1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

II. Các bước tiến hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.54 KB, 26 trang )


5. Đánh giá.

- Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau

- GV tổng kết đánh giá. Rút kinh nghiệm.



* Xác định chủ đề, mục đích của dự án



Là bước đầu tiên quan trọng, GV cùng tất cả các thành viên trong nhóm (hoặc lớp) cùng

tham gia xây dựng và xác định được:

- Mục đích của dự án

-



Đề xuất ý tưởng dự án



-



Thảo luận về ý tưởng dự án



-



Quyết định chủ đề, mục đích dự án.

Xác định chủ đề bằng cách đề ra ý tưởng hoặc chủ đề lớn ban đầu được phát triển thành

nhiều chủ đề nhỏ (tiểu chủ đề) bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. Tiểu chủ đề chính là đối

tượng nghiên cứu. Sử dụng sơ đồ tư duy để tập hợp ý kiến của các thành viên, kết hợp

các ý tưởng, xây dựng cấu trúc kiến thức, xác định quy mô nghiên cứu, xác định các hoạt

động học tập cần thực hiện.



Cách lập sơ đồ tư duy:



Tôn trọng ý kiến của

người khác (Không phê phán)

Để các ý tưởng

phát triển tự do

Kết hợp các ý tưởng

Khi không có thêm

ý tưởng mới, bắt đầu lập sơ đồ tý duy

Đặt câu hỏi để

phát triển các ý tưởng

Cử một thành viên

ghi lại tất cả các ý tưởng



Lập sơ đồ tư duy

như thế nào?



Kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H, xây dựng ý tưởng mới như thế nào?



2. Cái gì

1. Ai



3. Ở đâu

5W1H



6. Như thế



4. Khi nào

5. Tại sao



* Xây dựng kế hoạch



nào



Sau khi lựa chọn đựơc chủ đề nghiên cứu, HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề

cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Cần xác định những công việc phải

làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc

trong nhóm…

Tên

viên



thànhNhiệm vụ



Phương tiện



Thời

hạnSản phẩm dự

hoàn thành kiến



Phiếu PV Máy ảnh

Mai



Phỏng vấn



Máy ghi âm (Nếu1 tuần

có)

Một ví dụ về bảng phân công nhiệm vụ trong nhóm



Phiếu trả lời

PV

Ảnh chụp



* Tìm kiếm và thu thập dữ liệu: Sau khi có chủ đề dự án và xây dựng các tiểu chủ đề,

bước tiếp theo là thu thập thông tin. Có thể bắt đầu thu thập thông tin bằng cách: Đọc

báo, tìm trên Internet, tìm trong thư viện, thực nghiệm, quan sát, điều tra, phỏng vấn…

Khi tìm thông tin qua báo chí, internet, thư viện, …có thể sử dụng phiếu ghi dữ liệu:

Nhật ký Học theo Dự án (cá nhân/nhóm)

Chủ đề:



Lớp:



Câu hỏi liênAi có thểThế nào … Tại sao ….

quan

hướng

dẫn tôi?



Ở đâu, khi nào, bao

lâu, …



[Nguồn 1]

Thông tin Thông tin Thông tin

Thông tin

[Nguồn 2]

Thông tin Thông tin Thông tin

Thông tin

Bên cạnh đó để giúp HS ghi lại quá trình thực hiện các nhiệm vụ đa dạng trong dự án học

tập, có thể lập “Sổ theo dõi dự án” để sự dụng. HS ghi lại thông tin đã thu thập và các

kết quả thảo luận trong sổ theo dõi cho đến khi dự án kết thúc. GV có thể rà soát lại sổ

theo dõi để kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của HS.

* Làm thực nghiệm hoặc quan sát:



Khi làm thực nghiệm hoặc quan sát, cần thiết kế trước các hoạt động. Thực nghiệm nhằm

chứng minh hoặc phủ nhận một giả thuyết. Một thực nghiệm bao gồm: Mục tiêu, phương

pháp, đo lường hoặc quan sát, kết quả và thảo luận, kết luận.



* Điều tra hoặc phỏng vấn: Trước khi điều tra, phỏng vấn, cần thiết kế các câu hỏi.



Ví dụ các câu hỏi điều tra:



1. Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mọi

người. ( Trả lời bằng cách đánh dấu vào ô của một trong câu trả lời sau)



□ hoàn toàn không đồng ý;

□ không đồng ý;

□ bình thường;

□ đồng ý;





hoàn toàn đồng ý.



2. Bạn có thường xuyên bỏ rác vào thùng rác không?



□Có



□Không



Ví dụ các câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng ta cần quan tâm đến vấn đề giáo dục môi

trường? Bạn thường làm gì khi thấy người khác vứt rác bừa bãi? Bạn làm gì để tuyên

truyền ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người?

* Thiết kế câu hỏi hiệu quả bằng cách nào: Mỗi câu hỏi CHỈ HỎI một nội dung, sử dụng



ngôn ngữ đơn giản, thử nghiệm câu hỏi với bạn bè để điều chỉnh nếu cần.

Nếu việc điều tra, phỏng vấn trên đường phố khó thực hiện thì có thể tiến hành với các

đối tượng sau: HS trong trường, các GV trong trường, Cha mẹ HS.

* Phân tích và giải thích các kết luận: Sau khi thu thập dữ liệu, cần phân tích để thu được



thông tin có giá trị, tin cậy và có ý nghĩa. Các kết luận rút ra sau khi phân tích đầy đủ các

dữ liệu là minh chứng cho các phát hiện của dự án. Một số cách phân tích dữ liệu tiêu

biểu là: Lập bảng, biểu đồ, so sánh và đối chiếu. Mục đích của việc lập bảng và biểu đồ:

Mô tả mức độ lớn/ nhỏ của số liệu, biểu thị xu hướng của các số liệu. Công cụ phổ biến

để lập bảng và biểu đồ là Microsoft Excel.



Sau khi lập bảng và biểu đồ, cần giải thích các bảng biểu bằng cách:

Mô tả các dữ liệu lớn nhất/nhỏ nhất

Mô tả các dữ liệu nổi bật

So sánh dữ liệu

Giải thích các nguyên nhân

* Tổng hợp thông tin: Các dữ liệu thô cần được tổng hợp lại để chỉ đưa vào báo cáo các



kết luận có liên quan và đã được phân tích. Chú ý rằng chỉ liệt kê các ý chính, tóm tắt

thông tin bằng MỘT hoặc HAI câu.

* Xây dựng sản phẩm dự án: Sau khi thu thập được các thông tin qua hoạt động tìm



kiếm, điều tra, phỏng vấn và phân tích, HS có thể tập hợp lại thành một sản phẩm của dự

án. Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối

cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn (kịch,

hát, múa, thơ, …), trưng bày triển lãm (tranh ảnh, vật thật, báo tường, mô hình,…),

powerpoint, …

Báo cáo sản phẩm dự án thường bao gồm:

Tên dự án





Lý do nghiên cứu







Mục tiêu dự án







Các hoạt động tìm hiểu







Dữ liệu và bàn luận







Kết luận







Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án



* Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh



nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo.

Có thể sử dụng phiếu đánh giá trong học theo dự án như sau:



STT



Nội dung



Trên mức đạt ( 7-10 Đạt (5-6

điểm)



1



Chủ đề



2



Dữ liệu và nội dung



3



Giải thích



4



Trình bày, tổ chức



5



Hiểu



6



Tính sáng tạo



7



Tư duy tích cực



8



Làm việc nhóm



9



Ấn tượng chung



10



Tổng cộng



điểm)



II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

A. Bài soạn minh hoạ:



Bài soạn minh hoạ cũng như mô tả lại quá trình thực hiện dự án của học sinh nhằm

thể hiện việc đã áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án. Bài soạn này được sử dụng để

dạy học môn Giáo dục công dân 12, bắt đầu thực hiện từ đầu năm học song song với

quá trình dạy học và kết thúc để trình bày kết quả vào giờ ngoại khoá cuối của kì học,

các hoạt động của học sinh, tìm hiểu, thực hiện dự án được thực hiện ngoài giờ lên lớp

trong suốt một quá trình



Tên dự án: Tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử tại địa phương nhằm góp phần xây

dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực.

I. Mục tiêu dự án

1. Kiến thức:



Học sinh hiểu được lịch sử ra đời của khu di tích lịch sử nơi thành lập Chi bộ Đảng

nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai, qua đó liên hệ với các kiến thức đã được học tập

để hiểu thêm về lịch sử đấu tranh hào hùng của quê hương đất nước.

Biết tham gia lao động nhằm trùng tu, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử. Từ đó có thể

tuyên truyền với người khác về di tích này.

2. Kĩ năng:



Biết tìm kiếm và xử lí thông tin về lịch sử ra đời của khu di tích nói trên, tổ chức hoạt

động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tham gia các hoạt động ngoại khoá

bên ngoài nhà trường một cách an toàn, tích cực và hiệu quả.



Biết lao động đúng cách để xây dựng và chăm sóc di tích.

Viết được báo cáo, trình bày kết quả trước đám đông. Sử dụng được các phương tiện hỗ

trợ để thực hiện dự án

3. Thái độ:



Tôn trọng và tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông, tin tưởng vào sự

thắng lợi của công cuộc đổi mới của đất nước từ đó hăng hái tham gia học tập, lao

động sản xuất.

Tự giác tham gia một cách tích cực vào các hoạt động phong trào của nhà trường

và địa phương tổ chức.

II.



Các bước tiến hành



1. Xác định chủ đề và mục đích dự án :



Chủ đề của dự án: Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương. (Tên di tích: Nơi

thành lập Chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai, địa điểm tại tổ 5 phường

Bình Minh, TP Lào Cai, cách trường 3,5 km)

Mục đích của dự án: Thu thập thông tin về lịch sử ra đời của khu di tích, tiến hành chăm

sóc tôn tạo khu di tích lịch sử. Nâng cao hiểu biết về lịch sử và giáo dục lòng tự hào dân

tộc cho học sinh.

2. Xây dựng kế hoạch làm việc. (Do các nhóm học sinh tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của



giáo viên)

a - Đề cương của dự án:

- Dự án chia thành hai gói nhỏ hơn: Tìm hiểu lịch sử của di tích và thực hiện chăm sóc,



bảo vệ di tích.

+ Việc tìm hiểu lịch sử của di tích gồm những công việc sau: tra cứu trên mạng để tìm

hiểu thông tin, vào thư viện của địa phương và của nhà trường để tìm tư liệu, tìm gặp

thân nhân các nhân chứng lịch sử hoặc những người biết nhiều về khu di tích đó, ghi

chép thông tin, chụp ảnh khu di tích và các nhân chứng lịch sử, biên tập lại các nội dung

đã thu thập được thành bản báo cáo. Tuyên truyền lại cho các bạn cùng lớp về khu di tích

này.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

×