Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 125 trang )
giải đều có hình thức của một đơn vị thành ngữ. Ví dụ: “Khô mộc phùng
xuân” (Cây khô gặp mùa xuân), “Bạch bích vi hà” (Ngọc trắng có tì vết). Qủa
thực những điển cố này không khác những thành ngữ gốc Hán khác về mặt
hình thức : “Dƣơng chất hổ bì” (Mình dê da cọp), “Thuỷ trích thạch xuyên”
(Nƣớc chảy đá mòn)
-Trác Hiên Triệu Hữu Lập viết : Mấy lời của ngƣời hiệu đính in trong
sách Từ điển văn liệu của Long Điền Nguyễn Văn Minh có đề cập đến định
nghĩa điển cố : “Ngƣời ta làm văn tất cũng phải có văn liệu, nghĩa là phải
dùng chữ, dùng điển ở trong Tứ Thƣ, Ngũ Kinh, Chƣ sử, các chuyện để phụ
diễn ra thành văn thì lời văn mới hay mới đẹp, lời nói châu ngọc hàng hàng
gấm thêu” [27, tr.7]. Khi làm sách này, tác giả và ngƣời phụ giúp ấn loát đều
nhận thấy một tình trạng Hán học bị suy sút khi Quốc ngữ phát triển, song
vốn học của cha ông cần đƣợc giữ gìn và phát huy nên cần có những sách kê
biên khảo cứu nhƣ từ điển, chuyên luận về điển cố, điển tích. Trong cách hiểu
về văn liệu ở đây có hai yếu tố là “chữ” và “điển” tức là điển cố và điển tích.
Đặc trƣng của “chữ” và “điển” là sẵn có vì đƣợc trích dẫn từ các sách xƣa, từ
truyện, từ sử để dùng trong thơ văn.
- Cũng là một loại từ điển văn liệu, nhƣng cuốn Ngữ liệu văn học của
Đặng Đức Siêu có lời giải thích cụ thể hơn. Khi tác giả coi ngữ liệu ở đây bao
gồm từ điển cố, từ ngữ, thành ngữ, nhân danh, danh ngôn vốn mang ý nghĩa
biểu trƣng cho tới các từ ngữ, từ cổ rút ra từ ca dao ngạn ngữ đƣợc các tác giả
thơ văn Việt Nam xƣa kia dẫn trong tác phẩm dƣới hình thức điển cố từ viện
dẫn. Đồng thời trong sách còn có một số từ ngữ, điển cố Phật giáo. Một ý
kiến trong phần “Lời nói đầu” có thể coi là một phần trong định nghĩa về điển
cố : “Nhiều từ trong các tác phẩm văn học nổi tiếng đã trở thành những ngữ
liệu quan trọng, góp phần làm phong phú thêm hệ thống ngôn ngữ văn học
trong tiếng Việt thời Trung đại, đƣợc vận dụng linh hoạt và định hình trong
15
các tác phẩm văn thơ Hán Nôm tiêu biểu, một phần không nhỏ cũng đã trở
nên thông dụng trong lời nói hàng ngày” [40, tr.3]. Nhƣ vậy một tính chất
quan trọng của điển cố, điển tích là nguồn gốc từ các tác phẩm nổi tiếng của
văn và thơ và các từ ngữ đó đã đƣợc định hình, có tính chất cố định trong sử
dụng ở sáng tác của các tác giả Việt Nam.
- Nguyễn Ngọc San trong cuốn Từ điển điển cố văn học trong nhà
trƣờng đã đƣa ra một định nghĩa khá bao quát về điển cố : “Điển cố là viết
gọn chuyện cũ ngƣời xƣa” [ 36, tr.23 ] thành đôi ba chữ để đƣa vào văn
chƣơng làm cho câu văn hàm súc ngắn gọn, lời ít ý nhiều. Do quan điểm thẩm
mĩ của ngƣời xƣa là chuộng “tập cổ” (ƣa bắt chƣớc ngƣời xƣa), câu văn càng
cổ, càng dẫn nhiều chuyện cổ, câu nói cổ của thánh hiền thì càng hay càng
mang tính chất mẫu mực nên văn chƣơng xƣa thƣờng dùng nhiều điển cố ở đủ
các thể loại: thơ, phú, truyện kí, biền văn, văn xuôi… Nhƣng nói chung, nó
đƣợc sử dụng nhiều nhất ở câu văn đối ngẫu vì văn đối ngẫu bị gò ép ở số
lƣợng âm tiết nên thƣờng đƣợc khắc phục bằng cách sử dụng điển cố. Ví dụ
trong phú đời Hán số lƣợng điển cố thƣờng có một tỉ lệ rất cao. Do xu hƣớng
chuộng cổ bắt chƣớc ngƣời xƣa vốn là truyền thống của văn chƣơng xƣa kia
nên điển cố ngày càng đƣợc vận dụng rộng rãi đến mức không thuộc điển cố
ngƣời đọc nhiều khi không hiểu đƣợc ý nghĩa của câu thơ văn cổ. Nguồn khai
thác điển cố chủ yếu là các sự tích thời Xuân Thu Chiến Quốc đƣợc ghi chép
trong các trƣớc tác Tiên Tần và văn thơ đời Đƣờng, Tống, ngoài ra còn có thể
kể đến Kinh sử hay thƣ tịch nổi tiếng các đời khác.
Khi các từ ngữ này trở thành điển cố và đƣợc đƣa vào sáng tác với cấp độ
ý nghĩa thứ hai, tức là cấp độ biểu trƣng để thay thế cho một sự tích, một câu
nói, một tứ thơ thì nó đƣợc gọt giũa thêm để trở nên hàm súc hơn, ý tại ngôn
ngoại, tức là cố gắng chuyển tải đƣợc một nội dung lớn hơn nhiều so với sức
hàm chứa của bản thân từ ngữ. Điển cố thì ngƣợc lại, bao giờ nó cũng bao hàm
16
hai cấp độ nghĩa: Tính lịch sử cụ thể và tính biểu trƣng hay giá trị phong cách
học.
- Đinh Gia Khánh cũng phần nào định nghĩa điển cố khi ông giải thích
cách thức lựa chọn các đơn vị mục từ trong cuốn Điển cố văn học xuất bản
năm 1977. Ông cho biết các điển cố trong sách là thông dụng để xây dựng
hình tƣợng trong văn học cổ, chúng bao gồm các sự tích nhƣ “gác vàng”,
“Chƣơng Đài”…, những nhân vật nhƣ Di Tề, Tô Tần…, những thành ngữ
nhƣ “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sửa dép vƣờn dƣa”… Bên cạnh đó còn một số từ
ngữ Hán học nhƣ “Ngũ giới”, “lục cục” , “hoa đàm”…vv [19, tr.8]
Từ điển này thu thập các đơn vị điển cố Hán học sử dụng trong văn thơ
Nôm, một số dùng trong văn học viết bằng chữ Hán thời xƣa, cũng nhƣ trong
văn học dân gian. Tuy chƣa có định nghĩa cô đọng nhƣng qua giải thích cũng
thấy rõ quan niệm về điển cố là gồm các điển tích (sự tích), danh nhân, các
đơn vị có hình thức giống thành ngữ. Do khuôn lại trên cơ sở cách hiểu nhƣ
trên nên nhiều đơn vị điển cố khác không đƣợc đƣa vào từ điển.
- Hai tác giả Nguyễn Thạch Giang và Lữ Huy Nguyên khi đƣa ra các
nhận xét về thƣ tịch Hán Nôm đƣợc dùng để biên soạn cuốn Từ điển cố văn
học xuất bản năm 1999 có đề cập đến diện mạo của điển cố trong nhận xét
rằng: Mọi mặt sinh hoạt của dân chúng đƣợc bộc lộ “bằng cách mƣợn những
điển cố điển tích, những chữ sách và những từ Hán lấy trong các thƣ tịch cổ
Trung Quốc… Nói chung, những điển, những chữ sách này đều đƣợc rút ra từ
truyện một số nhân vật, một số sự kiện nhất định đƣợc ghi lại trong nhiều
sách khác nhau [11, tr.9]. Ở đây dùng ba thuật ngữ “điển” và “chữ sách”, “từ
Hán” để bao quát khái niệm điển cố. Đây thực sự là một từ điển văn liệu quý
giá tuy nhiều đơn vị điển cố thông dụng đã thiếu vắng.
- Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cƣờng, viết trong Từ điển văn
học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX : "Điển cố: Thuật ngữ của giới
17
nghiên cứu nhằm mô tả một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung
đại Việt Nam, vốn chịu ảnh hƣởng văn học cổ và trung đại Trung Hoa. Do
những nguyên nhân khác nhau, đã hình thành một tâm thế, một phong cách
của những ngƣời làm văn: trong hành văn thƣờng hay nhắc đến một sự tích
xƣa hoặc một vài câu thơ, câu văn cổ để diễn tả ý mình, nhƣng đây không
phải là trích dẫn nguyên văn, mà là lối dùng lại vài chữ cốt gợi nhớ đƣợc đến
tích cũ ấy, câu văn cổ ấy. Lối này đƣợc gọi chung là dùng điển cố, bao gồm
phép dùng điển và dùng chữ" [4, tr.142]. Thực tế là khái niệm "văn" trong
các nền văn hoá chịu ảnh hƣởng của Trung Quốc rộng hơn nhiều so với khác
niệm "văn học" trong các nền văn hoá phƣơng Tây. Vì lẽ đó, nếu trong luận
văn này chúng tôi dùng thuật ngữ "điển cố, điển tích " thì cũng xin đƣợc hiểu
theo nghĩa rộng hơn này.
- Dƣơng Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, chƣơng viết về
điển cố đã định nghĩa: “Điển (nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hoặc một câu
có ám chỉ một việc cũ, một tích xƣa khiến cho ngƣời đọc sách phải nhớ đến
việc ấy mới hiểu ý nghĩa và cái lý thú của câu văn. Dùng điển chữ nho gọi là
dụng điển hoặc sử sự, nghĩa đen là khiến việc, ý nói sai khiến việc đời xƣa
cho nó có thể ứng dụng vào bài văn của mình” [57]. Ông còn nói các văn sĩ
của ta và của Trung Quốc thƣờng mƣợn một số sự tích xƣa hoặc một câu văn,
câu thơ cổ diễn tả ý tình. Các điển cố có thể ám chỉ đến các việc thực đƣợc
chép từ sử, truyện, hoặc là những chuyện hoang đƣờng, đƣợc chép từ truyện
cổ tích, ngụ ngôn, có khi là một vài chữ từ câu văn, câu thơ cổ
1.1.2 Định nghĩa điển tích
- Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên coi điển cố là sự việc câu
chữ trong sách đời trƣớc, đƣợc dẫn lại trong thơ văn và coi điển tích là câu
chuyện trong sách đời trƣớc đƣợc dẫn lại cô đúc trong tác phẩm [31, tr.138].
Định nghĩa này phản ánh chính xác bản chất của điển cố và điển tích. Điển cố
18
bao gồm các sự kiện vấn đề, từ ngữ, câu chữ từng đƣợc ghi trong các thể loại
văn học thời xƣa đƣợc dẫn nguyên hay thu gọn lại. Tích chính là chuyện, là
sự tích từng đƣợc kể trong sách xƣa đƣợc tóm tắt thật ngắn gọn, trong một vài
từ. Tuy nhiên mối liên hệ giữa điển cố và điển tích chƣa đƣợc làm rõ.
- Mộng Bình Sơn không phân biệt điển cố và điển tích mà gọi gộp
chung hai khái niệm này là điển tích. Ông viết : “Điển tích là những câu nói
ngắn hoặc những câu chuyện trong sách đời trƣớc chứa đựng một nội dung xã
hội và văn học sâu sắc đƣợc lƣu truyền qua sử sách và đƣợc các học giả của
mọi thời kỳ thừa nhận giá trị điển tích của nó” [38, tr.7]. Ông cho rằng do trải
qua nhiều giai đoạn phát triển, cách tân mà văn học đã dần dần loại bỏ nhiều
điển tích ( theo cách hiểu của Mộng Bình Sơn). Ông lƣu ý bạn đọc rằng ngày
nay ít thấy điển tích vận dụng trong các tác phẩm văn chƣơng hiện đại để thể
hiện, diễn đạt ý tƣởng tình cảm. Tuy nhiên khi ông cho “Điển tích cũng dần
biến dạng trong văn chƣơng” thì ý kiến này khá lờ mờ trong nhận xét vì :
“Biến dạng” có thể hiểu là đƣợc nói bằng ngôn ngữ hiện đại hoặc một cách
truyền diễn nội dung mới. Song nhận xét tiếp theo của ông là đúng : “Văn thơ
cổ là một bộ phận của lịch sử văn học dân tộc mà chúng ta không thể tách rời
khi nghiên cứu văn học sử…Vì vậy, việc tìm hiểu điển tích trong thi văn cổ là
điều cần thiết”. Ý kiến này chính xác vì xƣa kia các bậc cự nho thƣờng rất
tinh thông điển tích và họ dùng rất thƣờng xuyên và thâm thuý trong tác phẩm
của mình để tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ, tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc.
Hai tập cuốn Điển tích chọn lọc của ông tập trung nhiều điển cố và điển tích
căn bản của Hán văn cổ nhƣ “Kết cỏ ngậm vành”, “Nằm gai nếm mật”,
“Đằng Vƣơng các”.
1. 1.3 Rút ra định nghĩa chung về điển cố, điển tích
Từ những định nghĩa, nhận xét đã dẫn của nhiều học giả, có thể tạm thời
đƣa ra một định nghĩa chung, dễ hiểu về điển cố, điển tích :
19
- Điển cố là những câu chuyện từ ngữ trong sách, là những phát ngôn hành
động, tên của các nhân vật văn chƣơng và sự thực lịch sử, là những sự kiện
chính trị, chiến tranh tôn giáo… trong tiến trình phát triển xã hội đƣợc viết
gọn, cô đọng, hàm súc, lời ít, ý nhiều.
- Điển tích là những cốt truyện, diễn trình của các sự kiện nổi bật trong văn
chƣơng, trong lịch sử đƣợc dẫn lại cô đọng trong ngôn bản
Nhƣ vậy điển cố bao hàm điển tích. Chẳng hạn điển cố : “Ngƣu Chức”: có
ý nghĩa chỉ tình vợ chồng phải chịu xa cách. Tích truyện của điển cố đƣợc rút
ra từ Kinh sở tuế thời kí: Chức nữ là tên một ngôi sao ở Phía Bắc sông Ngân
Hà, đối diện với sao Khiên Ngƣu, Chứu Nữ (ả Chức) là cháu Trời, làm nghề
dệt vải rất siêng năng. Trời đem gả cho Khiên Ngƣu (Chàng Ngƣu) làm nghề
chăn trâu. Hai vợ chồng quá âu yếm nhau không giữ đúng phép trời. Trời phạt
đem đày mỗi ngƣời ở một bên sông Ngân Hà. Mỗi năm, Trời chỉ cho phép hai
vợ chồng qua sông gặp nhau một lần vào đêm mồng bảy tháng bảy âm lịch
(thất tịch) đi qua cái cầu của chim Ô Thƣớc (Chim quạ và chim khách) bắc
(cầu Ô). Vợ chồng gặp nhau than khóc về cảnh li biệt, nƣớc mắt chan chứa rơi
xuống trần gian thành mƣa dầm tầm tã tục gọi là “mƣa ngâu tháng bảy
Thực ra khái niệm điển cố gồm hai vế “điển” và “cố”. “Điển” là
những gì mà trong định nghĩa điển cố đã nêu, còn “cố” chính là nội dung của
điển tích. Điển cố nào cũng có xuất xứ, nguồn gốc hoặc trong sách xƣa thuộc
văn chƣơng, kinh bổn, hoặc các sự kiện từng diễn ra trong lịch sử.
1.1.4 Nguồn gốc của việc sử dụng điển cố, điển tích
Sau khi không thắng nổi nƣớc Âu Lạc trong cuộc tấn công năm 210
TCN (trƣớc công nguyên), Triệu Đà rắp tâm xâm lƣợc một lần nữa. Năm 207
TCN, y bất ngờ đem binh lính tập kích An Dƣơng Vƣơng và chiếm Âu Lạc
rồi sáp nhập vào quận Nam Hải của mình, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc, một thời
kỳ lịch sử nƣớc ta bị các thế lực phong kiến Trung Quốc đô hộ. Cũng từ thời
20
điểm đó, Nho giáo đƣợc truyền bá vào nƣớc ta kéo theo những kênh giao lƣu,
sự tiếp xúc về văn hoá, văn học giữa Vịêt Nam và Trung Quốc. Theo hầu hết
các nhà nghiên cứu, có các lí do chủ yếu sau khiến Nho giáo có thể đƣợc tiếp
nhận ở Vịêt Nam:
- Việc truyền bá này mang tính chất lợi dụng, đồng thời bộc lộ tính áp đặt
từ phía chính quyền đô hộ của phong kiến Trung Quốc:
Vào cuối đời Tây Hán và đầu đời Đông Hán, cùng với chính sách cai trị
và "Hán hóa" vùng đất nƣớc cổ Việt Nam thời đó gọi là Giao Chỉ, Cửu Chân,
văn hóa Hán bắt đầu đƣợc truyền bá vào Việt Nam, với tên tuổi hai viên quan
mà sử sách Việt Nam cũng nhƣ sử sách Trung Quốc đều ca ngợi có công lao
trong việc "khai hóa" lễ nghĩa, mở mang phong tục mới là Tích Quang và
Nhâm Diên. Nho giáo là một thành phần của văn hóa Hán, tất nhiên cũng sớm
có mặt tại Việt Nam nhƣ là một công cụ Hán hóa nƣớc Việt. Nhƣng sự hiện
diện tƣơng đối rõ nét của Nho giáo ở nƣớc ta có lẽ chỉ thật sự bắt đầu vào
cuối đời Đông Hán với vai trò tích cực của Sĩ Nhiếp (187-226 CN) trong việc
làm cho nƣớc ta "thông thi thƣ, tập lễ nhạc" nhƣ sử thần Ngô Sĩ Liên (thế kỷ
XV) từng bình luận trong sách Đại Việt sử ký toàn thƣ.
Trong hơn nghìn năm bị lệ thuộc phong kiến phƣơng Bắc, Nho giáo
đƣợc đƣa vào Việt Nam chủ yếu với tƣ cách là công cụ phục vụ cho chính
sách cai trị và đồng hóa Việt Nam về văn hóa, nghĩa là ngƣời Việt Nam tiếp
nhận Nho giáo vẫn với thái độ thụ động. Nho giáo chỉ đƣợc ngƣời Việt Nam
chủ động thừa nhận nhƣ là một văn hóa chủ thể và xác lập địa vị cao sang của
nó khi nền độc lập dân tộc đƣợc hoàn toàn ổn định vững chắc và đi vào phục
hƣng dân tộc ở vƣơng triều Lý bắt đầu từ năm 1010 – năm triều Lý dời đô từ
Hoa Lƣ (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay).
- Nho giáo vào nƣớc ta cũng bởi các hoạt động mang tính tự phát của
nhiều Nho gia thất thế từ Trung Quốc bị đày ải hay di cƣ, lánh nạn sang Việt
21
Nam. Vốn từ ngữ về chính trị, học thuật... của Trung Hoa đƣợc họ mang sang
truyền bá rộng rãi trong nhân dân. Do đó tiếng Việt đã chịu ảnh hƣởng sâu sắc
tiếng Hán và tiếp thu một cách thành thục một số lớn từ ngữ tiếng Hán
Ở Trung Quốc từ sau loạn Vƣơng Mãng (năm 27 TCN) trở đi tới cuối
đời Đông Hán, rất đông sĩ phu nhà Hán liên tục tránh nội nạn chạy sang cƣ trú
ở Việt Nam. Thí dụ vào thời Sĩ Nhiếp có hàng trăm danh sĩ nhà Hán bỏ sang
Việt Nam nƣơng nhờ Sĩ Nhiếp. Những sĩ phu trí thức này trở thành lực lƣợng
quan trọng trong quá trình truyền bá Nho học ở Việt Nam. Đến đời Đƣờng có
các nhà thơ nổi tiếng nhƣ Đỗ Thẩm Ngôn, Thẩm Thuyên Kì, Lƣu Vũ Tích…
trú ngụ tạm thời ở nƣớc ta. Đến thời Nam Tống, quân Nguyên xâm nhập
Trung Quốc, nhiều danh sĩ Trung Quốc có khí tiết đã lánh qua nƣớc ta để
mƣu tính việc khôi phục. Thời nhà Thanh có phong trào những ngƣời Minh
hƣơng chống đối sự cai trị của ngƣời Mãn đã chạy sang nƣớc ta. Dù ở trên đất
Việt lâu hay chóng, họ là lực lƣợng quan trọng hàng đầu góp phần giới thiệu
văn hoá Trung Quốc cho ngƣời Việt.
Không chỉ có ngƣời Trung Quốc đƣa văn học sang Việt Nam mà chính
ngƣời Việt cũng chủ động theo cách nào đó tiếp nhận văn học Trung Quốc.
Đọc những tác phẩm văn xuôi chữ Hán, những truyện Nôm bác học loại tài tử
giai nhân ta dễ thấy dấu vết ảnh hƣởng của tác phẩm các thể loại văn học
Trung Quốc, đọc ca dao ta thấy sử dụng rất nhiều điển cố điển tích Trung
Quốc…Theo nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu : Sách chữ Hán sang Việt Nam
“theo phỏng đoán lâu nay có ba con đƣờng” : “do quan lại Trung Quốc đem
sang, do lái buôn bên kia biên giới đƣa tới và do các thành viên trong đoàn sứ
giả mang về” [41]. Theo Trần Nho Thìn, về lí thuyết, sở dĩ có hiện tƣợng tiếp
nhận ảnh hƣởng là vì dân tộc tiếp nhận có nhu cầu nội tại mà nền văn hoá có
ảnh hƣởng đáp ứng đƣợc nhu cầu đó. Giao lƣu ảnh hƣởng văn học là một hiện
tƣợng văn hoá, do đó tính chất lựa chọn một cách tự nguyện ảnh hƣởng là
22
hiển nhiên. Chúng ta đều biết rõ là sau khi giành đƣợc độc lập, chính các triều
đại phong kiến Việt Nam đã chủ động tìm đến với Nho giáo [41].
- Bản thân Nho giáo cũng nhƣ các hệ tƣ tƣởng khác, luôn luôn vận động
ảnh hƣởng tới các xứ sở lân cận. Ngƣời ta không lấy làm lạ khi thấy văn hóa
của một nƣớc nhỏ chịu ảnh hƣởng sâu đậm văn hóa của một nƣớc láng giềng
lớn. Văn hóa Pháp và nhiều nƣớc Âu châu cũng chịu ảnh hƣởng của văn hóa
Hy- La (Hy lạp và La mã). Trong khi đó, nhiều nƣớc Á châu (nhƣ Triều Tiên,
Nhật Bản và Việt Nam) chịu ảnh hƣởng văn hóa của Trung Hoa.
- Vai tro của nhà Nho cung co anh hƣơng rât lơn đên viêc đem Nho giao
̀
̃
́ ̉
̉
́ ́
́
̣
́
trong đo co viêc sƣ dung điên cô , điên tí ch Trung Hoa vào trong ca dao . Có
́ ́ ̣
̉ ̣
̉
́
̉
thê thấy thực tế số ngƣời theo học kinh điển Nho giáo rất đông. Số thi đậu làm
̉
quan rất ít. Đa số hoặc thi hỏng hoặc không đi thi mà làm ông đồ làng quê. Họ
cũng là Nho gia. Số lƣợng của họ là bao nhiêu chƣa có công trình nghiên cứu,
nhƣng rất lớn. “Ví dụ năm 1463, 4.400 sĩ tử dự thi mà chỉ lấy 44 tiến sĩ. Theo
đó số ngƣời ghi danh bảng vàng chỉ bằng 1/100 số dự thi. Cứ thế suy 2.898
ngƣời đỗ đạt thì khoảng 289.800 ngƣời dự thi. Có 286.902 ngƣời thi rớt về
làng “gõ đầu trẻ” hay làm các việc khác sống trong lòng quảng đại quần
chúng lao động. Số trí thức Nho học trong triều và chốn quan trƣờng chỉ
chiếm 1%; còn 99% trí thức ở làng. Chính họ là những ngƣời đã đem tri thức
Tam giáo và nhất là các điển cố, điển tích văn học Trung Quốc vào kho tàng
văn hoá dân gian Việt Nam” [58]. Trong những buổi sinh hoạt văn nghệ tập
thể ở nông thôn , các nhà Nho trực tiếp tham gia và làm “cố vấn” cho
những
buổi đó . Đây là một dịp để cho họ phô trương tất cả những tài năng chữ nghĩa
và những điều đã học được trong sách vở Hán học
Khi nói đến văn hóa dân gian nhiều ngƣời cho rằng hai chữ “dân gian”
hàm ý thô lậu, là sáng tác của những ngƣời nông dân quê mùa mù chữ tuy
thông minh đa tình đa cảm và đặc biệt hóm hỉnh hài hƣớc. Sự thực không
23
phải nhƣ vậy. Chúng ta có thể tìm thấy trong các truyện kể khuyết danh, ca
dao tục ngữ, dấu ấn của văn hóa bác học. Một số tƣ liệu nhƣ vậy có trong thƣ
viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, một số trong kho tàng truyện cổ tích, một số
trong các chùa... Chúng ta cũng dễ nhận thấy rấ t nhiêu điên cô , điên tí ch đi
̀
̉
́
̉
vào ca dao qua việc sử dụng những ngữ liệu , văn liêu trong cac tac phâm lơn
̣
́ ́
̉
́
của dân tộc do các Nho sĩ sáng tác nhƣ
: Truyên Kiêu của Nguyễn Du , Lục
̣
̀
Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…vv Nhƣng tac phâm nay thƣơng co nguôn
̃
́
̉
̀
̀
́
̀
gôc tƣ Trung Hoa nhƣ
́
̀
Truyên Kiêu đƣơc lây côt truyên tƣ
̣
̀
̣ ́
́
̣ ̀
Kim Vân Kiêu
̀
Truyên của Thanh Tâm Tài Nhân . Văn hóa dân gian là văn hóa hình thành
̣
trong dân gian và lƣu hành, tàng trữ trong dân gian có mối liên hệ với văn hóa
bác học lƣu hành trong giới trí thức thƣợng lƣu. Ngƣời bắc cầu cho mối liên
hệ đó là các ông đồ làng quê.
Nho giáo vào Việt Nam thông qua tiếng Hán. Hán văn cổ ở Việt Nam
phần nào thể hiện Hán ngữ cổ của các đời Đƣờng, Tống và có liên hệ chăt chẽ
với Hán ngữ trƣớc Tần – Hán. Lê Trí Viễn nhận xét: “Trong tay sử dụng của
ngƣời Việt Nam, nó (Hán ngữ) không thể không tăng cƣờng từ vựng, linh
hoạt cú pháp, sáng tạo thêm cách diễn đạt mới, trở thành một thể Hán văn
Việt Nam rất gần gũi với tiếng Việt” [ 51, tr.3].
Đặc điểm nổi bật của các văn bản Hán văn cổ thể hiện ở các tính ngắn
gọn, súc tích về ý nghĩa, hài hoà về âm thanh, cân đối ở câu chữ. Các tác giả
thƣờng sử dụng biện pháp tu từ cơ bản là vần điệu, đối ngẫu và điển cố. Điển
cố có mặt trong rất nhiều thể loại văn học của Hán văn cổ và văn học dân
gian. Các điển cố điển tích đƣợc giải nghĩa in thành sách hiện nay đa phần có
xuất xứ từ văn liệu Trung Hoa vì mối ảnh hƣởng mạnh mẽ của văn hoá Trung
Hoa tới văn học Việt Nam. Tuy nhiên các tác giả đã vận dụng sáng tạo các
đơn vị điển cố đó ở nhiều phƣơng diện để làm phong phú sâu sắc cho cách
diễn đạt phù hợp với sự tri nhận thẩm mĩ của ngƣời Việt .
24
1.1.5 Nguyên nhân của việc sử dụng điển cố, điển tích
Theo tác giả Đoàn Ánh Loan trong bài viết : Điển cố trong văn học trung đại
Việt Nam [58, tr.3], có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng điển tích,
điển cố nhƣ sau:
- Trong ca dao, các tác giả dân gian cũng có lí do để vận dụng điển tích
trong sáng tác. Ca dao sử dụng những công thức truyền thống, những
môtip...để đạt tới mục tiêu trình bày nội dung một bày ca dao một cách ngắn
gọn, súc tích. Ca dao là những bài thơ dân gian ngắn, cần phải tiết kiệm lời
nên công thức, môtip đƣợc dùng khá phổ biến. Thực chất, những công thức,
mô tip này cũng là một thứ “điển tích”. Nhƣ vậy, có thể nói điển tích xuất
hiện trong ca dao có vai trò nhƣ một công thức, một mô tip. Điển tích trong ca
dao là một loại biểu trƣng. Điều này tạo nên một nét độc đáo trong sáng tác
trữ tình của dân gian.
- Các nhà nho của Trung Quốc lẫn Việt Nam đều thích dùng điển cố
trong tác phẩm của mình, để minh hoạ lời nói, để tạo hình ảnh sinh động cho
câu văn, tránh khô khan trần trụi. Chỉ có một vài chữ mà hàm chứa tất cả triết
lý của cuộc đời, làm cho ý nghĩa sâu sắc ngoài lời nói.
- Do quy định khắt khe của khuôn khổ câu cú, niêm luật, trong thể thơ
xƣa, ngƣời viết phải tuân thủ theo mọi quy định. Ở phạm vi hạn hẹp của số
câu nhất định, ngƣời viết phải bộc lộ tài năng của mình qua câu thơ mang một
tƣ tƣởng bay bổng, phóng khoáng, mạnh mẽ, vƣợt ra ngoài khoảng sông núi,
đất trời, sao cho ngƣời đọc vừa hoài niệm chuyện xƣa, nghiệm lấy chuyện
nay.
- Có những sự việc hoặc lớn hoặc nhỏ cần đƣợc diễn tả sâu sắc, đầy đủ
nhƣng diễn đạt thật dài dòng khó nói đƣợc hết ý, nếu khéo dùng điển cố thì
những chữ ngắn gọn hàm chứa hai nghĩa đen và bóng là phƣơng tiện diễn đạt
tốt nhất, giúp lời, ý thêm đậm đà, lý thú.
25