Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 129 trang )
Hầu hết những người được khảo sát đều đồng ý mối quan hệ tình cảm
giữa nhà báo và nhân viên QHCC đều là sự tổng hòa từ 3 yếu tố (cả ba đáp
án trên): tình cảm cá nhân, quan hệ từ công việc hình thành nên và đây là
tình cảm phải có để duy trì lợi ích cho công việc của cả 2 (35,5%). Điều này
cho thấy nhận thức về mối quan hệ đang tồn tại trong công việc hàng ngày
của họ đã ngày càng tiến bộ và hiện đại hơn. Họ đã nhìn nhận mối quan hệ
này ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ nhỉnh
hơn so với những người có quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa nhân viên
QHCC và nhà báo thực chất là xuất phát từ công việc và nó được xây dựng
lên để phục vụ cho công việc của đôi bên (32,3%). Như vậy, trên thực tế,
quan điểm về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo hầu như chưa
có sự thống nhất mà vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. Thậm chí, có rất ít
người (5,4%) cho rằng tình cảm đang tồn tại giữa hai bên còn ẩn chứa tình
cảm cá nhân.
Thông qua phỏng vấn sâu, 10/10 cặp đôi đều công nhận có mối liên
hệ tình cảm nào đó giữa họ với nhà báo hoặc với nhân viên QHCC. Các cặp
số 1, số 2 và số 8 thì cảm thấy mối liên hệ giữa họ được xuất phát từ công
việc và cũng duy trì để phục vụ công việc nhiều hơn là việc nảy sinh một
tình cảm thân thiết nào đó. Các cặp còn lại thì cảm thấy tình cảm này rõ rệt
hơn thông qua việc họ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và ý thức xây dựng
mối quan hệ lâu dài. Thêm nữa, số ít cặp còn lại có mối liên hệ tình cảm
xuất phát từ tình bạn/tình đồng hương nên các tương tác giữa họ trở nên
thuận lợi hơn.
Nguồn gốc của yếu tố tình cảm trong mối
Số lƣợng
quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
phiếu
Du nhập từ nước ngoài vào
7
Văn hóa VN với đặc trưng “duy tình”
25
Nhu cầu cần thiết của xã hội
32
Cả ba đáp án trên
28
Khác
1
Tổng số
93
Bảng 2.2: Đánh giá về nguồn gốc của yếu tố tình cảm trong
mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
49
Tỷ lệ
7,5%
26,9%
34,4%
30,1%
1,1%
100,0%
Thực tế quan hệ truyền thông ở Việt Nam vẫn chưa được định hình
một cách rõ rệt và chưa có sự áp dụng thống nhất một khung lý thuyết
nghiên cứu nào, bởi vậy mối quan hệ này dường như vẫn còn được nhìn
nhận một cách cảm tính. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ 34,3% người trả lời
khảo sát nhận định rằng đây là mối quan hệ xuất phát từ nhu cầu cần thiết
của xã hội. Còn nguồn gốc sâu xa của mối quan hệ này được xuất phát từ
đặc trưng văn hóa duy tình chỉ có 26,9% cảm nhận được. Tuy nhiên, kết quả
khảo sát trên cũng cho phép chúng ta tin tưởng vào mức độ nhận thức của
những người khảo sát bao gồm những người làm trong lĩnh vực báo chí hoặc
QHCC khi có một số lượng đông đảo (30%) tin rằng mối quan hệ này phải
là sự tổng hòa của cả 3 yếu tố: du nhập từ nước ngoài, đặc trưng duy tình
của văn hóa Việt Nam và nhu cầu của xã hội thì mới trọn vẹn.
Bối cảnh toàn cầu hóa khiến cho các doanh nghiệp ý thức hơn tới
việc xây dựng hình ảnh của mình trong con mắt khách hàng, đối tác, nhà
quản lý... và bộ phận QHCC nội bộ trong doanh nghiệp được hình thành
để giữ vai trò, nhiệm vụ đưa hình ảnh, thông tin của doanh nghiệp ra bên
ngoài. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho hoạt động QHCC,
một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát
triển thương hiệu. Mỗi nhân viên QHCC trong bộ phận QHCC của doanh
nghiệp đều hiểu rằng báo chí chính là cầu nối giúp đưa hình ảnh và thông
tin của doanh nghiệp mình ra bên ngoài. Chính vì vậy, mỗi nhân viên
QHCC nói riêng, bộ phận QHCC nội bộ của doanh nghiệp nói chung đều
muốn xây dựng một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với báo giới và nhiệm vụ
của các nhân viên QHCC trong doanh nghiệp là đưa ra được những
phương thức xây dựng mối quan hệ với nhà báo một cách hiệu quả nhất.
50
Biểu hiện của yếu tố tình cảm trong mối quan
Số lƣợng
hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
phiếu
Liên hệ với nhau khi có công việc liên quan
Tỷ lệ
21
22,6%
16
17,2%
29
31,2%
Cả ba đáp án trên
27
29,0%
Tổng số
93
100,0%
Thường xuyên có sự giao lưu, gặp gỡ dưới nhiều
hình thức
Có mối quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau
trong công việc
Bảng 2.3: Biểu hiện của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa nhân viên
QHCC và nhà báo
Qua tỷ lệ khảo sát có thể thấy, phần đa đều nhận định mối quan hệ
giữa nhân viên QHCC và nhà báo thông qua biểu hiện về sự mật thiết và
tương tác lẫn nhau trong công việc giữa 2 bên. Số ít hơn thì chỉ nhận thấy
tình cảm giữa họ khác các mối quan hệ khác một chút đó là có sự liên hệ với
nhau khi phát sinh các công việc liên quan. Ngoài ra, cũng khá nhiều người
đồng tình, mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC đang được thể
hiện ở cả 3 khía cạnh đưa ra. Một số cặp tham gia phỏng vấn sâu cũng cho
rằng tình cảm thân thiết giữa họ hiện lên rõ nét qua sự liên hệ cá nhân, liên
hệ trong công việc. Như vậy, việc giữ liên lạc và gặp gỡ thường xuyên
dường như đã trở thành “đặc điểm nhận diện” trong mối liên hệ giữa nhân
viên QHCC và nhà báo. Đây cũng sẽ là một trong những phương thức quan
trọng để duy trì và phát triển mối quan hệ này. Điều này hoàn toàn phù hợp
với lối sống duy tình của người Việt ta: “áo năng may năng mới, người năng
tới năng thân”.
51
Một trong những biểu hiện thường thấy của mối quan hệ thân thiết
giữa nhân viên QHCC và nhà báo đó là việc tặng quà. Văn hoá tặng quà –
một yếu tố không thể thiếu trong lối sống trọng tình của người dân Việt
Nam nói riêng và trong văn hóa phương Đông nói chung. Tặng quà không
chỉ trong các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm mà thậm chí khi có sự quý mến người
ta cũng có thể tặng quà cho nhau.
Quan điểm về hình thức tặng quà bằng
Số lƣợng
phong bì đối với nhà báo
phiếu
Tỷ lệ
Hoàn toàn không đúng
1
1,1%
Không đúng
7
7,5%
Trung lập
24
25,8%
Đúng
20
21,5%
Hoàn toàn đúng
41
44,1%
Tổng
93
100%
Bảng 2.4: Quan điểm về hình thức tặng quà bằng phong bì đối với nhà báo
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả có đưa ra giả thuyết về
văn hóa tặng quà giữa nhân viên QHCC và nhà báo mà cụ thể là hình thức
tặng quà bằng phong bì, có đến 65.6% người được hỏi thấy rằng việc tặng
quà bằng phong bì là hết sức bình thường và phù hợp với điều kiện kinh tế,
văn hóa Việt Nam. Tất nhiên, câu hỏi chưa nhấn sâu vào giá trị của phong
bì. Bên cạnh 25.8% trung lập thì cũng có 8.6% số người phản đối việc
“phong bì hóa”.
Khách quan cho thấy, việc tặng quà bằng hình thức phong bì luôn có
2 mặt: một mặt thể hiện sự phù hợp của thực tiễn hiện nay, với số tiền đó,
người nhận quà có thể tự mua cho mình món quà yêu thích, hơn nữa, tiền có
52
khả năng quy đổi thành mọi đồ vật, và thực tế cũng cho thấy nhiều người
muốn nhận được quà bằng phong bì hơn là bằng hiện vật. Nhưng mặt khác,
dưới sự lên án mạnh mẽ văn hóa phong bì đang lan rộng ở nhiều mặt của đời
sống thì cách tặng quà này ít nhiều cũng gây sự phản cảm cho người chứng
kiến. Nó gây cảm giác của sự hối lộ, mua chuộc, nhờ vả … Thậm chí, nhiều
đơn vị đã dùng phong bì để mua lợi ích cho đơn vị mình và làm tha hóa đạo
đức của nhà báo.
Với doanh nghiệp và nhà báo, món quà này thường được tặng vào các
dịp lễ – tết, bồi dưỡng cho các buổi họp báo hoặc là “nhuận bút” khi có bài
viết hay về doanh nghiệp bởi vậy tính tiêu cực của nó cũng không quá
nghiêm trọng.
2.2.2 Mức độ ảnh hƣởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan
hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Ảnh hƣởng tích cực
Có đến gần 81% người tham gia khảo sát đã xác nhận có những lợi
ích nhất định cho công việc của mình khi có thêm yếu tố tình cảm trong mối
quan hệ giữa họ với nhà báo hoặc với nhân viên công chúng. Còn lại là tỷ lệ
trung lập (19.4%) tức là lợi ích đó chưa thực sự thể hiện rõ ràng. Đây có lẽ
là những trường hợp mới tham gia xây dựng mối quan hệ này hoặc quan sát
mối quan hệ này từ góc độ khách quan.
53
Đánh giá về lợi ích trong công việc khi
nhân viên QHCC và nhà báo xây dựng
đƣợc mối quan hệ thân thiết
Số lƣợng
phiếu
Tỷ lệ
Trung lập
18
19,4%
Đúng
25
26,9%
Hoàn toàn đúng
50
53,8%
Tổng số
93
100%
Bảng 2.5: Đánh giá về lợi ích trong công việc khi nhân viên
QHCC và nhà báo xây dựng được mối quan hệ thân thiết
Kết quả này phản ánh đúng thực tế của mối quan hệ giữa nhân viên
QHCC và nhà báo. Rõ ràng cả hai bên đều xác định được những thuận lợi
khi cùng nhau phát triển mối quan hệ giữa họ. Nếu như trước đây, nhân viên
QHCC thường chịu lép vế hơn so với nhà báo và luôn phải chủ động xây
dựng quan hệ với báo chí để làm lợi cho tổ chức của mình thì nay, giới báo
chí cũng đã nhận thức rõ ràng hơn về lợi ích họ nhận được thông qua mối
quan hệ này.
Việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của mối quan hệ truyền
thông này giúp cả hai nhóm đối tượng đặc biệt là phía các nhà báo cởi mở
và chủ động hơn trong việc xây dựng lên một mối quan hệ hợp tác giữa họ.
Về phía nhân viên QHCC
Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo có ảnh hưởng rất lớn
đến công tác truyền thông của một doanh nghiệp, do đó, mối quan hệ này
luôn được các nhân viên QHCC và doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Khi nhân
viên QHCC xây dựng được mối quan hệ tốt với nhà báo mang đến cho
doanh nghiệp của họ thuận lợi về nhiều mặt. Đầu tiên phải kể đến những
54
thuận lợi khi đăng tải tin tức trên các phương tiện truyền thông đại chúng,
cũng như khi tiếp cận khách hàng, đối tác. Thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng, nhà báo chính là cầu nối đưa tin tức của doanh
nghiệp đến với công chúng mục tiêu mục tiêu của mình và để những tin tức
của doanh nghiệp được đăng tải một cách thuận lợi thì việc doanh nghiệp đó
có một mối quan hệ tốt với nhà báo hay không là điều tối quan trọng. Tin
tức của các doanh nghiệp thường đến với nhà báo thông qua các bản thông
cáo báo chí, tuy nhiên hiện nay, các nhà báo cũng đã cảnh giác và dè chừng
hơn với những bản thông cáo thường ít thông tin và mang nặng tính PR của
doanh nghiệp, Tuy nhiên, khi có mối quan hệ tối với nhà báo thì vấn đề này
sẽ được cải thiện khá nhiều, các nhà báo sẽ biết cách để xử lý các thông tin
trở nên có ích cho doanh nghiệp mà vẫn không vi phạm đạo đức nghề
nghiệp. Nếu như giữa doanh nghiệp và nhà báo không có mối quan hệ tốt thì
ngay lập tức bản thông cáo báo chí đó bị nhà báo bỏ qua.
Đánh giá về lợi ích có đƣợc nguồn tin nhanh
và chính xác khi xây dựng mối quan hệ tốt
giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Số lƣợng
phiếu
Tỷ lệ
Không đúng
1
1,1%
Trung lập
38
40,9%
Đúng
22
23,7%
Hoàn toàn đúng
32
34,4%
Tổng
93
100%
Bảng 2.6: Đánh giá về lợi ích có được nguồn tin nhanh và chính xác khi xây
dựng mối quan hệ tốt giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Nguồn tin – yếu tố chính và cốt lõi trong hoạt động của cả doanh
nghiệp và báo chí, bên nào cũng có nhu cầu về nguồn tin mới, chính xác.
55
Tuy nhiên, khi được đặt dưới hệ quy chiếu của yếu tố “duy tình”, thì dường
như có nhiều người (58,1%) tin rằng họ sẽ có được nguồn tin tốt từ cả hai
phía. Đó cũng là lý do họ muốn xây dựng tốt mối quan hệ này. Nhưng lại có
đến 40,9 % người trong lĩnh vực lại giữ thái độ trung lập, có thể họ cho
rằng, nguồn tin có thể được cung cấp từ nhiều phía và không nhất thiết là cứ
có mối quan hệ tốt thì bạn sẽ nhận được mọi nguồn tin tốt và chính xác. Mặt
khác, trong bối cảnh truyền thông của Việt Nam còn nhiều bất cập, họ cho
rằng vẫn cần có sự chọn lọc từ những nguồn tin nhận được từ nhân viên
QHCC hay thậm chí nguồn tin từ chính nhà báo.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, nhà báo với chức năng là cầu nối
thông tin ngày càng có vai trò quan trọng kết nối thông tin giữa doanh
nghiệp đến với khách hàng, đối tác và hơn cả đó là việc xây dựng thương
hiệu của doanh nghiệp. Thông qua tin, bài từ các nhà báo, thương hiệu của
doanh nghiệp đến với tất cả khách hàng, đối tác trong và ngoài nước. Một sự
kiện mới diễn ra cuối tháng 5/2013 vừa qua đó là doanh nghiệp Tôn Hoa
Sen bỏ ra 32 tỷ để mời người hùng không tay không chân nhưng đầy nghị lực
Nick Vujicic đến Việt Nam để chia sẻ câu chuyện của mình và gửi thông điệp
“đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”. Sự kiện này lập tức gây lên cơn sốt trên tất cả
các mặt báo, các diễn đàn, mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều vừa ủng hộ,
vừa phản đối. Cùng với hiệu ứng từ đông đảo công chúng, chính báo chí đã
góp phần lớn giúp Tôn Hoa Sen có được cú hích mạnh mẽ, nâng tầm thương
hiệu của mình bởi trước đây, không phải ai cũng biết đến Tôn Hoa Sen.
Bên cạnh yếu tố nguồn tin, khi đã xây dựng được mối quan hệ thân
thiết cùng nhà báo, nhân viên QHCC sẽ nhận được sự tư vấn tích cực của
nhà báo từ các hoạt động chuyên môn. Điều này càng có lợi hơn khi doanh
nghiệp xảy ra khủng hoảng, khi đó, các nhà báo thường là người tỉnh táo và
sẽ là cánh tay hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp giảm thiểu khủng hoảng.
56
Phía nhân viên QHCC đƣợc ƣu ái trong xử
lý khủng hoảng khi xây dựng mối quan hệ
tốt với nhà báo?
Số lƣợng
phiếu
Tỷ lệ
Không đúng
4
4,3%
Trung lập
25
26,9%
Đúng
31
33,3%
Hoàn toàn đúng
33
35,5%
Tổng
93
100%
Bảng 2.7: Nhân viên QHCC được ưu ái trong xử lý khủng hoảng
khi xây dựng mối quan hệ tốt với nhà báo
Về mối nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn ở mọi doanh nghiệp, đặc biệt
các doanh nghiệp lớn thì nguy cơ này càng cao hơn và mức độ nặng hơn,
các doanh nghiệp cũng tìm cách để xây dựng mối quan hệ với nhà báo để
phần nào cùng họ vừa phòng – vừa chữa khi có khủng hoảng xảy ra. Quan
điểm này cũng được gần 70% người tham gia khảo sát đồng ý. Bởi khủng
hoảng là điều rất khó lường trước, và nếu không được giải quyết tốt thì hậu
quả của nó càng nặng nề, bởi vậy, thân thiết với báo chí, tạo mối quan hệ
rộng là cách làm gần như hữu hiệu nhất để giúp họ xử lý vấn đề này. Tuy
nhiên, 26.9% trung lập có thể muốn bày tỏ sự nghi ngại về khả năng dập tắt
được khủng hoảng chỉ bằng những quan hệ với cánh báo chí.
Trong những kỹ năng mà người làm QHCC cần biết để xử lý khủng
hoảng thì việc xây dựng quan hệ với các nhà báo để họ biết bạn và doanh
nghiệp của bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh gặp phải sự “soi mói” của
báo chí cũng như những thông tin bất lợi. Những người làm trong nghề
QHCC đều biết được rằng trong quá trình khủng hoảng, giới truyền thông có
57
thể vừa là bạn vừa là thù. Và cũng có đôi khi, mối quan hệ chưa đủ độ sâu
rộng mà đứng trước vấn đề khủng hoảng của doanh nghiệp quá lớn, nhiều
nhà báo cũng tìm cách thoái thác hoặc né tránh. Tỷ lệ 26,9% không đưa ra
quan điểm của mình trong tình huống này cũng phản ánh phần nào thực tế
trên.
Trong các kết quả phỏng vấn sâu nhận được, các nhà báo thường ít
nói về việc họ đã giúp đỡ doanh nghiệp xử lý khủng hoảng như thế nào. Lý
do đưa ra là không phải doanh nghiệp nào họ xây dựng mối quan hệ cũng
xảy ra các khủng hoảng truyền thông lớn cần sự giúp đỡ của họ hoặc là họ
không muốn tiết lộ vai trò tham gia xử lý khủng hoảng của mình cho một số
doanh nghiệp lớn. Đó là các vấn đề mang tính nhạy cảm và không phải với
khủng hoảng nào của doanh nghiệp cũng có thể xử lý giống nhau.
Lê Kim Yến – nhân viên QHCC của Vietin Bank cho biết, đây là
ngân hàng lớn và thường xảy ra nhiều khủng hoảng, mức độ từ nhỏ tới lớn.
Tuy nhiên, khi có vấn đề xảy ra thì không phải nhà báo thân thiết nào trong
danh sách đặt mối quan hệ của họ cũng sẵn sàng bênh vực ngân hàng. Một
phần vì các thông tin của ngân hàng rất khó để “bẻ lái” theo chiều hướng có
lợi. Thậm chí có nhà báo vẫn khai thác thông tin và viết thêm bài về khủng
hoảng này. Để xử lý khủng hoảng, lãnh đạo ngân hàng đã phải thông tin tới
các nhà báo, phương án 1 là họ vẫn sẽ đăng bài nhưng sẽ nói giảm, nói tránh
cho ngân hàng, phương án 2 là nếu có thể không đưa thông tin lên là tốt nhất
[phụ lục 2.4, tr.93].
Đây cũng là một căn cứ cho thấy, nhiều khi nhà báo không có khả
năng dập tắt hoàn toàn được khủng hoảng mà chỉ cùng doanh nghiệp giảm
bớt mức độ, bởi nếu nhà báo hoàn toàn im lặng trước các vấn đề đó thì sẽ đi
58
ngược lại nguyên tắc về đạo đức của nhà báo, hoặc nếu “nhiệt tình” xông
xáo tham gia vấn đề thì lại “áy náy” với doanh nghiệp.
Hoặc như trường hợp với Công ty phân phối AD thì nhân viên QHCC
chia sẻ “nhà báo thân họ rất sốt sắng để hỗ trợ công ty tôi trong việc chế ngự
khủng hoảng. Tuy nhiên, khi khủng hoảng xảy ra họ chỉ có thể giúp bằng
cách định hướng lại thông tin với những khủng hoảng nhỏ. Còn khủng
hoảng lớn họ thường tránh mặt để người khác làm việc” [phụ lục 2.6, tr.95].
Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ tốt với nhà báo còn giúp cho
doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quảng cáo. Khi doanh nghiệp có mối
quan hệ tốt với nhà báo, doanh nghiệp đó sẽ thường xuyên được xuất hiện
trong các tin, bài mang tính chuyên ngành của nhà báo, vậy là doanh nghiệp
đã được nhà báo quảng cáo mà không phải mất chi phí, bên cạnh đó khi
doanh nghiệp không bị đưa những thông tin bất lợi trên các phương tiện
truyền thông thì việc quảng cáo của doanh nghiệp cũng đạt được hiệu quả
tốt hơn.
Về phía nhà báo
Việc xây dựng mối quan hệ tốt với các nhân viên QHCC giúp các nhà
báo/cơ quan báo chí thuận lợi hơn khi mời doanh nghiệp tài trợ cho những
hoạt động của cơ quan báo chí. Ở phương diện khai thác thông tin của doanh
nghiệp, có thể nói khi nhà báo quen biết với các nhân viên QHCC của doanh
nghiệp thì chỉ cần một cuộc điện thoại hay email, nhà báo có thể nắm bắt
toàn bộ tình hình, thông tin của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nhân viên
QHCC chính là nguồn cung cấp thông tin về doanh nghiệp, thị trường cho
báo chí. Bởi vậy, các cơ quan báo chí nói chung và nhà báo nói riêng đã bắt
đầu chủ động hơn trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp, nhân viên
QHCC. Bên cạnh đó, các nhà báo còn cởi mở hơn khi nhân viên QHCC tiếp
59