1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học tự nhiên >

1 Tình hình phát triển chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 89 trang )


Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam trong những

năm gần đây

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến

động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất,

đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm

trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới….

1.1.1 Tình hình chăn nuôi trên thế giới

Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của

nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các

loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có

vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh

mà còn góp phần đa dạng sinh học trên trái đất.

Số lượng vật nuôi theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới FAO năm 2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng

đàn trâu 182,2 triệu con và phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò

1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà

14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con... Tốc độ tăng về số lượng vật

nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1%

năm. Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau: Về số

lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, thứ hai Ấn Độ 172,4 triệu con,

thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu con, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu con, thứ năm Ethiopia

và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con bò. Các cường quốc về chăn nuôi lợn của

thế giới: số đầu lợn hàng năm số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, đứng thứ hai là

Hoa Kỳ 67,1 triệu con, thứ ba là Brazin 37,0 triệu con, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6

triệu con [8].

Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ,

Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước



9



có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng

trâu và thứ 13 về số lượng gà [22].

Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới có ba hình thức cơ

bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao; Chăn nuôi

trang trại bán thâm canh; Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh: Phương

thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng

cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước ở

Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao

về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản

phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh

sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh

sản và điều khiển giới tính. Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm

tại phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước

Trung Đông. Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm

chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn

nuôi hữu cơ. Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước

phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng. Xu hướng chăn

nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà công

nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng. Tuy nhiên chăn

nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu thuẫn

với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại trong

mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ [22].

1.1.2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung và chuyên môn hóa cao là

một trong những nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa sản xuất

nông nghiệp của nước ta trong thời kỳ phát triển mới. Theo kết quả điều tra dân

số, đến tháng 4 năm 2009, Việt Nam có tổng số dân là 85.789.773 người, là

một trong 10 quốc gia có mật độ dân số cao nhất trên thế giới (khoảng 260



10



người/km2) [20]. Nhu cầu thực phẩm trong điều kiện dân số tăng và đời sống

ngày càng được nâng cao đã và đang đặt ra cho các nhà quản lý nông nghiệp

phải nhanh chóng hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp. Trong khi diện tích

dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm do phát triển đô thị, công nghiệp,

giao thông và các công trình dịch vụ khác, phát triển chăn nuôi theo hướng tập

trung, nâng cao quy mô là xu thế tất yếu nhằm nâng cao năng suất và chất

lượng thịt, trứng, sữa cung cấp cho nhân dân và cho xuất khẩu.



Hình 1.1 Chăn nuôi thâm canh công nghiệp

Bảng 1.1 Số lượng đầu gia súc gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi nước ta

năm 2009

Số lƣợng



Sản phẩm



Loại gia

súc



Đơn vị tính



1



Trâu



Ngàn con



2886,6



74960 tấn



2







Ngàn con



6103,3



257779 tấn



3



Lợn



Ngàn con



27627,7



2908,5 ngàn tấn



4



Ngựa



Ngàn con



102,2



5



Dê, cừu



Ngàn con



1375,1



6



Gia cầm



Triệu con



280,2



TT



Thịt hơi



518,3 ngàn tấn



Sữa, trứng



278190 tấn



5419,4 triệu

quả



Nguồn: Trương Thanh Cảnh, 2010.



11



1.2 Chất thải chăn nuôi

Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra một

lượng chất thải nhiều nhất ra môi trường. Chất thải chăn nuôi là một tập hợp

phong phú bao gồm các chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh trong

quá trình chăn nuôi, lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải. Các chất thải chăn

nuôi được phát sinh chủ yếu từ:

- Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lông, vảy

da và các phủ tạng loại thải của gia súc, gia cầm...

- Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và thiết

bị chăn nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi…

- Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong quá trình chăn

nuôi.

- Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết.

- Bùn lắng từ các mương dẫn, hố chứa hay lưu trữ và chế biến hay xử lý chất

thải.

Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa

chuồng, phân. Nước thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng

phân được gia súc, gia cầm thải ra. Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng

lớn nhất trong chăn nuôi. Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và các ctv trên

gần 1.000 trại chăn nuôi heo qui mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía Nam cho thấy

hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn nước cho gia súc. Cứ

1 kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra được pha thêm với từ 20 đến 49 kg nước.

Lượng nước lớn này có nguồn gốc từ các hoạt động tắm cho gia súc hay dùng để

rửa chuồng nuôi hành ngày… Việc sử dụng nước tắm cho gia súc hay rửa chuồng

làm tăng lượng nước thải đáng kể, gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý nước

thải sau này [4].



12



Hình 1.2 Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở

dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các

hợp chất chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh

vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở

dạng lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao.

Chúng có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường

đất, nước và không khí.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào thành phần của

phân, nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và phương thức thu

gom (số lần thu gom, vệ sinh chuồng trại), lượng nước dùng tắm gia súc và vệ

sinh chuồng trại…

Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn

Chỉ tiêu

Độ màu

Độ đục

BOD5

COD

SS



Đơn vị

Pt - Co

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l



Nồng độ

350 –870

420 – 550

3500 – 9800

5000 – 12000

680 –1200

(Nguồn: Trương Thanh Cảnh, 2010)



13



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

×