1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

e. Dạng đề so sánh:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.91 KB, 40 trang )


- Mở bài: Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất)

+ Nêu tác giả, xuất xứ (cả hai tác giả)

+ Làm rõ từng đối tượng

- Thân bài:

+ Cảm nhận về đối tượng thứ nhất

-> Nội dung

-> Nghệ thuật

+ Cảm nhận về đối tượng thứ hai

-> Nội dung

-> Nghệ thuật

+ So sánh sự tương đồng và khác biệt

-> Sự tương đồng

-> Sự khác biệt

-> Lí giải sự tương đồng và khác biệt

- Kết bài:

+ Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.

+ Khái quát về nét giống và khác tiêu biểu.

• Ví dụ minh họa:

Đề: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ

nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền

ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về hai tác giả.

+ Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm.

- Thân bài:

+ Nhân vật người vợ nhặt:



27



 Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt

vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm.

 Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

-> Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.

-> Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.

-> Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu,

đúng mực, biết lo toan.

+ Nhân vật người đàn bà chài:

 Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện

tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương

phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.

 Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

-> Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha,

độ lượng, giàu đức hi sinh.

-> Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh

phúc, can đảm, cứng cỏi.

-> Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu sâu sắc lẽ

đời.

+ So sánh nét tương đồng, khác biệt của hai nhân vật:

 Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của

hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam

lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...

- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những

phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm

hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng

chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên

qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình...

- Lý giải sự khác biệt:

-> Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển,

biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà

chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm

hứng thế sự - đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)



28



-> Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm

con người đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt

này.

- Kết bài:

+ Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

+ Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

 So sánh kết thúc hai tác phẩm:

• Dàn ý:

- Mở bài: Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất)

+ Nêu tác giả, xuất xứ (cả hai tác giả)

+ Nêu điểm giống và khác cơ bản của phần kết thúc hai tác phẩm

- Thân bài:

+ Cảm nhận về kết thúc của tác phẩm thứ nhất.

-> Nội dung

-> Nghệ thuật

+ Cảm nhận về kết thúc của tác phẩm thứ hai.

-> Nội dung

-> Nghệ thuật

+ So sánh sự tương đồng và khác biệt

-> Sự tương đồng

-> Sự khác biệt

-> Lí giải sự tương đồng và khác biệt

- Kết bài: + Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.

+ Khái quát về nét giống và khác tiêu biểu.

• Ví dụ minh họa:

Đề: So sánh kết thúc của tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và tác phẩm

Chí phèo của nhà văn Nam Cao.

29



- Mở bài: Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất)

+ Nêu tác giả, xuất xứ (cả hai tác giả)

+ Nêu điểm giống và khác cơ bản của phần kết thúc hai tác phẩm

- Thân bài:

+ Cảm nhận về kết thúc của tác phẩm Chí Phèo.

-> Nội dung: “Thị nở nhìn nhanh xuống bụng … lại qua”

-> Nghệ thuật: Kết thúc mở với dụng ý nhấn mạnh quy hiện tượng Chí Phèo

mang tính quy luật.

+ Cảm nhận về kết thúc của tác phẩm thứ hai.

-> Nội dung: Trong óc Tràng…phấp phới.

-> Nghệ thuật: Kết thúc mở thể hiện niềm tin vào tương lai nhân vật.

+ So sánh sự tương đồng và khác biệt

-> Sự tương đồng: cả hai tác phẩm đều có kết thúc mở để độc giả tự suy

ngẫm, mở rộng.

-> Sự khác biệt

o Tác phẩm Chí Phèo: Nhân vật rơi vào cùng quẫn, bế tắc.

o Tác phẩm Vợ nhặt: Nhân vật đã được mở đường để tự định hướng tương lai.

-> Lí giải sự tương đồng và khác biệt

o Cả hai nhà văn đều có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam.

o Cả hai tác phẩm đều viết về đề tài nông thôn.

o Hai tác phẩm ra đời vào hai thời điểm lịch sử khác nhau nên có sự khác nhau

cơ bản trong hệ tư tưởng của hai nhà văn.

- Kết bài:

+ Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.

+ Khái quát về nét giống và khác tiêu biểu.



30



f. Dạng đề chứng minh nhận định:

 Nhận xét chung:

- Một nhận định, phê bình, ý kiến đánh giá văn học được đưa ra, có thể dạng

đề mang tính tổng hợp, có thể nhận định một tác phẩm cụ thể. Học sinh phải

dùng kiến thức, một hoặc nhiều tác phẩm để chứng minh.

- Những năm gần đây đề thi thường cho hai nhận định trong đề hoặc tương

đồng (đều đúng) hoặc đối lập (một đúng và một sai). Từ đó học sinh dùng

thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ để làm bài.

 Dàn ý chung:

- Mở bài:

+ Vài nét về tác giả, tác phẩm.

+ Nêu vấn đề, dẫn ý kiến.

- Thân bài:

+ Giải thích ý kiến (nếu có hai ý kiến thì giải thích lần lượt từng ý kiến một):

-> Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong

đề bài.

-> Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung

của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến

vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?

+ Bàn luận

-> Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?

-> Phân tích, chứng minh làm rõ quan điểm: Lí giải tại sao lại nhận xét như

thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy? Điều đó được thể

hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?

-> Bình luận ý kiến: Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với

cuộc sống, với văn học

- Kết bài:

+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.

+ Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.



31



 Ví dụ minh họa:

Đề: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, nhân vật chú Năm

nói: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi

người một khúc mà ghi vào đó”.

Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông

truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến thế hệ chị em

Chiến, Việt.

- Mở bài:

+ Vài nét về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình.

+ Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình có một dòng sông

truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến thế hệ chị em

Chiến, Việt.

- Thân bài:

+ Giải thích: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào

một khúc:

-> Chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được "khúc"

của mình trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết

thống mà phải là sự tiếp nối truyền thống.

-> Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn

đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt)

khi hiểu truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy.

+ Chứng minh:

 Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa

con, mà kết tinh ở hình tượng chú Năm:

-> Chú Năm không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong con

người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.

-> Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với

truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong

những câu hò, trong cuốn sổ gia đình).

 Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống:

-> Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo

đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi"; "người sực mùi lúa gạo".

-> Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che

chở cho đàn con và tranh đấu.

32



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

×