1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Ngư nghiệp >

Sự phân chia các quần loại sinh vật trong thủy vực và đặc đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 139 trang )












Thích ứng sinh thái rộng về oxy, nhiệt độ và nồng độ muối. Sinh vật dễ

dàng chuyển sang môi trường sống khác như vào nước ngọt hay lên cạn.

Sinh vật có khả năng hô hấp ở nước và trên cạn.

Sinh vật thích ứng hẹp về về áp lực nước.

Cấu tạo cơ thể theo kiểu dẹp hay có chân bám chắc.



2. Thủy sinh vật trong tầng nước

Điều kiện sống của sinh vật ở tầng nước tương đối ổn định và đồng nhất. Đặc

điểm thích ứng của nhóm sinh vật nầy chủ yếu làm sao cho sự vận động trong

môi trường nước được thuận lợi. Có thể chia nhóm nầy thành nhiều quần loại

sinh vật khác nhau.











Sinh vật sống trôi (Pleiston) là bọn sống trôi trên mặt nước, nửa cơ thể

trong không khí, nửa dưới nước.

Sinh vật màng nước (Neiston) bao gồm các động vật sống quanh màng

nước. Nhờ sức căng bề mặt của nước, chúng có thể sống ở mặt trên

(epineiston) hay mặt dưới màng nước (hyponeiston). Có bọn sống thường

xuyên ở đó. Có bọn chỉ sống một thời gian (ấu trùng nhiều loại động vật).

Đặc điểm thích ứng của bọn nầy thể hiện ở vỏ cơ thể không ngấm nước,

chống lại được tác dụng của tia cực tím ở mặt nước, có quang hướng

động dương, màu sắc nguỵ trang, lối ăn màng nước.

Sinh vật nổi (Plankton), bao gồm các sinh vật sống trôi nổi một cách thụ

động hoặc vận động rất yếu trong các lớp nước ở tầng mặt, chủ nhờ vào

chuyển động của khối nước mà di chuyển. Sinh vật nổi bao gồm: vi khuẩn

sống nổi (bacterioplankton), thực vật vật nổi (phytoplankton) và động vật

nổi (zooplankton). Về mặt chuyển hoá vật chất, sinh vật nổi bao gồm các

sinh vật sản sinh (thực vật nổi), các sinh vật tiêu thụ bậc thấp (động vật

nổi) và các sinh vật phân huỷ (vi khuẩn sống nổi).



Theo kích thước cơ thể , có thể chia ra













Sinh vật nổi cực lớn (megaloplankton), kích thước trên 1m : sứa lớn.

Sinh vật nổi lớn (macroplankton) kích thước 10 100cm: sứa nhỏ hàm tơ.

Sinh vật nổi vừa (mesoplankton), kích thước 1-10mm: giáp xác nhỏ.

Sinh vật nổi nhỏ (microplankton), kích thước 0,05 -1 mm: rotifer, tảo đơn

bào, các loại ấu trùng.

Sinh vật nổi cực nhỏ (nanoplankton), kích thước vài micron: vi khuẩn,

động vật nguyên sinh.



Tuỳ theo giai đoạn, sinh vật sống nổi theo lối sống nổi ở các lớp nước tầng mặt

mà có thể chia ra:





Sinh vật nổi hoàn toàn (holoplankton) có toàn bộ đời sống ở trong tầng

nước; chỉ có giai đoạn trứng nghỉ, bào xác là ở đáy thuỷ vực.







Sinh vật nổi không hoàn toàn (meroplankton), chỉ có giai đoạn ấu trùng là

sống trong tầng nước. Đây là trường hợp ấu trùng các sinh vật đáy như

thân mềm, da gai.



Đặc điểm thích ứng của sinh vật nổi, chủ yếu là bảo đảm cho sinh vật dễ dàng

nổi trong tầng nước mặt, sao cho tốc độ chìm chậm nhất.

Theo Ostwald công thức tính tốc độ chìm:



Với









a: tốc độ chìm

b: hiệu số giữa khối lượng riêng của vật và nước.

d: sức cản, phụ thuộc hình dạng vật trong nước.



Nhìn chung, sinh vật nổi thích ứng với đời sống nổi theo hai hướng:







Giảm trọng lượng còn lại b bằng cách tiêu giảm tiêu giảm bộ xương, thải

bớt chất muối nặng, tích trữ các chất khí và mỡ.

Tăng sức cản d trong nước bằng cách tăng diện tích tiếp xúc của cơ thể

với khối nước.



- Sinh vật tự bơi (Nekton) là thành phần quan trọng trong các quần loại thuỷ sinh

vật ở trong tầng nước. Chúng bao gồm các động vật có kích thước lớn (cá,

mực, động vật có vú) và phần lớn các đối tượng được khai thác. Sinh vật tự bơi

đều là các sinh vật tiêu thụ ở các bậc dinh dưỡng khác nhau, có cấu tạo cơ thể

phức tạp. Đặc điểm quan trọng nhất là có cơ quan vận động chủ động, tích cực.

Đặc điểm thích ứng chủ yếu của bọn nầy là cơ thể cấu tạo hình thuỷ lôi, hai đầu

vuốt nhọn, để giảm sức cản phía trước khi di động. Lối sống di động chủ động,

cách lấy thức ăn có phân biệt ở mức độ cao (rình mồi, đuổi mồi). Sinh vật tự bơi

sống ở các tầng nước từ mặt xuống đáy.

- Thuỷ sinh vật ở nền đáy : theo vị trí, có thể chia thuỷ sinh vật ở nền đáy làm

hai nhóm: nhóm sống trên mặt nền đáy (epifauna) và nhóm sống chui trong nền

đáy (infauna). Thích ứng của sinh vật đáy là phát triển cơ quan bám và biến đổi

hình thái, để khỏi bị cuốn ra khỏi nơi cố định, phát triển các cơ quan bảo đảm

cho con vật khỏi bị vùi lấp dưới đáy.



Chương 6: Sinh Sản Và Di Cư Của Thuỷ Sinh Vật

Sinh sản ở thủy sinh vật

Di cư của thủy sinh vật

Ý nghĩa và các hình thức di cư

Di cư là sự thay đổi chỗ của hàng loạt cá thể trong loài, thường có tính chủ

động (đôi khi thụ động) từ một nơi nầy sang một nơi khác. Sự di cư là đặc điểm

thích nghi đối với nhiều loài thuỷ sinh vật, để tăng số lượng chủng quần trong

những điều kiện môi trường thay đổi.

Di cư khiến cho cá sử dụng được những nguồn thức ăn to lớn, giúp cá bảo vệ

trứng và cá con, giúp cá tránh những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như

giảm nhiệt độ, tăng nồng độ muối. Đa số cá đều di cư vì ít có loài cá nào tìm

được đầy đủ những điều kiện tối hảo cho sự sinh tồn của loài tại một nơi nhất

định. Có một số cá định cư như cá bống ở đáy và các loài cá sống trong đảo

san hô.

Di cư và sự di chuyển hàng loạt có tính chất bảo vệ được phân biệt rõ rệt. Ví dụ

: Khi biển có sóng lớn, cá trên tầng mặt xuống tầng đáy. Cá trong bờ đi ra khơi

xa. Trong sông khi mực nước giảm cá di chuyển vào đầm, hồ. Di chuyển có tính

đột xuất và không lặp lại trong mọi thế hệ của loài. Các hình thức di cư:









Di cư sinh sản

Di cư dinh dưỡng

Di cư trú đông.



Không phải bất cứ loài nào cũng thực hiện cả 3 loại di cư kể trên. Đối với một

loài sự di cư nhất định cần thiết cho sự sinh tồn. Đối với cá chịu nhiệt thấp,

không di cư trú đông, chỉ di cư dinh dưỡng và sinh sản. Cá có nơi sinh sản và

nơi di cư đến trùng nhau thì không phải di cư.

Ngay trong cùng một loài, sự di cư sinh sản chỉ xảy ra đối với cá đã trưởng

thành về sinh dục. Tuỳ theo cá sử dụng năng lượng vận động vào việc di cư

hay không để chia ra hai loại :







Di cư thụ động (không dùng năng lượng vận động).

Di cư chủ động (dùng năng lượng vận động).



Di cư thụ động xảy ra ở trứng cá và cá con, có khả năng vận chuyển cá đi một

khoảng rất xa. Ngay những cá lớn, trong đoạn đường di cư chủ động của nó, có

những lúc nó cũng di cư thụ động. Ví dụ: Cá tra bột theo dòng chảy trên sông

Mekong từ Cambodia về Việt Nam.

Các kích thích của di cư có thể là do những biến đổi trong bản thân cá như tình

trạng phát triển của tuyến sinh dục (do lượng kích thích tố từ tuyến sinh dục tiết



ra) hay do kích thích từ môi trường: thay đổi lượng thức ăn…. Ngoài ra di cư có

tính di truyền.



Cơ chế của sự di cư















Con đường di cư của cá tôm chưa được nghiên cứu nhiều.

Một số loài cá di cư theo chiều chảy của dòng nước (xuôi , ngược dòng).

Một số loài khác định hướng theo đường bờ, chất đáy.

Một số định hướng theo sự thay đổi của nhiệt độ ở những vực nước khác

nhau. Phần lớn cá ở đại dương định hướng theo mặt trời và từ trường

của trái đất.

Một số cá di cư thẳng đứng theo cường độ ánh sáng.



Khi di cư cá thường đi thành đàn. Đàn không có con đầu đàn cố định. Hình

dạng của đàn cá khi di cư bảo đảm cho sự vận động thuận lợi nhất và giúp cho

cá định hướng dễ dàng hơn.



Các loại di cư và ý nghĩa thích nghi

1. Di cư sinh sản

Di cư sinh sản là sự thích nghi đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự

phát triển của trứng và cá con, nhất là bảo vệ cho đàn cá con không bị bắt làm

mồi ăn của động vật khác.

Cá di cư sinh sản đến bãi đẻ từ nơi kiếm ăn hoặc từ chỗ trú đông.

* Di cư từ biển vào sông (Di cư ngược dòng): Mỗi năm cá đi đẻ một lần, thời

điểm di cư khác nhau đối với các loài khác nhau. Ví dụ : Cá Hồi trắng

(Coregonus) bắt đầu đi đẻ vào mùa thu. Đa số cá thuộc họ Cyprinidae di cư đi

đẻ vào mùa xuân. Một số cá khác đến nơi trú đông và ở tại đây một năm, đến

năm sau sẽ đến bãi đẻ. Ngay trong một loài cũng có những khác nhau trong di

cứnginh sản.

* Di cư từ sông ra biển (Di cư xuôi dòng).

Ít khi thấy hơn di cư ngược dòng. Ví dụ : Cá Chình (Anguilla anguilla), trưởng

thành sinh dục vào thời điểm 9 -12 tuổi. Sau đó nó xuôi dòng từ sông ra biển để

đẻ và thường đi vào ban đêm. Lúc đầu nó sống ở các sông châu Âu, sau đó

xuôi dòng ra biển. Từ đó cá đến vùng bờ biển Mỹ châu là bãi đẻ của nó. Trên

đoạn đường di cư, cơ thể có thay đổi:















Măt lớn thêm ra gấp 4 lần so với khi nó còn ở sông.

Mõm nhọn hơn.

Lưng trở nên có màu sậm hơn, bụng biến đổi từ màu vàng sang màu bạc.

Ốm đi rất nhiều.

Ruột thoái hoá.

Áp suất thẩm thấu của máu tăng.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

×