1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Phân tích các quy định của CU Viên 1969 về hiệu lực của ĐUQT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 131 trang )


Câu hỏi ôn tập

Đối với những quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập công ước này sau khi đã có việc lưu chiểu

văn kiện thứ 35 về phê chuẩn hoặc gia nhập, thì công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau

khi quốc gia đó lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập.”

a. Điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế

- Nhưng không phải mọi thỏa thuận quốc tế đều là điều ước quốc tế. Để trở thành điều ước

quốc tế, thỏa thuận đó phải thỏa mãn những điều kiện nhất định:

♣ Điều ước quốc tế phải đựoc ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng

Điều ước quốc tế được ký kết phải phù hợp với quy định của pháp luật các bên về thẩm quyền

và thủ tục ký kết.

Nội dung của điều ước quốc tế phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

hiện đại vì các nguyên tắc cơ bản là thước đo, là gốc của luật pháp quốc tế, để trên cơ sở đó

hình thành lên các quy phạm pháp luật quốc tế.

b. Hiệu lực về thời gian của điều ước quốc tế: Trong phần này chúng ta cần giải quyết 2 vấn

đề, đó là: thời điểm có hiệu lực của điều ước quốc tế và thời hạn có hiệu lực của điều ước

quốc tế.

Thời điểm có hiệu lực của điều ước quốc tế (trả lời cho câu hỏi: khi nào thì điều ước quốc

tế có hiệu lực?) Về nguyên tắc, luôn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong điều ước.

Tuy nhiên, thực tiễn chúng ta có thể khái quát thành 2 trường hợp sau:

- Đối với các điều ước song phương: thời điểm có hiệu lức là thời điểm các bên tiến hành

ký đầy đủ hoặc tiến hành trao đổi thư phê chuẩn hoặc phê duyệt (trong trường hợp điều ước

có quy định thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyệt). VD: Sau khi Việt nam và Hoa Kỳ tiến hành

ký đầy đủ vào Hiệp định thương mại, 2 bên phải tiến hành phê chuẩn do hiệp định này quy

định phải được phê chuẩn. Sau khi cơ quan có thẩm quyền của 2 quốc gia đã tiến hành thủ tục

phê chuẩn, người đứng đầu 2 quốc gia sẽ làm thư phê chuẩn để tiến hành trao đổi.

- Đối với điều ước quốc tế đa phương: Thời điểm có hiệu lực của loại điều ước này rất đa

dạng và phong phú. Nhìn chung, điều ước quốc tế đa phương sẽ có hiệu lực khi các điều kiện

về hiệu lực được ghi nhận trong điều ước quốc tế cụ thể được thỏa mãn (thường là quy định

về quốc gia phê chuẩn và thời gian quốc gia phê chuẩn mới có hiệu lực). Trong trường hợp



Page 65



Câu hỏi ôn tập

điều ước quốc tế không có quy định liên quan đến vấn đề này thì điều ước quốc tế sẽ có hiệu

lực khi các bên tiến hành ký đầy đủ.

VD: Công ước về quyền trẻ em quy định: công ước này có hiệu lực khi có 20 quốc gia phê

chuẩn và sẽ có hiệu lực sau đó 30 ngày. Hay Công ước Luật Biển năm 1982 quy định Công

ước sẽ có hiệu lực sau khi quốc gia thứ 60 phê chuẩn 1 năm. Ví dụ quốc gia thứ 60 phê chuẩn

ngày 2/9/1993 thì ngày 2/9/1994 Công ước có hiệu lực.

Thời hạn có hiệu lực của điều ước quốc tế (trả lời cho câu hỏi: điềuϖ ước quốc tế có hiệu

lực đến thời điểm nào?) gồm 2 trường hợp:

- Nhóm điều ước quốc tế có thời hạn: bao gồm điều ước quốc tế ngắn hạn, trung hạn và dài

hạn. Nhóm điều ước quốc tế chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế...

- Nhóm các điều ước quốc tế vô thời hạn: các điều ước này chỉ quy định thời điểm có hiệu

lức của điều ước mà không quy định thời điểm chấm dứt hiệu lực. Thông thường các điều ước

quốc tế loại này chủ yếu xuất hiện trong các lĩnh vực về nhân quyền, chiến tranh, biên giới và

các vấn đề lớn mang tính toàn cầu.

c. Hiệu lực của điều ước quốc tế về không gian

- Về nguyên tắc, điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của các quốc gia

thành viên, không có hiệu lực vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia này. Tuy nhiên,

điều ước có hiệu lực trên toàn bộ hay một phần lãnh thổ phụ thuộc vào nội dung của điều ước.

d. Hiệu lực của điều ước quốc tế đối với bên thứ 3

Về nguyên tắc, điều ước quốc tế chỉ có ý nghĩa ràng buộc với các bên trong điều ước. Tuy

nhiên, có một số ngoại lệ từ nguyên tắc này. Có một số điều ước quốc tế tạo ra quyền và nghĩa

vụ pháp lý quốc tế cho bên thứ 3 (các quôc sgia không phải là thành viên của điều ước), đó là:

- Trường hợp điều ước quốc tế xác định quyền và nghĩa vụ cho bên thứ 3, nếu bên thứ 3

đồng ý. VD: Điều 87 Công ước Luật Biển quy định: "Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc

gia, dù có biển hay không có biển...".

- Điều ước quốc tế tạo ra hoàn cảnh khách quan, mặc dù không phải thành viên của điều

ước nhưng quốc gia này cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ một cách triệt để những nghĩa vụ này.

VD: Hiệp định về Nam cực được ký kết năm 1959 giữa Mỹ, Liên xô và một số quốc gia khác.

Từ Hiệp định này, Nam cực trở thành một vùng lãnh thổ quốc tế, và không quốc gia nào được

Page 66



Câu hỏi ôn tập

quyền xác lập chủ quyền đối với Nam cực, nhưng bất kỳ quốc gia nào cũng được quyền khai

thác Nam cực cho mục đích nghiên cứu hay thương mại.

- Điều ước quốc tế được các quốc gia không phải thành viên viện dẫn với tư cách là tập

quán quốc tế.

- Điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc



77.



Trình bày các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của ĐUQT theo quy



định của CU Viên 1969.

* Về chủ quan: (Điều 46 đến 53):

- Do các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế

- Do điều ước quốc tế hết thời hạn

- Do một bên đơn phương tuyên bố hủy bỏ khi bên ký kết khác đã vi phạm nghiêm trọng

điều ước

- Do một bên đơn phương tuyên bố hủy bỏ trên cơ sở cho phép của điều ước đó

- Do các bên thỏa thuận ký kết một điều ước quốc tế mới về cùng một vấn đề

- Do có hành vi bảo lưu điều ước

* Về khách quan (Điều 61, 62, 64):

- Do có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh (Rebus-sic-stantibus), sự thay đổi này vào thời

điểm ký kết các bên không dự tính được. Tuy nhiên, dù có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh

các bên vẫn phải thực hiện điều ước quốc tế, đó là: sự thay đổi này do một bên chủ định tạo ra

hoặc điều ước quốc tế đó liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ.

- Do có sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia (không áp dụng đối với các điều ước về

biên giới, hay Công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh);

- Do mất đối tượng của điều ước quốc tế

- Xuất hiện quy phạm Jus cogens mới có nội dung trái với điều ước, trong trừong hợp này

điều ước quốc tế sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực.



Page 67



Câu hỏi ôn tập

78.



Phân tích các quy định của CU Viên 1969 về giải thích ĐUQT



Điều 31: Quy tắc chung về việc giải thích

Một điều ước cần phải được giải thích với thiện ý phù hợp với ý nghĩa thông thường được

nêu ra đối với những thuật ngữ được sử dụng trong điều ước theo nội dung của những thuật

ngữ này và dưới ánh sáng của đối tượng và mục đích của điều ước.

Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngoài nội dung chính văn bản, kể cả lời nói đầu

và các phục lục, sẽ bao gồm cả:

Mọi thỏa thuận có liên quan đến điều ước đã được tất cả các bên tham gia tán thành trong

dịp ký kết điều ước;

Mọi văn kiện do một hoặc nhiều bên đưa ra trong dịp ký kết điều ước và được các bên chấp

thuận là một văn kiện có liên quan đến điều ước.

Cùng với nội dung văn bản, sẽ phải được tính đến:

Mọi sự thỏa thuận sau này giữa các bên về việc giải thích điều ước hoặc về việc thi hành

các quy định của điều ước,

Mọi thực tiễn sau này trong khi thực hiện điều ước được các bên thỏa thuận liên quan đến

việc giải thích điều ước,

Mọi quy tắc thích hợp của pháp luật quốc tế áp dụng trong các quan hệ giữa các bên.

Một thuật ngữ sẽ được hiểu theo một ý nghĩa riêng biệt nếu có sự xác định rằng đó là ý

định của các bên.

Điều 32: Những cách giải thích bổ sung

Có thể dựa thêm vào những cách giải thích bổ sung, kể cả những công việc chuẩn bị điều

ước và hoàn cảnh ký kết điều ước nhằm mục đích khẳng định có ý nghĩa đúng như việc thi

hành điều 31, hoặc để khẳng định ý nghĩa khi giải thích theo đúng điều 31:

Khi đó là ý nghĩa mập mờ hay khó hiểu, hoặc

Khi dẫn đến một kết quả rõ ràng là phi lý hay không hợp lý

Điều 33: Việc giải thích các điều ước được xác thực bằng hai hay nhiều thứ tiếng



Page 68



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

×