Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 139 trang )
Hải dương
Nội địa
Diện tích
Rất lớn
Nhỏ
Lịch sử hình thành
Thời kỳ đầu địa chất
Kỷ đệ tam, tứ
Nồng độ muối
Cao
0%0
Tính ổn định
Ít biến đổi
Biến đổi nhanh
1. Đại dương thế giới, đại dương và biển
•
•
Đại dương thế giới : Khoảng nước rộng, bao gồm tất cả các đại dương và
các biển, tạo thành một lớp nước liên tục bao quanh địa cầu. Trong số
510 triệu Km2 diện tích vỏ trái đất, mặt nước biển chiếm 361 triệu km2,
đất liền chỉ chiếm 149 km2 . Như vậy 70,8% diện tích trái đất là đại dương
và biển, còn 29,2% là đất liền. đại dương thế giới gấp 2,5 lần diện tích đất
liền.
Đại dương là một bộ phận của Đại dương thế giới. Các đại dương tách
biệt với nhau bởi các dấu hiệu sau đây: đường ven bờ các lục địa và các
quần đảo, địa hình đáy biển, các hệ thống độc lập của dòng chảy biển
(hải lưu), hoàn lưu khí quyển, sự phân bố ngang và thẳng của nhiệt độ
nước, độ muối và các điều kiện sinh học.
Hiện nay hệ thống phân chia đại dương thế giới được chấp nhận như sau: Thái
Bình dương, Đại Tây dương, Ấn Độ dương và Bắc Băng dương.
•
Biển: Các phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền, ít hay nhiều
gọi là các biển. Về địa lý biển nhỏ hơn nhiều so với đại dương. Biển là bộ
phận của đại dương. Theo qui luật, các biển đều có một chế độ thuỷ văn
chi phối khác với chế độ thuỷ văn của phần đại dương tiếp cận tới một
mức độ nào đó.
Tuỳ theo dấu hiệu hình thái và thuỷ văn, các biển được chia như sau:
•
•
•
Biển ven lục địa.
Biển bên trong lục địa.
Biển giữa các lục địa và biển giữa các đảo …
Chúng là những khu vực tách biệt ít nhiều với với thuỷ vực đại dương. những
nét khác biệt đó có thể là do cấu tạo của vỏ trái đất ở đáy, thành phần và các
tính chất của nước. Nồng độ muối của của các biển thường khác nhau với độ
muối trung bình của đại dương. Biển cũng khác với đại dương về chế độ nhiệt,
tính chất triều, điều kiện sinh thái, hệ thống dòng chảy (hải lưu). Tất cả những
những nét đặc thù của biển là do sự tương tác của biển với đất liền tiếp cận.
Nền vỏ bao quanh khối nước hải dương từ trên xuống dưới có thể phân chia
thành các vùng như sau:
•
•
•
Vùng thềm lục địa: vùng tương đối bằng phẳng, ít dốc, sâu khoảng 200 500m, vùng nầy chiếm khoảng 7,6% diện tích hải dương. Riêng về nền
đáy của vùng nầy được chia thành các vùng như sau:
o Vùng triều ( Littoral) là vùng bờ hải dương giới hạn trong biên độ
dao động của thuỷ triều.
o Vùng trên triều (Supralittoral) là vùng phía trên mức thuỷ triều cao
nhất.
o Vùng dưới triều (Sublittoral) là vùng đáy sâu khoảng 200 - 500m.
đây là vùng của khu hệ thuỷ sinh vật hải dương phong phú nhất về
thành phần và số lượng.
Sườn dốc lục địa (Batial) là vùng dốc tiếp theo của vùng thềm lục địa, sâu
500 - 3.000m, theo nền đáy thì đây gọi là sườn đáy dốc.
Nền hải dương là vùng sâu hơn 3.000m, vùng nầy được chia thành 2
vùng phụ theo cấu trúc đáy. (Hình 3)
o Vùng đáy sâu (Abyssal) là vùng có độ sâu 3.000 - 6.000m.
o Vùng đáy cực sâu (Ultraabyssal): đây là vùng hẹp, sâu nhất hải
dương.
Theo chiều ngang, người ta phân chia bề mặt hải dương thành hai vùng lớn là
vùng ven bờ và vùng khơi.
•
Vùng khơi : tương ứng các vùng sâu trên 500m.
Sự phân chia các vùng hải dương không đồng nhất mà tuỳ thuộc vào từng tác
giả. Độ chiếu sáng của tầng nước, đặc tính phân bố thành phần loài và số
lượng động thực vật, đặc tính cấu trúc quần loại sinh vật sống trong mỗi vùng là
những yếu tố làm cơ sở để phân chia các vùng của hải dương. Mỗi vùng phân
chia của hải dương có những đặc điểm riêng biệt về các nhân tố vô sinh như:
nhiệt độ, nồng độ muối, ánh sáng, nền đáy… và những yếu tố hữu sinh như
thức ăn được coi như những sinh cảnh riêng, là nơi sống của quần loại sinh vật
riêng thích ứng với điều kiện sông nơi đó.
2. Thủy vực nội địa
Các thuỷ vực nội địa chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ của môi trường nước so
với hải dương, nhưng lại rất phức tạp về hình thái cấu tạo cũng như về đặc tính
thuỷ lý, hoá học và sinh học.
2.1. Các thủy vực trên mặt đất
Các thuỷ vực nội địa trên mặt đất có thể chia thành hai nhóm: nước đứng và
nước chảy. Các thuỷ vực nước đứng tiêu biểu là hồ, ao, đầm, đồng lầy …. Các
thuỷ vực nước chảy tiêu biểu là sông, suối, mạch nước phun. Cũng có thể phân
biệt các thuỷ vực tự nhiên và nhân tạo như hồ chứa nước, ruộng lúa nước, ao
đào, các hệ thống kênh mương thuỷ lợi… Trên thực tế, sự phân chia nầy ? các
loại thuỷ vực trên đây không thật rõ ràng và ổn định. Có những thuỷ vực vừa có
tính chất nước chảy, vừa có tính chất nước đứng như hồ chứa nước. Có những
loại thuỷ vực như ruộng lúa nước có thể là thuỷ vực nước chảy hay nước đứng
phụ thuộc vào đặc tính chế độ canh tác của từng vùng.
•
Hồ tự nhiên là loại thuỷ vực có dạng trũng sâu lớn trên mặt đất, chứa
nước, có thể chứa nước đứng hoặc nước chảy chậm. Về mặt hình thái và
khối nước, hồ khác với đầm ao về độ lớn về diện tích và độ sâu. Hồ cũng
khác sông ở hình thái là nền vỏ ngắn hơn, tốc độ nước chảy chậm hay
nước đứng hẳn. Hồ tự nhiên khác với hồ chứa nhân tạo ở nguồn gốc hình
thành, không có đập chắn, nhưng có liên hệ về vị trí và chế độ nước đối
với sông liên quan … Về mặt nguồn gốc, hồ tự nhiên có nhiều loại được
phân biệt theo nguyên nhân hình thành: hồ nguồn gốc sông, hồ hang đá
vôi, hồ địa chấn, hồ băng hà….
Nền vỏ của một hồ tự nhiên tiêu biểu có thể chia thành (hình 4 -5)
•
•
•
Vùng nền hồ: vùng nền đất tương đối bằng phẳng ở ven bờ.
Vùng dốc hồ: vùng tiếp với nền hồ có độ dốc lớn.
Vùng lòng chảo: vùng sâu nhất ở giữa hồ, có diện tích lớn nhất.
Tương ứng với các vùng phân chia nầy, nền đáy hồ có thể chia thành các vùng
như sau:
•
•
•
Vùng ven bờ: vùng nông, ứng với vùng nền hồ, có thực vật lớn ở nước
phát triển, mọc nhô lên trên mặt nước hay ở dưới mặt nước.
Vùng đáy dốc: vùng tiếp sau, ứng với vùng dốc hồ. Vùng nầy đã tương
đối sâu, thực vật lớn ở nước đã ít đi và kéo dài tới giới hạn phân bố cuối
cùng của thực vật lớn ở nước trong hồ.
Vùng đáy sâu: ?ng với vùng lòng chảo, nước sâu không có thực vật lớn ở
nước.
Tương ứng với các vùng phân chia đáy hồ, tầng nước hồ có thể phân chia
thành tầng mặt (epilimnion), tầng giữa (metalimnion) và tầng đáy (hypolimnion).
Các tầng sai khác nhau ở nhiều đặc điểm về thuỷ lý, hóa học và sinh học. Sự
phân chia các vùng và các tầng trong hồ trên đây chỉ thấy rõ ở các hồ tương đối
lớn về diện tích và độ sâu. Ở các hồ hồ nhỏ sự phân chia nầy thường không rõ
ràng. Trong thiên nhiên, hồ tự nhiên thường trải qua nhiều giai đoạn phát triển
từ khi mới hình thành cho tới giai đoạn già cổi và có khi mất hẳn. Quá trình phát
triển nầy có khi chỉ trong vòng vài trăm năm. Do hiện tượng vật chất tích tụ từ
bên ngoài hay bên trong hồ. Hồ dần dần trở thành nông và hẹp dần rồi mất hẳn
đặc tính hồ ban đầu, chuyển thành đầm rồi thành ao. Sau cùng hồ có thể
chuyển thành đầm lầy hay mất hẳn.
•
Hồ chứa nước nhân tạo: Đây là những thuỷ vực nhân tạo được xây bằng
cách đắp đập, ngăn dòng chảy của sông hoặc suối. Do đó khối nước
•
•
•
trong hồ ở gần đập có tốc độ chảy rất chậm, mang tính chất hồ. Trong khi
đó ở nơi xa đập, tốc độ nước chảy còn lớn, còn mang tính chất dòng
sông. Hồ nhân tạo khác với hồ tự nhiên ở hình thái mất đối xứng của
vùng trũng sâu. Vùng sâu nhất của hồ không phải ở chính giữa hồ mà
lệch phía đập ngăn. Mặt khác hồ nhân tạo khác sông ở chỗ chỉ có lớp
nước trên mặt là luôn luôn chảy theo một chiều. Do sự biến đổi lớn của
mực nước hồ trong năm, nên các vùng phân chia của hồ chứa nước nhân
tạo thường rất phức tạp và khó xác định.
Ao là loại thuỷ vực nước đứng nhỏ, nông, hình thành nên do nhiều
nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo. Ao có thể là vùng trũng sâu tự
nhiên (ao tự nhiên) hoặc đào nên (ao đào) tích tụ nước từ nhiều nguồn
khác nhau: nước mưa, nước sông, suối … Ao ở các vùng núi còn hình
thành nên do đắp đập ngăn một vùng lũng sâu tích tụ nước suối. Do diện
tích nhỏ và nông (khoảng 1-2m) nên các vùng phân chia không rõ ràng.
Thực vật ở nước phát triển vùng ven bờ, nhưng do đáy nông có khi lan cả
tới vùng giữa.
Đầm là loại hình thuỷ vực có kích thước và độ sâu trung bình, có thể xem
là loại hình thuỷ vực trung gian giữa hồ và ao, là một giai đoạn trong quá
trình ao hoá của hồ. Về mặt loại hình, ao và đầm cũng có thể coi là thuỷ
vực dạng hồ.
Sông là thuỷ vực nước chảy tiêu biểu với đặc điểm: khối nước luôn chảy
theo một chiều nhất định, từ thượng lưu đến hạ lưu, do sự chênh lệch về
độ cáô với mặt biển của dòng sông. Dòng chảy của một con sông khi
nước đầy giữa hai bờ sông gọi là dòng chảy nền. Khi nước cạn, dòng
chảy của sông thu vào dòng chảy gốc, cách xa hai bờ sông. Bãi đất cạn
hở ra trong mùa nước nằm giữa bờ sông và dòng chảy gốc gọi là bãi
sông. Bãi sông có thể phân thành nhiều tầng. Theo dòng chảy, từ đầu
nguồn tới cửa sông có thể chia thành ba phần:
* Đầu nguồn (thượng lưu): sông thường hẹp, nông, tốc độ nước chảy mạnh,
nền đáy là nền đáy gốc, bao phủ bởi các phần tử vật chất cỡ lớn. Nếu vùng núi
nền đáy sông là đá cỡ lớn.
* Giữa nguồn (trung lưu) : dòng sông rộng dần ra, có thẻ có thêm nhiều phụ lưu,
tốc độ nước chảy giảm đi. Nền đáy sông ở vùng nầy có tính chất hỗn hợp: nền
đáy gốc chỉ còn ở một số nơi, còn chủ yếu là nền đáy bồi đắp, cấu tạo bởi vật
chất cỡ nhỏ (đá nhỏ, cát, bùn) do nước sông tãi đến lắng đọng xuống.
* Cuối nguồn (hạ lưu): có lòng sông mở rộng cho tới cửa sông, tốc độ nước
chảy nhẹ. Nền đáy hoàn toàn là nền đáy bồi đắp và chỉ gồm các phần tử vật
chất cỡ nhỏ (cát, bùn ).
•
Vùng cửa sông là vùng tiếp xúc với biển, chịu ảnh hưởng thuỷ triều. Nước
sông pha lẫn với nước biển tạo thành một vùng có đặc tính thuỷ lý, hoá
học, thuỷ sinh học rất phắc tạp và đặc sắc. Tốc độ nước chảy của sông
cũng thay đổi theo chiều ngang: mạnh ở giữa dòng và nhẹ ở hai ven bờ.
Nền đáy và bờ sông không ngừng bị bào mòn. Các vật chất bị bào mòn ở
•
•
•
nơi này sẽ được tãi đến bồi đắp ở nơi khác. Do đó làm dòng sông luôn
biến đổi theo theo chiều ngang cũng như theo chiều thẳng đứng. Có khi
làm dòng chảy đổi hướng tạo thành hình thái khúc khuỷu của dòng sông
ở trung lưu.
Suối là loại thuỷ vực nước chảy phổ biến ở vùng núi. Suối đặc trưng ở
lòng hẹp và nông của dòng chảy, mực nước thấp và có nền đáy đá. Theo
chiều dài, con suối có thể chia thành ba phần:
o Đầu nguồn : là phần trên sườn dốc, nước đổ thành thác, nền đáy
là đá tảng.
o Giữa nguồn: là phần suối chảy qua thung lũng, làng, bản …lòng
suối rộng ra, nền đáy là đá nhỏ haybùn.
o Cuối nguồn : là nơi suối đổ ra sông, lòng sông mở rộng có khi tạo
thành vịnh nhỏ. dọc theo suối có nhiều nhánh phụ đổ vào.
Đồng lầy: là loại hình thuỷ vực đặc biệt, nước nông, phủ đầy thực vật ở
nước. Thuỷ vực nầy không giới hạn rõ với vùng đất khô xung quanh. Nó
được coi như dạng chuyển tiếp giữa đất khô và thuỷ vực. đồng lầy có thể
là giai đoạn cuối cùng trong giai đoạn phát triển thoái hoá của hồ tự nhiên.
Đáy nông dần lên, thực vật lớn phát triển mà hình thành.
Ruộng lúa là loại thuỷ vực nhân tạo phổ biến và đặc trưng các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm của ruộng lúa là có bờ ngăn thành ô
vuông, đáy bằng, nước nông, thuỷ sinh thực vật phát triển dày đặc (lúa,
cỏ, tảo). Xét về thời gian ngập nước, có thể chia ruộng thành các dạng
như sau:
* Ruộng một vụ có nước : Ruộng chỉ có nước vào thời vụ cấy lúa.
* Ruộng có nước quanh năm: Xét về đặc tính khối nước trong ruộng có thể chia
thành : Ruộng nước chảy ( ruộng vùng núi) và ruộng nước tĩnh (ruộng vùng
đồng bằng).
2.2. Nước ngầm:
Dùng để chỉ chung cho môi trường nước ở các dạng khác nhau nằm dưới mặt
đất. đặc tính chung của môi trường nước nầy là không có ánh sáng, độc lập với
điều kiện thời tiết bên ngoài, nhiệt độ nước thấp và không thay đổi.
Trong tự nhiên, nước ngầm có thể chia thành ba loại:
•
•
•
Nước ngầm lớp trên: là lớp nước ngầm đọng lại trên lớp đất không ngấm
nước đầu tiên, tính từ mặt đất của vỏ trái đất. Loại nước ngầm nầy có
dạng hang nước ngầm, sông, hồ ngầm hoặc có dạng nước mao dẫn.
Nước nén là lớp nước ngầm bị nén giữa hai lớp đất không ngấm nước,
do đó chịu một áp lực lớn.
Nước khoáng là nước ngầm tiếp xúc với các khe địa chấn, hoà tan nhiều
muối khoáng. Cácn thuỷ sinh vật sống trong điều kiện nước ngầm
(Troglobiont) rất đặc trưng về hình thái và sinh học.
Đặc tính thủy lý hóa, cơ học và nền đáy thủy vực
1. Áp lực nước
Do trọng lượng riêng cao, nhất là khi có muối hoà tan (có thể đạt tới 1,347g/cm)
nên áp lực nước trong thuỷ vực khá lớn. Ở biển khi xuống sâu 10,3m và ở thủy
vực nước ngọt nội địa - cứ 9,986m (tại nhiệt độ 4oC) áp lực nước lại tăng lên 1
atm. Ở hải dương, 4/5 diện tích đáy ở độ sâu trên 1.000m (vùng sâu) có áp lực
nước trên 1.000atm. Ở các thủy vực nội địa rất ít gặp áp lực nước cao như vậy.
Mỗi loại thủy sinh vật có khả năng thích ứng riêng với áp lực nước. Các loài
thích ứng rộng (eurybathe) có thể sống được trong khoảng biến đổi rộng của áp
lực nước nên có sự phân bố rộng theo chiều sâu. Thí dụ như Hải sâm Elpidia
và Myriotrochus sống được ở độ sâu từ 100 - 9.000m. Pogonophora, nhiều loài
mực và cá chỉ gặp ở vùng nước sâu trên 5000 - 6000m, nơi có áp lực nước lớn.
Các loài thích ứng hẹp (stenobathe) chỉ sống được trong điều kiện áp lực nước
nhất định, có sự phân bố rất hẹp theo chiều sâu. Thí dụ như ốc nón Patlla, giun
ống Arenicola chỉ gặp ở vùng nước nóng ven bờ, có áp lực nước thấp.
2. Sự chuyển động của khối nước trong thủy vực
Trong thuỷ vực, do nhiều nguyên nhân tác động, khối nước luôn chuyển động,
kể cả trong thuỷ vực nước đứng. Nước trong thuỷ vực chuyển động dưới dạng
sóng và dòng chảy.
2.1. Sóng
Sóng là do quan hệ tương hổ giữa khối nước và khí quyển. Sóng do gió tạo
nên, gây ra sự chuyển động giao động của khối nước trên mặt, nhiều khi sóng
rất lớn. Ngoài sóng trên mặt còn có sóng ngầm. Sóng có ảnh hưởng lớn tới đời
sống, sự di chuyển và phân bố của thuỷ sinh vật, đặc biệt đối với các thuỷ sinh
vật vùng ven bờ và thuỷ sinh vật sông trôi nổi.
2.2. Dòng chảy
Dòng chảy có thể là dòng chảy ngang, dòng chảy thẳng đứng hay hỗn hợp.
Dòng chảy là sự chuyển động của khối nước theo một hướng nhất định trong
thuỷ vực. Dòng chảy sinh ra có thể do gió, lực hút của mặt trời, mặt trăng, sự
chênh lệch về áp lực không khí, về mực nước về trọng lượng riêng của nước,
do chênh lệch về nhiệt độ, độ mặn và các nguyên nhân khác. Dòng chảy ngang
lớn nhất và quan trọng nhất của khối nước trong hải dương là dòng thuỷ triều và
các dòng chảy hải dương. thuỷ triều ở biển và hải dương sinh ra do lực hút của
mặt trời và mặt trăng đối với trái đất. đó là hiện tượng nước nước biển và hải
dương dâng cao, hạ thấp một cách tuần hoàn trong ngày.
Ngoài các dòng chảy ngang, hải dương còn có các dòng chảy thẳng đứng.
Nước từ trên mặt hải dương chìm xuống sâu ở vùng cận cực tạo thành các
dòng chảy thẳng đứng từ trên xuống ở vùng nầy, rồi lại nổi lên ở vùng ven xích
đạo, tạo thành các dòng chảy thẳng đứng từ dưới lên ở vùng nầy. Ơû các vùng
biển ven bờ, các vịnh, đặc biệt là các biển nhiệt đới còn có các dòng nước từ
lục địa chảy ra có lưu lượng lớn sau các vụ mưa.
Đặc tính chuyển động của khối nước trong thuỷ vực ảnh hưởng rất lớn đến sự
di động, hoạt động dinh dưỡng, phân bố của thuỷ sinh vật. Các dòng nước hải
dương tạo nên những điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, thức ăn cho cá, ảnh
hưởng đến sản lượng các biển.
3. Ánh sáng
Nguồn ánh sáng chủ yếu trong các thuỷ vực là từ mặt trời và mặt trăng toả
xuống, ngoài ra còn có nguồn phát sáng từ thuỷ sinh vật. Phần lớn lượng ánh
sáng vào nước được các phân tử nước và các vật lơ lững trong nước hấp thụ.
Hệ số hấp thụ ánh sáng của nước tỷ lệ nghịch với độ trong của nước và khác
nhau đối với loại tia sáng khác nhau. Như vậy, các thuỷ vực nước đục, có lượng
chất cái (seston) lớn hấp thụ ánh sáng nhiều hơn các thuỷ vực nước trong. Các
tia sáng đi vào trong nước không đồng đều, phụ thuộc vào độ dài sóng và độ
trong của nước. Độ sâu nhất của các tia sáng đi vào nước khoảng 1.500 1.700m. Vùng sâu dưới 1.700m, có thể coi là vùng không có ánh sáng mặt trời.
Do các tia sáng xâm nhập vào nước khác nhau, nên có thể chia tầng nước từ
trên xuống dưới sâu thành các vùng ánh sáng khác nhau.
•
•
•
Vùng trên (vùng sáng từ 0 -200m) là vùng còn đủ các tia sáng tia sáng từ
đỏ tới tím, bảo đảm sự quang hợp cho thực vật phát triển.
Vùng giữa (vùng mắt sáng từ 200 - 1.500m) là vùng chỉ còn các tia sáng
có sóng ngắn và cực ngắn.
Vùng dưới ( vùng tối : sâu hơn 1.500m) là vùng không có ánh sáng.
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự di động và phân bố của thuỷ sinh vật theo độ sâu,
đặc biệt là thực vật quang hợp. Sự phân bố của ánh sáng không đồng đều theo
độ sâu đã tạo nên các vùng thực vật phong phú ứng với các vùng sáng của
tầng nước. sự thay đổi độ chiếu sáng ngày và đêm có tác dụng tới hiện tượng
di động ngày và đêm của thuỷ sinh vật. Ánh sáng còn giúp thuỷ động vật định
hướng di động, gọi là tính quang hướng động, thúc đẩy các quá trình sinh hoá
trong đời sống cá thể, tạo vitamine, ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh
sản, lối sinh sản, chu kỳ sinh sản và biến đổi về hình thái, màu sắc, các cơ quan
cảm quang của động vật ở các vùng khác nhau.
4. Độ phóng xạ
Độ phóng xạ của nước trong thuỷ vực là do trong nước có chứa các chất phóng
xạ như Trontium - 90, Cezium - 173, Ytrium - 91, Cerium - 144... Lớp nước mặt
tích tụ chất ph óng xạ nhiều hơn lớp nước dưới sâu. Chất phóng xạ tích tụ vào
nước từ không khí, các vụ nổ hạt nhân dưới biển, từ các chất thải của tàu
nguyên tử hay các khu công nghiệp nguyên tử. Chất phóng xạ có tác dụng gây
hại cho thuỷ sinh vật, làm trứng và phôi phát triển không bình thường. Khi tich tụ
vào cơ thể sinh vật chất phóng xạ có tác hại lan truyền cho người và thuỷ sinh
vật khác khi sử dụng chúng.
5. Nhiệt độ
Nguồn nhiệt chủ yếu của nước trong các thuỷ vực là từ bức xạ mặt trời và các
tia sóng dài: hồng ngoại, đỏ, da cam. Chế độ nhiệt ở nước tương đối ổn định
hơn ở không khí. Do có độ toả nhiệt và thu nhiệt lớn, các lớp nước ở trên mặt