1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

b. Các bước làm một bài văn nghị luận:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.91 KB, 40 trang )


+ Phân tích ý nghĩa nhan đề.

+ Phân tích ý nghĩa tình huống truyện.

+ Phân tích nhân vật: hình tượng, diễn biến tâm lí, vẻ đẹp của nhân vật…

+ Nghị luận về giá trị tác phẩm đoạn trích văn xuôi: giá trị hiện thực và nhân

đạo, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn…

+ Dạng đề so sánh: so sánh hai nhân vật, so sánh kết thúc hai tác phẩm…

+ Dạng đề chứng minh nhận định.

- Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?

- Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?

 Bước 2: Tìm ý lập dàn ý:

 Tìm ý:

+ Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật

của tác phẩm đang bàn đến.

+ Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:

-> Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội

dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái

độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?

-> Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử

dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất

mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết

nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng

nghệ thuật gì ở đó?

(Cần lưu ý: việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý,

nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)

 Lập dàn ý:

Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần

chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần

của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá

thấp. Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm:

+ Mở bài:

-> Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.

-> Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.

8



->Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n

đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).

+ Thân bài:

-> Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,… (Các luận điểm, luận cứ này

chính là các ý 1,2,3…ý a, ý b, ... mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học

về tác phẩm ấy). Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó

chứa đựng giá trị nghệ thuật gì? Giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…

-> Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,… Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ

2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì? Giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…

-> Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội

dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời)

và nêu hạn chế của nó (nếu có).

+ Kết bài:

-> Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.

-> Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận

điểm vừa tìm ra.

 Bước 3: Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:

 Dựng đoạn:

+ Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn

nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa).

+ Một đoạn văn nghị luận thông thường cần có một số loại câu sau đây:

-> Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn và cần ngắn gọn rõ ràng.

-> Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn

chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận, …

-> Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả

đoạn.

 Liên kết đoạn:

Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2

mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.

+ Liên kết nội dung:

-> Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là

mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài

văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.

9



-> Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi

đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong

cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều

lần trong các đoạn văn.

+ Liên kết hình thức:

-> Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết

đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.

-> Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ

liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất

nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất,

sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song,

nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính

vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là,

có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như

ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…)

2. Kĩ năng cần thiết để lập dàn ý cho các dạng đề nghị luận về một tác phẩm,

một đoạn trích văn xuôi:

a. Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm:

 Dàn ý chung:

- Mở bài:

+ Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).

+ Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).

+ Nêu nhiệm vụ nghị luận.

- Thân bài:

+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

+ Xuất xứ của nhan đề: phải nói rõ nhan đề ấy được lấy từ đâu, trong hay

ngoài tác phẩm. Đặc biết chú ý với những trường hợp tác giả có quá trình

lựa chọn, thay đổi nhan đề tác phẩm.

+ Nghĩa cụ thể và ấn tượng về nhan đề

+ Tác dụng, ý nghĩa của nhan đề trong việc nêu bật chủ đề, tư tưởng tác

phẩm.

- Kết bài:

10



+ Đánh giá ý nghĩa tình huống đối với sự thành công của tác phẩm

+ Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

 Ví dụ minh họa:

Đề: Anh chị hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

- Mở bài:

+ Tác giả Kim Lân, vị trí văn học của tác giả.

+ Giới thiệu về tác phẩm Vợ nhặt.

+ Nêu nhiệm vụ nghị luận.

- Thân bài:

+ Xuất xứ của nhan đề:

-> Tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư.

-> Viết lại thành truyện ngắn Vợ nhặt.

-> Lấy tình tiết Tràng nhặt vợ để đặt tên tác phẩm.

+ Ý nghĩa cụ thể: nghĩa đen là nhặt được vợ => tạo ấn tượng, kích thích sự

chú ý của người đọc vì thân phận rẻ rúng của con người.

+ Ý nghĩa chủ đề: nhan đề truyện đã định hướng chủ đề tác phẩm: phản ánh

tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong

nạn đói khủng khiếp; sự đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách

mạng tháng Tám.

- Kết bài:

+ Đánh giá ý nghĩa nhan đề đối với sự thành công của tác phẩm

+ Cảm nhận của bản thân về nhan đề đó.

b. Phân tích ý nghĩa tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:

 Dàn ý chung:

- Mở bài:

+ Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).

+ Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).

+ Nêu nhiệm vụ nghị luận.

11



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

×