Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 129 trang )
Giải pháp tiết chế để giữ gìn mối quan hệ
Số lƣợng phiếu
Tỷ lệ
47
50,5%
7
7,5%
25
26,9%
Khác
7
7,5%
Không có ý kiến
7
7,5%
Tổng
93
100%
tốt đẹp giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Cả hai bên luôn tỏ thái độ thiện chí hợp tác
với nhau
Cả nhà báo và nhân viên QHCC không nên
thể hiện cái Tôi quá lớn
Không đi quá sâu vào đời sống riêng tư
cũng như công việc của đối phương
Bảng 3.4: Giải pháp tiết chế để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp
giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Cả hai bên luôn tỏ thái độ thiện chí hợp tác với nhau. Phương án
này được 50,5% những người tham gia khảo sát (bao gồm nhân viên QHCC
và nhà báo) lựa chọn. Mặc dù yếu tố này khá mang tính định tính nhưng rõ
ràng, nó là cơ sở cho việc xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn. Sự
thiện chí này được thể hiện ở việc quan tâm đến ý kiến của đối phương và
đưa ra những phương cách giúp thực hiện để tốt cho cả đôi bên trong mọi
công việc.
Không đi quá sâu vào đời sống riêng tư cũng như công việc của đối
phương. Phương án này được 26.9% người trả lời lựa chọn. Mối quan hệ
giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở mức độ thân thiết đôi khi sẽ không phân
biệt công – tư. Ngoài việc trao đổi và cùng nhau giải quyết công việc thì họ
cũng chia sẻ những vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, việc tỏ ra quá quan tâm hoặc
tham gia sâu vào đời sống riêng tư lại gây ra phản tác dụng trong quá trình
88
xây dựng mối quan hệ đôi bên. Thêm nữa, tình cảm cá nhân và các vấn đề
riêng tư luôn cần phải có chừng mực nhất định để đảm báo sự “tỉnh táo” cho
cả hai phía, không làm ảnh hưởng tới các quyết định công việc.
Một phần nhỏ ý kiến (7,5%) cho rằng, trong quá trình xây dựng mối
quan hệ, cả nhân viên QHCC và nhà báo không nên thể hiện cái Tôi quá
lớn. Điều này cho thấy họ có nhận thức về một mối quan hệ bình đẳng lẫn
nhau giữa 2 phía, bởi vậy đôi bên cùng tôn trọng lẫn nhau.
Một trong các giải pháp khác thực sự quan trọng đó là việc giữ gìn
các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp. Nhà báo Trần Hồng Hạnh chia sẻ:
“Người làm báo không có sự chừng mực với PR thì PR sẽ không tôn trọng
mình. Nhà báo cần chừng mực và giữ vững đạo đức nếu mình còn yêu nghề
và có tự trọng với nghề”. Thực tiễn môi trường truyền thông của Việt Nam
còn nhiều bất cập, nhiều người trong nghề QHCC chưa có sự phân biệt rõ
ràng và nhận thức sâu sắc việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với báo chí
thường hay phạm sai lầm trong ứng xử hay bày tỏ mong muốn thái quá với
nhà báo. Họ quan niệm nhà báo chỉ cần phong bì dày là có thể giúp doanh
nghiệp giải quyết mọi chuyện. Điều này càng khiến làm tổn thương nhà báo
và chắc chắn mối quan hệ giữa họ với nhân viên QHCC không thể tốt lên
được.
Mặt khác, nhân viên QHCC Nguyễn Thị Cẩm cho rằng, nhà báo cần
công tâm hơn trong công việc của mình và xóa bỏ những nhận định còn
tiêu cực về nhân viên QHCC rằng họ chỉ đặt lợi ích của doanh nghiệp lên
đầu mà xem nhẹ mối quan hệ giữa hai bên [phụ lục 2.5, tr.94].
Để tiết chế tiêu cực trong sự “duy tình” của mối quan hệ này, bản thân
nhân viên QHCC cũng phải khách quan hơn khi làm việc và giao tiếp với
nhà báo. “PR hãy đưa thông tin chính xác và bày tỏ mong muốn một cách
89
thẳng thắn nhưng nên tôn trọng các ý kiến phản hồi của nhà báo nếu các
phản hồi đó không như mong đợi của họ” – nhà báo Nguyễn Thu Hương
nhắn nhủ [phụ lục 2.2, tr.91].
Tiểu kết chƣơng 3
Dựa trên kết quả khảo sát thực tế và các ý kiến thu được từ các phỏng
vấn sâu, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa
nhân viên QHCC và nhà báo trở nên thân thiết, lâu bền hơn.
Trước hết, đó là việc phải thường xuyên gặp gỡ và giữ mối liên lạc
với báo chí, tạo điều kiện gặp gỡ tại các địa điểm phù hợp để tăng tính thân
mật, tự nhiên, không nhất thiết là tòa soạn hay văn phòng công ty. Đối với
các kênh liên lạc, nhân viên QHCC có thể thường xuyên đọc được các bài
báo của nhà báo, các thông tin khác được đăng tải trên blog hay các trang
mạng xã hội của nhà báo, có thể tham gia bình luận để tăng thêm mức độ
thân mật trong mối quan hệ. Ngoài ra, duy trì việc tặng quà và sự thăm hỏi
kịp thời vào các ngày lễ/tết hay các sự kiện cá nhân của nhà báo cũng là một
phương thức để nhân viên QHCC tiến sâu hơn trong mối quan hệ này.
Một trong các giải pháp quan trọng khác là xây dựng sự tin tưởng,
kiểm soát, hài lòng, cam kết và việc giữ thể diện cho mối quan hệ này theo
các chỉ dẫn trong những nghiên cứu của các nhà truyền thông lớn trên thế
giới.
Yếu tố rất cơ bản nhưng cần thiết đó là việc cả hai bên phải tôn trọng,
hiểu biết về nghề nghiệp của nhau để có thể sẵn sàng chia sẻ, cảm thông
trong quá trình hợp tác, giải quyết công việc.
Mặt khác, năng lực trình độ của mỗi nhân viên QHCC và nhà báo
cũng cần được cải thiện, nâng cao để có thể khéo léo và linh hoạt hơn trong
90
giao tiếp giữa hai bên. Để mối quan hệ ngày càng phát triển thì bản thân
lãnh đạo của doanh nghiệp và cơ quan báo chí cũng cần có cái nhìn tích cực,
đúng đắn và tạo điều kiện để nhân viên QHCC cũng như nhà báo có thể tin
cậy hơn vào mối quan hệ mà họ đang duy trì.
Các giải pháp này mang tính khả thi cao và được minh chứng bằng
thực tiễn mối quan hệ này tại các nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất để có được sự thân thiết và
có “tình” này đó là nó phải xuất phát từ mong muốn chân thành xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp từ cả phía nhân viên QHCC và nhà báo.
91
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu có thể thấy, bước đầu có sự tồn tại của
một tình cảm quý mến thân thiết giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Tình
cảm này có được thông qua việc hai nhóm đối tượng này thường xuyên gặp
gỡ, giao lưu, tiếp xúc trong công việc, hỗ trợ lẫn nhau và thậm chí là thông
qua việc chia sẻ những vấn đề cá nhân. Điều này được xây dựng và phát huy
từ nét văn hóa giao tiếp ứng xử của người phương Đông nói chung và người
Việt Nam nói riêng. Việc hình thành mối quan hệ này có sự ảnh hưởng khá
mạnh mẽ tới hiệu quả công việc của cả hai bên. Cũng thông qua khảo sát, đa
số các ý kiến đều ủng hộ mối quan hệ này và hy vọng nó sẽ sớm trở thành
mẫu quan hệ truyền thông tích cực tại Việt Nam.
Những kết quả đạt được bên trên dường như tương đồng với những kết
quả nghiên cứu của Dan Berkowitz và Jonghyuk Lee (2004) khi cả 2 đều chỉ
ra được rằng mối quan hệ trên có ảnh hưởng tích cực tới quan hệ truyền
thông, làm nổi bật một mẫu quan hệ truyền thông tích cực mà không có bất
kỳ sự nghi ngờ nào thường thấy như trong quan hệ truyền thông phương
Tây.
Ngày nay, khi xã hội đang nghiêng về các giá trị thương mại và lợi
nhuận, dẫn đến việc vô tình tạo ra những những mối quan hệ mang tính chất
thực dụng, lợi dụng lẫn nhau để đạt được mục đích thì thực sự cần thiết có
những mối quan hệ trọng tình nghĩa, được xây dựng bằng chính bản sắc văn
hóa của người Việt. Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cũng
vậy, để dần xóa bỏ những nhận định không tích cực của công chúng về mình
thì cả hai bên cùng cần phải có sự thiện chí thay đổi và phát triển. Đối với
doanh nghiệp, xây dựng được mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà
92
báo bền chặt và lâu dài chính là nhân tố giúp cho doanh nghiệp thành công.
Bởi, thực tế cho thấy, sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời với
hoạt động báo chí, dù giữa họ là mối quan hệ ẩn chứa nhiều đối lập và mâu
thuẫn nhưng cũng lại phụ thuộc, tương hỗ lẫn nhau, cùng nhau phát triển
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí không còn là mới mẻ, nó đã
được phân tích ở nhiều khía cạnh trong nhiều nghiên cứu trước đây. Tuy
nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, đưa ra
các phương thức xây dựng mối quan hệ này thì mới được nhắc đến trong
luận văn của Vũ Thị Thu Hà (2012). Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên,
luận văn lần đầu tiên tập trung đi sâu phân tích mối quan hệ này dưới góc độ
văn hóa mà cụ thể hơn là văn hóa “duy tình” của người Việt. Hướng nghiên
cứu về sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân
viên QHCC và nhà báo vì thế mà không bị trùng lặp và nhàm chán.
Trong chương 1, luận văn đã phần nào làm rõ khái niệm “duy tình” cùng
những biểu hiện của nó trong các mối quan hệ xã hội nói chung, đó là việc
lấy chữ Tình làm trọng, giữ gìn thể diện cho nhau và coi trọng cộng đồng.
Đây không chỉ là đặc trưng của văn hóa Việt Nam nói riêng mà nó cũng tồn
tại trong văn hóa của các nước phương Đông khác như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Không chỉ mang những đặc điểm của mối quan
hệ nói chung, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo kế còn chịu sự
ảnh hưởng mạnh mẽ của đặc trưng văn hóa phương Đông nói chung và văn
hóa Việt Nam nói riêng, đặc biệt là văn hóa “duy tình”.
Chương 2, luận văn trình bày về phương pháp khảo sát sự hiện diện của
yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thông
qua hình thức khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Đối tượng được
nhắm đến là các nhân viên QHCC đang hoạt động trong doanh nghiệp và
93
các nhà báo đang tác nghiệp tại các cơ quan báo chí trên cả nước. Kết quả
khảo sát đã chứng tỏ có sự tồn tại của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ
giữa hai nhóm đối tượng. Yếu tố “duy tình” này có sự ảnh hưởng không nhỏ
tới hoạt động nghề nghiệp của cả hai bên, thể hiện qua những lợi ích thấy
được và tình cảm giữa cá nhân với cá nhân ngày càng được gắn bó chặt chẽ.
Mặt khác, các phỏng vấn sâu cũng được tiến hành đồng thời và thu được
nhiều kết quả thú vị khi các cặp quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
cởi mở, thẳng thắn chia sẻ về mối quan hệ thân thiết đang tồn tại của họ.
Chương 3, luận văn đã chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa “duy tình” này
đối với cả nhân viên QHCC và nhà báo không chỉ là những ảnh hưởng tích
cực mà cũng có những mặt trái cần được tiết chế và loại bỏ. Qua việc vận
dụng lý thuyết truyền thông và kết quả khảo sát, luận văn đã đưa ra các giải
pháp giúp cho việc xây dựng mối quan hệ trở nên thân thiết và bền chặt giữa
nhân viên QHCC và nhà báo trong thực tiễn như: tăng cường việc liên lạc và
gặp gỡ thường xuyên, xây dựng sự tin tưởng – cam kết – kiểm soát – hài hòa
– giữ thể diện cho nhau giữa nhân viên QHCC và nhà báo, tôn trọng và hiểu
biết nghề nghiệp lẫn nhau, nâng cao trình độ của nhân viên QHCC, sự thiện
chí của lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan báo chí…
Trong sự phát triển của ngành công nghiệp truyền thông tại Việt Nam thì
rất cần một mẫu quan hệ truyền thông tích cực để làm thước đo và nền tảng
cho những mối quan hệ đã, đang và sẽ được hình thành giữa nhân viên
QHCC và nhà báo. Bởi, đây là mối quan hệ phổ biến và nó thực sự quan
trọng trong việc phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. Nó không chỉ được
xuất phát từ nền văn hóa chung mà còn xuất phát từ nhu cầu cần thiết của xã
hội. Thực tế nhiều doanh nghiệp mới thành lập dễ loay hoay và lúng túng
94
trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với báo chí, đặc biệt là khi biến
động kinh tế các khoản chi dành cho quan hệ báo chí bị cắt giảm.
Với quá trình tìm hiểu, khảo sát, phân tích và đưa ra các giải pháp cho
mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, luận văn mong muốn đóng
góp cả về mặt lý luận và thực tiễn cho hoạt động xây dựng quan hệ báo chí
của các doanh nghiệp, đồng thời cũng gợi mở cho các nhà báo thêm hiểu
hơn về ngành QHCC, gợi mở những cách tiếp cận mới đối với giới QHCC
để giúp cả hai bên đạt được sự thỏa mãn nghề nghiệp cao nhất… Cũng qua
nghiên cứu này, luận văn giúp làm sáng tỏ một mẫu quan hệ truyền thông
tích cực, mà ở đó, sợi dây tình cảm là mối liên lạc vô hình giữa người với
người, giữa QHCC và báo chí mà các mối quan hệ như thế này ở phương
Tây khó mà có được.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ mở ra các hướng nghiên cứu tiếp
theo về việc xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và
các nhóm công chúng khác của tổ chức/cơ quan một cách phù hợp với nền
văn hóa Việt Nam.
95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
2. Al Ries, Laura Ries (2005), Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi,
Nxb Trẻ - Thời báo Kinh Tế Sài Gòn – Trung tâm kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh.
3. Khoa Báo Chí (2010), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn
tập 7, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Dân (2005), Đồng dao Việt Nam, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
5. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
6. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. TS. Đỗ Thị Thúy Hăng (2010), PR – công cụ phát triển báo chí,
Nxb Trẻ, Hà Nội.
8. PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng (2007), PR kiến thức cơ bản và
đạo đức nghề nghiệp, Nxb Lao Động Xã Hội, Hà Nội.
9. PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng (2010), Ngành PR tại Việt Nam,
Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
96
10. PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng (2010), PR lý luận & ứng dụng,
Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
11. Đào Hữu Hồ (2007), Giáo trình thống kê xã hội học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
12. Vũ Ngọc Phan (2003), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb
Văn học, Hà Nội.
13. Hoàng Xuân Phương, Nguyễn Thị Ngọc Châu (2012), Phong
cách PR chuyên nghiệp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
14. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở
lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà
Nội.
15. Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, Hà Nội.
16. Trần Ngọc Thêm (1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
Dục, TP. Hồ Chí Minh.
17. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam – cái
nhìn hệ thống – loại hình, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ
Chí Minh.
18. Viện Ngôn Ngữ Học (2009), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng,
Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng.
19. Trần Quốc Vượng (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
Dục, Hà Nội.
97
Tài liệu tiếng Anh
20. Alvin M. Chan (1987),
The Chinese Concepts of Guanxi,
Mianzi, Renqing and Bao: Their Interrelationships and
Implications for International Business, Publisher Brisbane, Qld.
Queensland University of Technology.
21. Bruning, S.D.,&Ledingham, J.A. (1999). Relationships between
organizations and publics:Development of a multi-dimensional
organization–public relationship scale, Public Relations Review,
25.
22. Cameron, G. T., Sallot, L. M.,&Curtin, P. A. (1997), Public
relations and the production of news: Acritical reviewand
theoretical framework, Communication Yearbook, 20, 111–155.
23. Dan Berkowitz (2004), Jonghyuk Lee, Media relation in Korea:
Cheong between journalist and public relations practitioner.pg
431-437, Public Relations Review 30.
24. L.A.Grunig, J. E.Grunig,&D.M.Dozier (Eds.), Excellent public
relations and effective organizations pg. 140–195). Mahwah, NJ:
Lawrence Erlbaum Associates, Inc.
25. Grunig, J. E.,Grunig, L.A.,Huang,Y.-H., Lyra,A.,&Sriramesh
(1995).Models of public relations in an international setting
pg.163–186, Journal of Public Relations Research, 7.
26. Hunt, T.,&Grunig, J.E.(1994). Public relations techniques, pg.
417. Fort Worth, TX: Harcourt Brace.
98