1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Thứ nhất, trình độ công nghệ sản xuất tuy đã được cải tiến qua các năm song vẫn được coi là kém hiệu quả so với các doanh nghiệp sản xuất cùng mặt hàng. Chất lượng hàng hóa còn chưa cao.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.88 KB, 86 trang )


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



sản xuất của Công ty được nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu nguyên

liệu công ty phải chịu thuế nhập khẩu khiến giá sản phẩm cao hơn so với các

nước cũng sản xuất sản phẩm này và có Nguồn nguyên liệu sẵn có. Vì vậy giá

cả hàng hóa của công ty vẫn chưa thực sự có tính canh tranh cao. Bên cạnh đó

máy móc và công nghệ sản xuất còn nhiều hạn chế nên năng suất sản xuất còn

thấp.

Thứ tư, hình thức gia công xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các

hình thức xuất khẩu của Công ty.

Mặc dù trong các năm gần Công ty đã tiến hành gia tăng áp dụng hình

thức xuất khẩu trực tiếp đem lại Nguồn lợi nhuận lớn hơn cho Công ty. Song

hình thức gia công xuất khẩu của Công ty vẫn chiếm hơn 45% trong cơ cấu

các hình thức xuất khẩu của Công ty, đây là một tỷ lệ khá cao. Hình thức gia

công xuất khẩu chỉ áp dụng thích hợp trong trường hợp Công ty còn kém

trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và hình thức xuất khẩu này không

mang lại nhiều Nguồn lợi cho Công ty nếu tiếp tục phát triển lâu dài hình thức

này.

Khi tiến hành hoạt động gia công quốc tế, Công ty có thể gặp phải nhiều

mặt trái như chịu sự phụ thuộc vào nước ngoài và các tổ chức nước ngoài

nhằm phục vụ nhu cầu của nước ngoài, không chỉ phải nhập khẩu nguyên liệu

mà còn có thể vay mượn tiền để xây dựng công xưởng, nhà máy, bằng cách

bán khoán hay vay mượn để có ngoại tệ. Khi cố chạy theo công nghệ, Công ty

có thể trở thành bãi rác công nghệ.

2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế mà công ty gặp phải

Những hạn chế trong quá trình xuất khẩu mặt hàng máy lọc nước Takagi

và các mặt hàng phụ trợ tại Công ty TNHH Takagi Việt Nam sang thị trường

Nhật Bản còn tồn tại xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và cả khách

quan sau.

2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan.

Đó là những nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp, chúng gây ảnh

hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, khiến việc

đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản còn nhiều thiếu sót.

Cụ thể là:



SV: Vũ Thị Liên



46



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Thứ nhất, thiếu vốn là vấn đề mà công ty TNHH Takagi Việt Nam luôn

luôn gặp phải

Nó làm hạn chế việc đầu tư của Công ty cho hoạt động nghiên cứu thị

trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của Công ty cũng như khó

khăn trong việc đầu tư cho công nghệ mới, hiện đại hơn phục vụ cho việc mở

rộng thị trường sản xuất. Do Nguồn vốn hạn hẹp nên Công ty khổng thể đầu

tư một khối lượng vốn lớn vào cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quản lý, sản xuất

một lúc, mà phải dàn trải qua từng năm mỗi năm sẽ tiến hành nâng cấp, xây

dựng một khu vực nhất định. Sau 6 năm đi vào hoạt động, đến giờ cơ sở hạ

tầng của Công ty cũng khá đầy đủ để đáp ứng cho hoạt động sản xuất hiện

thời song vẫn chưa thực sự hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ nhất cho sản xuất,

quản lý nếu Công ty muốn mở rộng và nâng cao hoạt động sản xuất, kinh

doanh của mình. Trước những bất lợi khi Nguồn vốn còn hạn chế như trên đã

khiến cho lợi thế so sánh hàng hóa của Công ty với các công ty trong và ngoài

nước cùng sản xuất mặt hàng này bị giảm.

Thứ hai, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương

còn ít, chất lượng lao động chưa cao khiến cho sản lượng sản xuất được chưa

đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn.

Do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao dịch và thanh toán với

khách hàng nước ngoài. Lực lượng công nhân chủ yếu vẫn chưa có tay nghề,

chỉ là lao động phổ thông do tận dụng Nguồn lao động tại địa phương nhằm

giành lợi thế về giá nhân công rẻ song Công ty cũng gặp không ít khó khăn do

Nguồn lao động chưa qua đào tạo thường không đáp ứng được yêu cầu về

trình độ kỹ thuật trong sản xuất, và Công ty sẽ phải mất một phần chi phí

không nhỏ để đào tạo Nguồn lao động đầu vào và không thể chắc chắn rằng

họ sẽ gắn bó lâu dài với Công ty sau khi được đào tạo về nghiệp vụ.

Nguồn nhân lực còn yếu kém cả về đội ngũ cán bộ quản lý lẫn lao động

trong bộ phận sản xuất, trong khi lao động con người là nhân tố hết sức quan

trọng không thể thay thế được bằng máy móc, công nghệ. Để mở rộng được

sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cần có đội ngũ nhân viên giàu kinh

nghiệm, có năng lực và tay nghề trong các lĩnh vực mà họ hoạt động. Nhưng

Công ty vẫn chưa thực sự chú ý đến vấn đề này.

Thứ ba, Công ty vẫn chưa chú trọng đúng mức việc ứng dụng công nghệ

mới vào hoạt động sản xuất của mình.

Công nghệ luôn là vấn đề khó giải quyết không chỉ với Công ty TNHH

Takagi Việt Nam mà còn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi



SV: Vũ Thị Liên



47



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Nguồn vốn hạn hẹp, trình độ của nhân viên kỹ thuật còn chưa cao khiến cho

việc nhập khẩu hay sáng chế ra các công nghệ sản xuất mới hiện đại đem lại

năng suất lao động cao trở lên khó khăn. Nhưng nếu muốn cạnh tranh và tồn

tại trên thị trường hàng hóa không ngừng thay đổi, đa dạng hóa sản phẩm,

chất lượng ngày càng được nâng cao, thì Công ty cần phải chú trọng đến vấn

đề công nghệ hơn để không bị tụt lùi lại so với thị trường.

Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, chưa huy động hết công suất

của máy móc thiết bị. Do công nghệ sản xuất của công ty còn lạc hậu song

hàng năm vẫn được Công ty nhập khẩu, bổ sung các máy móc từ các nước

tiên tiến hơn. Nhưng năng lực của bộ phận quản lý và sản xuất còn chưa đồng

bộ từ trên xuống dưới, do vậy bộ phận sản xuất còn chưa tích cực hoạt động,

cống hiến cho nhà máy nên hầu hết các máy móc chưa được sử dụng hết công

suất. Gây lãng phí Nguồn lực, mà sản lượng sản xuất không cao.

Thứ tư, Công ty vẫn chưa đầu tư đúng mức vào việc nghiên cứu thị

trường, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu.

Việc nghiên cứu thị trường khách hàng giúp Công ty xây dựng được chiến

lược sản xuất kinh doanh tốt, đưa ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị

trường. Dù Công ty có tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường Nhật bản xong

chỉ là điều tra trên bàn giấy, tức nghiên cứu các thông tin qua mạng internet,

báo chí, tài liệu sơ cấp mà chưa nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường này

việc này khiến việc nghiên cứu còn thiếu xót, đôi khi thông tin không chính

xác, và không đầy đủ khiến việc nên kế hoạch kinh doanh không hiệu quả.

Công ty cũng đã tiến hành mở websiter công ty song trang web còn chưa

mạnh, chưa thu hút được người xem. Bên cạnh đó Công ty cũng rất ít khi

tham gia các hội chợ sản phẩm được tổ chức ở trong nước và nước ngoài, đây

là những cơ hội tốt để Công ty quảng bá thương hiệu,sản phẩm của mình tới

các bạn hàng quốc tế, từ đó tìm kiếm thêm các nhà đầu tư cũng như các đối

tác xuất khẩu mới.

2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan từ phái doanh nghiệp, các hạn chế

trên của Công ty còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài như tình hình

kinh tế trong và ngoài nước, các chính sách điều hành kinh tế của nhà nước.

Xem xét và tìm hiểu hoạt động của Công ty, rút ra được một số nguyên nhân

khách quan như sau:



SV: Vũ Thị Liên



48



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Thứ nhất, cơ chế, chính sách xuất khẩu cũng như sản xuất của nước ta

chưa được đồng bộ còn nhiều bất cập:

Ngành sản xuất hàng gia dụng ( máy lọc nước, sản phẩm ống dẫn nước…)

thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều luật mà đôi khi các điều luật này lại

không thống nhất gây ra tâm lý bất ổn định cho nhà sản xuất. Văn bản hướng

dẫn việc thực thi các luật thuế thì không rõ ràng. Thủ tục hải quan xuất khẩu

rườm rà, gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo tiến độ xuất khẩu.

Thứ hai, các chính sách thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều phức

tạp, khó khăn,

Khiến các đối tác nước ngoài có sự lo ngại và kéo theo đó là ảnh hưởng

không tốt đến việc ký kết các hợp đồng của Công ty. Bên cạnh đó, Nhà nước

chưa chú trọng giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác nghiên

cứu mở rộng thị trường và xúc tiến quảng bá sản phẩm, đặc biệt phải kể đến

sự yếu kém trong công tác dự báo, thông tin phục vụ cho hoạt động kinh

doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Thứ ba, Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như những khó khăn do

thiên tai để lại cho Nhật Bản, Việt Nam vừa qua đã gây khó khăn rất lớn cho

Công ty.

Nhật Bản là khách hàng chính của Công ty và cũng là quốc gia chịu ảnh

hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó nhập khẩu hàng hóa tại Nhật

Bản giảm sút nhanh chóng làm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cũng

gặp nhiều khó khăn do bị giám sát các mặt hàng chính. Mà đó lại là những

mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Làm giảm cầu về hàng hóa nhập

khẩu của thị trường này, đồng thời làm cho số lượng bạn hàng và đơn hàng bị

sụt giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu trước mắt và mục tiêu

phát triển lâu dài của Công ty.

Thứ tư, thị trường Nhật Bản là thị trường đa dạng về mọi mặt hàng, với

chất lượng cao.

Đặc biệt là các mặt hàng gia dụng như máy lọc nước, ống dẫn nước với

mẫu mã phong phú và chất lượng tốt, nên việc Công ty muốn xuất khẩu hàng

hóa sang thị trường này là rất khó khăn để cạnh tranh được với doanh nghiệp

Nhật Bản. Do có lợi thế về giá nhân công rẻ nhưng đó cũng là lợi thế của Thái

Lan và Trung Quốc nên việc xuất khẩu của Công ty không dễ dàng. Hàng hóa

xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản còn vấp phải những tiêu chuẩn thương

mại và rào cản nghiêm ngặt.



SV: Vũ Thị Liên



49



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Với những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên, công ty TNHH

Takagi Việt Nam cần có những biện pháp để giải quyết các vấn đề nằm trong

khả năng của mình và cần có những kiến nghị với nhà nước nhằm tạo ra hành

lang pháp lý và điều kiện thuận lợi nhất cho việc đẩy mạnh xuất khẩu đạt hiệu

quả.



SV: Vũ Thị Liên



50



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



CHƯƠNG 3

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA

CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN

TỚI

3.1 ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG

TY TNHH TAKAGI VIỆT NAM

3.1.1 Bối cảnh kinh tế hiện nay

3.1.1.1 Kinh tế thế giới

Nỗ lực vượt qua khó khăn, kinh tế thế giới đã và đang có nhiều dấu hiệu

phục hồi rõ nét hơn đặc biệt là sự khởi sắc của các nền kinh tế hàng đầu như

Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu, tuy tăng trưởng chậm nhưng bền vững hơn.

Năm 2014, nhiều tổ chức cũng như các chuyên gia kinh tế tại các định chế

tài chính hàng đầu thế giới đã nhận định kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục xu hướng

phục hồi từ nửa cuối năm 2013, được đánh giá theo ba trụ cột chính, đó là: sự

tăng trưởng nhanh hơn của các nền kinh tế phát triển, sự ổn định của các

nước mới nổi và tiếp tục các chính sách kích thích kinh tế của ngân hàng

trung ương các nước. Kinh tế thế giới năm 2014 được nhận định là sẽ tăng

trưởng 3,5%, tốt hơn năm 2013 (2,9%) với các động lực tăng trưởng chủ yếu

là kinh tế Mỹ sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2014, châu Âu thoát khỏi khủng

hoảng và đang từng bước phục hồi và Nhật Bản sẽ phục hồi nhờ chính sách

kích thích kinh tế quyết liệt của Chính phủ. Là sẽ tiếp tục các gói kích thích

kinh tế sẽ là một trong những nhân tố thúc đẩy ngân hàng trung ương các

nước tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng và sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế

giới. Về sự tăng trưởng giữa các nhóm, sẽ có sự khác biệt, trong đó các nước

phát triển sẽ tăng trưởng và thoát khỏi vùng đáy và là đầu tầu của tăng trưởng

kinh tế toàn cầu trong năm 2014, trong khi đó các nước mới nổi sẽ ổn định

nhưng tăng trưởng ở mức thấp và vẫn còn nhiều rủi ro về cơ cấu và chu kỳ

tăng trưởng.

Thất nghiệp tại các nước phát triển vẫn ở mức cao

Tỉ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế phát triển sẽ chỉ giảm từ mức 8,1%

năm 2013 xuống 7,9% trong năm 2014. Các biện pháp gia tăng năng suất

nhờ cải tiến công nghệ ở các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ tiếp tục khiến

nhu cầu tuyển dụng ít đi. Các doanh nghiệp sẽ vẫn đẩy mạnh việc cắt giảm

chi phí hoạt động.

Giá hàng hóa sẽ ít biến động, lạm phát vẫn thấp



SV: Vũ Thị Liên



51



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Trong năm tới, sự gia tăng dần dần nhu cầu đối với hầu hết các hàng hóa

sẽ bị khỏa lấp bởi sản lượng tăng hoặc tồn kho lớn. Điều đó có nghĩa là giá

hàng hóa trong năm tới hầu như không đổi so với 2013.

Sự yếu ớt của các thị trường hàng hóa, cùng với tình trạng dư thừa lao

động và sản phẩm sẽ khiến CPI tại các nền kinh tế phát triển năm 2014 ở dưới

mức 2%. Rủi ro ở đây sẽ là khả năng lạm phát tiếp tục giảm, như đã xảy ra từ

năm 2011 đến nay.

Trở lực từ chính sách tài khóa sẽ giảm bớt

Với việc đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đã đạt được sự nhượng bộ về

chính sách tài khóa, IHS nhận định trở lực từ chính sách tài khóa Mỹ sẽ giảm

đáng kể trong năm tới. Một trong những biểu hiện đó là thâm hụt ngân sách

liên bang không đổi (ở mức dưới 700 tỷ USD), sau khi đã giảm mạnh từ mức

1300 tỷ USD năm 2011.

Điều tương tự sẽ diễn ra tại châu Âu. Sau khi giảm mạnh 3 năm qua,

thâm hụt ngân sách nhiều nước Tây Âu sẽ giảm chậm lại trong năm tới do đã

gần đạt các ngưỡng bền vững trong tương quan với GDP. Nhiều nền kinh tế

gặp khủng hoảng tại Eurozone sẽ có thêm chút thời gian để đáp ứng các mục

tiêu về tài khóa.

Đồng USD sẽ lên giá so với hầu hết các ngoại tệ khác

Có hai xu hướng quan trọng đẩy giá USD tăng. Trước hết tăng trưởng

kinh tế Mỹ sẽ mạnh hơn và khoảng cách tăng trưởng so với các nền kinh tế

phát triển khác sẽ nới rộng. Hai là, chắc chắn Fed sẽ ngừng hoàn toàn việc

kích thích kinh tế sớm hơn các NHTW khác. Điều này tác động tới đồng Euro

và Yên Nhật, và đẩy đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khác giảm giá.

Do các thị trường tài chính đã lường trước việc Fed cắt giảm kích thích

kinh tế, tác động của việc này sẽ nhỏ hơn những gì từng xảy ra trong mùa Hè

2013. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ là đồng tiền chính duy nhất tăng

giá so với USD trong năm tới.

Rủi ro tăng trưởng sẽ cao hơn rủi ro suy thoái

Những năm gần đây, NHTW tại Mỹ, Eurozone, Nhật đã cho thấy khả

năng tích cực trong giải quyết khủng hoảng, và do vậy loại trừ được một vài

trở ngại với tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Điều này giúp nguy cơ rủi ro

chuyển từ tiêu cực sang cân bằng.

Kinh tế Nhật Bản Trong năm 2014, dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ tăng

trưởng khoảng 1,3%, thấp hơn năm 2013, nhưng có chiều hướng bền vững



SV: Vũ Thị Liên



52



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

×