1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

d. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.91 KB, 40 trang )


 Dàn ý và ví dụ minh họa cho từng dạng đề:

 Về giá trị nhân đạo.

• Dàn ý:

- Mở bài:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

+ Giới thiệu về giá trị nhân đạo.

+ Nêu nhiệm vụ nghị luận.

- Thân bài:

+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

+ Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của

văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau

của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con

người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.

+ Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:

-> Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.

-> Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.

-> Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.

-> Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.

+ Đánh giá về giá trị nhân đạo.

- Kêt bài:

+ Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.

+ Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

• Ví dụ minh họa:

Đề: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

- Mở bài:

+ “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay nhất của nhà văn Kim Lân

và của văn xuôi hiện đại Việt Nam sau 1945. Truyện được in trong tập

truyện Con chó xấu xí , xuất bản năm 1962.

+ Bằng tình huống truyện độc đáo, Vợ nhặt đã thể hiện được giá trị hiện

thực, mà đặc biệt là giá trị nhân đạo một cách sâu sắc. Chính vì vậy, tác

phẩm đã thật sự chinh phục người đọc .

20



- Thân bài:

+ Gía trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân

chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của

những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà

văn còn thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của mình với những nét đẹp

trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn lên của người lao động để hướng

về sự sống, về ánh sáng và tương lai… dù trong bất kỳ hòan cảnh nào.

+ Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt được thể hiện ở:

 Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn đối với cuộc sống bi đát của người

dân nghèo trong nạn đói (cảnh nạn đói tràn đến xóm ngụ cư như một cơn

thác lũ; không gian năm đói thê lương, ảm đạm; con người năm đói đau

thương tang tóc…):

-> Miêu tả tình cảnh đáng thương của người đàn bà vì cái đói mà theo Tràng

về nhà làm vợ.

-> Hình ảnh bữa cơm sáng đầu tiên đón nàng dâu mới của mẹ con tràng với

nồi cháo cám cùng vị đắng chát của nó.

=> Qua đó Kim Lân tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân – phát xít với

nhân dân ta

 Nhà văn còn đi sâu khám phá và nâng niu, trân trọng khát vọng hạnh phúc,

khát vọng sống của người lao động nghèo:

-> Diễn tả tinh tế cảm xúc mừng vui, tâm trạng mới lạ của nhân vật Tràng

khi đón nhận hạnh phúc bất ngờ khi có người đàn bà theo không về làm vợ

(tâm trạng phấn chấn vừa xấu hổ, vừa hãnh diện của Tràng khi dẫn vợ về

nhà, niềm vui cảm động của anh khi thức dậy vào buổi sáng đầu tiên của

cuộc sống mới....)

-> Diễn tả chân thực tâm trạng bà cụ Tứ (từ ngạc nhiên, phấp phỏng đến xen

lẫn thương lo, mừng tủi; từ chấp nhận người con dâu đến mừng vui thu xếp

cuộc sống mới, quên đi thực tại đói khổ, say sưa phác họa tương lai...).

-> Dẫu có thất vọng vì gia cảnh nhà chống, nhưng người vợ nhặt vẫn vui vẻ

thực hiện thiên chức một người phụ nữ, vợ, người con dâu...

 Hơn thế nữa, tác phẩm còn thể hiện lòng tin sâu sắc vào tấm lòng nhân hậu

và trân trọng khát vọng hạnh phúc của người lao động nghèo:

-> Sự cảm thông, lòng thương người, sự hào phóng của Tràng (với người

đàn bà mới gặp có hai lần…); tình nghĩa, thái độ, trách nhiệm của anh vời

gia đình sau một ngày có vợ; sự biến đổi tính cách của người vợ nhặt từ khi

được Tràng đưa về làm vợ giữa ngày đói…; tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ

21



-> Kim Lân khẳng định: Dù có phải hàng ngày đối chọi với cái đói, cái chết

nhưng người dân lao động vẫn biết vui với những gì mình đang có, vẫn lấp

lánh niềm tin vào tương lai.

 Cái nhìn nhân đạo của Kim Lân còn thể hiện ở cách kết thúc tác phẩm:

-> Vợ nhặt không dừng lại ở tuyệt vọng, ở màu sắc đen tối, bi quan. Nhà văn

đã gieo vào lòng người đọc dự cảm về sự đấu tranh, sự đổi đời của các nhân

vật (hình ảnh Tràng ngồi tư lự “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá

cờ đỏ bay phấp phới ...”

-> Cho phép người đọc tin và mong vào tương lai tươi sáng của những

người nghèo khổ.

- Kết bài:

Tóm lại, điểm đáng quý về giá trị nhân đạo của Vợ nhặt là niềm tin tưởng

sâu sắc của nhà văn vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của những

người lao động nghèo. Tình cảm nhân đạo của tác phẩm có nhiều nét mới so

với tình cảm nhân đạo trong nhiều tác phẩm văn học hiện thực trước cách

mạng tháng Tám.

 Về giá trị hiện thực.

• Dàn ý:

- Mở bài:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

+ Giới thiệu về giá trị hiện thực

+ Nêu nhiệm vụ nghị luận

- Thân bài:

+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

+ Giải thích khái niệm hiện thực:

-> Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan

trung thực.

-> Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.

+ Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:

-> Phản ánh đời sống lịch sử xã hội trung thực.

-> Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.

-> Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.

22



+ Đánh giá về giá trị hiện thực của tác phẩm.

- Kết bài:

+ Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.

+ Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

• Ví dụ minh họa:

Đề: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

- Mở bài:

+ Giới thiệu vắn tắt về Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.

+ Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn đặc sắc cuae nhà văn Kim Lân, in

trong tập Con chó xấu xí. Vợ nhặt có tiền thân là truyện Xóm ngụ cư – viết

ngay sau Cách mạng tháng Tám. Bản thảo chưa in thì bị thất lạc, sau này

được tác giả viết lại.

- Thân bài:

+ Giá trị hiện thực: Là bức tranh hiện thực cuộc sống mà nhà văn phản ánh

vào trong tác phẩm văn học.

+ Giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ Nhặt:

-> Bối cảnh của truyện ngắn Vợ nhặt là khung cảnh nông thôn Việt Nam vào

một thời kì ngột ngạt và đen tối nhất- đó là nạn đói năm Ất Dậu 1945. Bọn

thực dân Pháp và phát xít Nhật buộc người nông dân phải nhổ lúa và hoa

màu để trồng đay, phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Người dân ở vùng đồng

bằng Bắc bộ lâm vào nạn đói khủng khiếp, gần hai triệu người chết đói.

-> Đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt là mặc

dù không có một dòng nào tố cáo trực tiếp tội ác của bọn thực dân Pháp và

phát xít Nhật, hình ảnh của chúng cũng không một lần xuất hiện, nhưng tội

ác của chúng vẫn hiện lên một cách rõ nét. Khung cảnh làng quê ảm đạm, tối

tăm. “Những căn nhà úp súp. Những xác chết nằm còng queo bên đường.

Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…”.

-> Giá trị của con người lúc này thật rẻ rúng, người ta “nhặt” được vợ giống

như nhặt cái rơm, cái rác ở bên đường. Thông qua tình huống “nhặt vợ” của

Tràng, Kim Lân không chỉ nói lên được thực trạng đen tối của xã hội Việt

Nam trước Cách mạng, mà còn thể hiện được thân phận đói nghèo, bị rẻ

rúng của người nông dân trong chế độ xã hội cũ (Chú ý chi tiết: giữa cái mẹt

rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo…rồi nồi

“chè khoán” nấu bằng cám)

23



- Kết luận: Vợ nhặt là một tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân. Qua

tác phẩm này, chúng ta không chỉ nhận thấy tài năng của nhà văn, sự hiểu

biết sâu sắc, cặn kẽ của ông về cuộc sống của người nông dân, mà điều quan

trọng hơn đó chính là cái tâm, cái tấm lòng gắn bó thiết tha, sâu nặng của

Kim Lân đối với những người lao động nghèo khó trước Cách mạng.

 Về khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn:

• Dàn ý:

- Mở bài:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

+ Giới thiệu về khuynh hướng văn học

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong tác phẩm

- Thân bài:

+ Giải thích:

-> Khuynh hướng sử thi là viết về những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với dân

tộc cộng đồng, viết về những con người lịch sử.

-> Cảm hứng lãng mạn là viết về niềm vui, về tinh thần lạc quan và niềm tin

vào tuơng lai còn nhiều khó khăn thử thách.

+ Phân tích: Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong tác phẩm, qua các

phương diện:

-> Đề tài.

-> Chủ đề.

-> Nhân vật chính.

-> Giọng điệu.

+ Phân tích: Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm:

-> Cảm hứng, tình cảm, cảm xúc, giọng điệu kể chuyện, hình ảnh chi tiết

lãng mạn.

-> Khẳng định ngợi ca tin tưởng vào các giá trị cao đẹp sẽ chiến thắng.

-> Cách kết thúc truyện.

+ Bình luận: Mối quan hệ giữa khuynh hướng sử thi và cảm hững lãng mạn:

-> Giúp tác phẩm mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao; có ý nghĩa lịch sử.

-> Cảm hứng lãng mạn giúp con người có tinh thần và sức mạnh.

+ Phân tích để làm nổi bật cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi:

- Kết bài: Nhận định chung về vấn đề.



24



• Ví dụ minh họa:

Đề: Phân tích biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

- Mở bài:

+ Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu.

+ Giới thiệu về khuynh hướng văn học giai đoạn 1945-1975.

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong tác phẩm

- Thân bài:

+ Giải thích:

-> Khuynh hướng sử thi là viết về những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với dân

tộc cộng đồng, viết về những con người lịch sử.

-> Cảm hứng lãng mạn là viết về niềm vui, về tinh thần lạc quan và niềm tin

vào tuơng lai còn nhiều khó khăn thử thách.

+ Phân tích: Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong tác phẩm, qua các

phương diện:

 Đề tài của truyện nói về số phận và con đường giải phóng của dân làng Xô

Man ở Tây Nguyên, tiêu biểu cho số phận và con đường đấu tranh giải

phóng của nhân dân miền Nam và của cả dân tộc.

 Chủ đề tác phẩm thể hiện ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu của con người

Tây Nguyên và con đường tất yếu mà đất nước ta, dân tộc ta đã đi và phải

đi, trong hoàn cảnh quân giặc đã dùng bạo lực hòng hủy hoại, tiêu diệt sự

sống của chúng ta.

 Khắc họa những nhân vật mang tầm vóc lớn lao, có ý nghĩa lịch sử. Toàn bộ

tác phẩm đã xây dựng được một tập thể nhân dân anh hùng với những con

người đại diện cho cả một thế hệ và cả dân làng đã làm nên vẻ đẹp của cả

một dân tộc:

-> Hình ảnh ông cụ Mết

-> Hình ảnh Tnú:

o Nỗi đau mà Tnú phải gánh chịu đó cũng chính là nỗi đau mà cả dân

làng Xô Man, nỗi đau của những con người đã hi sinh đó hay chính là

nõi đau của hàng ngàn vạn cây xà nu….đó cũng là nỗi đau của cả một

dân tộc.

o Ở tnú ta còn bắt gặp là một ý thức quyết tâm, một tinh thần cách

mạng, niềm tin vào cách mạng…

25



o Tinh thần Cách mạng của Tnú cũng là tinh thần, ý chí của người dân

làng Xô Man, của cả dân tộc Việt Nam…

-> Khuynh huớng sử thi còn thể hiện trong cách xây dựng những hình tượng

mang ý nghĩa lớn lao (phân tích hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn, bất tận).

 Ngôn ngữ, giọng điệu của người kể chuyện cảm phục, ngợi ca: Lời cụ Mết

rất trang nghiêm thiêng liêng đặc biệt là không khí mang đậm chất sử thi.

Cách kể chuyện như thế làm cho vẻ đẹp của những người anh hùng mang

tầm vóc của những vị anh hùng trong trường ca cổ.

+ Phân tích: Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm, qua các

phương diện:

-> Cảm hứng lãng mạn được thể hiện ở cách khắc họa vẻ đẹp rừng xà nu hình tượng nhân vật Tnú.

-> Hình ảnh ngọn lửa trên mười đầu ngón tay Tnú.

-> Cuộc đời Tnú còn đau thương nhưng luôn có một ý chí kiên cường và

một niềm tin vào thắng lợi…

=>Tác giả đã thể hiện niềm tin vào sức mạnh và thắng lợi tất yếu của dân tộc

trong kháng chiến còn nhiều khó khăn.

+ Bình luận: Mối quan hệ giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

-> Giúp tác phẩm mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao; có ý nghĩa lịch sử.

-> Cảm hứng lãng mạn giúp con người có tinh thần và sức mạnh…

- Kết bài:

+ Khuynh hướng sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu có sự kết hợp chặt chẽ với

cảm hứng lãng mạn, tạo nên chất trữ tình cách mạng.

+ Câu chuyện hướng vào những vấn đề trọng đại của đời sống dân tộc, của đất

nước với cái nhìn lịch sử về quan điểm cộng đồng.

e. Dạng đề so sánh:

 Dạng đề:

- So sánh hai nhân vật.

- So sánh kết thúc hai hay nhiều tác phẩm.

 Dàn ý và ví dụ minh họa cho từng dạng đề:

 So sánh hai nhân vật:

• Dàn ý:

26



- Mở bài: Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất)

+ Nêu tác giả, xuất xứ (cả hai tác giả)

+ Làm rõ từng đối tượng

- Thân bài:

+ Cảm nhận về đối tượng thứ nhất

-> Nội dung

-> Nghệ thuật

+ Cảm nhận về đối tượng thứ hai

-> Nội dung

-> Nghệ thuật

+ So sánh sự tương đồng và khác biệt

-> Sự tương đồng

-> Sự khác biệt

-> Lí giải sự tương đồng và khác biệt

- Kết bài:

+ Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.

+ Khái quát về nét giống và khác tiêu biểu.

• Ví dụ minh họa:

Đề: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ

nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền

ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về hai tác giả.

+ Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm.

- Thân bài:

+ Nhân vật người vợ nhặt:



27



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

×