Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.54 KB, 26 trang )
* Điều tra hoặc phỏng vấn: Trước khi điều tra, phỏng vấn, cần thiết kế các câu hỏi.
Ví dụ các câu hỏi điều tra:
1. Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mọi
người. ( Trả lời bằng cách đánh dấu vào ô của một trong câu trả lời sau)
□ hoàn toàn không đồng ý;
□ không đồng ý;
□ bình thường;
□ đồng ý;
□
hoàn toàn đồng ý.
2. Bạn có thường xuyên bỏ rác vào thùng rác không?
□Có
□Không
Ví dụ các câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng ta cần quan tâm đến vấn đề giáo dục môi
trường? Bạn thường làm gì khi thấy người khác vứt rác bừa bãi? Bạn làm gì để tuyên
truyền ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người?
* Thiết kế câu hỏi hiệu quả bằng cách nào: Mỗi câu hỏi CHỈ HỎI một nội dung, sử dụng
ngôn ngữ đơn giản, thử nghiệm câu hỏi với bạn bè để điều chỉnh nếu cần.
Nếu việc điều tra, phỏng vấn trên đường phố khó thực hiện thì có thể tiến hành với các
đối tượng sau: HS trong trường, các GV trong trường, Cha mẹ HS.
* Phân tích và giải thích các kết luận: Sau khi thu thập dữ liệu, cần phân tích để thu được
thông tin có giá trị, tin cậy và có ý nghĩa. Các kết luận rút ra sau khi phân tích đầy đủ các
dữ liệu là minh chứng cho các phát hiện của dự án. Một số cách phân tích dữ liệu tiêu
biểu là: Lập bảng, biểu đồ, so sánh và đối chiếu. Mục đích của việc lập bảng và biểu đồ:
Mô tả mức độ lớn/ nhỏ của số liệu, biểu thị xu hướng của các số liệu. Công cụ phổ biến
để lập bảng và biểu đồ là Microsoft Excel.
Sau khi lập bảng và biểu đồ, cần giải thích các bảng biểu bằng cách:
Mô tả các dữ liệu lớn nhất/nhỏ nhất
Mô tả các dữ liệu nổi bật
So sánh dữ liệu
Giải thích các nguyên nhân
* Tổng hợp thông tin: Các dữ liệu thô cần được tổng hợp lại để chỉ đưa vào báo cáo các
kết luận có liên quan và đã được phân tích. Chú ý rằng chỉ liệt kê các ý chính, tóm tắt
thông tin bằng MỘT hoặc HAI câu.
* Xây dựng sản phẩm dự án: Sau khi thu thập được các thông tin qua hoạt động tìm
kiếm, điều tra, phỏng vấn và phân tích, HS có thể tập hợp lại thành một sản phẩm của dự
án. Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối
cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn (kịch,
hát, múa, thơ, …), trưng bày triển lãm (tranh ảnh, vật thật, báo tường, mô hình,…),
powerpoint, …
Báo cáo sản phẩm dự án thường bao gồm:
Tên dự án
•
Lý do nghiên cứu
•
Mục tiêu dự án
•
Các hoạt động tìm hiểu
•
Dữ liệu và bàn luận
•
Kết luận
•
Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án
* Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh
nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo.
Có thể sử dụng phiếu đánh giá trong học theo dự án như sau:
STT
Nội dung
Trên mức đạt ( 7-10 Đạt (5-6
điểm)
1
Chủ đề
2
Dữ liệu và nội dung
3
Giải thích
4
Trình bày, tổ chức
5
Hiểu
6
Tính sáng tạo
7
Tư duy tích cực
8
Làm việc nhóm
9
Ấn tượng chung
10
Tổng cộng
điểm)
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
A. Bài soạn minh hoạ:
Bài soạn minh hoạ cũng như mô tả lại quá trình thực hiện dự án của học sinh nhằm
thể hiện việc đã áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án. Bài soạn này được sử dụng để
dạy học môn Giáo dục công dân 12, bắt đầu thực hiện từ đầu năm học song song với
quá trình dạy học và kết thúc để trình bày kết quả vào giờ ngoại khoá cuối của kì học,
các hoạt động của học sinh, tìm hiểu, thực hiện dự án được thực hiện ngoài giờ lên lớp
trong suốt một quá trình
Tên dự án: Tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử tại địa phương nhằm góp phần xây
dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực.
I. Mục tiêu dự án
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được lịch sử ra đời của khu di tích lịch sử nơi thành lập Chi bộ Đảng
nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai, qua đó liên hệ với các kiến thức đã được học tập
để hiểu thêm về lịch sử đấu tranh hào hùng của quê hương đất nước.
Biết tham gia lao động nhằm trùng tu, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử. Từ đó có thể
tuyên truyền với người khác về di tích này.
2. Kĩ năng:
Biết tìm kiếm và xử lí thông tin về lịch sử ra đời của khu di tích nói trên, tổ chức hoạt
động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tham gia các hoạt động ngoại khoá
bên ngoài nhà trường một cách an toàn, tích cực và hiệu quả.
Biết lao động đúng cách để xây dựng và chăm sóc di tích.
Viết được báo cáo, trình bày kết quả trước đám đông. Sử dụng được các phương tiện hỗ
trợ để thực hiện dự án
3. Thái độ:
Tôn trọng và tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông, tin tưởng vào sự
thắng lợi của công cuộc đổi mới của đất nước từ đó hăng hái tham gia học tập, lao
động sản xuất.
Tự giác tham gia một cách tích cực vào các hoạt động phong trào của nhà trường
và địa phương tổ chức.
II.
Các bước tiến hành
1. Xác định chủ đề và mục đích dự án :
Chủ đề của dự án: Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương. (Tên di tích: Nơi
thành lập Chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào Cai, địa điểm tại tổ 5 phường
Bình Minh, TP Lào Cai, cách trường 3,5 km)
Mục đích của dự án: Thu thập thông tin về lịch sử ra đời của khu di tích, tiến hành chăm
sóc tôn tạo khu di tích lịch sử. Nâng cao hiểu biết về lịch sử và giáo dục lòng tự hào dân
tộc cho học sinh.
2. Xây dựng kế hoạch làm việc. (Do các nhóm học sinh tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của
giáo viên)
a - Đề cương của dự án:
- Dự án chia thành hai gói nhỏ hơn: Tìm hiểu lịch sử của di tích và thực hiện chăm sóc,
bảo vệ di tích.
+ Việc tìm hiểu lịch sử của di tích gồm những công việc sau: tra cứu trên mạng để tìm
hiểu thông tin, vào thư viện của địa phương và của nhà trường để tìm tư liệu, tìm gặp
thân nhân các nhân chứng lịch sử hoặc những người biết nhiều về khu di tích đó, ghi
chép thông tin, chụp ảnh khu di tích và các nhân chứng lịch sử, biên tập lại các nội dung
đã thu thập được thành bản báo cáo. Tuyên truyền lại cho các bạn cùng lớp về khu di tích
này.
+ Công việc chăm sóc khu di tích gồm: Dọn cỏ, trồng cây xanh, quét dọn, quét vôi tường,
củng cố lại hệ thống tường rào và cổng ra vào, chuẩn bị cây xanh, dụng cụ lao động,
chụp hình ảnh một số hoạt động này.
- Phương tiện đi lại của học sinh tự túc, khi tổ chức đi phải báo cáo và được sự đồng ý của
giáo viên, nhà trường sẽ phân công người phụ trách để quản lí, kinh phí cho hoạt động
này sẽ trích từ quỹ lớp và sự ủng hộ của hội cha mẹ học sinh và các nguồn khác.
b - Bảng phân công công việc cho các nhóm, các thành viên trong nhóm của lớp 12A3.
(Các lớp khác cũng làm tương tự như vậy)
- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu lịch sử của di tích nơi thành lập Chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh
Lào Cai.
- Nhóm 3, 4: Tiến hành chăm sóc dọn trong khu di tích.
Sau đây chỉ là dẫn chứng bảng phân công của nhóm 3, các nhóm khác tương tự:
Tên
viên
thànhNhiệm vụ
Phương tiện
Thời
hạnSản phẩm dự
hoàn thành kiến
phân công nhiệm
vụ và giám sát,
Đến khi dự
đôn đốc hoạt
án
hoànBản báo cáo
Nguyễn Huyđộng của nhóm,
thành vào
Hoàng
báo cáo thườngSổ ghi chép, nhật kícuối học kì,kết quả, hình
(Nhóm
xuyên với giáohọc theo dự án, điệntrước tuầnảnh chụp các
trưởng)
hoạt động
viên về tiến độthoại cá nhân,
14
làm việc, trực
tiếp tham gia các
Hà,
Nam,Phát dọn cỏ, làm
Mỗi thángKhu di tích
Chính, Long sạch trong khu diDao phát, chổi quét thực
hiệnđược
sạch
tích
chăm sóc 1đẹp
lần
Việt, Huy,Chuẩn bị 4 câyCây xanh không cầntrong thángTrồng
và
Tuấn Anh,xanh để trồng
chậu, đảm bảo sống10
đảm bảo cây
Lê Hải
được
sống
Các thành…..
viên khác
…..
…..
…..
3. Thực hiện
HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch
- Thu thập tài liệu
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm
- Viết báo cáo và chuẩn bị các tài liệu liên quan
4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày vấn đề đã tìm hiểu.
- Cả lớp thảo luận để xây dựng hoàn thiện.
* Dẫn chứng về một đoạn dữ liệu về khu di tích nói trên:
Làng Soi Lần cũng chính là nơi ra đời chi bộ xã Cam Đường, chi bộ nông thôn đầu tiên
của tỉnh Lào Cai tháng 10/1948. Đây là cái nôi cách mạng, các bến sông là điểm đưa đón
cán bộ, trong đó có đồng chí Tô Vũ, Bí thư chi bộ nông thôn đầu tiên của Lào Cai về
hoạt động, gây dựng phong trào. Nơi đây cũng đã từng in dấu chân Bác Hồ khi Người
cùng phái đoàn của Trung ương Đảng và Chính phủ đi tầu hoả từ Hà Nội lên ga Làng
Giàng và tiếp đó theo xe goòng trên đoạn đường sắt đang mở qua đất Cửa Ngòi, làng
Chiềng... để vào thăm cán bộ, công nhân, nhân dân địa phương ở khu mỏ apatit Cam
Đường ngày 23/9/1958.
Chi bộ thời điểm đó có các đồng chí Hoàng Văn Phìn (Quyết Thắng), Mã Văn Sinh
(Bình Tân), Phan Văn Quay, Trần Văn Sẩu, Hà Văn Thì, Hà Văn Hiền…
Hiện nay hầu hết các đảng viên này đã qua đời, chỉ còn ông Mã Văn Sinh (Bình Tân),
Trần Văn Sẩu là còn sống nhưng già yếu, các ông vẫn minh mẫn và rất vui vẻ khi được
hỏi về quá khứ hào hùng của mình.
* Giới thiệu một số hình ảnh đã chụp vể tìm hiểu và chăm sóc khu di tích:
Ảnh 1: Quang cảnh khu di tích nơi thành lập chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của tỉnh Lào
Cai (10/10/1948).
Ảnh 2: Cuộc gặp mặt các nhân chứng lịch sử của Chi bộ Cam Đường
Ảnh 3: Hoạt động chăm sóc tại khu di tích