Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.54 KB, 26 trang )
cho các bạn cùng lớp, cùng trường, phụ huynh và thầy cô giáo khác nghe về những việc
mình đã được tham gia.
PHẦN KẾT LUẬN
Có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Giáo dục công dân , bao gồm các
phương pháp dạy học truyền thống (trực quan, giảng giải, vấn đáp...) và các phương
pháp, kĩ thuật dạy học mới (như đóng vai, liên hệ thực tiễn, dự
án...). Mỗi phương pháp và kĩ thuật dạy học đều có mặt mạnh và mặt hạn chế riêng.
Các phương pháp sẽ phù hợp với từng loại bài riêng, từng hoạt động trong tiết dạy.
Do đặc trưng của môn học Giáo dục công dân lớp 12 nên việc áp dụng kĩ thuật dạy
học theo dự án là rất cần thiết. Thông qua những hoạt động mà kĩ thuật dạy học theo dự
án tạo ra các em được tiếp xúc với thực tiễn nhiều hơn và phân tích để hiểu sâu sắc nội
dung bài học, môn học. Học sinh biết vận dụng kiến thức và thực tiễn biết đánh giá
thực tiễn và phát huy được tính tích cực trong học tập.
Quá trình vận dụng kĩ thuật dạy học theo dự án vào môn Giáo dục công dân lớp 12 đã
đạt được những kết quả nhất định. Đa số học sinh trong lớp thấy hứng thú với phương
pháp và kĩ thuật dạy học mới này. Lớp học sôi nổi, học sinh phát huy được tính chủ
động, sáng tạo trong học tập. Học sinh cũng được tạo cơ hội tìm tòi các kiến thức mới và
khó có liên quan đến nội dung bài học.
Bên cạnh những thuận lợi vận dụng kĩ thuật dạy học này giáo viên và học sinh còn
gặp phải một số khó khăn nhất định như: Quỹ thời gian hạn chế, tài liệu tham khảo trong
nhà trường chưa nhiều, một số học sinh còn thờ ơ với môn học...
Như vậy để phát huy được tính tích cực của kĩ thuật dạy học này và khắc phục được
những hạn chế là yêu cầu đặt ra cho mỗi giáo viên khi vận dụng vào bài dạy. Muốn phát
huy tính tích cực cũng như khắc phục hạn chế của kĩ thuật này đòi hỏi cả giáo viên và
học sinh phải nỗ lực hết mình trong quá trình dạy và học. Đây cũng là yêu cầu trong
quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung và của bộ môn Giáo dục công dân
lớp 12 nói riêng.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô trong tổ chuyên
môn đã đọc, góp ý phản biện để tôi hoàn thành đề tài kinh nghiệm này.
Lào Cai tháng 12 năm 2010
Người viế