Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 129 trang )
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TÌNH
CẢM GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO
3.1
Cách xây dựng và duy trì tính tích cực của yếu tố “duy tình”
trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Để xây dựng được mối quan hệ với báo chí không khó, nhưng duy trì
và phát triển nó trở thành một mối quan hệ thân thiết thì không phải một
sớm một chiều là có thể thực hiện được. Khi đã tạo dựng được mối quan hệ
này thì việc tạo ra lợi ích cho cả 2 phía là điều không thể phủ nhận. Mặt
khác, trong bối cảnh phát triển quan hệ truyền thông ở Việt Nam, việc tạo ra
các mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nhóm đối tượng này sẽ tăng thêm sợi dây gắn
kết cho doanh nghiệp – báo chí, tạo ra nhiều hiệu ứng tốt trong quan hệ xã
hội nói chung. Như vậy, thật sự cần thiết cho việc duy trì yếu tố “duy tình”
cho mối quan hệ này ở Việt Nam.
Có thể nói, sự phát triển của mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và
nhà báo không chỉ là mối quan tâm của xã hội mà bản thân những người
trong nghề cũng luôn mong muốn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, có
được sự chân thành từ cả hai phía. Tổng hợp những ý kiến nhận được qua
khảo sát và từ thực tiễn, luận văn đưa ra các giải pháp như sau:
3.1.1 Duy trì việc gặp gỡ và liên lạc thƣờng xuyên giữa hai nhóm
Các nhân viên QHCC sử dụng nhiều phương thức đa dạng để duy trì
và phát triển mối quan hệ với các nhà báo, họ không quên duy trì các cuộc
gặp gỡ trực tiếp và thường xuyên với nhà báo. Ở Hàn Quốc, người ta tin
tưởng rằng phải mất ít nhất 1 năm thường xuyên gặp gỡ và có sự trao đổi
qua lại thì tình cảm mới hình thành giữa nhân viên QHCC và nhà báo, đây là
khoảng thời gian cần thiết cho phép họ đạt tới mức tích lũy trạng thái tình
70
cảm cần thiết (Choi, Kim, & Kim, 2000). Bên cạnh đó, các nhân viên
QHCC cũng cho biết họ nhận thấy tình cảm nảy sinh với nhà báo khi gọi
điện 3 lần 1 tuần và gặp nhau ít nhất 1 lần 1 tháng. Một nhân viên QHCC tại
Hàn Quốc cho biết: “Đầu tiên, tôi thấy rất không thoải mái khi phải gặp mặt
trực tiếp với các phóng viên. Đến khi tôi liên tục nói chuyện với họ qua điện
thoại hoặc e-mail … hầu hết mọi ngày khoảng 1 năm, tôi thấy mức độ thân
thiết tăng lên rõ rệt [23].
Dựa trên kết quả khảo sát trong luận văn của Vũ Thị Thu Hà (2012)
và các khảo sát được thực hiện, có thể thấy mức độ gặp gỡ được nhiều nhân
viên QHCC lựa chọn để hẹn gặp nhà báo là 1 tháng/lần [51]. Đối với
phương án lựa chọn tần suất 1 tuần/lần có vẻ là quá nhiều so với quỹ thời
gian ngày càng eo hẹp của cả nhân viên QHCC và nhà báo.
Thông qua việc phỏng vấn sâu các cặp nhân viên QHCC và nhà báo
cho biết, tần suất gặp gỡ của họ khá thường xuyên, ngay khi phát sinh công
việc hoặc khi đối phương có lời mời. Thậm chí, họ tự tạo ra các cơ hội để
gặp gỡ nhằm tăng cường hơn nữa tình cảm giữa họ. Một số cặp thì không đề
cao việc tăng tần suất gặp gỡ mà lại coi trọng việc hai bên liên lạc với nhau
thường xuyên như thế nào. Nhưng hầu hết đều cảm thấy có mối liên hệ hơn
mức bình thường sau một thời gian dài hợp tác cùng nhau trong công việc –
dù là có liên lạc thường xuyên hay không. Một số cặp cho rằng tình cảm
thân thiết giữa họ hiện lên rõ nét qua sự liên hệ cá nhân, liên hệ trong công
việc. Cũng có cặp cho rằng, họ cảm thấy tình cảm này trong suốt thời gian
liên lạc truyền thông với nhau, qua tình thân ái được tạo dựng một cách tự
nhiên từ những cuộc trò chuyện.
Về địa điểm gặp gỡ, 64,5% thành viên tham gia khảo sát không thiên
về dạng địa điểm nào cố định mà cho rằng lựa chọn bất cứ địa điểm nào
71
thuận lợi và phù hợp cho cả nhân viên QHCC và nhà báo là được. Có khi là
nhà hàng sang trọng cho những sự kiện lớn, quan trọng nhưng cũng có khi là
các quán nước vỉa hè để tạo sự tự nhiên. 18% ý kiến ủng hộ địa điểm là các
quán café - một địa điểm trung gian và phù hợp cho nhiều lý do gặp gỡ.
Ngoài ra, những cặp đôi thân thiết hơn được phỏng vấn sâu cho biết, họ sẵn
sàng trao đổi với nhau tại quán trà đá vỉa hè, các quán bia hoặc quán nhậu,
thậm chí ở những bữa tiệc liên hoan... bên cạnh việc gặp gỡ trao đổi tại tòa
soạn hoặc công ty. Điểm chung của nhiều người trả lời khảo sát đó là họ
cảm thấy những địa điểm mang tính hướng ngoại, tự nhiên dường như là yếu
tố giúp cuộc trò chuyện trở nên thân mật, hiệu quả hơn.
Về tần suất liên lạc, các kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu cũng
khuyến cáo, việc này nên diễn ra càng thường xuyên càng tốt. Việc liên lạc
phổ biến nhất là qua điện thoại, email, chat với mức độ được ủng hộ là liên
lạc hàng tuần. Thông qua câu hỏi khảo sát “Anh/Chị cho rằng tần suất liên
lạc giữa nhân viên QHCC và nhà báo như thế nào là hợp lý?” thì có 50,5%
nghĩ rằng sẽ liên lạc với đối phương khi có công việc liên quan hoặc gửi
thiệp chúc mừng dịp lễ/tết/ngày kỷ niệm, điều này cho thấy họ chưa đánh
giá được tầm quan trọng của việc giữ gìn mối liên hệ thường xuyên để tạo ra
một mối quan hệ thân thiết. 32% cho rằng việc thường xuyên gửi email trao
đổi mới là phương thức tối ưu.
Hiện nay, các loại hình blog cá nhân, mạng xã hội nở rộ cũng chính là
phương tiện giúp nhân viên QHCC có thể trao đổi, tương tác hai chiều với
nhà báo. Nhân viên QHCC có thể đọc các bài báo của nhà báo, đọc các
thông tin được đưa lên trang cá nhân để cập nhật thông tin về họ, có thể gửi
đi các “bình luận” (comment) để thể hiện thái độ quan tâm và tăng cường
mức độ thân thiết của mối quan hệ. Có rất nhiều người làm nghề quan hệ
72
công chúng, tiếp xúc thường xuyên với phóng viên qua điện thoại, qua thư
điện tử, qua các cuộc gặp gỡ với họ ở các sự kiện báo chí, lại chưa bao giờ
đọc các bài viết của họ, trừ phi các bài viết đó đề cập đến khách hàng của
chúng ta. Những người như vậy sẽ không bao giờ có được niềm tin và sự
kính trọng từ phía phóng viên [16].
Bên cạnh đó, để tạo được thiện cảm tốt với các nhà báo, nhân viên
QHCC cũng không quên gửi lời chúc hay những món quà tới nhà báo trong
những dịp quan trọng... Đặc biệt qua khảo sát đối với các nhân viên QHCC
cho thấy, nếu nhà báo là nhà báo nữ thì lại càng nhận được sự quan tâm lớn
từ phía các nhân viên QHCC trong những ngày dành riêng cho chị em như
8/3, 20/10... Ngoài ra, những sự kiện mang tính chất cá nhân như cưới hỏi,
sinh nhật, thăng chức… là những cơ hội tốt để nhân viên QHCC bày tỏ tình
cảm thân thiết của mình.
Quan điểm về việc nhân viên QHCC nên duy
Số lƣợng
trì việc tặng quà nhà báo
phiếu
Tỷ lệ
Tặng quà vào các dịp Lễ, Tết và các sự kiện cá
nhân của Nhà báo (sinh nhật, cưới hỏi, được
31
33,35
37
39,8%
18
19,4%
7
7,5%
93
100%
thăng chức...)
Chỉ cần tặng vào 2 dịp lớn là: Ngày Nhà báo
Việt Nam 21/6 và Tết nguyên đán
Không cầu kỳ quà cáp, sợ nhà báo nghĩ là “mua
chuộc”
Không có ý kiến
Tổng
Bảng 3.1: Quan điểm về việc nhân viên QHCC nên duy trì
việc tặng quà nhà báo
73
Như đã nói ở trên, văn hóa tặng quà đã ăn sâu vào lối sống duy tình
của người dân Việt, trong cả mối quan hệ làm việc của họ cũng như thế.
Giữa nhân viên QHCC và nhà báo lại càng nên duy trì việc tặng quà, việc
này vừa thể hiện tình cảm, sự thiện chí của phía nhân viên QHCC vừa tạo ra
sự ràng buộc vô hình với nhà báo. Tuy nhiên khảo sát quan điểm về việc
nhân viên QHCC nên duy trì việc tặng quà nhà báo, có đến 19.4% không
ủng hộ việc tặng quà vì cho rằng nó “cầu kỳ” và sẽ khiến một số nhà báo –
đứng trên cơ sở đạo đức nghề nghiệp – cho rằng đó là sự mua chuộc. Các tỷ
lệ còn lại chia tương đối đều cho việc: một là tích cực tặng quà cho nhà báo
không chỉ ngày kỷ niệm của ngành, ngày lễ tết mà còn các sự kiện cá nhân
chiếm 33,3%; hai là chỉ tặng vào 2 dịp lớn là Tết nguyên đán và ngày Nhà
báo Việt Nam 21/6 chiếm 39,8%. Đây cũng là phương thức phổ biến để duy
trì quan hệ với nhà báo trong các doanh nghiệp hiện nay.
Phương thức tặng quà đã được lựa chọn, tuy nhiên giá trị quà tặng
cũng là một vấn đề “đau đầu”. Khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy, rất nhiều ý
kiến đồng tình với văn hóa phong bì làm quà tặng ở Việt Nam. Thông qua
câu hỏi “nhân viên QHCC tặng quà cho nhà báo bằng cách nào là hợp lý?”,
có gần 40% người được hỏi sẽ tặng phong bì cho nhà báo, quan điểm 25.8%
người trả lời là sẽ tặng các món quà đơn giản nhưng ý nghĩa. Điều này khá
ăn nhập với mục tiêu nghiên cứu của luận văn, vì chúng ta đang thực sự cần
những mối quan hệ được xây dựng bằng tình cảm chân thật nhất từ 2 phía
chứ không quá coi trọng tính hình thức, hào nhoáng. Ngoài ra, cũng có số ít
cho rằng đã tặng quà nhà báo thì nên chọn quà sang trọng, đắt tiền để biểu
thị cho sự tôn trọng mối quan hệ của 2 bên và đưa nhà báo lên 1 tầm quan
trọng khác. Ngoài 3 lựa chọn trên, có đến 21.5% người tham gia khảo sát
muốn tìm cho mình phương án tặng quà khác, rất tiếc là không có câu trả lời
cụ thể.
74
Trong kết quả phỏng vấn sâu, cũng với câu hỏi trên dành cho các cặp
đôi nhân viên QHCC và nhà báo, hình thức tặng quà đối với các cặp đôi
thân thiết này cũng có sự khác biệt thú vị so với các mối quan hệ nhân viên
QHCC và nhà báo thông thường. Ngoài mẫu số chung là “phong bì” thì họ
cũng thường tặng nhau những món quà thú vị và ẩn chứa nhiều tình cảm.
Đối với các nhà báo, nhân viên QHCC là nữ thì vào các dịp kỷ niệm, ngày lễ
họ thường được nhận hoa hoặc các giỏ hoa quả. Nếu các nhân viên QHCC
có thể tìm hiểu được các dịp đặc biệt hơn của nhà báo (kỷ niệm ngày cưới,
thăng chức, bảo vệ luận án…) để tặng quà thì sẽ càng tăng thêm thiện ý của
đối phương.
Đối với nhà báo Ngô Lê Phương thì chị nhận được sự quan tâm khá
đặc biệt từ phía nhân viên QHCC, các món quà họ tặng đôi khi không trùng
vào bất cứ dịp gì, là các sản phẩm của công ty hay đơn giản là đặc sản ở các
vùng miền mà họ có dịp đi công tác mua về. Đôi khi là voucher giảm giá
thời trang hoặc hàng điện tử. “Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là bạn ấy đã tặng vợ
chồng tôi một cặp vé xem phim vào ngày kỷ niệm 3 năm ngày cưới của
chúng tôi”[phụ lục 2.10, tr.99]. Chị cho rằng, việc nhận những quan tâm một
cách tự nhiên từ phía nhân viên QHCC khiến chị có cái nhìn thiện cảm hơn
với họ và hết lòng hỗ trợ khi họ có đề nghị.
Nhà báo Hồng Hạnh chia sẻ quan điểm: “Nhiều món quà rất đáng yêu
và tôi cũng thích. Tôi cảm thấy những món quà cho ngày lễ kỷ niệm thì
không có vấn đề gì. Thường là hoa, bánh kẹo, hoa quả.... Phong bì là một
chuyện bình thường, tuy nhiên khi số tiền trong phong bì vừa phải thì tôi sẽ
nhận thay cho quà rất vui vẻ. Còn nếu nó chứa đựng một đề nghị nào đó thì
tôi không nhận” [phụ lục 2.5, tr.94].
75
Ngoài ra, việc tặng nhà báo các sản phẩm của doanh nghiệp cũng trở
thành một xu hướng chung. Ví dụ, với công ty phân phối AD thì sản phẩm
của họ là sữa và rượu nhập ngoại, với công ty Dược phẩm Á Âu thì các thực
phẩm chức năng hoặc các loại thuốc bổ phổ biến cũng trở thành những món
quà ý nghĩa. Ngược lại, với phía nhà báo, tặng nhân viên QHCC báo/tạp chí
định kỳ cũng thể hiện sự quan tâm và làm bền chặt hơn sợi dây liên hệ đôi
bên.
Ở Mỹ, tặng hay không tặng quà giữa các đối tác kinh doanh không
quan trọng và không hề ảnh hưởng tới mối quan hệ làm ăn của họ. Thế
nhưng, ở Nhật, tặng quà giữa các đối tác là việc làm gần như không thể
thiếu được [55]. Người ta sẽ cảm thấy thất thố nếu đến thăm một đối tác
Nhật và được tặng quà mà mình lại không mang theo gì để tặng lại. Hoặc
đối tác có thể rất buồn nếu được tặng một món quà mà theo văn hóa của họ
là kiêng kị. Hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước không thành văn có
liên quan ở Nhật Bản có thể giúp các doanh nhân nước ngoài xây dựng
thành công mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các bạn hàng Nhật. Hay như ở
Hàn Quốc, đã thành thông lệ, sau mỗi buổi làm việc với báo giới, nhân viên
QHCC đều gửi các nhà báo một món tiền nhỏ gọi là “teok-cap” – tiền mua
một loại bánh gạo truyền thống của người Hàn Quốc [41, tr.164]. Tại Việt
Nam cũng vậy, do những ảnh hưởng của văn hóa phương Đông nên việc
tặng quà, phong bì được coi là một trong những yếu tố quan trọng để bước
đầu thiết lập cũng như duy trì, phát triển mối quan hệ.
Việc mời các nhà báo tham dự vào các buổi liên hoan, các chuyến đi
du lịch, tặng cổ phiếu ưu đãi…hay doanh nghiệp chủ động tài trợ cho các
hoạt động của cơ quan báo chí… cũng là những phương thức tăng cường
mức độ bền chặt của mối quan hệ này.
76
Các hoạt động khác cần duy trì để tăng
cƣờng mối quan hệ thân thiết giữa nhân
viên QHCC và nhà báo
Giao lưu văn nghệ - thể thao
Số lƣợng
phiếu
Tỷ lệ
2
2,2%
13
14,0%
15
16,1%
Đi du lịch/dã ngoại/picnic
10
10,8%
Tất cả các phương án trên
46
49,5%
Không có ý kiến
7
7,5%
93
100%
Thăm hỏi gia đình của Nhà báo/Nhân viên
QHCC hoặc gặp gỡ bạn bè của hai bên
Cùng tham gia vào các hoạt động kỷ
niệm/giao lưu văn hóa của đơn vị 2 bên
Tổng
Bảng 3.2: Các hoạt động khác cần duy trì để tăng cường mối quan hệ thân
thiết giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Với nhiều phương án khác ngoài công việc để duy trì và phát triển
mối quan hệ thì các lựa chọn được chia đều, nhưng đông đảo nhất vẫn là
việc lựa chọn tất cả các phương án đưa ra trong bảng khảo sát. Có thể nói,
có nhiều cách khác nhau để cả nhân viên QHCC và nhà báo tạo dựng mối
quan hệ tốt. Trong đó, việc cùng tham gia vào các hoạt động kỷ niệm, giao
lưu văn hóa của đơn vị 2 bên được số lượng người lựa chọn nhỉnh hơn so
với các phương án còn lại. Đối với các hoạt động khác ngoài công việc thì
hơn một nửa số người được hỏi muốn mọi việc được diễn ra tự nhiên hơn là
có sự dàn xếp của 1 trong 2 bên. Tuy nhiên, cũng có đến gần 25% cho rằng
một trong 2 bên nên chủ động tạo ra các cơ hội để 2 bên có thể gặp gỡ, giao
lưu, chia sẻ để hiểu và gắn bó với nhau hơn.
77
Một nhân viên QHCC kỳ cựu chia sẻ một trong những phương thức
tạo dựng mối quan hệ thân thiết với nhà báo: “Hàng năm, cứ đến dịp Trung
thu, chúng tôi lại tổ chức một buổi tiệc nhỏ dành riêng cho con cái của các
phóng viên. Chúng tôi tổ chức cho các cháu làm bánh trung thu, thi nấu ăn,
chơi các trò chơi vui nhộn. Đây là một buổi tiệc “cây nhà là vườn” do nhân
viên của công ty tổ chức, và đôi lúc cả vợ tôi cũng tham dự với vai trò “hoạt
náo viên”, khi thì đóng vai “công chúa Chích Chòe”, khi thì đóng vai “nàng
Bạch Tuyết”. Mỗi năm, số lượng phóng viên đưa con cái tới tham dự lại
nhiều hơn, có năm tới cả hơn trăm người. Họ làm việc ở nhiều tờ báo, phụ
trách nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi thường có một ngày rất vui vẻ,
ngồi uống trà cạnh sông, ngắm các cháu chơi đùa…Qua những sự kiện như
vậy, chúng tôi cảm thấy gần gũi hơn, mối quan hệ đã trở thành bạn bè, chứ
không còn là mối quan hệ giữa một công ty QHCC với giới báo chí” [16].
3.1.2 Xây dựng sự tin tƣởng, kiểm soát, cam kết, hài lòng và thể
diện trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Đã đến lúc ngành công nghiệp truyền thông ở Việt Nam nên rũ bỏ các
công thức hay các quan điểm mang tính chất cảm tính để xây dựng mẫu
quan hệ truyền thông mới dựa trên các nghiên cứu đã được thế giới công
nhận. Như chương 1 đã phân tích, khái niệm về “mối quan hệ” với cấu trúc
5 yếu tố được Huang đưa ra chính là nền tảng cho việc xây dựng mối quan
hệ bền chặt trong quan hệ truyền thông. Để có được mối quan hệ kiểu mẫu
thì việc vận dụng vào thực tiễn các yếu tố trên là thực sự cần thiết.
Trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, sự tin tưởng
thể hiện ra ở sự tự tin và sự sẵn sàng mở rộng chính mình để giao tiếp một
cách công bằng và thẳng thắn với bên kia [Hon và J. E. Grunig, 1999].
Trong một mối quan hệ thân thiết, dù là giải quyết công việc hay các vấn đề
78
của cá nhân, hai bên sẽ tự nhiên cảm nhận thấy sự yên tâm từ phía đối
phương. Với quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cũng vậy, xây dựng
mối quan hệ bền chặt tức là họ đang tạo ra sự yên tâm khi cùng tác nghiệp.
Bởi như trên đã nói, trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này vẫn chứa
đựng những mặt mâu thuẫn đối lập khiến họ hay dè chừng, cảnh giác lẫn
nhau. Do vậy, tạo dựng một niềm tin từ mối quan hệ này sẽ giúp đôi bên
ngày càng trở nên thân thiết hơn.
Việc xây dựng sự tin tưởng giữa nhân viên QHCC và nhà báo không
thể thực hiện trong một sớm một chiều mà phải được thực hiện dần dần qua
khoảng thời gian nhất định với các tình huống thử thách. Điều kiện cần là cả
2 bên xác định được mục đích – mục tiêu của mối quan hệ và kiên trì. Sự tin
tưởng này thể hiện ở những việc có thể là rất nhỏ như: đúng hẹn, cung cấp
thông tin chính xác, chia sẻ suy nghĩ thẳng thắn và chân thành, trao đổi giải
quyết công việc trên tinh thần của tổ chức chứ không vụ lợi cá nhân.
Sự tin tưởng đó không tách rời với mối quan hệ có sự cam kết giữa nhân
viên QHCC và nhà báo. Trong nghiên cứu về quan hệ cam kết của mình,
Hon và J. E. Grunig (1999) đã định nghĩa đó là “mức độ mà một bên tin
tưởng và cảm thấy rằng mối quan hệ là xứng đáng để duy trì và thúc đẩy”.
Khác với tính chất kiểm soát lẫn nhau hay là sự tin tưởng vốn xuất
phát từ nhận thức của con người, sự hài lòng về mối quan hệ (relational
satisfaction) trong mối quan hệ giữa con người nói chung, giữa nhà báo và
nhân viên QHCC nói riêng gắn với tình cảm và cảm xúc. Các nghiên cứu
cho thấy, tầm quan trọng của sự hài lòng trong mối quan hệ là một đặc tính
quan trọng quyết định đến tính thân mật, gắn kết của mối quan hệ đó, điều
này đã được thừa nhận rộng rãi (Ferguson, 1984; Millar & Rogers, 1976;
Stafford & Canary, 1991). Như vậy, đồng nghĩa với việc tạo nên tình cảm
79
tốt đẹp hơn giữa nhân viên QHCC và nhà báo tức là việc họ cùng nhắm đến
sự hài lòng bằng cách tạo ra lợi ích cho cả hai bên, thúc đẩy hiệu quả công
việc nhằm mang lại sự thỏa mãn nghề nghiệp cao nhất cho cả 2 bên.
Một yếu tố hết sức quan trọng nữa đó là việc giữ gìn thể diện cho
nhau trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Trong nghiên
cứu của Hwang (1987) về mối quan hệ trong xã hội Trung Quốc cũng cho
thấy rằng, muốn xây dựng mối quan hệ với người khác thì tình cảm là thứ
cần được cho đi, và một trong những điều quan trọng nhất của việc giữ gìn
và phát triển mối quan hệ đó là giữ thể diện, danh dự cho đối tác. Đó là
những điểm mấu chốt để tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội
Trung Quốc nói riêng, cũng như một số nước phương Đông nói chung, trong
đó có Việt Nam chúng ta.
3.1.3 Tôn trọng và thấu hiểu tính chất nghề nghiệp của hai bên
Được nhắc lại nhiều lần trong kết quả khảo sát của luận văn, những
người tham gia khảo sát khi được hỏi về việc làm thế nào để xây dựng tốt
mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo đã nhấn mạnh đến việc cả
hai bên phải tôn trọng nghề nghiệp của nhau.
Để xây dựng mối quan hệ dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau thì nhân viên
QHCC phải chủ động tìm hiểu những cách thức tiếp cận giới truyền thông
một cách phù hợp, linh hoạt. Vì mỗi nhà báo đều có các nhu cầu, mối quan
tâm, mục tiêu cũng như phong cách sống khác nhau nên việc tìm hiểu quan
điểm của các nhà báo, cho dù mất đôi chút công sức nhưng chắc chắn là rất
quan trọng và không lãng phí chút nào. Mỗi nhân viên QHCC nên có một
chiến lược cụ thể để thu hút sự chú ý của nhà báo và có được sự tin tưởng
của họ.
80