1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Phân tích quy định về thủ tục thông qua quyết định của Hội Đồng Bảo An LHQ (Điều 27). Cơ chế quyền phủ quyết ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của HĐBA?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 131 trang )


Câu hỏi ôn tập

quyết đó không được thông qua.

- Quy định về thủ tục thông qua nghị quyết của HDBA đòi hỏi làm sáng tỏ 1 số vấn đề :

+ “ các vấn đề thủ tục là gì”

+làm thế nào xác định đâu là các vấn đề thủ tục

+ các vấn đề khác là gì?

- Chính vì sự không rõ ràng này đã dẫn đến thực tiễn là “phủ quyết kép”: đó là khả năng các

TVTT của HDBA sử dụng quyền phủ quyết 2 lần khi 1 NQ của HDBA chưa xác định được là

vấn đề thủ tục hay không. Mục đích sử dụng quyền này là để các thành viên thường trực của

HĐ bỏ phiếu 2 lần cản trở NQ không có lợi cho họ. (ko nhất trí về tính chất của NQ => bỏ

phiếu xác định có phải là thủ tục không=> bỏ phiếu chống=> vấn đề khác => có quyền phủ

quyết tiếp=> phủ quyết kép)

thông tin bên lề: Kề từ khi Liên hiệp quốc được thành lập năm vào 1945 đã có 251 phủ

quyết. Trong số 251 này, Nga hay Liên Xô cũ dùng nhiều nhất (120 lần) => Ngoại trưởng

Liên xô : mr NO, kế đến là Mĩ (75 lần), Anh (32 lần), Pháp (18 lần), và Trung Quốc (5lần) (số

liệu cũ, đọc để tham khảo độ nhiều thui nha). Ngoại trưởng Liên xô

2: ảnh hưởng:

“Quyền phủ quyết Veto là quyền của một quốc gia là thành viên thường trực của HDBA bỏ

phiếu chống để ngăn cản việc thông qua nghị quyết của HDBA về một vấn đề không liên

quan đến thủ tục khi các thành viên của hdba bỏ phiếu thông qua.”

- Veto là một phiếu phủ quyết của một thành viên thường trực HDBA về một quyết định

mang tính quan trọng. Vì thế veto có thể được coi là sự thất bại của HDBA trong việc thông

qua một nghị quyết do một hoặc nhiều thành viên HDBA bỏ phiếu chống trong một cuộc bỏ

phiếu mà 9 hoặc nhiều hơn các thành viên HDBA bỏ phiếu thuận -> VETO ngăn cản sự ra đời

của một ý chí chính trị tập thể dưới dạng văn bản của HDBA liên quan đến chức năng chính

là gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế của HDBA.

+ Veto có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các quyết định của cả HDBA. Thực tế cho

thấy trong nhiều trường hợp việc đe dọa sử dụng quyền veto trong các cuộc họp không chính

thức còn quan trong hơn việc sử dụng thực sự quyền veto trong các cuộc họp chính thức.

Page 83



Câu hỏi ôn tập

+ Quyền veto chính là công cụ để các thành viên thường trực HDBA thực thi quyền lực của

mình. Nếu bất kì một thành viên thường trực HDBA nào phủ quyết một đề xuất thì HDBA

hoàn toàn bị tê liệt.

+ nhóm nước P5 vẫn tiếp tục gây sức ép với HDBA bằng các phiếu phủ quyết ngầm hoặc

đe dọa dùng quyền phủ quyết.

- 5 thành viên thường trực sd veto ngầm chủ yếu tại các phiên họp tham vấn không chính

thức. Bằng việc đưa ra cảnh báo về việc sử dụng quyền phủ quyết trước khi các cuộc bỏ phiếu

diễn ra, P5 hầu như thuyết phục được các thành viên hội đồng đi theo hướng mà họ muốn, P5

thương sử dụng quyền phủ quyết ngầm để điều khiển chương trình nghị sự của HDBA và

ngăn cản ĐHĐ hành động trong một số trường hợp nhất định -> việc lạm dụng quyền phủ

quyết ngầm của P5 đáng khiến cho HDBA ngày càng thiếu dân chủ , minh bạch, hoạt động

kém hiệu quả.

- Việc đe dọa dùng quyền phủ quyết có ảnh hưởng vừa tiêu cực vừa tích cực đến hoạt động

của HDBA: Vd: Mỹ thường xuyên cảnh báo dùng quyền phủ quyết trong các vấn đề liên quan

đến Israel.

Kết luận: Cơ chế này nhằm giúp 5 thành viên thường trực HDBA thực hiện tốt những trách

nhiệm nặng lề của mình giải quyết các việc quốc tế. Nhưng giờ đây nó thành công cụ phục vụ

mục đích của các quốc gia thành viên Thường trực ( đặc biệt là Hoa kì). Các nghị quyết của

HDBA giờ đây không được các nước đánh giá cao, nếu như không muốn nói là xem thường,

nó được cho là những văn bản để đe dọa, khống chế, và khủng bố các nước khác không nằm

trong quĩ đạo ảnh hưởng của của các nước thường trực. Vì vậy, có một số những nghị quyết

dù thành văn bản nhưng đã không được các bên liên quan thi hành như nghị quyết về. Cơ chế

này dường như đã lỗi thời và làm HDBA mất đi giá trị của nó. ( khó mà cải tổ được vì các

nước thường trực phản đối)



Thông tin bên lề:

Page 84



Câu hỏi ôn tập

- Cở chế quyền phủ quyết:

+ Phủ quyết với vấn đề đăng kí thành viên : HDBA có quyền quyết đinh đối với 1 nước có

được gia nhập vào LHQ hay không thông qua việc đánh giá các khía cạnh liên quan tới

ANTG

+Phủ quyết đối với vấn đề bảo vệ các nước khỏi bị kết tội hoặc cấm vận: các nước thường

trực thường sử dụng veto đề bảo vệ nước có QHKT hoặc Ngoại giao với mình khỏi các lời

buộc tội hoặc cấm vận kinh tế.

+ Phủ quyết đối với các vấn đề ngăn cản nỗ lực gìn giữ hòa bình của LHQ.

+Phủ quyết kép.

+phủ quyết ngược: 7 phiếu chống của e10 tương đương 1 phiếu chống của p5.



70.



Quyền hạn của HĐBA trong trường hợp hoà bình và an ninh quốc tế bị



phá hoại (Chương VII). Phân tích ý nghĩa của Điều 39 HC LHQ.

Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc có

thẩm quyền và nghĩa vụ phải hành động trong những trường hợp có sự đe dọa, phá hoại hoà

bình hoặc hành vi xâm lược.

Trích Hiến chương LHQ:

“Điều 39

Hội đồng Bảo an xác định sự tồn tại mọi sự đe doạ hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành

vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù

hợp với các Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.

Điều 41

Hội đồng Bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà

không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể

yêu cầu các thành viên của Liên Hiệp Quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này

có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không,



Page 85



Câu hỏi ôn tập

bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện liên lạc khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ

ngoại giao.

Điều 42

Nếu Hội đồng Bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở Điều 41 là không thích hợp, hoặc

không còn thích hợp, thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục,

không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình

và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong

tỏa và những chiến dịch khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các Thành viên Liên

Hiệp Quốc thực hiện.”

*Ý nghĩa của Điều 39 Hiến chương LHQ:

Điều 39 Hiến chương Liên hợp quốc quy định Hội đồng bảo an có trách nhiệm xem xét,

xác định mọi tình hình xem liệu tình hình cụ thể nào đó có đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình

hoặc là hành vi xâm lược hay không. Sau đó, Hội đồng bảo an sẽ ra nghị quyết trước khi áp

dụng các biện pháp để duy trì hoà bình, khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.

Ví dụ: Tháng 8 năm 1990, Irắc xâm chiếm Cô Oét, sau khi xác định tình hình thực tế, Hội

đồng bảo an đã ra Nghị quyết 660 nêu rõ hành vi của Irắc là hành vi xâm lược và yêu cầu Irắc

phải rút quân khỏi Cô Oét.

Điều 40 Hiến chương Liên hợp quốc cho phép Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp

tạm thời nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của tình hình. Những biện pháp tạm thời ấy

không được phương hại đến các quyền, lợi ích hoặc tình trạnh của các bên hữu quan. Đó là

các biện pháp ngừng bắn, đưa quân đội trở về vị trí xuất phát ban đầu, rút quan khỏi vùng

chiến đấu, thiết lập giới tuyến tạm thời, thiết lập các khu vực phi quân sự.

Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “nếu tình hình tiếp tục phát triển xấu đi,

Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp phi vũ trang như cắt toàn bộ hay từng phần

quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển,

hàng không, bưu chính, điện tín và các phương tiện thông tin khác kể cả việc cắt đứt quan

hệ ngoại giao với những quốc gia đã thực hiện hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi

xâm lược”.



Page 86



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

×