của Ủy ban

Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp

nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015…Theo đó, nội dung quản

lý của thành phố về hoạt động logistics sẽ được phân bổ cụ thể cho các Sở, ban

ngành thương mại, giao thông vận tải, hải quan,…

- Sở Công thương Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm chung trước lãnh đạo thành

phố trong việc thực hiện quản lý đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics.



SV: Vũ Thị Ngọc Bích



72



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Sở Giao thông vân tải, Sở Công Thương, Sở thông tin và truyền thông Hà

Nội trong phạm vi và quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các

hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics liên quan, bao gồm tổ chức kiểm tra,

giám sát việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp

luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong từng lĩnh vực được

phân công.

- Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội có trách nhiệm hướng dẫn việc đăng ký

kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Các Sở, ban, ngành của thành phố phải có trách nhiệm phối hợp với các

Sở nêu trên trong công tác quản lý của thành phố về hoạt động kinh doanh dịch

vụ logistics.

Hà Nội bước đầu đã thiết lập được hành lang pháp lý đối với hoạt động kinh

doanh dịch vụ logistics nhưng nhìn chung, hệ thống pháp lý cho hoạt động

logistics của thành phố chưa được tạo lập đồng bộ, chưa có các quy định cụ thể,

chi tiết để điều chỉnh các hoạt động logistics của thành phố. Vẫn còn nhiều bất

cập trong việc thực hiện đăng ký thủ tục hoạt động logistics của các doanh

nghiệp, thủ tục hành chính phức tạp, phiền nhiễu, thiếu nguồn nhân lực trình độ

cao để giải quyết nhanh các vấn đề phát trình trong quá trình làm thủ tục của các

doanh nghiệp Logistics thành phố. Ngày nay, với sự phát triển của vận tải đa

phương thức, yêu cầu của việc phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics như:

Các phương tiện xếp dỡ, phương tiện kiểm đếm, thiết bị thông tin, hệ thống

giao thông đường bộ, hệ thống kho bãi…ngày càng cao. Trong khi đó, thiếu vốn

đầu tư dẫn đến thực trạng hệ thống hạ tầng logistics ở Hà Nội vẫn còn lạc hậu.

Vẫn còn thiếu các cảng bốc dỡ, các cảng cạn ICD, các trung tâm Logistics, chưa

có hệ thống đường cao tốc liên hoàn, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường trên

cao, cơ sở hạ tầng rất hạn chế …để phát triển vận tải đa phương thức. Đây là vấn

đề đặt ra đối với lãnh đạo thành phố và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

logistics thành phố. Thành phố phải có các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư

để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics thành phố. Theo khảo sát

của Viện quản lý Kinh tế Trung ương năm 2010, có tới 50% số doanh nghiệp

được hỏi cho rằng thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, 38,5% cho rằng

chính sách không rõ ràng, thực hiện không nghiêm minh. Cụ thể, theo quy định

việc thành lập doanh nghiệp hoạt động logistics ở Hà Nội chỉ mất 5 ngày, nhưng

trên thực tế đối với ngành kinh doanh có điều kiện phải mất từ 8 – 25 ngày, đối

với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ 30 – 40 ngày. Đối với công

tác hải quan, một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến ngành logistics, mặc dù đã

được cải thiện nhưng vẫn còn bất cập trong thủ tục hành chính của ngành hải

quan. Việc triển khai hải quan điện tử bộc lộ nhiều hạn chế mà nổi bật là hệ

thống mạng và máy tính kết nối với các hệ thống khác. Ngày càng nhiều doanh

nghiệp tham gia đăng ký tham gia hải quan điện tử nên hệ thống mạng kết nối

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



73



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

với trung tâm dữ liệu bị tắc nghẽn. Hệ thống hải quan điện tử hiện chưa có các

chức năng quan trọng như báo cáo, chức năng xử lý tờ khai…Hệ thống mạng

hải quan điện tử hiện cũng chưa kết nối với các tổ chức thương mại, các cơ quan

quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng… Vì vậy, nhiều khâu vẫn phải

thực hiện theo phương pháp thủ công dẫn tới ùn tắc, chậm trễ thời gian trong

khâu chuyển giao chứng từ. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh như

hiện nay, các doanh nghiệp logistics thành phố Hà Nội rất cần sự hỗ trợ về thủ

tục, về chính sách nhưng vai trò này của các cơ quan quản lý chưa được phát

huy hiệu quả. Thêm nữa, năng lực quy hoạch phát triển dịch vụ logistics thành

phố của Hà Nội vẫn còn hạn chế. Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển thành

trung tâm logistics và phát triển ngành logistics đẳng cấp quốc tế ở Hà Nội,

nhưng tiềm lực này vẫn chưa được phát huy. Điều đó đã đặt ra vấn đề, lãnh đạo

thành phố phải gấp rút triển khai quy hoạch phát triển ngành logistics để khẳng

định vai trò là đầu mối giao thông khu vực phía Bắc, vai trò điểm hội tụ trong

hai hành lang kinh tế với Trung Quốc và vai trò điểm trung chuyển trên trục vận

tải tiểu vùng sông Mê Kông của Hà Nội.



SV: Vũ Thị Ngọc Bích



74



Lớp: Hải Quan 50



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS THÀNH

PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI

3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN

NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI LOGISTICS THÀNH

PHỐ HÀ NỘI



3.1.1. Mục tiêu phát triển Kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội đến năm

2020 và tầm nhìn 2030

Ngày 6/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1081/QĐTTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

“Mục tiêu xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu

cho cả nước, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa

học, công nghệ, giao thương và kinh tế lớn của cả nước. Bảo tồn và phát huy giá

trị tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, xây dựng con

người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp

của dân tộc Việt Nam; thiết lập các cơ sở hàng đầu của đất nước về nghiên cứu,

ứng dụng khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Có hệ

thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững.

Bảo đảm vững chắc an ninh, chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; quan

hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Thủ đô trong khu vực và quốc tế được

nâng cao.”

*) Mục tiêu cụ thể:

Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân:

+ Thời kỳ 2011-2015 đạt 12-13% / năm;

+ Thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11-12% / năm ;

+ Thời kỳ 2021 – 2030 đạt khoảng 9,5 – 10% / năm ;

- GDP bình quân đầu người của Hà Nội:

+ Đến năm 2015, đạt 4.100 - 4.300 USD;

+ Đến năm 2020, đạt khoảng 7.100 – 7.500 USD

+ Đến năm 2030 đạt khoảng 16.000 – 17.000 USD (tính theo giá thực tế).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ- Công nghiệp- Nông

nghiệp; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế

Thành phố.

+Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế: tỷ trọng dịch vụ chiếm 54-55%, công

nghiệp, xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp là 3-4%.

SV: Vũ Thị Ngọc Bích



75



Lớp: Hải Quan 50



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

×