1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TAKAGI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.88 KB, 86 trang )


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



công ty cam kết mang lại cho khách hàng những sản phẩm tốt cùng giá thành

hợp lí.

1.1.2. Sự hình thành và phát triển

1.1.2.1. Lịch sử Công ty Takagi tại Nhật bản.

Tháng 5 năm 1961, Bắt đầu thổi nhựa dẻo và sản xuất theo các khuân mẫu

tại thành phố Kitakyushu Nhật Bản, như một công ty tư nhân thuộc sở hữu

của ông Toshio Takagi , là người sáng lập.

Tháng 4 năm 1965, bắt đầu sản xuất khuôn phun nhựa độ chính xác cao.

Tháng 8 năm 1966, thành lập một nhà máy mới tại Kokura, thành phố

Kitakyushu.

Tháng 2 năm 1973, mở rộng nhà máy sản xuất khuôn mẫu và xây dựng

một văn phòng mới.

Tháng 4 năm 1977, chuyển mạch trên sản phẩm chính từ " khuôn mẫu "

đến " thiết bị gia dụng ", nổi bật là mặt hàng máy lọc nước.

Tháng 11 năm 1978, Khai trương văn phòng bán hàng tại Tokyo, Osaka

và Fukuoka.

Tháng 11 năm 1979, thành lập " Công ty TNHH Takagi " (Vốn : 10 triệu

Yên)

Tháng 9 năm 1985, mở rộng nhà máy đúc và xây dựng một nhà kho mới.

Tháng 12 năm 1988, Tăng vốn của Công ty TNHH Takagi tới 100 triệu

Yên.

Tháng 11 năm 1993,Hoàn thành trung tâm phân phối tại khắp nước Nhật

Tháng 4 năm 1996, hoàn thành phòng nghiên cứu & phát triển xây dựng

Tháng 1 năm 2002, Tăng vốn của Công ty TNHH Takagi đến 248 triệu

Yên

Tháng 7 năm 2005, Thu được các chứng chỉ : ISO9001, ISO14001

Tháng 12 năm 2006, Tăng vốn của Công ty TNHH Takagi tới 498 triệu

Yên

Tháng 11 năm 2008, thành lập " Công ty TNHH Takagi Việt Nam " tại

Việt Nam, đây là chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài của công ty. Dự kiến đây sẽ

là cánh tay phải đắc lực để phát triển và quảng bá sản phẩm ra các thị trường

nước ngoài.



SV: Vũ Thị Liên



4



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Tháng 11 năm 2009, xây dựng hoàn thành nhà máy của " Công ty TNHH

Takagi Vệt Nam”

Tháng 2 năm 2012, thành lập Văn phòng đại diện Takagi ở châu Âu, và

văn phòng được đặt tại Đức

Từ năm 2013 đến nay, công ty đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển tại các

chi nhánh trong và ngoài nước.

1.1.2.2. Lịch sử Công ty TNHH Takagi Việt Nam.

Công ty được thành lập ngày 24/11/2008, có thể nói công ty mới chỉ được

thành lập trên mặt giấy tờ pháp lý, phải đến năm 2009 công ty mới thực sự

được đưa vào vận hành sản xuất.

Trong năm 2009, hàng loạt các nhà máy, văn phòng dành cho nhân viên

được xây dựng xong. Với 2 xưởng sản suất có sức chứa 350 công nhân và

máy móc, một phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm của công ty, nhà ăn,

nhà vệ sinh, khu nghỉ ngơi cho cán bộ công nhân viên nghỉ giải lao giữa các

ca làm việc, bên cạch đó là hệ thống các văn phòng làm việc cho nhân viên

văn phòng. Sau khi cơ sở hạ tầng đã được xây dựng xong, hoạt động của công

ty cũng được bắt đầu, với lô hàng xuất khẩu đầu tiên sang Nhật Bản đạt 2,5

triệu USD.

Năm 2010, tốc độ hoạt động của công ty được tiếp tục duy trì ổn định,

ngoài thị trường Nhật Bản công ty cũng tiến hành tiếp cận thị trường trong

nước với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên trang website của công ty,

và từ đó tìm kiếm các nhà tiêu thụ mới.

Năm 2011, công ty tiếp tục xây dựng thêm 1 xưởng sản xuất nhằm mở

rộng hoạt động, bên cạnh đó cũng tiến hành tuyển dụng thêm 100 công nhân.

Năm 2012, ngoài việc tiến hành sản xuất công ty còn mở thêm lớp dạy

ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên miễn phí sau giờ làm việc. Hoạt động

này đã thu hút hầu hết cán bộ, công nhân tham gia học tập. Công ty dần tìm

hiểu thêm về thị trường mới là EU.

Năm 2013, công ty liên tục cải tiến, nhập khẩu các công nghệ mới nhằm

nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng những đòi hỏi cao trong tiêu dùng của

người dân Nhật Bản, trong năm này Công ty TNHH Takagi Việt Nam đã

nhận được các tiêu chuẩn về kỹ thuật như ISO 9002, ISO 14001, và SA 8000.



SV: Vũ Thị Liên



5



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Đây là một thành công lớn cho công ty trong việc cố gắng đạt các tiêu chí

chất lượng mà thị trường quốc tế đề ra. Xây dựng xưởng sản xuất số 4.

1.2. MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA

DOANH NGHIỆP



1.2.1 Mô hình và cơ cấu tổ chức



Nguồn: Công ty TNHH Takagi việt Nam

Sơ đồ 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Takagi

Việt Nam



SV: Vũ Thị Liên



6



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Takagi Việt Nam được xây dựng dựa

trên khung cấu tạo của công ty TNHH điển hình tại Việt Nam, trong đó Công

ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được

pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và Công ty là

hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, Công ty là pháp nhân, chủ sở

hữu Công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở

hữu Công ty.

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá

50 thành viên, cùng góp vốn thành lập và Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các

khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của

mình. Đứng đầu là Giám đốc, tiếp đến là các trưởng phòng, các nhân viên tại

các phòng ban.

1.2.1.1. Giám đốc

Là người điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách

nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ

của mình.

Giám đốc công ty có các nghĩa vụ sau đây:

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên trong công ty.

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày

của công ty.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và các phương án đầu tư của

công ty.

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của toàn công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,

trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.

- Ký kết hợp đồng nhân danh của công ty.

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty.

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên.

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

- Tuyển dụng lao động trong các bộ phận của công ty.

- Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp

đồng lao động mà Giám đốc với công ty theo quyết định của Hội đồng thành

viên.



SV: Vũ Thị Liên



7



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Giám đốc công ty có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn

trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở

hữu công ty.

- Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không sử

dụng thông tin, cơ hội kinh doanh của công ty, không được lạm dụng địa vị,

chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá

nhân khác

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà

họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi

phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ

công ty. Takagi hoạt động theo hệ thống thống nhất dựa trên khung “ Sản

xuất- Kiểm tra- Vận chuyển- Kết nôi”. Mỗi bộ phân đều điều chỉnh quá trình

hoạt động theo bản kế hoạch gồm các yếu tố thiết kế, sản xuất, tiếp thị. Chúng

được kết hợp linh động để đảm bảo được đáp ứng được nhu cầu của khác

hàng. Khi kết hợp tất cả các yếu tố trên tạo thành một chu kỳ sản phẩm lâu

dài

1.2.1.2. Bộ phận hành chính- kế toán

Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực như:

Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, công tác thống kê tổng

hợp sản xuất, điều độ sản xuất kinh doanh, công tác lập dự toán, quản lý hợp

đồng kinh tế, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; công tác đấu thầu, thực hiện

các nhiệm vụ khác do Giám đốc bàn giao.

Thường xuyên báo cáo cho Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được

giao. Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu thuộc công việc của phòng theo

đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được công ty

giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện

các nhiệm vụ nêu trên.

Phòng hành chính dân sự: Lập bảng báo cáo hàng tháng tình hình biến

động nhân sự. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển

dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất và tiến hành đào tạo

nhân viên mới. Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ,

văn bản, hợp đồng của công ty và những thông tin có liên quan đến công ty.

Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị và các quyết định.



SV: Vũ Thị Liên



8



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của công ty, theo dõi quản

lý lao động và đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo

quyền lợi và nghĩa vụ đối cho người lao động như lương, thưởng, trợ cấp,

phúc lợi. Phối hợp với phòng kế toán thực hiện các công tác thanh toán tiền

lương, tiền thưởng và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động, đóng

bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty.

Phòng xuất nhập khẩu: Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò

chủ chốt trong việc giải quyết vẫn đề đầu vào đầu ra của Công ty. Tiếp cận và

nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như

thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, tính giá

và lập hợp đồng với khách hàng. Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên

dịch cho ban lãnh đạo cấp trên.

Phòng marketing và thương mại: xây dựng các hệ thống bán lẻ trên cả

nước và tại Nhật Bản. Nhằm đảm bảo hàng hóa có thể đến tay người tiêu

dùng mà không cần qua nhiều trung gian làm tăng giá thành sản phẩm lên

nhiều. Đa dạng về các mẫu mã cũng như loại mặt hàng, cụ thể như sản phẩm

máy lọc nước, các sản phẩm hỗ trợ việc tưới tiêu như ỗng dẫn nước, vòi phun

nước,..là trung tâp của sự cải tiến đồ gia dụng. Bên cạnh cũng xây dựng hệ

thống quảng cáo và bán hàng phù hợp với từng loại sản phẩm và với từng thị

trường.

Phòng Tài chính – Kế toán: Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính

của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua

máy móc, nguyên vật liệu… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát

sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất và nhập theo quy định

của Công ty.

Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình

hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực

hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế

toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc.

Phối hợp với phòng hành chánh – nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho

nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi quá trình chuyển tiền

thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết

toán công nợ với khách hàng. Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan

đến việc giao nhận hàng hóa.

1.2.1.3. Bộ phận sản xuất- kỹ thuật

Gồm tổ cung ứng, tổ lắp ráp, tổ khuân, tổ kiểm tra chất lượng và tổ bảo

hành.



SV: Vũ Thị Liên



9



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Tổ kế hoạch sản xuất, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng,

kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại các phân xưởng.

Giúp hiện thực hóa các ý tưởng, bộ phận này giành riêng cho viêc thiết kế,

thử nghệm và đánh giá các sản phẩm trước khi đưa sản phẩm vào tiêu dùng.

- Theo dõi tình hình hoạt động của các xưởng sản xuất nhằm bảo đảm

yêu cầu kỹ thuật đề ra.

- Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản

phẩm.

- Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra

những nguyên nhân không đạt để đưa ra các biện pháp khắc phục.

- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất

lượng.

Tổ cung ứng vật tư: có nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho

các khâu sản xuất tiếp theo như khâu đúc khuân, khâu chế tạo, hàn,…

Tổ khuân: Bộ phận này giành riêng cho việc thiết kế, sản xuất, sửa chữa,

bảo dưỡng cho tất cả các khuân đúc ép nhựa. Thông qua các nhà máy ép phun

và khuân đúc 24 giời trong ngày, công ty sản xuất ra các sản phẩm khuân

nhựa chất lượng cao. Đưa nhựa vào khuân và tiến hành tạo hình sản phẩm.

Tổ lắp ráp: Tố lắp ráp của công ty Takagi đã được kiểm định chất lượng

thông qua hệ thống lắp ráp TOYOTA cho hoạt động của nhà máy lắp ráp, tại

đây các bộ phận linh kiện, phụ kiện được ghép nối với nhau tạo sản phẩm

hoàn chỉnh.

Tổ kiểm định: Công ty cam kết sẽ sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng

cao, có thể sử dụng đến suốt đời. Công ty không nghừng đổi mới và cải tiến

nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng bằng cách tiếp thu mong muốn, những

lời nhận xét của khách hàng

Phòng bảo hành và hỗ trợ khách hàng: Tương tác với các khách hàng và

các đối tác làm ăn, lắng nghe những lời nhận xét, góp ý cũng như các nhu cầu,

kỳ vọng của khách hàng về các sản phẩm của công ty để từ đó thay đổi hay

cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng mong muốn của họ về sự an toàn, độ tin

cậy..và làm vừa long khách hàng. Bên cạnh đó cũng tiến hành giải quyết các

thắc mắc về sản phẩm.



SV: Vũ Thị Liên



10



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Phòng cơ điện: do hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu dựa vào máy

móc vì vậy phòng cơ điện có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh, sửa

chữa máy móc cũng như điều hành hệ thống điện năng.

1.2.1.4. Bộ phận đầu tư phát triển

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tìm kiếm, khai thác các dự án

đầu tư, thu hút vốn đầu tư, nhằm mở rộng hoạt động sản xuất.

Hỗ trợ bộ phận kỹ thuật đưa ra các sản phẩm mới, nhờ vào hệ thống cung

cấp thông tin và điều nhiên nghiên cứu thị trường bên ngoài.

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

Công ty TNHH Takagi Việt Nam là một doanh nghiệp có tư cách pháp

nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và nhiệm vụ của mình và

được pháp luật bảo vệ, công ty có chức năng và nhiệm vụ

Các chức năng cơ bản của Công ty:

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra,

sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành

lập của doanh nghiệp

- Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước về quản lý quá

trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong hợp đồng kinh

doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.

- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo thu lại được lãi

- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao

động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của

Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm

quyền theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi cho người

lao động về vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo

phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp

dụng cũng như những quy định có liên quan đến hoạt động của công ty.

Để tăng tính chủ động của công ty trong hoạt động kinh doanh, công ty

có quyền hạn sau:

- Chủ động tiến hành đàm phán, ký kế và thực hiện những hợp đồng sản

xuất kinh doanh. Giám đốc công ty sẽ là người đại diện cho công ty về quyền

lợi, nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của pháp luật

hiện hành.



SV: Vũ Thị Liên



11



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



- Tham gia các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh như quảng cáo,

triển lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng.

- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có

tư cách pháp nhân và tài khoản riêng tại ngân hàng.

1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP

1.3.1. Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1.1. Tình hình nhân lực

Do đặc điểm công việc chuyên sản xuất sản phẩm nên cần khá nhiều lao

động và chủ yếu là lao động phổ thông, nhằm tận dụng lợi thế về giá nhân

công rẻ qua đó có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Yêu cầu lao động trong

công ty phải là những lao động đã qua đào tạo hết bậc phổ thông, có năng lực

công việc, có sức khỏe tốt.

Qua những năm vừa qua công ty đã có nhiều sự chuyển biến về cơ cấu

Nguồn nhân sự. Công ty ngày càng phát triển, quy mô được mở rộng, thu hút

thêm nhiều lao động. Để đảm bảo công việc tiến triển tốt, Công ty không

ngừng tuyển thêm lao động qua các năm, bên cạnh đó cũng tiến hành đào tạo

cho đội ngũ cán bộ phổ thông.

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Takagi Việt Nam

(2009-2013)



Chỉ tiêu

Theo

Đại học

trình Cao đẳng + Trung cấp

độ

Phổ thông

Theo 18- 25 tuổi

độ tuổi 26- 33 tuổi

Trên 33 tuổi

Theo Nữ

giới

Nam

Tổng



2009

10

20

150

120

50

10

60

120

180



2010

10

18

170

126

65

12

66

132

198



2011

20

23

255

200

86

12

103

195

298



Đơn vị: Người

2012 2013

25

29

27

38

275

300

192

220

90

110

15

16

127

130

200

237

327

367



Nguồn: Phòng hành chính Công ty TNHH Takagi Việt Nam

Căn cứ theo số liệu bảng 1.1 trên ta thấy lao động phổ thông chiếm đa số,

do đặc điểm sản xuất chủ yếu diễn ra tại các xưởng đúc, lắp ráp, đóng gói đây

là những công việc khá thủ công nên không cần lao động có trình đô quá cao,



SV: Vũ Thị Liên



12



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

×