Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 139 trang )
Phát triển theo hai hướng :mở rộng diện tích cơ thể để tăng cường diện tiếp xúc
và làm mỏng thành cơ thể để để khí dễ khuyếch tán. Các thuỷ sinh vật không có
cơ quan hô hấp chuyên hoá đều có kích thước nhỏ, do đó có diện tích tương
đối lớn: động vật nguyên sinh, luân trùng, giáp xác nhỏ. Các cơ quan hô hấp
chuyên hoá của thuỷ sinh vật (mang, khí quản) phân nhánh hoặc có số lượng
nhiều cũng nhằm tăng cường diện tiếp xúc của cơ thể với môi trường nước,
tăng cường trao đổi khí.
Ngoài các cơ quan hô hấp nhằm tăng cường diện tiếp xúc của cơ thể với môi
trường nước, ở nhiều thuỷ sinh vật còn có các cơ quan thích ứng đặc biệt khác
như ấu trùng ruồi Eristalis, muỗi Culex, bã trầu (Nepa) có những ống thở dài
nên có thể thò ra ngoài mặt bùn, hay thò lên mặt nước để lấy Oxy. Nhện nước
Argyroneta có chuông khí bằng tơ để chứa không khí dự trữ khi sống chìm dưới
nước.
* Tạo điều kiện trao đổi khí tốt của môi trường nước
Đó là những cách được thuỷ sinh vật thực hiện như di chuyển tới nơi có nhiều
Oxy, tạo dòng nước chảy qua cơ thể mang Oxy tới và phân tán khí Carbonic đi,
dựa vào hoạt động tiết Oxy của thực vật.
* Phối hợp giữa lối hô hấp ở cạn và ở nước
Đó là đặc điểm thích ứng thấy ở nhiều thực vật và động vật, đặc biệt ở các động
vật sống ở vùng ven bờ và sống trôi trên mặt nước như sen, sứa ống, các loài
ốc có phổi, ốc có mang, cua dừa, cáy, còng, cá, ếch, nhái.
2. Cường độ trao đổi khí ở thuỷ sinh vật
Cường độ trao đổi khí được thể hiện bằng lượng Oxy sinh vật sử dụng trong
một thời gian, trên một đơn vị trọng lượng cơ thể, tính theo đơn vị
mgOxy/1gram /1giờ.
Ta biết rằng, khi đốt cháy hết cùng một lượng Protid. Glucid, Lipid, cần có
những lượng Oxy khác nhau và lượng năng lượng toả ra cũng sẽ khác nhau
theo từng loại vật chất, nhưng đồng thời tỷ số giữa lượng Oxy sử dụng và năng
lượng toả ra đều xấp xĩ như nhau.
Năng lượng toả ra khi đốt 1gr
(K)
Oxy cần để đốt 1gr
(O)
K/O
Protid
5,78
1,75
3,30
Lipid
9,46
2,88
3,28
Glucid
4,18
1,18
3,53
Vật chất
Hệ số K/O (lượng Calo toả ra khi đốt 1gr vật chất và lượng Oxy cần để đốt) gọi
là hệ số OxyCalo. Các nghiên cứu của Ivơlev(1939) cho thầy, hệ số nầy ở thuỷ
sinh vật trung bình 3,38cal/mgO2. Hệ số nầy không phụ thuộc vào điều kiện môi
trường sống của thuỷ sinh vật. Hệ số CO2/O2 gọi là hệ số hô hấp. Hệ số nầy
trong trường hợp hô hấp hiếu khí thường nhỏ hơn 1 (O2 > CO2). Nhưng trong
trường hợp có hô hấp kỵ khí một phần (do phân huỷ) thường xảy ra khi thiếu
Oxy, hệ số nầy có thể lớn hơn 1 (1(O2 < CO2). Hệ số hô hấp có thể thay đổi tuỳ
theo nhiều nhân tố của môi trường ngoài.
Cường độ trao đổi khí ở thuỷ sinh vật phụ thuộc vào hai loại nhân tố: đặc điểm
của bản thân cơ thể sinh vật và biến đổi của các nhân tố vô sinh, hữu sinh của
môi trường ngoài.
* Phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể sinh vật
Cường độ trao đổi khí phụ thuộc vào thành phần loài, sinh trưởng và trạng thái
sinh lý của cơ thể. Quan hệ giữa cường độ trao đổi khí với kích thước cơ thể
thuỷ sinh vật thể hiện mối quan hệ với thành phần loài và sinh trưởng nhìn
chung là quan hệ nghịch : vật càng lớn, cường độ trao đổi khí càng giảm. quan
hệ nầy có ngoại lệ: có khi cường độ trao đổi khí của vật lớn lại lớn hơn vật nhỏ.
Cường độ trao đổi khí cũng phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của thuỷ sinh
vật. Các giai đoạn phát triển sau có cường độ trao đổi khí cao hơn các giai đoạn
trước. Cường độ trao đổi khí còn phụ thuộc vào độ ăn và hoạt động của thuỷ
sinh vật. Vật càng no mồi, cường độ hô hấp càng cao. Vật càng vận động nhiều,
cường độ hô hấp càng cao.
* Phụ thuộc vào các nhân tố môi trường ngoài
Trong số các nhân tố môi trường ngoài, quan trọng nhất là nhiệt độ, hàm lượng
Oxy trong nước, mật độ thuỷ sinh vật và quan hệ giữa các cá thể. Các nhân tố
khác như nồng độ muối, pH, thành phần ion cũng có ảnh hưởng nhất định tới
cường độ hô hấp của thuỷ sinh vật.
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cường độ hô hấp rất rất phức tạp. Có khi quan hệ
nầy theo kiểu tăng dần, đều bình thường. Nhưng thường là khi nhiệt độ tăng,
cường độ hô hấp tăng tới một giới hạn nào đó rồi ngừng tăng trong một khoảng
nhiệt độ nhất định, đặc trưng cho từng loài, rồi lại tiếp tục tăng lên. Vùng nhiệt
độ nầy, cường độ hô hấp hầu như không thay đổi gọi là “vùng nhiệt độ thích
ứng”. Trong khoảng nhiệt độ tăng nầy, nhờ khả năng tự điều hoà, thuỷ sinh vật
giữ được cân bằng năng lượng, cơ thể không phụ thuộc vào thay đổi nhiệt độ
bên ngoài. điều nầy chứng tỏ rằng, trao đổi khí là một quá trình sinh học tự điều
hoà, không phải đơn thuần là một quá trình hoá động học hoàn toàn phụ thuộc
vào điều kiện nhiệt độ bên ngoài.
Hàm lượng Oxy trong nước khi giảm tới một giới hạn nhất định mới làm cường
độ hô hấp giảm đi. Giới hạn nầy phụ thuộc vào thành phần loài ở thuỷ sinh vật
và nhiệt độ nước. Có khi cường độ trao đổi khí gần như không phụ thuộc vào
áp lực Oxy trong nước.
Nồng độ muối ảnh hưởng tới cường độ trao đổi khí thông qua sự thay đổi
cường độ điều hoà thẩm thấu: khi thay đổi nồng độ muối làm tăng cường hoạt
động điều hoà thẩm thấu, cường độ hô hấp sẽ tăng lên. Trong trường hợp
ngược lại cường độ hô hấp sẽ giảm đi. Hiện tượng nầy thấy ở nhiều loài thực
vật và động vật khi nồng độ muối thay đổi (tôm, giun, cá, tảo). Trường hợp thứ
hai, cường độ hô hấp giảm đi khi nồng độ muối thay đổi khác với nồng độ muối
tối thuận đối với thuỷ sinh vật. Hiện tượng nầy thấy ở nhiều loài thân mềm, giun
và nhiều động vật khác. Sự thay đổi cường độ hô hấp theo sự thay đổi nồng độ
muối chỉ thấy trong thời gian đầu mà thôi. Sau một thời gian có hiện tượng thích
ứng của thuỷ sinh vật với với sự thay đổi của nồng độ muối và cường độ hô hấp
trở lại bình thường. Ngoài nồng độ muối chung, thành phần ion thay đổi cũng có
ảnh hưởng tới cường độ hô hấp. Hàm lượng Ca tăng làm giảm cường độ hô
hấp của nhiều thuỷ sinh vật. Cường độ hô hấp tăng khi mật độ cá thể trong
quần thể tăng cao hay khi nơi ở hẹp lại. nhưng khi mật độ quá cao, cường độ
hô hấp lại giảm đi. Đối với các thuỷ sinh vật sống thành bầy, cá thể trong bầy có
cường độ hô hấp thấp hơn khi sống lẻ loi.
3. Khả năng thích ứng với điều kiện thiếu Oxy của thuỷ sinh vật
Đa số thuỷ sinh vật là bọn sống cần Oxy. Chúng chỉ có thể sống trong một giới
hạn hàm lượng Oxy nhất định . Chỉ có một số ít, chủ yếu là vi khuẩn và động vật
nguyên sinh là có thể sống trong điều kiện kỵ khí. Đối với bọn sống cần Oxy, khi
điều kiện Oxy giảm xuống quá giới hạn chịu được, thường gọi là ngưỡng Oxy,
sẽ chuyển sang trạng thái sống tiềm sinh thiếu Oxy (anoxybiose) trong một thời
gian. Khi hàm lượng Oxy cao lên, chúng trở lại hoạt động bình thường. Nếu
hàm lượng Oxy tiếp tục giảm nữa sẽ gây chết cho thuỷ sinh vật.
Khả năng chịu điều kiện thiếu Oxy ở thuỷ sinh vật thay đổi theo từng loài và
theo sự thay đổi của tình trạng cơ thể và của môi trường ngoài.
Chương 5: Sự Phân Bố Của Thuỷ Sinh Vật Và Đời Sống
Quần Thể, Quần Loại Thuỷ Sinh Vật
Sự phân bố của thủy vật
Sự phân bố của thuỷ sinh vật hiện nay trong thủy quyển là kết quả của cả quá
trình hình thành lâu dài. Quá trình đó có quan hệ chặt chẽ với các biến cố trong
lịch sử địa chất với sự biến đổi các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường
nước trên trái đất. Chúng quyết định các hình thái phân bố của thủy sinh vật
trong thủy quyển. Nếu nhìn khái quát và trong từng thời điểm nhất định, có thể
coi tình hình phân bố chung của thủy sinh vật trong thủy quyển là ổn định.
Nhưng thực tế qua từng khoảng thời gian, sự phân bố của thủy sinh vật trong
thủy quyển lại có những biến động tuân theo những qui luật nhất định xảy ra
trong đời sống thủy vật. Tuỳ theo đặc điểm sinh học của từng nhóm, từng loài
thủy sinh vật làm cho sự phân bố của chúng trong thủy quyển trở nên phức tạp
hơn.
Phân bố theo vĩ độ (phân bố theo chiều ngang)
Phân bố thuỷ sinh vật theo vùng vĩ độ, tuân theo một số qui luật về thành phần
loài cũng như về đặc tính số lượng.
Tính đa dạng của thành phần loài tăng dần từ vùng cực về xích đạo.
Nguyên nhân do khu hệ thuỷ sinh vật nhiệt đới là khu hệ cổ, thành phần loài
phong phú, do các điều kiện sống ở vùng nhiệt đới thuận lợi, do nhịp điệu hình
thành loài ở vùng nhiệt đới mạnh hơn các vùng khác, tạo nên thành phần đa
dạng ở vùng nầy.
Số lượng thuỷ sinh vật giảm dần từ các vùng vĩ độ cao về xích đạo.
Nguyên nhân chính là ở vùng xích đạo nhiệt độ chênh lệch hằng năm không
lớn. Chu chuyển nước theo chiều thẳng đứng từ dưới sâu lên tầng mặt không
xảy ra nên không đưa được khối lượng muối dinh dưỡng tích tụ từ tầng sâu lên
mặt. Ở vùng ven xích đạo, nơi có nhiều dòng nước thẳng đứng như vậy, số
lượng thuỷ sinh vật tăng lên rõ rệt. Cũng có thể do điều kiện nhiệt độ cao,
cường độ trao đổi chất ở cơ thể thuỷ sinh vật vùng nhiệt đới cũng tăng cao nên
năng lượng tiêu hao vào hoạt động sống của thuỷ sinh vật cũng nhiều hơn, nên
làm giảm khối lượng sinh chất hình thành trong quá trình sinh trưởng và phát
triển. Nhìn chung các quần thể thuỷ sinh vật ở vùng vĩ độ thấp có số lượng cá
thể nhỏ hơn so với các quần thể thuỷ sinh vật ở vùng vĩ độ cao, do đó làm giảm
số lượng và khối lượng chung. Điều nầy có liên quan tới mức độ hạn chế của
độ sinh trưởng và sinh sản của thuỷ sinh vật ở vùng vĩ độ thấp.
Kích thước và độ mỡ của thuỷ sinh vật giảm dần từ các vùng vĩ độ cao về xích
đạo.
Hiện tượng nầy có thể thấy ở nhiều nhóm thuỷ sinh vật từ động vật nguyên sinh
tới thân mềm, giáp xác. Đây là kết quả của quá trình phát triển nhanh, chóng
trưởng thành, hạn chế kích thước sinh trưởng của sinh vật nhiệt đới trong điều
kiện nhiệt độ cao và đặc điểm thích ứng với chế độ ăn liên tục trong suốt cả
mùa vụ (không có giai đoạn ngừng ăn vào mùa lạnh), không cần tích trữ mỡ
như các sinh vật xứ lạnh.
Càng về phía xích đạo, thuỷ sinh vật biển càng dễ đi vào nước ngọt nội địa hơn.
Nói cách khác cường độ di nhập của sinh vật biển vào nước ngọt nội địa mạnh
hơn so với các vùng vĩ độ cao. Ở vùng xích đạo nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông
Nam Á, có hiện tượng nhiều nhóm sinh vật biển như cá, giáp xác, giun nhiều tơ,
dễ dàng đi vào các sông lớn, nhiều khi đi vào những điểm rất xa biển. Hiện
tượng nầy ít thấy ở các vùng vĩ độ cao. Sự sai khác giữa môi trường biển và và
nước ngọt nội địa dường như giảm bớt đi từ các vùng vĩ độ cao về xích đạo.
Hiện tương nầy được giải thích bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở vùng xích
đạo nhiệt đới có mưa nhiều làm nhạt hẳn nước các vùng ven biển, tạo điều kiện
cho các sinh vật biển, trước hết là động vật dễ thích ứng với điều kiện nước
nhạt ở các thuỷ vực nội địa. Hàm lượng Bicarbonate ở nước biển và nước ngọt
vùng nhiệt đới xấp xĩ như nhau. Điều nầy làm cho sinh vật biển khi đi vào nước
ngọt nội địa không gặp khó khăn lớn trong quá trình hô hấp. Vì Bicarbonate giữ
vai trò quan trọng trong hô hấp của thuỷ sinh vật. Trong lịch sử địa chất, vùng
nhiệt đới đã xảy ra nhiều hiện tượng biển tiến, biển lùi, tạo nên một khu hệ thuỷ