Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 139 trang )
•
Nhóm cá tự nhiên sống trong sông (cá trắng) bao gồm các loài cá có kích
thước lớn và có giá trị kinh tế cao như cá hô, cóc, bông lau, duồng … Bên
cạnh đó có loài cá kích thước thân thể nhỏ nhưng quần đàn lớn và có giá
trị kinh tế như cá linh, thiểu, cơm…
Di cư của cá ở hạ lưu sông Cửu Long theo các dạng sau
•
•
•
Di cư sinh sản : Gồm có hai nhóm, nhóm di cư ngược dòng để đẻ ở các
vùng trung và thượng lưu sông Mékông như cá tra, duồng, ba sa, hô, tra
dầu, hú…. Nhóm di cư từ sông vào vùng trũng ngập nước vào mùa mưa
để đẻ như cá lăng, leo, mè lúi, he …
Di cư vỗ béo : Vào đầu mùa lũ, cá từ sông di cư vào các vùng đồng ruộng
trũng ngập nước để kiếm ăn. Đến cuối mùa lũ , nước rút, cá lại theo dòng
nước di cư ra sông để tìm mồi. Ngoài ra, còn có một số loài cá nước mặn,
lợ di cư vào sông để tìm mồi trong mùa khô.
Di cư thụ động : Dạng di cư nầy thường gặp ở cá bột của một số loài cá
như cá tra, ba sa, vồ đém, hú, bông lau … Những loài cá nầy đẻ ở vùng
trung và thượng lưu sông Mékông. Vào đầu mùa lũ, cá bột trôi theo dòng
nước chảy về phía hạ lưu sông và các vùng ngập nước ven sông.
- Vùng sinh thái trũng phèn
Vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên nhận nước từ hai nguồn chính là
nước từ sông Cửu Long chảy qua hệ thống kênh rạch và nguồn nước mưa tại
chỗ. Vào mùa lũ ( từ tháng 8 -11), Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên là
vùng sinh trưởng, đẻ trứng của nhiều loài cá di cư từ sông vào. Khi nước rút,
hầu hết các loài cá nầy lần lượt di cư ra sông, chỉ có các loài cá đen chịu được
khô hạn và phèn, còn lưu lại trong các đìa, bàu láng trũng nước cạn và bị nhiễm
phèn ở các mức độ khác nhau. Đây là những vùng lưu giữ nguồn gen của tập
đoàn cá đen nổi tiếng như cá lóc, rô, trê, sặc, lươn, trạch … và nhóm cá kích
thước nhỏ điển hình là cá trâm - sinh vật chỉ thị cho thuỷ vực phèn nặng, có thể
chịu được môi trường nước pH từ 2 -3.
- Vùng sinh thái cửa sông ven biển
Các cửa sông ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc hệ thống sông
Mékông và một số cửa sông khác có nguồn gốc tại chỗ. Phần lớn các cửa sông
chảy ra biển Đông và chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông. Một số cửa sông đổ
ra khu vực biển Tây và chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Tây. Một số cừa sông
thuộc khu vực mũi Cà Mau thuộc vùng chuyển giữa biển Đông và biển Tây.
Các cửa sông chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông thuộc hệ thống sông Cửu
Long có lưu lượng nước đổ ra biển hằng năm rất lớn, tạo nên một khu vực cửa
sông rộng lớn có sự hoà trộn nước sông và nước biển. Nơi đây sự biến động về
môi trường và độ mặn xảy ra rất lớn về mùa khô và mùa mưa.
•
•
Cửa sông Mỹ Thanh không thuộc hệ thống sông Cửu Long nhưng do vị trí
gần cửa sông Trần Đề và Bassac của hệ thống sông Cửu Long nên chịu
ảnh hưởng về môi trường và chế độ nước giống như các cửa sông thuộc
hệ thống sông Cửu Long.
Cửa sông Gành Hào không thuộc hệ thống sông Cửu Long và ở xa vị trí
các cửa sông thuộc hệ thống sông Cửu Long nên chế độ nước và môi
trường không giống như các các sông thuộc hệ thống đó.
Cửa sông Cái Lớn chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Tây.
Các cửa sông Ông Đốc, Bảy Hạp chịu ảnh hưởng của cả hai vùng biển Đông và
biển Tây.
Do đặc điểm sinh thái vùng cửa sông cùng với mối quan hệ về độ mặn và đặc
điểm sinh học của tôm cá, nên sự phân bố của chúng trong khu vực có thể chia
tành bốn nhóm sinh thái cá.
Nhóm I - Nhóm cá biển
Nhóm cá nầy đời sống phần lớn ở vùng nước có độ mặn cao. Chúng có quan
hệ với vùng cửa sông thông qua chuổi thức ăn và mùn bã hữu cơ từ cửa sông
đưa ra biển. Đây là các loài thích nghi rộng muối và hẹp muối. Có thể gặp cá
thích nghi với độ muối thấp 5%o , nhưng đa số gặp cá thích nghi với nồng độ
muối từ 18 - 25%o . Nhóm cá nầy gồm các loài cá sống khơi, điển hình như các
họ Trigonidae, Scombridae, Clupeidae, Engraulidae… Nhóm cá biển thường
gặp ở phần cuối các cửa sông, nơi nước có nồng độ muối cao và ít biến động,
nhất là vào mùa khô khi lượng nước sông giảm.
Nhóm II - Nhóm cá nước lợ cửa sông
Nhóm cá nầy sống chủ yếu ở vùng nước lợ cửa sông, có nồng độ muối biến
động từ 0,4 - 25%o, thích nghi với sự biến động mạnh của các yếu tố môi
trường và ít di cư. Thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ và thực vật. Cá nước
lợ cửa sông thuộc nhiều nhóm khác nhau thuộc họ Clupeidae, Engraulidae,
Harpadonthidae, Bregmacerotidae, Belonidae, Ariidae, Polynemidae,
Apogonidae, Carangidae, Sciaenidae, Lutjanidae, Sparridae… Phần lớn các loài
cá nầy có kích thước nhỏ, sống đáy. Nhiều loài sống ổn định trong vùng, nhưng
cũng có nhiều loài di cư giữa sông và biển. Một số loài ở vùng cửa sông là nơi
bắt buộc trong một giai đoạn của chu trình sống, khi sinh sản phải di cư đến
vùng sinh thái khác. Nhóm các nước lợ cửa sông và nhóm cá biển di nhập vào
là cơ cấu chủ yếu của nghề khai thác cá cửa sông và vùng nước nông ven biển.
Nhóm III - Nhóm cá di cư giữa nước mặn và nước lợ theo mùa
Đây là nhóm cá có nguồn gốc từ biển thường di cư vào vùng nước lợ dể sinh
sản và kiếm ăn theo các mùa trong năm. Có một số loài di cư qua vùng nước lợ
cửa sông, đến vùng nước ngọt trong sông theo mùa. Các loài cá thường gặp
thuộc họ Clupeidae, Engraulidae, Plotosidae, Leiognathidae, Polynemidae,
Sciaenidae, Cynoglossidae, Soleidae, Ariidae…
Nhóm IV - Nhóm cá nước ngọt
Gồm các loài cá phần lớn đời sống ở vùng nước ngọt, nồng độ muối dưới 4%o.
Một số loài có thể xuống vùng cửa sông, nước có nồng độ muối 10%o để kiếm
ăn. Chúng thường được gặp ở cửa sông vào mùa nước lũ và nước ròng. Nhóm
nầy có những loài thuộc họ Anabantidae, Bagridae, Pangasidae …
Đánh giá nguồn lợi thủy sản
Mục tiêu của việc đánh giá trữ lượng cá
Khái niệm:
•
Trữ lượng là một nhóm động vật cùng một nòi hoặc loài có cùng quỹ gen
chung và có cùng một gới hạn phân bố địa lý nhất điịnh.
Mục tiêu của việc đánh giá trữ lượng:
•
•
Đưa ra cơ sở khai thác tối ưu nguồn lợi thuỷ sản: mức khai thác cho phép
để đảm bảo năng suất tối đa về trọng lượng một cách bền vững.
Dự báo sự biến đổi trong tương lai về năng suất, sản lượng, giá trị đánh
bắt trong các mức độ khai thác khác nhau.
Phương pháp khảo sát đánh giá nguồn lợi thuỷ sản
Đây là phương pháp khảo sát, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ven biển và nội
đồng. Trên cơ sở các bước khảo sát, ta tập hợp nguồn số liệu đã thu thập để
phân tích, xử lý và đánh giá nguồn lợi trong vùng nghiên cứu.
1. Số liệu khảo sát tại hiện trường
Khảo sát cụ thể trên tất cả các loại ngư cụ đang khai thác trong vùng nghiên
cứu và đặc điểm như :
•
•
•
•
•
•
Ngư trường khai thác
Loại ngư cụ (mô tả)
Tên ngư cụ
Thời gian khai thác
Thành phần loài khai thác
Sản lượng khai thác
2. Số liệu thu thập từ ngư dân
Chọn ngư dân tiêu biểu cho từng loại ngư cụ đặc trưng trong vùng nghiên cứu.
Qua phiếu điều tra ta sẽ thu thập những số liệu sau:
•
Tên ngư cụ
•
•
•
•
•
Ngày khai thác
Thời gian khai thác
Thành phần loài khai thác chính
Sản lượng khai thác: kg/ ngày, kg/ tháng, kg/mùa, tấn/năm
Phân loại sản lượng khai thác/ một mẻ khai thác.
3. Số liệu thống kê từ cơ quan quản lý thuỷ sản tại địa phương
Qua phiếu điều tra đã thiết kế sẳn, gửi đến cơ quan quản lý ngành thuỷ sản địa
phương, những số liệu cần thiết được cung cấp:
•
•
•
•
•
•
Tổng số dân cư trong vùng nghiên cứu
Bao nhiêu người dân trong vùng có liên quan đến nghề khai thác thuỷ sản
o Bán chuyên nghiệp
o Chuyên nghiệp
Thống kê chi tiết các ngư cụ trong vùng nghiên cứu
Thống kê chi tiết ngư dân sử dụng từng loại ngư cụ cụ thể
Thời gian khai thác của từng loại ngư cụ
Mùa vụ khai thác cuả từng loại ngư cụ
4. Xử lý và đánh giá nguồn lợi trong vùng nghiên cứu
Với ba nguồn số liệu đã thu thập trên, chúng ta thiết kế phần mềm Exel đơn
giản để xử lý. Từ ba góc độ nhìn khác nhau, chúng ta có thể đánh giá một cách
tương đối về nguồn lợi thuỷ sản trong vùng nghiên cứu.
Những nét tổng quát về đánh giá trữ lượng đàn cá
Số liệu thu thập càng nhiều thì mức độ chính xác của việc đánh giá trữ lượng
đàn cá càng cao. Khả năng nầy tương quan với sự phát triển nghề cá. Trong
trường hợp đàn cá chưa bị khai thác, cách đánh giá phải dựa trên cơ sở sinh
thái chung hoặc các chuyến khảo sát nghiên cứu nghề cá. Ngay khi khai thác
bắt đầu, chính nghề cá có thể cung cấp cơ sở số liệu để có thể đánh giá phức
tạp hơn. Ở một nghề cá phát triển cao, phần lớn thuộc về đàn cá đã bị khai
thác. Như thế sẽ dễ dàng cho việc thu mẫu hoặc thu thập số liệu. Phương pháp
luận đánh giá và dự báo đàn cá thay đổi tương ứng với số liệu thu được tăng
lên. Trong khi những đánh giá sơ bộ có thể chỉ dựa vào mối quan hệ giữa năng
suất sơ cấp và thứ cấp hoặc so sánh vùng chưa được khai thác và vùng đã
được khai thác có cùng đặc điểm chung về môi trường.
Những đánh giá về trữ lượng đàn cá sống đáy hoặc sống nổi chưa bị khai thác
có thể thực hiện bằng phương pháp đơn giản là dùng lưới kéo.
Các vấn đề chung về đánh giá trữ lượng
Có hai loại số liệu chính theo thứ tự ưu tiên:
1. Số liệu thu từ nghề cá thương phẩm
•
Tổng sản lượng (theo loài, khu vực và ngư cụ khai thác).