Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.88 KB, 86 trang )
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Trong những năm qua, tuy có những bước tăng trưởng khả quan và đáng
ghi nhận trong kết quả buôn bán thương mại giữa hai quốc gia nhưng Việt
Nam vẫn chưa khai thác được tối đa tiềm năng của một trong những thị
trường lớn nhất thế giới này. Theo Nguồn số liệu được Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) công bố vào giữa tháng 9 năm 2013, tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa trong năm 2012 của Nhật Bản sang tất cả các nước, vùng lãnh
thổ đạt gần 799 tỷ USD, trong khi đó con số thống kê nhập khẩu hàng hóa từ
các nước, vùng lãnh thổ vào Nhật Bản là 886 tỷ USD. Như vậy, trị giá hàng
hóa mà Việt Nam xuất khẩu hay nhập khẩu từ thị trường đầy tiềm năng này
vẫn chỉ chiếm một thị phần vô cùng nhỏ bé, chưa đến 2%.
Tuy vậy, Nhật Bản vẫn luôn là thị trường thương mại quan trọng của Việt
Nam, chiếm tỷ trọng lên đến 10% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam với tất cả các thị trường trên thế giới. Trong năm 2013, tổng kim
ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản được xếp thứ 4 trong tất cả các
thị trường mà Việt Nam xuất, nhập khẩu hàng hóa, trong đó xếp thứ 2 về xuất
khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu.
Trong năm 2013, các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản bao gồm: hàng dệt may, dầu thô, máy móc thiết bị dụng cụ
& phụ tùng, hàng gia dụng, hàng thủy sản, gỗ & sản phẩm gỗ, sản phẩm từ
chất dẻo, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản trong năm 2013
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng hàng nhập khẩu của
Việt Nam từ Nhật Bản trong năm 2013
Nguồn: Tổng cục hải quan
SV: Vũ Thị Liên
21
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận năm qua, Việt Nam
nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản chủ yếu là máy móc thiết bị dụng
cụ và phụ tùng, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép và sản
phẩm từ sắt thép, nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày, sản phẩm từ chất
dẻo. Tính chung kim ngạch nhập khẩu của 5 nhóm hàng lớn nhất này đạt 7,62
tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.
2.1.2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty sang thị trường Nhật
Bản
Xuất khẩu là hoạt động bán sản phẩm được sản xuất ở trong nước ra nước
ngoài và hoạt động này phức tạp hơn rất nhiều so với việc bán sản phẩm ở
trong nước. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh sản xuất có hiệu quả thì hoạt
động xuất khẩu phải được tổ chức một cách khoa học, có sự liên kết chặt chẽ
với các nghiệp vụ khác, từ khâu điều tra nghiên cứu thị trường lựa chọn hàng
hóa xuất khẩu, lựa chọn đối tác giao dịch, tiến hành giao dịch đàm phán, ký
kết hợp đồng đến thực hiện hợp đồng. Mỗi khâu trong quá trình cần phải
được nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt nó trong một mỗi quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau. Quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty được khái quá qua sơ đồ 2.1
2.1.2.1. Nghiên cứu thị trường quốc tế
Nghiên cứu thị trường quốc tế là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Trong giai đoạn này công
ty TNHH Takagi Việt Nam phải tiến hành điều tra, khảo sát để tìm khả năng
bán hàng đối với nhóm sản phẩm máy lọc nước, vòi sen, hệ thống ống dẫn
nước. Các thông tin về tình hình cung cầu tại thị trường, động thái giá cả,
pháp luật, các chính sách, các tập quán buôn bán có liên qua đến hoạt động
xuất nhập khẩu của Nhật Bản.
a. Xác định nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản
Đây là bước đầu tiên cơ bản nhất, quan trọng và cần thiết để tiến hành
hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Bước này đòi hỏi Công ty
khi tham gia xuất khẩu phải có quá trình nghiên cứu, phân tích một cách hệ
thống về nhu cầu thị trường cũng như khả năng của mình. Đồng thời phải tiến
hành dự đoán xu hướng biến động của thị trường, cơ hội và thách thức mà
mình sẽ gặp phải, nắm bắt đầy đủ về giá cả hàng hóa, tỷ suất ngoại tệ.
SV: Vũ Thị Liên
22
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Xác định nhu cầu
nhập khẩu của bạn
hàng
Lựa chọn, điều tra,
nghiên cứu thị
trường xuất khẩu
5.1 xin giấy phép xuất
khẩu
5.2 Chuẩn bị hàng hóa
5.3 Kiểm tra chất lượng
hàng hóa
5.4 Thuê phương tiện vận
tải
5.5 Mua bảo hiểm
5.6 Làm thủ tục hải quan
5.7 Giao hàng
5.8 Làm thủ tục thanh toán
5.9 khiếu nại và giải quyết
khiếu nại( nếu có)
Nguồn: phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH Takagi Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Takagi Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản
b. Lựa chọn, điều tra và nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, việc nghiên cứu thị trường nước
ngoài có ý nghĩa quan trọng. Do đó, sau khi lựa chọn được mặt hàng xất khẩu
Công ty phải tiến hành lựa chọn thị trường xuất khẩu măt hàng đó. Viêc lựa
chọn thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích tổng hợp nhiều yếu tố
bao gồm cả yếu tố vi mô, vĩ mô, khả năng tài chính của doanh nghiệp và cả
những yếu tố về văn hóa, xã hội, luật pháp, kinh tế và các yếu tô thuộc môi
trường tài chính.
- Đặc điểm thị trường
SV: Vũ Thị Liên
23
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Thông qua nghiên cứu thị trường Nhật Bản, có thể thấy một số đặc điểm
chính như sau: Nhật bản là một thị trường mở, quy mô lớn với dân số là 126
triệu người có mức sống khá cao và GDP năm 2013 là 5.100 tỷ USD là nền
kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng
3000 tỷ yên, bao gồm cả hàng gia dụng trong đó mặt hàng dành cho nước
chiếm khoảng 10% thị phần tại thị trường Nhật Bản. Nhật Bản là nước có nền
công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Nhật Bản còn là một
trong những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ Nguồn hải
sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội ngoại thất đều phải
nhập khẩu từ nước ngoài.
- Tập quán tiêu dùng
Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng và độc đáo. Theo
thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật Bản rất chú ý đến
chất lượng của hàng hóa. Sống trong môi trường có thu nhập cao nên người
Nhật Bản thường đói hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa bao gồm các
vấn đề về vệ sinh, hình thức và dịch vụ.
Người Nhật Bản cũng rất nhạy cảm với sự biến động giá tiêu dùng hằng
ngày. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế bong bóng vào cuối những năm đầu của
thập kỷ 90, người Nhật Bản không chỉ quan tâm đến vấn đề về chất lượng mà
còn rất chú ý đến sự thay đổi giá cả. Đặc biệt, do người mua chủ yếu là phụ
nữ nội trợ, có khá nhiều thời gian nên họ rất quan tâm đến sự thay đổi về giá
cả và mẫu mã hàng hóa. Tuy vậy, tâm lý chuộng dùng hàng xịn, hàng hiệu
nên cho dù giá cao vẫn không làm thay đổi hành vi tiêu dùng nhiều so với
trước đây.
Thương vụ Việt nam tại Nhật Bản cũng cho biết gần đây mối quan tâm
đến vấn đề sinh thái của con người tại đây ngày càng được nâng cao. Các cửa
hàng đang liên tục cải tiến cách đóng gói sản phẩm để làm sao vừa đẹp, vừa
đơn giản và bao bì có thể tận dụng bằng các nguyên liệu thiên nhiên tránh gây
ô nhiễm môi trường.
- Tập quán kinh doanh.
Khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần phải xây dựng chiến lược lâu
dài, có tầm nhìn sâu rộng. Điều này đạt được bằng cách nghiên cứu kỹ yếu tố
chất lượng và hoạt động kinh doanh, người tiêu dùng tại Nhật Bản thường đòi
hỏi cao về chất lượng và tiêu chuẩn, những nhà sản xuất nước ngoài thường
phàn nàn là người Nhật thường đòi hỏi quá cao.
phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng để nghiên cứu thị trường
Nhật Bản tại công ty TNHH Takagi Việt Nam là nghiên cứu tại bàn làm việc,
SV: Vũ Thị Liên
24
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
bên cạnh đó cũng tiến hành các điều tra theo phương pháp nghiên cứu tại hiện
trường thông qua quan sát, thu thập thông tin. Theo phương pháp nghiên cứu
tại bàn làm việc, người nghiên cứu tiến hành đọc, nghiên cứu các tài liệu xuất
bản trong nước; các tài liệu xuất bản nước ngoài; các tài liệu không xuất bản
hoặc không phát hàng rộng rãi của các tổ chức, cơ quan thông qua mạng
internet.
2.1.2.2. Lựa chọn đối tác giao dịch
Việc lựa chọn đối tác xuất khẩu đáng tin cậy có ý nghĩa không nhỏ đến sự
thành công hay thất bại trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. Quá trình lựa
chọn bạn hàng xuất khẩu phải tuân thủ theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Tùy theo khả năng nắm bắt thị trường, đối tác, tiềm năng và ưu thế sẵn có của
mình Công ty nên lựa chọn những thị trường, đối tác kinh doanh phù hợp.
2.1.2.3. Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kêt quả thu lượm được trong quá trình nghiên cứu thị
trường, Công ty tiến hành lập phương án kinh doanh. Phương án kinh doanh
chính là bản kế hoạch hoạt động của Công ty nhằm đạt tới những mục tiêu
xác định, việc xây dựng phương án này bao gồm:
- Đánh giá tình hình thị trường, tình hình kinh doanh của Công ty.
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
- Đề ra mục tiêu cụ thể: Khối lượng, giá bán và thị trường xuất khẩu.
- Đưa ra biện pháp để thực hiện các mục tiêu đó.
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thông qua
các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Tỷ suất ngoại tệ.
+ Thời gian hòa vốn.
+ Tỷ suất doanh lợi.
+ Điểm hòa vốn.
2.1.2.4. Giao dịch và ký kết hợp đồng
Sau khi lựa chọn bạn hàng kinh doanh Công ty tiến hành ký kết hợp đồng
với bên Nhật bản về các điều kiện sau: Điều kiện tên hàng, điều kiện phẩm
chất, điều kiện số lượng bao bì, điều kiện giá cả, điều kiện giao hàng, điều
kiện thanh toán trả tiền, điều kiện khiếu lại, điều kiện bảo hành, điều kiện vận
tải, điều kiện trọng tài và những quy định riêng khác giữa hai bên trong hợp
đồng.
SV: Vũ Thị Liên
25
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
2.1.2.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
a. Xin giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý
hoạt động xuất nhập khẩu. Vì thế, trước khi xuất khẩu hàng hóa, doanh
nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu cho hàng hóa đó. Theo nghị định 89/CP
ngày 15/12/1999 kể từ ngày 1/2/2000, đối với các mặt hàng của doanh nghiệp
được thành lập theo luật đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, hàng gia công
cần phải có giấy phép xuất khẩu mới được tiến hành hoạt động xuất khẩu
hàng hóa.
b. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu: thu gom tập trung
làm thành lô hàng, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
- thu gom thành lô hàng xuất khẩu
Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn, vì
vậy để tiến hành xuất khẩu các lô hàng sang thị trường Nhật Bản Công ty sẽ
tiến hành đẩy mạnh tiến trình sản xuất, nhằm thu gom các sản phẩm để đáp
ứng đủ số lượng sản phẩm trong mỗi lô hàng.
- Đóng gói bao bì xuất khẩu
Trước khi tiến hành vận chuyển hàng hóa Công ty phải tiến hành đóng gói
và bao bì để đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển và bảo
quản. Muốn làm tốt được công việc bao bì đóng gói, một mặt cần phải nắm
vững các loại bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định, mặt khác cần nắm được
những yêu cầu cụ thể của việc đóng gói để lựa chọn cách bao gói thích hợp
theo như quy định trong hợp đồng.
- Kẻ kí mã hiệu hàng xuất khẩu
Kí mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được
ghi trên bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc
giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa.
Ký hiệu mã bao gồm dấu hiệu cho người nhận hàng, tên người nhận và
tên người gửi, trọng lượng tĩnh và trọng lượng cả bao bì, tên nước và địa điểm
hàng đi, hành trình chuyên trở, số vận đơn, tên tàu, số liệu chuyển đi tất cả
cần được chuẩn bị đầy đủ và chuẩn xác. Việc ký hiệu cần phải đạt được yêu
cầu sáng sủa, đễ đọc, không phai màu, không thấm nước, sơn hoặc mực
không làm ảnh hưởng đến phẩm chất của hàng hóa.
SV: Vũ Thị Liên
26
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Để hoàn thành một lô hàng, ngoài những công viêc trên bộ phận xuất
khẩu còn cần kiểm tra hàng hóa và lấy giấy chứng nhận sự phù hợp của hàng
hóa với quy trình của hợp đồng.
c. Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu
Trước khi giao hàng, bộ phận xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về
phẩm chất, sô lượng, trọng lượng bao bì đóng gói.
Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: cấp thứ nhất, tại
cơ sở và cấp thứ hai là tại cửa khẩu. Trong đó, kiểm tra ở cơ sở có vai trò
quyết định nhất và có tác dụng triệt để nhất, còn việc kiểm tra hàng hóa ở cửa
khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thủ tục quốc tế.
d. Thuê phương tiện vận tải
Việc thuê phương tiện vận tải được tiến hành dựa vào các căn cứ sau đây:
Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua
bán và điều kiện vận tải.
Tại công ty TNHH Takagi Việt Nam, khâu vận chuyển được thực hiện
theo điều kiện giao hàng CPT, vì vậy bên công ty có trách nghiệm thuê
container để chuyên trở hàng đến bến tàu. Trong trường hợp chuyên trở bằng
container, hàng được giao cho người vận tải bằng hai phương thức sau:
- Nếu hàng đủ một container, công ty phải đăng ký thuê container, chịu
chi phí chở container rỗng từ bãi về cơ sở của mình đóng hàng vào container,
rồi giao cho người vận tải.
- Nếu hàng không đủ một container công ty phải giao hàng cho người vận
tải tại ga container.
Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm về nghiệp vụ, có thông tin
về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy
công ty chọn phương án ủy thác việc lưu cước cho công ty thuê tàu và môi
giới hàng hải Vietfracht.
e. Mua bảo hiểm
Hàng hóa chuyển trở trên biển thường gặp phải nhiều rủi ro tổn tất, vì thế bảo
hiểm hàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.
Công ty TNHH Takagi Việt Nam tiến hành mua bảo hiểm bao (open
policy). Công ty sẽ tiến hành mua bảo hiểm từ đầu năm, còn khi giao hàng
xuống tàu xong, công ty chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là
SV: Vũ Thị Liên
27
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
“giấy yêu cầu bảo hiểm” trên cơ sở giấy này, Takagi và công ty bảo hiểm tiến
hành đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm.
f. Làm thủ tục hải quan
Hàng hóa khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu cần phải làm
thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau:
- Khai báo hải quan: Công ty TNHH Takagi Việt Nam phải báo cáo chi
tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra giấy tờ. Yêu cầu của
việc khai này là trung thực chính xác. Nội dung tờ khai hải quan gồm những
mục như : Loại hàng, tên hàng, số, khối lượng giá trị hàng, tên công cụ vận
tải, xuất nhập khẩu với nước nào. Tờ khai hải quan được xuất trình kèm theo
một số chứng từ khác chủ yếu là: Giấy phép xuất khẩu, hóa đơn, phiếu đóng
gói, bảng kê chi tiết.
- Xuất trình hàng hóa: Hàng hóa được xắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc
kiểm soát, công ty Takagi Việt Nam phải chịu chi phí và nhận công về việc
mở, đóng các kiện hàng.
- Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm soát giấy tờ và
hàng hóa, hải quan sẽ ra quyết định cho hàng được phép đi ngang qua biên
giới, đi qua một cách có điều kiện( như phải sửa chữa, phải bao bì lại…), hay
cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế, lưu kho ngoại quan, hàng
không được xuất khẩu.
g. Giao hàng
Hàng hóa được giao bằng container khi chiếm đủ một container (FCL),
công ty phải đăng kí thuê container, đóng hàng vào container và lập bảng kê
hàng trong container, công ty phải lập bảng đăng kí chuyên chở, sau khi đăng
kí chuyên chở được chấp nhận, công ty giao hàng đến cảng cho người vận tải.
Khi đến cảng tiếp tục giao hàng trên cảng, căn cứ chi tiết của hàng xuất
khẩu là lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ
xếp hàng. Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vật đơn
đường biển, vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo đã bốc hàng (clean
on board B/L) và phải chuyển nhượng được.
h. Làm thủ tục thanh toán
Công ty tiến hành thanh toán bằng thư tín dụng: Công ty sẽ tiến hành đôn
đốc người nhập khẩu mở L/C đúng hạn. Sau khi nhận được L/C tiến hành
kiểm tra: + Ngân hàng mở L/C là ngân hàng nào?
+ Số tiền L/C có đủ hay không?
+ Thời hạn hiệu lực của L/C là bao nhiêu?
SV: Vũ Thị Liên
28
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
+ Những yêu cầu về chứng từ của L/C.
Việc kiểm tra này để xem xét khả năng thuận tiện và an toàn trong việc
thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C. Nếu L/C không đáp ứng được các yêu cầu
đặt ra thì cần yêu cầu nhà nhập khẩu sửa đổi lạo, rồi mới tiến hành giao hàng.
i. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trong khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nếu chủ hàng bị khiếu nại đòi
bồi thường thì cần có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu
cầu của khách hàng. Việc giải quyết phải được tiến hành khẩn trương, kịp
thời và có tình có lý, có rút kinh nghiệm cho các lần tới.
Nếu khiếu nại của khách hàng là có cơ sở thì công ty có thể giải quyết
bằng các phương pháp sau:
- Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng.
- Sửa chữa hàng hỏng.
- Giao bù phần hàng thiếu.
- Giao giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hóa giao
vào thời gian sau đó.
Nếu khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng, hai bên có thể kiện nhau
tại Hội đồng trọng tài (nếu có thỏa thuận trọng tài) hoặc tại tòa án. Và căn cứ
theo các chứng từ xuất khẩu để tiến hành giải quyết.
2.1.3 Hình thức xuất khẩu hàng hóa của công ty sang thị trường Nhật Bản
Để tiến hành hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Công ty đã
sử dụng hai phương pháp xuất khẩu chủ yếu là gia công xuất khẩu và xuất
khẩu trực tiếp. Tình hình áp dụng các hình thức xuất khẩu của Công ty được
cho trong bảng 2.1 sau
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH Takagi Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản phân theo hình thức xuất khẩu
Đơn vị: triệu USD
STT
Năm
1
2
Hình thức
Gia công
Xuất khẩu trực tiếp
3
Tổng
SV: Vũ Thị Liên
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng
94,76
117,9
4
212,7
15,25
9,75
18,9
12,6
24,57
24,57
28,49 36,04
30,38 40,64
25
31,5
49,14
58,87
76,6
8
29
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Nguồn:Phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH Takagi Việt Nam
Từ bảng 2.1 trên có thể thấy các hình thức xuất khẩu mà Công ty lựa chọn
để tiến hành hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có sự biến động
về tỷ trọng giữa các loại hình qua các năm. Hình thức xuất khẩu trực tiếp
ngày càng được sử dụng nhiều hơn, trong khi Công ty lại có xu hướng giảm
việc áp dụng hình thức gia công.
Trong những năm đầu khi mới đi vào hoạt động, hình thức xuất khẩu chủ
yếu được sử dụng để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản là hình
thức gia công xuất khẩu, hình thức này luôn chiếm trên 60% tỉ trọng các hình
thức xuất khẩu của Công ty khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản.
Hình thức gia công xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thương mại trong
đó một bên là bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm
của một bên khác gọi là bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm giao lại
cho bên đặt gia công và nhận thù lao gọi là phí gia công. Như vậy trong gia
công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của
nhiều nước. Đối với bên đặt gia công phương thức này giúp họ lợi dụng được
giá rẻ về nguyên liệu và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên đặt
gia công phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân
lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước
mình nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Các nhà nhập khẩu Nhật
Bản đóng vai trò là chủ hàng và là nguồn cung ứng nguyên phụ liệu chính.
Hình thức xuất khẩu này tương đối an toàn và phù hợp với Công ty TNHH
Takagi Việt Nam, khi mà Công ty chưa có chỗ đứng vững trên thị trường khó
tính này. Tuy nhiên hình thức gia công xuất khẩu cũng khiến cho công ty
chưa chủ động được trong tình hình kinh doanh và khiến cho người tiêu dùng
Nhật Bản khó có thể biết đến thương hiệu hàng hóa của Công ty khi mà sản
phẩm Công ty nhận gia công lại được mang thương hiệu của nhà sản xuất
nước thuê gia công. Chính vì vậy Công ty hiện nay đang có xu hướng giảm
dần tỷ trọng của phương thức xuất khẩu này để thay thế bằng hình thức xuất
khẩu trực tiếp mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn.
Bên cạnh hình thức gia công xuất khẩu, Công ty còn sử dụng hình thức
xuất khẩu trực tiếp. Đây là phương thức trong đó Công ty bán trực tiếp sản
phẩm của mình cho khách hàng trên thị trường Nhật Bản thông qua các cửa
SV: Vũ Thị Liên
30
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
hàng, đại lý của Công ty tại Nhật Bản. Phương thức này giúp Công ty nắm bắt
được nhu cầu cũng như sự thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và
tình hình kinh doanh sản phẩm trực tiếp trên thị trường Nhật Bản. Trên cơ sở
đó, Công ty có được những chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp nhằm đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng nhược điểm của phương
thức này là Công ty có thể gặp rủi ro cao trong kinh doanh, nghiệp vụ của cán
bộ xuất nhập khẩu phải thật chắc. Chính vì vậy trong thời gian đầu khi bắt
đầu đi vào hoạt động phương thức xuất khẩu trực tiếp chiếm tỉ trọng chưa cao
trong các hình thức xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu các hình thức xuất khẩu của công ty TNHH Takagi Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản
Vào năm 2009 phương thức gia công quốc tế chiếm 61% tổng các phương
thức xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản và mang về 15,25 triệu USD, trong
khi đó phương thức xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm 39% trong cơ cấu các hình
thức xuất khẩu của Công ty và mang về 9,75 triệu USD. Sang đến năm 2010,
hình thức gia công xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong các hình thức
xuất khẩu của Công ty, hình thức này mang lại 18,9 triệu USD kim ngạch
xuất khẩu và chiếm 60% trong cơ cấu các hình thức xuất khẩu, hình thức xuất
khẩu trực tiếp chiếm 40% trong cơ cấu các hình thức xuất khẩu và đạt 12,6
triệu USD khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản. Năm 2011,Công
ty cân bằng giữa hai hình thức xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu, mỗi
hình thức xuất khẩu chiếm 50% trong cơ cấu các hình thức xuất khẩu, và giá
trị kim ngạch xuất khẩu cùng đạt 24,57 triệu USD. Sang đến năm 2012, Công
ty bắt đầu chuyển hướng mạnh mẽ sang sử dụng hình thức xuât khẩu trực tiếp
làm hình thức xuất khẩu chính, do tại thời điểm này Công ty đã có chỗ đứng
SV: Vũ Thị Liên
31