Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.88 KB, 86 trang )
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
- Tham gia các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh như quảng cáo,
triển lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng.
- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có
tư cách pháp nhân và tài khoản riêng tại ngân hàng.
1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.3.1. Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.1. Tình hình nhân lực
Do đặc điểm công việc chuyên sản xuất sản phẩm nên cần khá nhiều lao
động và chủ yếu là lao động phổ thông, nhằm tận dụng lợi thế về giá nhân
công rẻ qua đó có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Yêu cầu lao động trong
công ty phải là những lao động đã qua đào tạo hết bậc phổ thông, có năng lực
công việc, có sức khỏe tốt.
Qua những năm vừa qua công ty đã có nhiều sự chuyển biến về cơ cấu
Nguồn nhân sự. Công ty ngày càng phát triển, quy mô được mở rộng, thu hút
thêm nhiều lao động. Để đảm bảo công việc tiến triển tốt, Công ty không
ngừng tuyển thêm lao động qua các năm, bên cạnh đó cũng tiến hành đào tạo
cho đội ngũ cán bộ phổ thông.
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Takagi Việt Nam
(2009-2013)
Chỉ tiêu
Theo
Đại học
trình Cao đẳng + Trung cấp
độ
Phổ thông
Theo 18- 25 tuổi
độ tuổi 26- 33 tuổi
Trên 33 tuổi
Theo Nữ
giới
Nam
Tổng
2009
10
20
150
120
50
10
60
120
180
2010
10
18
170
126
65
12
66
132
198
2011
20
23
255
200
86
12
103
195
298
Đơn vị: Người
2012 2013
25
29
27
38
275
300
192
220
90
110
15
16
127
130
200
237
327
367
Nguồn: Phòng hành chính Công ty TNHH Takagi Việt Nam
Căn cứ theo số liệu bảng 1.1 trên ta thấy lao động phổ thông chiếm đa số,
do đặc điểm sản xuất chủ yếu diễn ra tại các xưởng đúc, lắp ráp, đóng gói đây
là những công việc khá thủ công nên không cần lao động có trình đô quá cao,
SV: Vũ Thị Liên
12
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
thêm vào đó là việc tận dụng Nguồn lao động giá rẻ, đây chính là một lợi thế
so sánh với các bạn hàng quốc tế khác. Năm 2009, lao động phổ thông chiếm
83,3% trong cơ cấu lao động của công ty. Trong khi đó đội ngũ lao động có
trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp còn khá thấp chủ yếu được phân bổ tại
các bộ phận quản lý, hay kỹ thuật chuyên nghiệp, lượng lao động có trình độ
đại học, cao đẳng, trung cấp chỉ chiếm 16,7%. Trong những năm trở lại đây
nhân viên có trình độ cao tăng lên chiếm 18,25% cơ cấu lao động ( vào năm
2013) và lượng lao động phổ thông có tăng về số lượng song suy giảm trong
cơ cấu lao động của Công ty từ 83,3% (vào năm 2009) xuống còn 81% vào
năm 2013. Có thể thấy tuy cơ cấu lao động của Công ty có sự chuyển bến
theo hướng tích cực song so sánh giữa các nhóm lao động có qua đào tạo và
chưa qua đào tạo còn chênh lệch lớn, vì vậy công ty cần gia tăng đội ngũ cán
bộ, kỹ thuật có tay nghề cao nhằm cân bằng giữa công nghệ và lao động.
Trong cơ cấu lao động của công ty, ta thấy số lượng lao động nam chiếm
tỷ lệ cao hơn lao động nữ vì các tổ, phòng ban có nhu cầu nam lớn hơn do
tính chất công việc chuyên về máy móc, hàn, đúc đều là những công việc khá
nặng nhọc so với nữ giới, bên cạnh đó với đặc điểm sinh lý mà lao động nam
chiếm ưu thế hơn. vào năm 2009 lượng lao động nam chiếm 66,7%, còn lao
động nữ chiếm 33,3% trong cơ cấu lao động của Công ty. Song từ năm 2011
công ty bắt đầu nhập khẩu những công nghệ mới, tính chất công vệc trở nên
nhẹ nhàng hơn do hoạt động chủ yếu trên máy móc. Với đặc điểm cần cù,
chịu khó, cẩn thận mà nữ giới có xu hướng được tuyển dụng nhiều hơn trong
những năm trở lại đây. Đến năm 2013, lượng lao động nữ tăng lên chiếm
37%, còn lao động Nam giảm xuống còn 62,7% trong cơ cấu lao động của
Công ty.
Phân theo nhóm tuổi, độ tuổi lao động của Công ty có sự chênh lệch khá
rõ rệt, lao động chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, lao động trong
độ tuổi này có đặc điểm nhanh nhẹn, sức lao động cao, học hỏi và thích ứng
nhanh với công việc, song kinh nghiệm lao động còn chưa nhiều, trong độ
tuổi này thường dễ dàng thay đổi công việc nếu họ cảm thấy chưa hài long
với công việc hiện tại. Vào năm 2009 lao động trong độ tuổi này đạt 120
người chiếm 66,7% trong cơ cấu lao động. nhưng đến năm 2013 lượng lao
động trong độ tuổi này tuy vẫn tăng về số lượng song có sự suy giảm khi xét
trong cơ cấu lao động, giảm xuống còn 59,9%. Lao động từ 25 đến 33 tuổi chỉ
đạt 50 người chiếm 27,8% trong cơ cấu lao động của công ty vào năm 2009
SV: Vũ Thị Liên
13
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
sang đến năm 2013, tỷ trọng của nhóm tuổi này tăng lên 29,97% nguyên nhân
của sự gia tăng này là do Công ty đã tuyển dụng thêm các lao động có trình
độ và tay nghề cao, bên cạnh đó cũng vận dụng các chính sách ưu đãi, hộ trợ
nhằm thu hút người lao động gắn bó lâu dài với Công ty. Đối với lao động
trên 33 tuổi có 16 người chiếm 4,36% cơ cấu lao động của Công ty tính đến
năm 2013, lao động trong độ tuổi này chủ yếu giữ các chức vụ quản lý, là
những người có tuổi nghề cao, có kinh nghiệm nghiệp vụ lâu năm, đóng vai
trò quan trọng trong hoạt động quản lý của Công ty.
Lao động là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc tạo nên sự thành công
trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy cần gia tăng
đào tạo Nguồn nhận lực cả về nghiệp vụ, tư tưởng, lối sống. Công ty cần tạo
được niềm tin, tạo sự an toàn và đảm bảo được cuộc sống cho những người
lao động của mình, khi đó họ sẽ tập trung vào sản xuất mà không bị phân tâm,
hay nản chí trước những biến động không tốt của nền kinh tế.
1.3.1.2. Tình hình vốn của công ty
Công ty TNHH Takagi Việt Nam, hoạt động chủ yếu nhờ Nguồn vốn đầu
tư nước ngoài của Nhật Bản, bên cạnh đó còn có các Nguồn vốn đầu tư từ các
cổ đông trong nước. Tình hình vốn của Công ty được thể hiện qua bảng 1.2
sau.
Bảng 1.2 Cơ cấu vốn của Công ty TNHH Takagi Việt Nam (2011-2013)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
Vốn cố định
32.278
37.413
43.104
Vốn lưu động
50.932
55.642
59.741
Tổng vốn
83.210
98.746
102.845
Nguồn: Phòng tài chính-kế toán Công ty TNHH Takagi Việt Nam
Từ bảng 1.2 trên có thể thấy quy mô vốn của Công ty tăng lên qua từng
năm. Nguồn vốn cố định của công ty chủ yếu được đầu tư vào trong việc xây
dựng công xưởng sản xuất, mua thêm máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại
hơn nhằm mở rộng hoạt động sản xuất. Trong khi đó Nguồn vốn lưu động chủ
yếu được dùng trong mua nguyên vật liệu đầu vào.
SV: Vũ Thị Liên
14
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Vào năm 2011, Nguồn vốn cố định đạt 32.278 triệu USD Nguồn vốn lưu
động đạt 50.932 triệu USD và tổng Nguồn vốn là 83.210 triệu USD. Sang đến
năm 2012, tổng Nguồn vốn đạt 98.746 triệu USD tăng 15.536 triệu USD so
với năm 2011, do cả Nguồn vốn cố định và Nguồn vốn lưu động trong năm
đều tăng. Nguồn vốn cố định tăng lên đạt 37.413 triệu USD, Nguồn vốn này
tăng do Công ty tiến hành đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị, nhờ vào cải
tiến máy móc mà hiệu suất sản xuất của Công ty tăng lên kéo theo nguyên
phụ liệu đầu vào cũng tăng lên để đáp ứng đủ cầu, do vậy mà Nguồn vốn lưu
động trong năm tăng lên và đạt 55.642 triệu USD. Sang đến năm 2013, Công
ty tiếp tục đẩy mạnh việc nhập khẩu thêm các máy móc, công nghệ mới nhằm
hướng tới mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất của công ty nhằm đáp ứng các
đơn hàng lớn từ phía Nhật Bản và các bạn hàng khác. Đặc biệt trong năm này
công ty tiến hành đầu tư xây dựng xưởng sản xuất số 4, do vậy Công ty đã
phải đầu tu một lượng vốn cố định không nhỏ trong năm 2013 này, Nguồn
vốn cố định đạt 43.104 triệu USD, tăng 5.691 triệu USD so với năm 2012.
Nguồn vốn lưu động cũng tăng cao trong năm đạt 59.741 triệu USD tăng
4.099 triệu USD so với năm 2012 và tổng Nguồn vốn trong năm đạt 102.845
trệu USD tăng mạnh so với năm 2012. Nguồn vốn lưu động liên tục tăng qua
các năm điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có sự phát triển
đi lên khi liên tục gia tăng Nguồn vốn đầu tư nhằm mở rộng sản xuất, khiến
sản lượng sản phẩm thu được gia tăng qua các năm.
Nguồn vốn của Công ty liên tục tăng qua các năm và tương đối ổn định,
song Nguồn vốn dành cho việc nhập khẩu máy móc, công nghệ mới còn chưa
cao. Do Nguồn vốn còn hạn chế nên Công ty mới chỉ cho nhập khẩu một phần
tư số máy móc mới đã được cải tiến và có hiệu suất công việc cao, trong khi
đó ba phần tư máy móc còn lại vẫn là máy móc cũ có hiệu suất sản xuất chưa
cao. Bên cạnh đó Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là từ các nhà đầu tư Nhật
Bản, nên tình hình vốn của công ty còn chịu nhiều phụ thuộc vào tình hình thị
trường Nhật Bản, đặc biệt trong những năm trở lại đây tình hình kinh tế Nhật
Bản chịu nhiều biến động lớn, nên lương vốn của công ty còn chưa cao, vốn
cho đầu tư và vốn cho sản xuất dựa hoàn toàn vào nguồn vốn đầu tư nước
ngoài từ Nhật Bản trong khi đó tại thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó
khăn, thậm chí có lúc nguồn vay có nguy cơ không đủ, phải chuyển đổi từ
nguồn này sang nguồn khác, nhiều lúc phải chấp nhận lãi xuất cao dẫn tới chi
phí tài chính tăng. Ngoài Nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản công ty
cũng tiếp nhận thêm Nguồn vốn từ nhà đầu tư trong nước song lượng vốn này
còn chưa cao. Đây là những khó khăn lớn trong vấn đề Nguồn vồn của Công
ty, để tiếp tục phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty cần có
SV: Vũ Thị Liên
15
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
những chiến lược nhất định nhằm thu hút thêm nhiều Nguồn vốn khác ngoài
Nhật Bản, nhằm tránh rủi ro cao.
1.3.2. Đặc điểm quy trình sản xuất
1.3.2.1. Đặc điểm quy trình sản xuất
Công ty TNHH Takagi là công ty sản xuất đáng tự hào vì đã có hơn 170
bằng sáng chế và thực tế đã có nhiều mẫu sản phẩm rất hữu ích. Nhiều mẫu
sản phẩm được tạo ra thông qua các ý tưởng và mong muốn của khách hàng.
Công ty Takagi quản lý toàn bộ chu kỳ sản xuất sản phẩm từ việc lên kế
hoạch dự án, thiết kế, trang thiết bị sản xuất, đến định lượng khối lượng sản
phẩm. Bộ phân sản xuất nhanh chóng biến các ý tưởng thành sản phẩm thuộc
loại tốt trong ngàng công nghiệp, có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Để đảm bảo tính chính xác về mặt kỹ thuật, gia tăng hiệu quả sản xuất công ty
đã cân bằng giữa số lao động và máy móc tự động nên đã áp dụng hệ thống
sản xuất Toyota hiện đại. Quy trình sản xuất hàng hóa của Công ty được thể
hiện trong sơ đồ 1.2 sau
Nguồn: Phòng sản xuất công ty TNHH Takagi Việt Nam
Sơ đồ 1.2. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Takagi Việt Nam
Sau khi lên kế hoạch cũng như ý tưởng về sản phẩm từ đó bộ phận thiết
kế sẽ cho ra các mẫu sản phẩm mới và đưa vào sản xuất đại trà.
Các sản phẩm sau khi được sản xuất thành thành phẩm, phải được qua
khâu kiểm tra chất lượng trước khi được đưa ra ngoài thị trường. Công ty luôn
không ngừng theo đuổi sự hoàn hảo và tiêu chuẩn chất lượng cao. Do vậy
SV: Vũ Thị Liên
16
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
công ty đang tiếp tục thực hiện sự cải tiến hoạt động kinh doanh trên giấy
chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001, hoạt động quản lý chất lượng như chu kỳ
PDCA cũng như tiếp nhận những ý kiến khách hàng phản hồi tới các phòng
sáng chế và phòng hỗ trợ khách hàng.
Trong quá trình kiểm tra chất lượnghàng hóa, hoạt động này được áp
dụng các kỹ thuật kiểm tra ngày càng kỹ lưỡng và hiệu quả hơn, như xác
nhận không có lỗ rò nước nào qua sự kiểm tra rò rỉ khí trong quá trình sản
xuất để đem lại cho khách hàng cảm giác an toàn khi sử dụng các sản phẩm
của công ty. Để từ đó có thể tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao có thể sử
dụng trong cuộc sống con người trong một thời gian dài.
“ Phân phối sản phẩm kịp thời và hiệu quả” là khẩu hiệu luôn được nhắc
tới trong quá trình phân phối sản phẩm của công ty. Sản phẩm phải trải qua
nhiều khâu kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng trước khi đến với khách hàng.
Trung tâm hậu cần là chìa khóa tạo nên hiệu quả kiểm soát hàng hóa, bằng
việc thực hiện và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất bao gồm lưu kho, giao
hàng và thông tin bằng việc sử dụng các robot vận chuyển và hệ thống máy
đây chuyền tự động.
1.3.2.1. Cơ cấu sản phẩm của công ty
Máy lọc nước Takagi, vòi sen dùng trong nhà tắm, vòi phun nước là
những sản phẩm chính, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của công ty.
Ngoài các sản phẩm này công ty còn tiến hành sản xuất nhiều sản phẩm phụ
trợ, thay thế cho các sản phẩm chính này như: Bộ khớp nối bằng nhựa giúp
gép nối các ống nhựa lại với nhau, lưới lọc nước dùng trong thay thế khi hệ
thống lọc nước của sản phẩm máy lọc nước cần thay thế, vòi sen dùng trong
nhà bếp…
Máy lọc nước: Việc sử dụng nước sạch hơn, thuận tiện hơn, thoải mái
hơn, Công ty rất quan tâm về sức khỏe của khách hàng của mình và muốn
thấy được khách hàng của mình có thể sử dụng nước sạch mỗi ngày. Đây là
lý do tại sao công ty đã tạo ra sản phẩm công nghiệp đầu tiên “vòi làm sạch
nước”, được gọi là Mizu Kobo. Kể từ khi sản phẩm này được ra mắt vào năm
2011, những tính năng của nó như thân thiện môi trường, dễ sử dụng đều
được đánh giá cao ở thị trường Nhật Bản.
Các sản phẩm tưới và xịt nước: Việc cung cấp cho con người 1 cuộc sống
dồi dào nước, công ty đã ra mắt 1 sản phẩm nhãn hiệu mới mang tên “NOzzel
Five” với 5 kiểu xịt nước ở thị trường Nhật Bản. Các sản phẩm được cải thiện
ở gia đình, và cung cấp cho người dùng sự thoải mái và tiện nghi trong khi
làm việc vườn hay lau rửa xe…
SV: Vũ Thị Liên
17
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
1.3.2.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty TNHH Takagi Việt Nam là một trong số ít các công ty tiến hành
kinh doanh trong lĩnh vực đồ gia dụng về nước, và luôn đạt mức doanh thu
ổn định và tăng đều qua các năm. Công ty đã đóng góp một phần không nhỏ
thuế thu nhập doanh nghiệp vào trong ngân sách nhà nước.
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
2011
51.726
35.732
15.994
3.998
11.996
2012
65.411
44.000
21.411
5.352
16.059
2013
86.157
59.747
26410
6.602
19.808
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán công ty TNHH Takagi Việt Nam
Vào năm 2011, tổng doanh thu công ty đạt được là 51,726 triệu đồng,
trong khi đó tổng chi phí là 35.732 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế là 11.996
triệu đồng. Năm 2012, tổng doanh thu tăng lên 65.411 triệu đồng tăng 13.685
triệu đồng so với năm 2011, doanh thu tăng cao là nhờ ứng dụng máy mọc
hiện đại, công nghệ sản xuất mới, chi phí cũng tăng lên đạt 44.000 triệu đồng
tăng 8.268 triệu đồng so với năm 2011, chi phí trong năm 2012 tăng lên là do
công ty đã tiến hành nhập khẩu lô máy sản xuất mới, có hiệu suất hoạt động
cao hơn hẳn so với các máy sản xuất cũ nên sản lượng tăng cao, chi phí giành
cho nguyên phụ liệu đầu vào của quá trình sản xuất, chi phí lưu kho bãi, chi
phí vận chuyển cũng tăng lên kéo chi phí trong cả năm tăng lên. Sang đến
năm 2013, hoạt động kinh doanh của Công ty ngày đi lên, vào năm 2012
Công ty mới chỉ bước đầu tiếp cận thị trường EU, đây là một thị trường rộng
lớn nhiều tiềm năng song cũng là một thị trường vô cùng khó tính đòi hỏi khắt
khe trong vấn đề chất lượng, bản quyển…nhưng đến năm 2013, Công ty đã
bước đầu có được những đơn đặt hàng từ phía EU, tuy chỉ là các đơn đặt hàng
nhỏ lẻ song đây lại một cơ hội lớn cho Công ty. Doanh thu công ty năm 2013
tăng lên đạt 86.157 triệu USD tăng 20.746 triệu USD so với năm 2012, tổng
chi phí cũng tăng lên 59.747 triệu USD, lợi nhuận trước thuế Công ty đạt
được là 26.410 triệu USD, do doanh thu tăng lên nên thuế thu nhập doanh
nghiệp công ty phải đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng tăng lên 6.602
triệu USD tăng 1.250 triệu USD so với năm 2012, tổng lợi nhuận sau thuế mà
SV: Vũ Thị Liên
18
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Công ty thu được trong năm này là 19.808 triệu USD tăng 23,3% so với năm
2012, đây là một tỷ lên tăng trưởng khá cao trong năm 2013.
Hoạt động sản xuất của công ty các năm vừa qua, nhìn chung đã đạt được
chỉ tiêu về tổng doanh thu đề ra, xong chi phí cho hoạt động sản xuất vẫn còn
ở mức cao, nên lợi nhuận thu được lại thấp hơn so với kế hoạch, do các khoản
chi tăng cao cho việc đầu tư công sưởng, chi cho công nghệ, đào tạo lao động.
SV: Vũ Thị Liên
19
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH
TAKAGI VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN CỦA CÔNG TY TNHH TAKAGI VIỆT NAM
2.1.1. Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản
Theo số liệu thống kê được công bố gần đây nhất của Tổng cục Hải quan,
kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Nhật Bản trong năm 2013
đạt 24,3 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2012. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường này đạt 13,65 tỷ USD hàng hóa, cao hơn 4,5 điểm %
so với kết quả của một năm trước đó. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa của
các doanh nghiệp Việt Nam có xuất xứ từ Nhật Bản đạt trị giá 11,61 tỷ USD
hầu như không thay đổi so với năm 2012. Số liệu trong Bảng 2.1 dưới đây
cho thấy tính từ năm 2009 đến năm 2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường này đã cao gấp 2,15 lần, trong khi đó sau 5 năm thì nhập khẩu
hàng hóa vào Việt Nam từ Nhật Bản chỉ gấp 1,55 lần.
Bảng 2.1: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu giữa Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn 2007-2013
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Năm
Thị phần
Thứ hạng Thị phần (%) Thứ hạng
(%)
2007
12,5
2
9,9
4
2008
13,6
2
10,2
4
2009
11
2
10,7
2
2010
10,7
2
10,6
3
2011
11,1
3
9,7
3
2012
11,4
2
10,2
3
2013
10,3
2
8,8
3
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong những năm gần đây, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn
ở trạng thái xuất siêu trong buôn bán với Nhật Bản. Năm 2011, nước ta xuất
siêu 0,4 tỷ USD, chuyển sang năm 2012 con số này đã là 1,5 tỷ USD và năm
2013 Việt Nam xuất siêu sang thị trường Nhật Bản trị giá 2,04 tỷ USD, tăng
mạnh với 39% so với con số ghi nhận được trong năm 2012.
SV: Vũ Thị Liên
20
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Trong những năm qua, tuy có những bước tăng trưởng khả quan và đáng
ghi nhận trong kết quả buôn bán thương mại giữa hai quốc gia nhưng Việt
Nam vẫn chưa khai thác được tối đa tiềm năng của một trong những thị
trường lớn nhất thế giới này. Theo Nguồn số liệu được Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) công bố vào giữa tháng 9 năm 2013, tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa trong năm 2012 của Nhật Bản sang tất cả các nước, vùng lãnh
thổ đạt gần 799 tỷ USD, trong khi đó con số thống kê nhập khẩu hàng hóa từ
các nước, vùng lãnh thổ vào Nhật Bản là 886 tỷ USD. Như vậy, trị giá hàng
hóa mà Việt Nam xuất khẩu hay nhập khẩu từ thị trường đầy tiềm năng này
vẫn chỉ chiếm một thị phần vô cùng nhỏ bé, chưa đến 2%.
Tuy vậy, Nhật Bản vẫn luôn là thị trường thương mại quan trọng của Việt
Nam, chiếm tỷ trọng lên đến 10% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam với tất cả các thị trường trên thế giới. Trong năm 2013, tổng kim
ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản được xếp thứ 4 trong tất cả các
thị trường mà Việt Nam xuất, nhập khẩu hàng hóa, trong đó xếp thứ 2 về xuất
khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu.
Trong năm 2013, các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản bao gồm: hàng dệt may, dầu thô, máy móc thiết bị dụng cụ
& phụ tùng, hàng gia dụng, hàng thủy sản, gỗ & sản phẩm gỗ, sản phẩm từ
chất dẻo, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản trong năm 2013
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng hàng nhập khẩu của
Việt Nam từ Nhật Bản trong năm 2013
Nguồn: Tổng cục hải quan
SV: Vũ Thị Liên
21