1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Thứ ba, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.88 KB, 86 trang )


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Bộ phận phát triển sản phẩm không ngừng nghiên cứu nhu cầu khách hàng

để cho ra các mẫu sản phẩm mới, các thiết bị, phụ tùng thay thế cho mặt hàng

chính là máy lọc nước như: màng lọc nước, bình đựng nước, ống nước thay

thế, các bộ khớp nối chuyên dụng đây đều là các sản phẩm chyên dụng tiên

tiến, hiện đại. Trong năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng mới

này đạt 10,52 triệu USD chiếm 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Ngoài việc đưa thêm các mẫu sản phẩm mới Công ty còn tiến hành cải tiến,

nâng cao chất lượng của dòng sản phẩm chính của Công ty là máy lọc nước

Takagi Việt Nam khiến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng từ 11,25

triệu USD ( vào năm 2009) lên 38,34 triệu USD (vào năm 2013) có thể thấy giá

trị kim ngạch đã tăng lên 240,8% trong vòng 5 năm. Bên cạnh mặt hàng máy

lọc nước, Công ty cũng tiến hành tập trung vào sản xuất, nâng cao chất lượng

của nhóm sản phẩm ống dẫn nước bằng nhựa và vòi sen và cũng đem lại hiệu

quả như kế hoạch đề ra. Khi nhu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao

thì vấn đề cải tiến sản phẩm và nâng cao chất lượng và yếu tố then chốt trong

việc giữ được khách hàng tiền năng của mỗi doanh nghiệp sản xuất.

Thứ tư, hình ảnh và hình thức xuất khẩu của công ty ngày càng được cải

thiện hơn.

công ty đã xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình tại thị trường

Nhật Bản tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo sau này. Công ty

cũng đã đa dạng hóa hình thức xuất khẩu, tích cực quảng bá hình ảnh, thương

hiệu sản phẩm của mình. Trong những năm đầu mới bắt đầu hoạt động, vị thế

của Công ty trên thị trường Nhật Bản hầu như chưa có, nên Công ty chủ yếu sử

dụng hình thức gia công xuất khẩu. Vào năm 2009 phương thức gia công quốc

tế chiếm 61% tổng các phương thức xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản và

mang về 15,25 triệu USD, trong khi đó phương thức xuất khẩu trực tiếp chỉ

chiếm 39% trong cơ cấu các hình thức xuất khẩu của Công ty và mang về

9,75 triệu USD. Sang đến năm 2010, hình thức gia công xuất khẩu vẫn chiếm

vị trí quan trọng trong các hình thức xuất khẩu của Công ty, hình thức này

mang lại 18,9 triệu USD kim ngạch xuất khẩu và chiếm 60% trong cơ cấu các

hình thức xuất khẩu, hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm 40% trong cơ cấu

các hình thức xuất khẩu và đạt 12,6 triệu USD khi xuất khẩu hàng hóa sang

thị trường Nhật Bản. Sang đến năm 2012, Công ty bắt đầu chuyển hướng

mạnh mẽ sang sử dụng hình thức xuât khẩu trực tiếp làm hình thức xuất khẩu

chính, do tại thời điểm này Công ty đã có chỗ đứng ổn định trên thị trường

Nhật Bản, có cái nhìn tổng quá về thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng tại đây, hình

thức xuất khẩu trực tiếp đạt 30,38 triệu USD về kim ngạch xuất khẩu và

chiếm 52% trong cơ cấu các hình thức xuất khẩu, còn hình thức gia xuất khẩu



SV: Vũ Thị Liên



43



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



giảm xuống chỉ còn chiếm 48% trong cơ cấu các hình thức xuất khẩu của

Công ty và mang lại 28,49 triệu USD. Năm 2013, Công ty tiếp tục đẩy mạnh

thực hiện hoạt động xuất khẩu thông qua hình thức xuất khẩu trực tiếp, mức

kim ngạch mà hình thức này mang lại là 40,64 triệu USD và chiếm 53% trong

cơ cấu hình thức xuất khẩu, còn lại là hình thức gia công chiếm 47% mang về

36,04 triệu USD kim ngạch xuất khẩu cho Công ty.

Nhờ việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa thông qua hình thức xuất hẩu trực

tiếp, Công ty đã nâng cao doanh thu và lợi nhuận hàng năm của mình, bên

cạnh đó phương thức này giúp Công ty nắm bắt được nhu cầu cũng như sự

thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và tình hình kinh doanh sản

phẩm trực tiếp trên thị trường Nhật Bản. Nên có được chiến lược phát triển

sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Và thị phần của công ty

trong thị trường Nhật Bản đang ngày càng được mở rộng hơn.

Thứ năm, tạo công ăn việc làm cho nhiều công nhân, mang về Nguồn thu

ngoại tệ cho quốc gia

Với hơn 367 công nhân hiện đang hoạt động tại công ty trong đó có

khoảng 300 công nhân là lao động phổ thông, không được qua đào tạo tại các

trường đại học, cao đẳng hay trung cấp, đây đều là những lao động sẵn có tại

địa phương. Công ty đi vào hoạt động giúp 367 người có công ăn việc làm ổn

định góp phần giải quyết các vấn đề tệ nạn xã hội, nạn thất nghiệp.

Bên cạnh việc tìm kiếm lơi nhuận từ việc sản xuất kinh doanh Công ty

cũng gián tiếp đóng góp một lượng ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia, giúp ổn

định tỷ giá, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Mỗi năm Công ty đều đóng

góp vào ngân sách nhà nước, tuân theo mức thuế thu nhập doanh nghiệp mà

nhà nước quy định. Vào năm 2011, Công ty đóng góp 3.998 triệu đồng, năm

2012, mức thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty phải đóng là 5.352 triệu đồng,

đến năm 2013 con số này tăng lên 6.602 triệu đồng. Đây là Nguồn thu chủ

yếu của Nhà nước, từ Nguồn ngân sách này Nhà nước sẽ sử dụng vào đầu tư

cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đền xã hội…giúp đất nước được ổn định,

phát triển hơn.

2.2.2 Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị

trường Nhật Bản của Công ty cũng còn một số hạn chế như sau:



SV: Vũ Thị Liên



44



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Thứ nhất, trình độ công nghệ sản xuất tuy đã được cải tiến qua các năm

song vẫn được coi là kém hiệu quả so với các doanh nghiệp sản xuất cùng

mặt hàng. Chất lượng hàng hóa còn chưa cao.

Với lĩnh vực hoạt động là sản xuất đồ gia dụng về nước, gồm máy lọc

nước, hệ thống ống nước, vòi phun… đều là những mặt hàng yêu cầu thông

số kỹ thuật cao, hoạt động sản xuất chủ yếu trên máy móc hiện đại, nên yếu tố

công nghệ rất quan trọng trong hệ thống sản xuất của Công ty. Dù đã được

tiếp cận và đưa vào sử dụng công nghệ sản xuất của Nhật Bản, song đây đều

là các công nghệ đã cũ chưa cập nhật kịp các công nghệ sản xuất hiện đại

trong ngành dẫn đến giá trị sản xuất chưa cao, còn nhiều lỗ hổng trong khâu

sản xuất cần được bù đắp thêm.

Chất lượng sản phẩm của Công ty chưa cao so với các doanh nghiệp khác

nên khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế còn yếu. Một số

lô hàng xuất khẩu sang thị trường này đã vi phạm về tiêu chuẩn JISH 3330,

quy định về bao bì, đóng gói. Vì vậy phía bên Nhật Bản đang yêu cầu trả lại

cho nhà xuất khẩu hoặc đổi lại các lô hàng trên. Mặt hàng máy lọc nước của

tập đoàn Kangaroo, đang là ông lớn trên thị trường máy lọc nước của hầu hết

các quốc gia trên thế giới, do họ có được công nghệ sản xuất vượt trội với các

tính năng đa dạng. Trong khi sản phẩm máy lọc nước Takagi Việt Nam mới

chỉ suất hiện tại thị trường trong nước và thị trường Nhật Bản là phổ biến.

Điều này có thể thấy chất lượng sản phẩm của Công ty vẫn chưa đủ để thuyết

phục được các khách hàng trên mọi thị trường.

Thứ hai, gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nghiệp vụ xuất

khẩu.

Khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản, Công ty gặp

phải nhiều rủi ro như rủi ro trong thanh toán tiền hàng, rủi ro trong việc thực

hiện hợp đồng xuất khẩu…Do Trình độ cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty

còn hạn chế, nên đã để xảy ra những vụ vi phạm hợp đồng như chậm giao

hàng, chậm trễ trong công tác thủ tục hải quan, giao hàng không đúng thời

hạn, không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Thứ ba, giá cả chưa có tính cạnh tranh

Dù sở hữu lợi thế về giá nhân công rẻ hơn so với Nguồn nhân công tại

Nhật Bản, song một số nước như Trung Quốc, Thái Lan… cũng là những

nước có được lợi thế này hơn nữa tại đây mặt hàng gia dụng về nước cũng

được rất được đầu tư sản xuất. Hơn nữa một phần hai nguyên liệu dùng trong



SV: Vũ Thị Liên



45



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



sản xuất của Công ty được nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu nguyên

liệu công ty phải chịu thuế nhập khẩu khiến giá sản phẩm cao hơn so với các

nước cũng sản xuất sản phẩm này và có Nguồn nguyên liệu sẵn có. Vì vậy giá

cả hàng hóa của công ty vẫn chưa thực sự có tính canh tranh cao. Bên cạnh đó

máy móc và công nghệ sản xuất còn nhiều hạn chế nên năng suất sản xuất còn

thấp.

Thứ tư, hình thức gia công xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các

hình thức xuất khẩu của Công ty.

Mặc dù trong các năm gần Công ty đã tiến hành gia tăng áp dụng hình

thức xuất khẩu trực tiếp đem lại Nguồn lợi nhuận lớn hơn cho Công ty. Song

hình thức gia công xuất khẩu của Công ty vẫn chiếm hơn 45% trong cơ cấu

các hình thức xuất khẩu của Công ty, đây là một tỷ lệ khá cao. Hình thức gia

công xuất khẩu chỉ áp dụng thích hợp trong trường hợp Công ty còn kém

trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và hình thức xuất khẩu này không

mang lại nhiều Nguồn lợi cho Công ty nếu tiếp tục phát triển lâu dài hình thức

này.

Khi tiến hành hoạt động gia công quốc tế, Công ty có thể gặp phải nhiều

mặt trái như chịu sự phụ thuộc vào nước ngoài và các tổ chức nước ngoài

nhằm phục vụ nhu cầu của nước ngoài, không chỉ phải nhập khẩu nguyên liệu

mà còn có thể vay mượn tiền để xây dựng công xưởng, nhà máy, bằng cách

bán khoán hay vay mượn để có ngoại tệ. Khi cố chạy theo công nghệ, Công ty

có thể trở thành bãi rác công nghệ.

2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế mà công ty gặp phải

Những hạn chế trong quá trình xuất khẩu mặt hàng máy lọc nước Takagi

và các mặt hàng phụ trợ tại Công ty TNHH Takagi Việt Nam sang thị trường

Nhật Bản còn tồn tại xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và cả khách

quan sau.

2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan.

Đó là những nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp, chúng gây ảnh

hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, khiến việc

đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản còn nhiều thiếu sót.

Cụ thể là:



SV: Vũ Thị Liên



46



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Thứ nhất, thiếu vốn là vấn đề mà công ty TNHH Takagi Việt Nam luôn

luôn gặp phải

Nó làm hạn chế việc đầu tư của Công ty cho hoạt động nghiên cứu thị

trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của Công ty cũng như khó

khăn trong việc đầu tư cho công nghệ mới, hiện đại hơn phục vụ cho việc mở

rộng thị trường sản xuất. Do Nguồn vốn hạn hẹp nên Công ty khổng thể đầu

tư một khối lượng vốn lớn vào cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quản lý, sản xuất

một lúc, mà phải dàn trải qua từng năm mỗi năm sẽ tiến hành nâng cấp, xây

dựng một khu vực nhất định. Sau 6 năm đi vào hoạt động, đến giờ cơ sở hạ

tầng của Công ty cũng khá đầy đủ để đáp ứng cho hoạt động sản xuất hiện

thời song vẫn chưa thực sự hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ nhất cho sản xuất,

quản lý nếu Công ty muốn mở rộng và nâng cao hoạt động sản xuất, kinh

doanh của mình. Trước những bất lợi khi Nguồn vốn còn hạn chế như trên đã

khiến cho lợi thế so sánh hàng hóa của Công ty với các công ty trong và ngoài

nước cùng sản xuất mặt hàng này bị giảm.

Thứ hai, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương

còn ít, chất lượng lao động chưa cao khiến cho sản lượng sản xuất được chưa

đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn.

Do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao dịch và thanh toán với

khách hàng nước ngoài. Lực lượng công nhân chủ yếu vẫn chưa có tay nghề,

chỉ là lao động phổ thông do tận dụng Nguồn lao động tại địa phương nhằm

giành lợi thế về giá nhân công rẻ song Công ty cũng gặp không ít khó khăn do

Nguồn lao động chưa qua đào tạo thường không đáp ứng được yêu cầu về

trình độ kỹ thuật trong sản xuất, và Công ty sẽ phải mất một phần chi phí

không nhỏ để đào tạo Nguồn lao động đầu vào và không thể chắc chắn rằng

họ sẽ gắn bó lâu dài với Công ty sau khi được đào tạo về nghiệp vụ.

Nguồn nhân lực còn yếu kém cả về đội ngũ cán bộ quản lý lẫn lao động

trong bộ phận sản xuất, trong khi lao động con người là nhân tố hết sức quan

trọng không thể thay thế được bằng máy móc, công nghệ. Để mở rộng được

sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cần có đội ngũ nhân viên giàu kinh

nghiệm, có năng lực và tay nghề trong các lĩnh vực mà họ hoạt động. Nhưng

Công ty vẫn chưa thực sự chú ý đến vấn đề này.

Thứ ba, Công ty vẫn chưa chú trọng đúng mức việc ứng dụng công nghệ

mới vào hoạt động sản xuất của mình.

Công nghệ luôn là vấn đề khó giải quyết không chỉ với Công ty TNHH

Takagi Việt Nam mà còn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi



SV: Vũ Thị Liên



47



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng



Nguồn vốn hạn hẹp, trình độ của nhân viên kỹ thuật còn chưa cao khiến cho

việc nhập khẩu hay sáng chế ra các công nghệ sản xuất mới hiện đại đem lại

năng suất lao động cao trở lên khó khăn. Nhưng nếu muốn cạnh tranh và tồn

tại trên thị trường hàng hóa không ngừng thay đổi, đa dạng hóa sản phẩm,

chất lượng ngày càng được nâng cao, thì Công ty cần phải chú trọng đến vấn

đề công nghệ hơn để không bị tụt lùi lại so với thị trường.

Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, chưa huy động hết công suất

của máy móc thiết bị. Do công nghệ sản xuất của công ty còn lạc hậu song

hàng năm vẫn được Công ty nhập khẩu, bổ sung các máy móc từ các nước

tiên tiến hơn. Nhưng năng lực của bộ phận quản lý và sản xuất còn chưa đồng

bộ từ trên xuống dưới, do vậy bộ phận sản xuất còn chưa tích cực hoạt động,

cống hiến cho nhà máy nên hầu hết các máy móc chưa được sử dụng hết công

suất. Gây lãng phí Nguồn lực, mà sản lượng sản xuất không cao.

Thứ tư, Công ty vẫn chưa đầu tư đúng mức vào việc nghiên cứu thị

trường, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu.

Việc nghiên cứu thị trường khách hàng giúp Công ty xây dựng được chiến

lược sản xuất kinh doanh tốt, đưa ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị

trường. Dù Công ty có tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường Nhật bản xong

chỉ là điều tra trên bàn giấy, tức nghiên cứu các thông tin qua mạng internet,

báo chí, tài liệu sơ cấp mà chưa nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường này

việc này khiến việc nghiên cứu còn thiếu xót, đôi khi thông tin không chính

xác, và không đầy đủ khiến việc nên kế hoạch kinh doanh không hiệu quả.

Công ty cũng đã tiến hành mở websiter công ty song trang web còn chưa

mạnh, chưa thu hút được người xem. Bên cạnh đó Công ty cũng rất ít khi

tham gia các hội chợ sản phẩm được tổ chức ở trong nước và nước ngoài, đây

là những cơ hội tốt để Công ty quảng bá thương hiệu,sản phẩm của mình tới

các bạn hàng quốc tế, từ đó tìm kiếm thêm các nhà đầu tư cũng như các đối

tác xuất khẩu mới.

2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan từ phái doanh nghiệp, các hạn chế

trên của Công ty còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài như tình hình

kinh tế trong và ngoài nước, các chính sách điều hành kinh tế của nhà nước.

Xem xét và tìm hiểu hoạt động của Công ty, rút ra được một số nguyên nhân

khách quan như sau:



SV: Vũ Thị Liên



48



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

×