Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 100 trang )
8.1.2. Các bước tiến hành thí nghiệm
•
Bước 1: Xác định khối lượng, đường kính và chiều cao của dao vòng
lấy mẫu đất. Tính dung tích V (cm3) của dao vòng chính xác đến 0,1cm3
π.d 2
V=
.h
4
(8.1)
Trong đó:
π - số pi (π = 3,1416)
d - đường kính trong của dao vòng (mm)
h - chiều cao của dao vòng (mm)
Đo tiết diện ngang của ống đo áp, a (cm2)
Kiểm tra các đầu ống nối, các khóa van nước (đảm bảo kín nước)
Vệ sinh đá thấm, tấm kim loại đục lỗ
•
Bước 2: Dùng mỡ bôi trơn mặt trong của dao vòng lấy mẫu. Cho mẫu
đất nguyên dạng vào dao vòng (tương tự thí nghiệm xác định khối lượng thể tích tự
nhiên của đất). Xác định γw , W của đất.
Lưu ý: Việc lấy mẫu đất vào dao vòng thí nghiệm thấm phải đảm bảo không có
khe hở giữa thành dao vòng và đất, dù là nhỏ; nếu có thì phải xử lý một cách cẩn
thận. Và khi gạt bằng bề mặt 2 đầu mẫu, tuyệt đối không được miết đất làm lấp kín
các lỗ hổng vốn có của đất. Không được để dầu mỡ dính lên bề mặt mẫu đất. Khi gạt
bề mặt mẫu đất, nếu có chỗ lõm do hạt to bị bong ra để lại, thì dùng vật liệu hạt nhỏ
hơn lấp bù vào đó.
•
Bước 3: Lắp dao vòng chứa mẫu vào hộp thấm. Lưu ý: Phải đảm bảo
khi thí nghiệm nước chỉ di chuyển trong mẫu, không rò rỉ ra ngoài.
•
Bước 4: Đuổi hết bọt khí trong mẫu đất thí nghiệm ra ngoài bằng cách
đóng khóa b và mở nhẹ khóa a, c. Cho đến khi không còn bọt khí thoát ra mẫu thí
nghiệm thì khóa van c lại. Đồng thời, kiểm tra xem nước có rò rỉ ra ngoài hộp thấm
không, nếu có thì phải xử lý để không cho nước chảy ra ngoài.
•
Bước 5: Vẫn khóa van c, mở nhẹ van b cho nước chảy từ từ vào ống
đo áp . Khi mực nước trong ống đo áp dâng lên đến độ cao cần thiết (khoảng 150200cm), thì lập tức khóa van cấp nước a lại, đồng thời bấm đồng hồ bấm giây và ghi
lại trị số cột nước ban đầu H1 (cm), theo dõi sự hạ thấp mực nước trong ống đo áp; khi
mặt nước hạ xuống đến độ cao khoảng 50c, thì bấm dừng đồng hồ bấm giây, ghi lại trị
số cột nước H2 (cm), thời gian t thí nghiệm (giây) và nhiệt độ của nước T 0C. Lặp lại thí
nghiệm và lấy số đo như vậy ít nhất 3 lần, lấy trị số trung bình của các lần đo để tính
toán hệ số thấm của đất.
8.1.3. Tính toán kết quả
Hệ số thấm của đất (Kth) được xác định theo công thức:
K th =
2,30.a.L
H
.log 1
F.t
H2
(8.2)
Trong đó:
a - tiết diện ngang của ống đo áp (cm2)
L - chiều cao (chiều dài đường thấm) của mẫu đất (cm)
F - tiết diện ngang của mẫu đất (cm2)
H1 - chiều cao cột nước ban đầu trong ống đo áp (cm)
H2 - chiều cao cột nước trong ống đo áp sau thời gian thấm t (cm)
t - thời gian thấm ứng với cột nước từ H1 hạ xuống đến H2 (giây)
Bảng 8.1: Biểu mẫu thí nghiệm thấm với cột nước thay đổi
Tiết diện F:
(cm2); Chiều cao L:
(cm)
2
Tiết diện ống đo áp:
(cm ) Hộp thấm số:
Chiều cao cột nước
Hệ số
Thời gian thí nghiệm
trong ống đo áp
Nhiệt độ
Hệ số
thấm
của nước thấm Kth
trung
Thời gian Ban đầu Kết thúc
0
Bắt đầu
Kết thúc
TC
(cm/s)
bình Kth.tb
thấm t (s) H1 (cm)
H2 (cm)
(cm/s)
Mô tả mẫu:
8.2. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ THẤM CỦA ĐẤT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐẦU NƯỚC
KHÔNG ĐỔI
Phương pháp này xác định hệ số thấm của đất bằng cách đong lượng nước thấm
qua mẫu đất trong một thời gian nhất định, dưới tác dụng của cột nước có chiều cao
không đổi; sau đó, áp dụng công thức của định luật chảy tầng để tính hệ số thấm của
đất.
8.2.1. Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm
- Thiết bị thấm với cột nước không đổi (thường gọi là thiết bị thấm Kamenxki)
(hình 8.2)
- Các dụng cụ thí nghiệm khác (tương tự thí nghiệm thấm với cột nước thay đổi).
8.2.2. Các bước tiến hành thí nghiệm
•
Bước 1: Vệ sinh dụng cụ thí nghiệm
•
Bước 2: Phơi khô gió mẫu đất cát thí nghiệm, dùng chày gỗ nghiền rời
đất. Xác định độ ẩm khô gió của đất (Wkg)
•
Bước 3: Xác định lượng đất khô gió cần lấy để chế tạo mẫu thí nghiệm
có khối lượng thể tích khô theo yêu cầu
m d = γ c.yc × V(1 + 0, 01Wkg )
Trong đó:
(8.3)
md - khối lượng đất khô gió cần lấy để chế tạo mẫu (g)
γc.yc - khối lượng thể tích khô yêu cầu thí nghiệm (g/cm3)
V - thể tích mẫu thí nghiệm được chế tạo trong ống mẫu thấm, có
đường kính bằng 10cm và chiều cao lấy bằng 25cm, nghĩa là: V =
π.10 2
× 25(cm3 ) (8.4)
4
Wkg - Độ ẩm khô gió của đất (%)
Sau đó, cân lấy một khối lượng mẫu m d từ đất đã được chuẩn bị ở trong khay,
cân chính xác đến 1g, rồi chia thành 10 phần bằng nhau. Như vậy, mỗi phần đất sau
khi được đổ vào ống mẫu và đầm chặt phải đạt chiều dày lớp bằng 25/10cm.
Lưu ý: Kiểm soát chiều dày của từng lớp
đất sau khi đầm chặt tạo mẫu trong ống, chính
xác đến 0,1mm.
Hình 8.2: Hộp thấm Kamenxki
•
Bước 4: Cho từng phần đất vào
ống mẫu, san bằng, rồi dùng chày gỗ đầm chặt
đều đất cho đến chiều dày lớp xác định là
25/10cm. Sau đó, khóa van a và c, mở nhẹ van b Hình 8.3: Sơ đồ ống thấm Kamenxki
để nước ở thùng cấp nước chảy rất từ từ vào phần dưới của ống mẫu và dâng lên làm
bão hòa đất. Khi có nước vừa xuất hiện trên mặt lớp đất, thì lập tức khóa van b lại.
Dùng mũi dao để rạch mặt lớp (nhằm làm tăng bề mặt tiếp xúc cho lớp tiếp theo), rồi
lặp lại như trên để đầm chặt lớp tiếp theo, cứ tiếp tục cho từng phần đất vào ống mẫu
và đầm chặt.
•
Bước 5: Khóa van b và c lại, mở nhẹ van a để nước chảy vào ống mẫu
cho đến khi thấy nước tràn ra ống 1 thì khóa van a lại. Kiểm tra các khớp nối, các van
xem có hiện tượng rò rỉ nước hay không.
•
ngoài.
Bước 6: Mở nhẹ van a và c để cho nước thấm qua mẫu và chảy ra
Lưu ý: Nước thoát ra ở van c phải ở độ cao ngang với 2/3 chiều cao mẫu đất.
Đồng thời, theo dõi và điều chỉnh van a sao cho luôn có nước tràn nhỏ giọt ra ở ống
1.
•
Bước 7: Khi mực nước trong các ống đo áp đã ổn định, đọc và ghi lại
chiều cao cột nước trong ống đo áp bên trên và bên dưới, chính xác đến 1mm. Đồng
thời, bấm đồng hồ giây và theo dõi lưu lượng nước thấm qua mẫu. Khi lưu lượng nước
thấm qua mẫu đạt được 500cm 3, lập tức bấm đồng hồ giây ngừng chạy, ghi lại thời
gian thấm và nhiệt độ nước ở trong phòng.
Lặp lại như trên, đo lần thứ hai rồi lần thứ ba để lấy kết quả trung bình các số
liệu đo thấm.
8.2.3. Tính toán kết quả
a/ Xác định khối lượng thể tích khô của đất γc (g/cm3)
γc =
md
(1 + 0, 01Wkg ).F.h
Trong đó:
(8.5)
md - khối lượng đất khô gió dùng chế tạo mẫu, g
Wkg - độ ẩm khô gió của đất (%)
F - tiết diện ngang của ống mẫu (cm2)
h - chiều cao mẫu đất trong ống (cm)
b/ Xác định hệ số rỗng của đất e
e=
ρs − γ c
γc
Trong đó:
(8.6)
ρs - khối lượng riêng của đất (g/cm3)
c/ Hệ số thấm của đất (K th) ứng với cột nước thí nghiệm và ở nhiệt độ nước thí
nghiệm, tính theo công thức:
K th =
Q×L
F× H × t
Trong đó:
(8.7)
Q - lưu lượng nước thấm qua mẫu trong thời gian t (cm3)
t - thời gian thấm (giây, s)
F - tiết diện thấm của mẫu đất, bằng tiết diện ngang của ống mẫu
2
(cm )
L - chiều dài thấm, bằng khoảng cách giữa 2 lỗ ở thân ống mẫu
thông với hai ống đo áp sử dụng (cm)
H - chiều cao cột nước bình quân trong hai ống đo áp sử dụng
(cm)
H=
H1 + H 2
(8.8). Với H1 là chiều cao cột nước cao trong ống đo áp sử dụng
2
(cm); H2 - chiều cao cột nước thấp trong ống đo áp sử dụng (cm).
Ghi chú:
* Hệ số thấm của đất lấy bằng trị số trung bình hệ số thấm khác xác định được
ứng với các độ dốc thủy lực khác nhau đã áp dụng thí nghiệm.
* Nếu yêu cầu quy đổi hệ số thấm của đất ở nhiệt độ của nước khi thí nghiệm về
nhiệt độ nào đó (200C) của nước, được tính toán hiệu chỉnh theo công thức:
K th.20 =
η20
× K th
ηt
Trong đó:
(8.9)
Kth.20 - hệ số thấm của đất theo nhiệt độ của nước ở 200C (cm/s)
Kth - hệ số thấm của đất ở nhiệt độ của nước thí nghiệm (cm/s)
η20 - độ nhớt động lực của nước ở nhiệt dộ 200C
ηt - độ nhớt động lực của nước ở nhiệt độ khi thí nghiệm
Bảng 8.2: Độ nhớt động lực của nước (η) ứng với các nhiệt độ khác nhau
T0 C
η
T0 C
η
T0 C
η
T0 C
η
10
1,36
14
1,52
18
1,68
22
1,85
10,5
1,38
14,5
1,55
18,5
1,70
22,5
1,87
11
1,40
15
1,56
19
1,72
23
1,89
11,5
1,42
15,5
1,58
19,5
1,74
24
1,94
12
1,44
16
1,60
20
1,76
25
1,98
12,5
1,46
16,5
1,62
20,5
1,78
26
2,03
13
1,46
17
1,64
21
1,80
27
2,07
13,5
1,50
17,5
1,66
21,5
1,82
28
2,17
Bảng 8.3: Biểu mẫu thí nghiệm thấm với cột nước thay đổi
Mô tả mẫu:
Thời gian thí nghiệm
Bắt đầu
Kết thúc
Thời
gian
thấm t
(s)
Tiết diện F:
(cm2); Chiều cao H:
(cm); Chiều dài thấm L:
(cm)
3
γc:
(g/cm ) e:
Ống thấm số:
Chiều cao cột
Hệ số
nước trong ống
Nhiệt độ
Hệ số
thấm
đo áp
của nước thấm Kth
trung
Ống
Ống
0
TC
(cm/s)
bình Kth.tb
trên H1 dưới H2
(cm/s)
(cm)
(cm)
§9. XÁC ĐỊNH TÍNH NÉN LÚN CỦA ĐẤT
9.1. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
Xác định tính chất nén lún của đất, đặc trưng bởi 2 thông số: Hệ số nén lún (a,
cm /kG) và Môđun tổng biến dạng (E, kG/cm2) trên máy nén Tam Liên (Trung Quốc).
2
9.2. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
- Máy nén (Hộp nén, bàn nén, bộ phận tăng tải với hệ thống cánh tay đòn, thiết bị
đo biến dạng).
- Các dụng cụ, thiết bị để thí nghiệm xác định độ ẩm, khối lượng riêng của đất,
khối lượng thể tích tự nhiên: Dao vòng, dao gọt đất, tủ sấy, cân kỹ thuật, hộp nhôm,...
Hình 9.1: Máy nén Tam Liên (Trung Quốc)
9.3. CÁCH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
9.3.1. Chuẩn bị mẫu đất
Cho mẫu đất nguyên dạng vào dao vòng. Xác định khối lượng thể tích tự nhiên
của mẫu đất. Ngoài ra, xác định W, ρs, e, G.
9.3.2. Tiến hành thí nghiệm
Hình 9.2: Hộp nén và các bộ phận của hộp nén
Hình 9.3: Các loại đồng hồ đo biến dạng (Đồng hồ so)
Bước 1: Sau khi mẫu đất được chuẩn bị xong, lấy hộp nén ra khỏi bàn nén
và lắp mẫu vào.
Bước 2: Đặt hộp nén đã lắp xong mẫu lên bàn nén. Cân bằng hệ thống
tăng tải bằng đối trọng và đặt hộp đúng vào điểm truyền lực; Lắp đồng hồ đo biến
dạng và điều chỉnh kim đồng hồ về vị trí ban đầu hoặc về vị trí “0”.
Bước 3: Tăng tải trọng và theo dõi biến dạng của mẫu
- Tăng tải trọng lên mẫu đất, cấp sau lớn gấp 2 lần cấp trước (Số lượng cấp áp
lực không nhỏ hơn 5 cho một mẫu nén).
+ Đối với đất loại sét ở trạng thái dẻo chảy và chảy, sử dụng các cấp 0,1; 0,25;
0,5; 1; 2 kG/cm2.
+ Đối với sét, sét pha ở trạng thái dẻo mềm và dẻo cứng dùng các cấp: 0,25; 0,5;
1; 2; 4 kG/cm2.