Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 56 trang )
1995
13 604,3
66,8
2000
30 100,0
92,9
2005
69 200,0
88,0
Câu a. Tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước
ta qua các năm.
Câu b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập
khẩu ở nước ta giai đoạn trên.
Câu c. Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương của nước ta và phương
hướng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
Bài giải :
a. Tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu :
(Đơn vị : triệu
USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu
1988
1039,0
2756,1
– 1717,1
1990
2390,1
2766,3
– 376,2
1992
2581,0
2540,4
+ 40,6
1995
5448,3
8156,0
– 2707,7
2000
14496,1
15603,9
– 1107,8
2005
32391,5
36808,5
– 4417,0
b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta :
– Xử lí số liệu :
(Đơn vị : %)
Năm
1988
1990
1992
1995
2000
2005
Xuất khẩu
27,4
46,4
50,4
40,1
48,2
46,8
– Vẽ biểu đồ :
31
Nhập khẩu
72,6
53,6
49,6
59,9
51,8
53,2
c. Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương ở nước ta và phương hướng
hoạt động xuất, nhập khẩu trong thời gian tới :
– Nhận xét và giải thích :
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu nước ta từ 1988 đến 2005 tăng rất nhanh (18,2
lần), và tăng liên tục. Nhưng phần lớn cán cân vẫn nghiêng về nhập khẩu.
+ Từ 1988 đến 1995 tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng tăng khá nhanh (12,7%).
Năm 1992 lần đầu tiên nước ta có cán cân dương (40,6), nhưng nhìn chung
quy mô xuất, nhập khẩu còn hạn chế. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình
đổi mới nền kinh tế, trong đó có đổi mới kinh tế đối ngoại. Các thành phần
kinh tế chưa phát huy hiệu quả.
+ Giai đoạn từ 1995 đến 2005 tỉ trọng xuất khẩu tăng dần (6,7%), cán cân
đang dần đi đến cân đối. Vì thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng
theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Các mặt hàng chủ lực: hàng công
nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp,
hàng nông – lâm – thuỷ sản phát huy có hiệu quả.
+ Giai đoạn này kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh. Mức nhập khẩu tăng phản
ánh sự phục hồi về phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu
cầu xuất khẩu. Mặt hàng nhập khẩu: tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị,
nguyên nhiên liệu, vật liệu) và hàng tiêu dùng (thực phẩm, y tế,…).
32
– Phương hướng hoạt động xuất, nhập khẩu trong thời gian tới :
+ Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng các sản phẩm
chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất
xám cao, quan tâm khai thác các mặt hàng sử dụng nguyên vật liệu và nguồn
lao động trong nước. Giảm xuất khẩu hàng chế biến thô.
+ Nhập khẩu : tận dụng thời cơ để đón đầu các phát minh khoa học, các thiết
bị kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, áp dụng vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.
Phần hai
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG
Atlat được xem là cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với học sinh trong
quá trình học môn Địa lí. Để sử dụng Atlat có hiệu quả, học sinh cần phải có
kĩ năng địa lí nhất định (đọc, giải thích, phân tích…). Trong đề thi tốt nghiệp
THPT, phần sử dụng Atlat chiếm khoảng 3 đến 4 điểm. Như vậy, nếu thí sinh
(TS) biết khai thác Atlat thì kết quả bài thi sẽ rất khả quan, đồng thời tiết kiệm
33
thời gian trong quá trình học tập. Để sử dụng Atlat có hiệu quả, TS cần phải
nắm vững một số kiến thức sau đây :
– Hiểu được ý nghĩa của hệ thống các kí hiệu ở trang bìa và các trang Atlat,
đồng thời phải nắm vững nội dung từng trang Atlat.
– Xác định được hệ thống kinh, vĩ tuyến và các hướng chính trên bản đồ.
– Trong quá trình làm bài, TS phải chủ động kết hợp giữa kiến thức Atlat và
kiến thức sách giáo khoa (nếu có) để bài làm tăng tính thuyết phục.
– Khi mô tả các đối tượng trên một không gian lanh thổ (vùng kinh tế), phải
đảm bảo tính logic địa lí. Cụ thể :
+ Đối với vùng kinh tế, khi mô tả các đối tượng địa lí kinh tế như đối tượng
cây trồng, vật nuôi...TS nên mô tả theo vùng kinh tế và theo chiều từ Bắc
xuống Nam, riêng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, mô tả từ Tây sang Đông
vì lanh thổ kéo dài theo kinh độ.
+ Trình bày hoặc giải thích các hiện tượng tự nhiên, lưu ý mối quan hệ giữa
các đối tượng địa lí.
Ví dụ 1: Trình bày giải thích sự khác nhau về biên độ nhiệt của khu vực
khí hậu phía Bắc và khu vực khí hậu phía Nam. Trong trường hợp này, TS
sử dụng Atlat trang 9 (trang khí hậu). Bên cạnh so sánh sự khác nhau về biên
độ nhiệt giữa tháng 7 và tháng 1 (biểu đồ nhiệt độ), thì TS phải giải thích
nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về biên độ nhiệt. Ở đây chúng ta muốn nói
đến mối quan hệ giữa yếu tố vị trí địa lí và tính chất gió mùa đa ảnh hưởng
như thế nào đến biên độ nhiệt giữa hai miền khí hậu.
Ví dụ 2: Giải thích tại sao khu vực Đông Bắc mùa đông đến sớm và kết
thúc muộn?
Câu hỏi này TS sử dụng Atlat trang 9 và trang 13. Dựa trên cơ sở thang
màu (phân tầng địa hình) và hướng địa hình để tìm ra nguyên nhân chính là
do yếu tố địa hình đa tạo nên sự phân hoá đó.
34