1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

5/ Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.54 KB, 26 trang )


PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Định nghĩa Dạy học theo dự án



Học theo dự án (Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng

hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc

sống.

Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát

triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở,

khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình

thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự

án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn

nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế.

Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn

được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của họ. Thông thường học

sinh sẽ được làm việc với các thầy cô giáo và những thành viên trong lớp, trong cộng

đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được

sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách

đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.

Những đặc điểm của bài học được thiết kế theo dự án một cách hiệu quả Có rất

nhiều kiểu dự án được tiến hành trong lớp học. Một dự án được coi là hiệu quả khi nó

đạt được sự cân bằng giữa khả năng thực hiện của học sinh với ý đồ thiết kế của giáo

viên, chỉ rõ những công việc học sinh cần làm. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp nhận

diện rõ thế nào là bài học theo dự án hiệu quả.

2. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học



Bài học theo dự án được thiết kế cẩn thận, lôi cuốn học sinh vào những nhiệm vụ mở

và có tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ của dự án kích thích khả năng ra quyết định,

niềm cảm hứng, say mê của học sinh trong quá trình thực hiện và tạo



ra sản phẩm cuối cùng. Học sinh lĩnh hội kiến thức bài học thông qua việc tìm hiểu và

tự quyết định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của dự án. Giáo viên giữ vai trò người hỗ

trợ hay hướng dẫn. Học sinh hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, phát huy tối

đa năng lực cá nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau.

3. Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn kiến



thức kĩ năng của môn học.

Những dự án tốt được phát triển dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình đáp

ứng các chuẩn quốc gia và địa phương. Dự án có các mục tiêu rõ ràng gắn với các chuẩn

và tập trung vào những hiểu biết của học sinh sau quá trình học. Từ việc định hướng

vào mục tiêu, giáo viên sẽ chọn lựa hình thức dạy học phù hợp, lập kế hoạch đánh giá

và tổ chức các hoạt động dạy và học. Kết quả của dự án được thể hiện kết tinh trong

sản phẩm của học sinh và quá trình thực hiện nhiệm vụ, ví dụ phần thuyết trình đầy

thuyết phục hay ấn phẩm thông tin thể hiện sự lĩnh hội các chuẩn nội dung

và mục tiêu dạy học.

4. Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung.



Câu hỏi khung chương trình sẽ giúp các dự án tập trung vào những hoạt động dạy học

trọng tâm. Học sinh được giới thiệu về dự án thông qua các câu hỏi gợi mở những ý

tưởng lớn, xuyên suốt và có tính liên môn. Học sinh sẽ buộc phải tư duy sâu hơn về các

vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu. Có ba dạng câu hỏi khung

chương trình: Câu hỏi khái quát, Câu hỏi bài học và Câu hỏi nội dung. Câu hỏi khái quát

là các câu hỏi rộng, có tính mở, đề cập đến các ý tưởng lớn và các khái niệm xuyên suốt.

Câu hỏi loại này thường mang tính liên môn, giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa

các môn học. Các câu hỏi bài học được gắn trực tiếp với dự án, hỗ trợ việc tìm kiếm lời

giải cho Câu hỏi khái quát. Các câu hỏi bài học thể hiện mức độ hiểu những khái niệm

cốt lõi về dự án của học sinh. Các câu hỏi nội dung thường mang tính thực tiễn cao, bám

sát các chuẩn và mục tiêu đã đề ra.

5. Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên



Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến cần phải được làm rõ và phải luôn được

rà soát nhiều lần để kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phương pháp đánh giá khác

nhau. Học sinh sẽ được xem mẫu và hướng dẫn trước để thực hiện công việc có chất

lượng nhất, và phải biết rõ điều gì đang chờ đợi ngay từ khi bắt đầu dự án. Cần phải tạo

cơ hội để rà soát, phản hồi hay điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện dự án.

6. Dự án có liên hệ với thực tế



Dự án phải gắn với đời sống thực tế của học sinh, có thể mời các chuyên gia ngoài

cùng tham gia để tạo ra những tình huống dạy học. Học sinh có thể thể hiện việc học

của mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo

các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại.

Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình thực hiện.

Thông thường các dự án được kết thúc với việc học sinh thể hiện thành quả học tập của

mình thông qua các bài thuyết trình, các văn bản tài liệu, các mô hình dàn dựng, các

đề án hoặc thậm chí là các sự kiện mô phỏng như một hội thảo giả. Những sản phẩm

cuối cùng này giúp học sinh thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ quá trình học tập.

7. Công nghệ thông tin hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh



Học sinh được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau giúp hỗ trợ phát triển kỹ năng tư

duy, cho ý kiến đánh giá về nội dung và hỗ trợ tạo ra sản phẩm cuối. Với sự trợ giúp

của công nghệ, học sinh tự chủ hơn với kết quả cuối cùng, có cơ hội “cá nhân hoá sản

phẩm”. Học sinh có thể vươn ra khỏi 4 bức tường lớp học bằng cách cộng tác với các

lớp học từ xa qua email và các trang web tự tạo, hoặc trình bày việc học của mình

qua các chương trình đa phương tiện. Kỹ năng tư duy là không thể thiếu trong

làm việc theo dự án. Làm việc theo dự án sẽ hỗ trợ phát triển cả kỹ năng tư duy siêu

nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu, và đánh giá

thông tin. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câu hỏi khung chương trình sẽ kích

thích học sinh tư



duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao. Chiến lược

dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng. Các chiến lược dạy học sẽ tạo ra một

môi trường học tập đa dạng hơn, thúc đẩy tư duy bậc cao hơn. Những chiến lược dạy học

sẽ giúp đảm bảo cho học sinh được tiếp cận với tòan bộ học liệu của chương trình, tạo

cơ hội thành công cho mỗi học sinh. Trong giảng dạy có thể kết hợp các kỹ thuật dạy

học hợp tác, làm việc nhóm, phân nhánh tổ chức, nhận xét phản hồi từ giáo

viên hoặc từ bạn học.

8. Thiết kế kế hoạch dạy học theo dự án.

* Có nhiều tài liệu nghiên cứu đưa ra các mô hình thiết kế khác nhau về kĩ thuật dạy



học theo dự án, qua nghiên cứu và học hỏi tôi thấy rằng mô hình thiết kế gồm 5 bước

sau đây là đầy đủ và dễ dàng thực hiện hơn cả:

Tên dự án

I. Mục tiêu dự án

1. Kiến thức

2. Kĩ năng

3. Thái độ

II.



Các bước tiến hành



1. Xác định chủ đề và mục đích dự án (từ dự án lớn có thể chia thành nhiều dự án nhỏ hơn)



hoặc nghiên cứu cả dự án lớn

2. Xây dựng kế hoạch làm việc



- Phác thảo đề cương

- Bảng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm

3. Thực hiện



HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch

- Thu thập tài liệu

- Tổng hợp kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm

- Viết báo cáo và chuẩn bị các tài liệu liên quan

4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp

- Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày vấn đề đã tìm hiểu.

- Cả lớp thảo luận để xây dựng hoàn thiện.



5. Đánh giá.

- Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau

- GV tổng kết đánh giá. Rút kinh nghiệm.



* Xác định chủ đề, mục đích của dự án



Là bước đầu tiên quan trọng, GV cùng tất cả các thành viên trong nhóm (hoặc lớp) cùng

tham gia xây dựng và xác định được:

- Mục đích của dự án

-



Đề xuất ý tưởng dự án



-



Thảo luận về ý tưởng dự án



-



Quyết định chủ đề, mục đích dự án.

Xác định chủ đề bằng cách đề ra ý tưởng hoặc chủ đề lớn ban đầu được phát triển thành

nhiều chủ đề nhỏ (tiểu chủ đề) bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. Tiểu chủ đề chính là đối

tượng nghiên cứu. Sử dụng sơ đồ tư duy để tập hợp ý kiến của các thành viên, kết hợp

các ý tưởng, xây dựng cấu trúc kiến thức, xác định quy mô nghiên cứu, xác định các hoạt

động học tập cần thực hiện.



Cách lập sơ đồ tư duy:



Tôn trọng ý kiến của

người khác (Không phê phán)

Để các ý tưởng

phát triển tự do

Kết hợp các ý tưởng

Khi không có thêm

ý tưởng mới, bắt đầu lập sơ đồ tý duy

Đặt câu hỏi để

phát triển các ý tưởng

Cử một thành viên

ghi lại tất cả các ý tưởng



Lập sơ đồ tư duy

như thế nào?



Kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H, xây dựng ý tưởng mới như thế nào?



2. Cái gì

1. Ai



3. Ở đâu

5W1H



6. Như thế



4. Khi nào

5. Tại sao



* Xây dựng kế hoạch



nào



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

×