Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 100 trang )
tổ chức cả trong ngắn hạn và dài hạn để xác định mục tiêu đội ngũ nhân lực cần cả
về số lƣợng và chất lƣợng để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra của tổ chức. Từ đó xây dựng
kế hoạch đào tạo hợp lý để đáp ứng nhu cầu lao động hiện tại và tƣơng lai.
Đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiệm vụ đề ra các
chính sách đƣờng lối, phƣơng hƣớng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này
đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng
để có thể đƣa ra các định hƣớng phù hợp cho doanh nghiệp.
Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thƣờng xuyên quan
tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho
nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt
nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận, mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống
cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để
mỗi ngƣời nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công. Nhà
quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan, tránh tình trạng bất công
vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị
đóng vai trò là phƣơng tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm
đƣợc điều này phải nghiên cứu nắm vững chuyên môn về đào tạo nhân sự vì nhƣ
vậy sẽ giúp nhà quản trị học đƣợc cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của
họ, tìm ra đƣợc tiếng nói chung với họ. [1]
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp mỗi ngƣời lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau
về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham
muốn khác nhau. Đào tạo nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để đề ra các biện
pháp tuyển dụng phù hợp nhất. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật thì trình
độ của ngƣời lao động cũng đƣợc nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này
ảnh hƣởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi
hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thƣởng của họ [10]. Trải qua các thời kỳ
28
khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác
động rất lớn đến đào tạo nhân sự. Nhiệm vụ của công tác đào tạo là phải nắm đƣợc
những thay đổi này để sao cho ngƣời lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với
doanh nghiệp, bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng phụ thuộc rất
lớn vào con ngƣời xét về nhiều khía cạnh khác nhau.
Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động đào tạo và cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ
Kinh phí và cơ sở vật chất dành cho đào tạo nguồn nhân lực ảnh hƣởng không
nhỏ đến chất lƣợng của chƣơng trình đào tạo. Nguồn kinh phí này có thể đƣợc trích
từ nguồn quỹ đào tạo của tổ chức, có thể do ngƣời lao động đóng góp và do các
nguồn tài trợ của các dự án. Nếu nguồn kinh phí dành cho đào tạo lớn thì ngƣời lao
động có nhiều cơ hội tham gia các khóa đào tạo, tức là tổ chức đáp ứng đầy đủ nhu
cầu đƣợc đào tạo của nhân viên, đồng thời cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn những
chƣơng trình đào tạo cụ thể, phƣơng pháp đào tạo tốt nhất. Ngƣợc lại nếu nguồn
kinh phí hạn hẹp thì dù chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng hợp lý cũng không đạt
đƣợc mục tiêu đào tạo, gây khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện chƣơng trình
đào tạo nhƣ không đào tạo đƣợc đủ nhu cầu, hoặc phải lựa chọn chƣơng trình đào
tạo không phải là tốt nhất để tiết kiệm kinh phí. Nhƣ vậy, nguồn kinh phí dành cho
đào tạo ảnh hƣởng đến tất cả các khâu trong quy trình đào tạo nguồn nhân lực.
Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo ảnh
hƣởng đến việc xác định nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch/thực hiện chƣơng trình đào
tạo. Nếu hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, chất lƣợng cao thì sẽ tạo điều
kiện cho việc thực hiện chƣơng trình đào tạo đạt kết quả cao và ngƣợc lại. Tức là quy
trình đào tạo đƣợc thực hiện trong điều kiện tốt thì sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.3.2. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Khung cảnh kinh tế:
Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hƣởng lớn đến đào tạo nhân sự.
Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để
có thể thích nghi và phát triển tốt. Cần duy trì lực lƣợng lao động có kỹ năng cao để
khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh. Hoặc nếu chuyển hƣớng
29
kinh doanh sang mặt hàng mới, cần đào tạo lại công nhân [2,11]. Doanh nghiệp một
mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động.
Doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc
giảm phúc lợi.
Sự phát triển khoa học công nghệ
Ngày nay, việc áp dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống luôn đƣợc chú
trọng. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển hiện đại, điều này đã kéo theo sự
thay đổi của hàng loạt các hoạt động trong tổ chức nhƣ thay đổi về dây chuyền công
nghệ, máy móc thiết bị, cách thức quản lý, tác phong làm việc. Do có sự tiến bộ về
khoa học công nghệ nên hoạt động đào tạo giảm bớt đƣợc nhiều hạn chế nhất định
về công cụ giảng dạy, phƣơng pháp đào tạo,…
Tóm lại, đối với mỗi tổ chức việc phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác
đào tạo nhân lực là vô cùng cần thiết. Qua phân tích những nhân tố đó sẽ giúp tìm ra
đƣợc những thuận lợi và khó khăn, những nhân tố thúc đẩy và kìm hãm đến các
hoạt động của quản trị nhân lực nói chung và công tác đào tạo nhân lực nói riêng, từ
đó xây dựng các chƣơng trình hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố tích cực
phát triển và giảm bớt các yếu tố tiêu cực. Vì vậy, các cán bộ phụ trách đào tạo phải
phân tích một cách cụ thể, chính xác những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo
nhân lực để cải tiến, đổi mới các phƣơng pháp cũng nhƣ quy trình đào tạo nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo từ đó nâng cao chất lƣợng nhân lực trong tổ
chức cũng nhƣ đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra của công việc.
30
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên, gọi tắt là "Biti's", là Công ty hàng
đầu về giày dép tại Việt Nam đƣợc thành lập tại Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 1982. Hiện nay Biti's là một Công ty hàng đầu của Việt Nam trong ngành sản
xuất kinh doanh giày dép. Trong nƣớc có 3 Trung tâm Thƣơng mại, 1 Trung tâm
Kinh doanh, 2 chi nhánh và hơn 4000 đại lý phủ khắp đất nƣớc. Sản phẩm Biti's
tiêu thụ đến hơn 40 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có những thị trƣờng
nổi tiếng và khó tính nhất. Công ty Biti’s không chỉ vì mục tiêu chất lƣợng sản
phẩm và phát triển thƣơng hiệu của mình, mà đã và đang có những sáng kiến để
nâng niu, vun trồng và phát triển đội ngũ lao động tạo ra những sản phẩm đó.
Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh để hội nhập với nền kinh tế khu vực và
thế giới là cơ hội và cũng là thách thức lớn. Hàng năm công ty đều xây dựng kế
hoạch tổ chức đào tạo cho toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty với nhiều hình
thức khác nhau. Tuy nhiên hiệu quả của công tác đào tạo chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ
mong muốn. Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đào tạo nguồn nhân lực tại
công ty Biti’s Việt Nam. Do đó phải xác định nhận thức của công nhân về cách thức
công ty tiến hành đào tạo và chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực thông qua các
chính sách và thủ tục của công ty, nâng cao nhận thức của nhân viên về quá trình
đào tạo, tham gia các khóa đào tạo chính thức và các phƣơng pháp đào tạo, ...
Phƣơng pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả
và thành công của luận văn. Do đó, tác giả mong muốn đi sâu vào trình bày phƣơng
pháp nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập số liệu trong chƣơng 2.
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty, tác giả phát
phiếu điều tra trên cơ sở xây dựng bộ câu hỏi với những tiêu chí liên quan đến công
tác đào tạo nguồn nhân lực, xem xét tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của
nhân viên về công tác đào tạo và đánh giá của nhà lãnh đạo về hiệu quả công việc
sau đào tạo của ngƣời lao động ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới kết quả kinh doanh của
công ty. Từ đó tìm ra các vấn đề cần tháo gỡ.
31
Nghiên cứu sẽ đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp nghiên cứu định tính và
định lƣợng.
+ Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Bằng việc phát phiếu điều tra
+ Phƣơng pháp định lƣợng: Đƣợc tác giả sử dụng trong việc phân tích chất
lƣợng của các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực của công ty Biti’s. Tác giả sử
dụng phần mềm SPSS, để xử lý các số liệu và phân tích các kết quả nghiên cứu.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1. Số liệu sơ cấp:
Thông tin đƣợc thu thập qua hình thức phát phiếu điều tra thăm dò ý kiến
ngƣời lao động trong công ty tại khu vực Hà Nội.
Mẫu khảo sát:
- 50 cán bộ quản lý,
- 200 công nhân hiện đang làm việc tại công ty.
Mẫu nghiên cứu và nội dung bảng hỏi:
Tác giả đƣa ra 2 mẫu bảng hỏi:
- Mẫu phiếu điều tra dành cho nhà quản trị công ty (Phụ lục 2.1)
- Mẫu phiếu điều tra dành cho ngƣời lao động đang làm việc tại Công ty (Phụ
lục 2.2)
Khi thiết kế câu hỏi, tác giả xây dựng bộ câu hỏi đơn giản, dễ trả lời, tốn ít
thời gian và họ có thể có ý kiến thêm nếu thấy cần thiết. Bảng hỏi đƣợc chia thành
hai phần: A và B.
Phần A đƣợc thiết kế nhằm mục đích tìm đƣợc nhóm các nhân viên thƣờng
đƣợc nhận khóa đào tạo. Phần này bao gồm các câu hỏi đóng để tổng hợp thông tin
về độ tuổi, giới tính, đơn vị công tác, thời gian công tác…. Từ mục đích này, tác giả
có thể so sánh về mức độ tham gia các khóa đào tạo giữa các phòng ban.
Phần B đƣợc thiết kế để điều tra quá trình đào tạo và đánh giá hiệu quả của
quá trình đào tạo tại công ty Biti’s. Phần này bao gồm các câu hỏi đóng và mở
nhằm mục đích cho ngƣời trả lời cơ hội nêu ý kiến hoặc kiến nghị (nếu có) để cải
thiện quá trình đào tạo của công ty đối với nhân viên của mình.
32
Phƣơng pháp thu thập thông tin:
Tác giả lấ y ý kiế n của 250 ngƣời làm đa ̣i diê ̣n , trong đó có sự tham gia của tất
cả các bộ phận, vị trí trong công ty . Với đố i tƣơ ̣ng này , tác giả gửi phiếu lấy ý kiến .
Sau đó thu la ̣i, tổ ng hơ ̣p các ý kiế n và đánh giá sơ bô .̣
2.1.1.2. Số liệu thứ cấp:
Số liệu lấy từ công ty Biti’s thông qua website, sách báo, mạng Internet, các
nghiên cứu khác… để phân tích, giải thích, thảo luận và diễn giải.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Xem xét tổng hợp các ý kiến nhận xét đánh giá của nhân viên về công tác
đào tạo của công ty và đánh giá của nhà lãnh đạo về nhân viên cũng nhƣ hiệu quả
kinh doanh của công ty sau đào tạo.
- Cùng với đó là tham khảo , thu thâ ̣p số liê ̣u tƣ̀ các bảng biể u dƣ̃ liê ̣u của công
ty. Tác giả sử dụng excel để tính toán tỷ lệ phần trăm, dùng lý thuyết tƣơng đối để
giải thích. Sau đó tổ ng hơ ̣p (phân tích mô tả) để rút ra các kết luận, đánh giá có tính
định tính về nhận thức của ngƣời lao động về công tác đào tạo nguồn nhân lực của
công ty, đánh giá của lãnh đạo về năng suất lao động sau đào tạo và tình hình cải
thiện kết quả kinh doanh, làm căn cứ đánh giá hiệu quả công tác đào tạo của công ty
và đƣa ra những nhận xét, đánh giá cuố i cùng.
- Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các số liệu và phân tích các kết
quả nghiên cứu.
2.2. Tiến trình phân tích
2.2.1. Địa điểm thực hiện:
Phiếu điều tra đƣợc phát cho công nhân và cán bộ, nhân viên của Biti’s có văn
phòng trụ sở chính tại Hà Nội.
2.2.2. Thời gian khảo sát:
Các số liệu về kết quả kinh doanh và đánh giá chất lƣợng các khóa đào tạo đã
thực hiện tại công ty đƣợc thu thập từ năm 2009 – 2013.
33
Tiến trình nghiên cứu sẽ đƣợc thực hiện theo trình tự nhƣ sau:
Tiến hành khảo sát CBCNV
Xác định hiện trạng (vấn đề)
Xác định nguyên nhân chính
Xây dựng giải pháp
- Tác giả tiến hành thu thập thông tin, tài liệu để nghiên cứu phần lý thuyết nhằm
hiểu biết phần kiến thức liên quan, thực hiện trong vòng 08 tuần.
- Tổ chức thăm dò, lấ y ý kiế n ngƣời lao đô ̣ng trong 02 tuần.
- Sau khi có kết quả từ nhƣ̃ng cuô ̣c gă ̣p gỡ , thăm dò ý kiế n , tác giả tổng hợp thông
tin vào bảng mẫu, tiến hành phân tích thông tin trong 04 tuần.
- Tổng hợp, hoàn thiện đề tài 06 tuần.
- Tổng thời gian thực hiện đề tài kể từ khi nghiên cứu đến khi hoàn thiện đƣợc thực
hiện trong vòng 05 tháng.
34
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY BITI’S
3.1. Tổng quan về công ty Biti’s
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Biti’s
Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên, gọi tắt là "Biti's", là Công ty hàng
đầu về giày dép tại Việt Nam đƣợc thành lập tại Quận 6 – Thành phố Hồ Chí Minh
từ năm 1982. Lúc ban đầu là hai tổ hợp tác nhỏ Bình Tiên và Vạn Thành, với số
công nhân ban đầu vỏn vẹn 20 ngƣời. Sau 29 năm phấn đấu đầy cam go và thử
thách, vƣợt qua muôn vàn khó khăn và gian nan, nay đã trở thành một nhóm Công
ty gồm 2 đơn vị thành viên : Biti's và Dona Biti's. Trong nƣớc có 3 Trung tâm
Thƣơng mại, 1 Trung tâm Kinh doanh, 2 chi nhánh và hơn 4000 đại lý phủ khắp đất
nƣớc. Sản phẩm Biti's tiêu thụ đến hơn 40 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong
đó có những thị trƣờng nổi tiếng và khó tính nhất.
Tại Trung Quốc, Biti's đã thiết lập 4 Văn phòng Đại diện thƣờng trú ở Quảng
Châu, Côn Minh, Nam Ninh và Hà Khẩu. Thƣơng hiệu "Biti's" đã đƣợc đăng ký tại
nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1999, đƣợc quyền bảo hộ thƣơng
phẩm và có 25 Tổng đại lý và hơn 300 nhà đại lý.
Hiện nay Biti's là một Công ty hàng đầu của Việt Nam trong ngành sản xuất
kinh doanh giày dép. Với sự lớn mạnh của mình, Biti's đã chuyển sang một lĩnh vực
mới là đầu tƣ bất động sản, xây dựng các Trung tâm Thƣơng mại và chung cƣ tại
Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam, bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu kinh doanh và nhà
ở của khách hàng theo xu thế phát triển kinh tế của đất nƣớc Việt Nam đang hội
nhập thị trƣờng thế giới.
Khởi nghiệp từ hai tổ hợp sản xuất: Bình Tiên và Vạn Thành, thành lập vào
tháng 01 năm 1982 tại đƣờng Bình Tiên, Quận 6 – Thành phố Hồ Chí Minh với 20
công nhân, chuyên sản xuất các loại dép cao su đơn giản.
•
Năm 1986, hai tổ hợp tác sát nhập lại thành Hợp Tác Xã cao su Bình Tiên hoạt
động tại Quận 6, chuyên sản xuất các loại dép, hài với chất lƣợng cao, tiêu thụ trong
nƣớc và xuất khẩu sang các nƣớc Đông Âu và Tây Âu.
35
•
Năm 1989, Hợp Tác Xã Cao su Bình Tiên là đơn vị ngoài quốc doanh đầu tiên
của cả nƣớc đƣợc Nhà nƣớc cho quyền trực tiếp xuất - nhập khẩu.
•
Năm 1990, để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, Hợp Tác Xã Cao su Bình Tiên
đầu tƣ mới hoàn toàn công nghệ của Đài Loan và thực hiện sản xuất sản phẩm mới
- giày dép xốp EVA.
•
Năm 1991, thành lập Công ty Liên doanh Sơn Quán - đơn vị liên doanh giữa
HTX Cao su Bình Tiên với Công ty SunKuan Đoài Loan - chuyên sản xuất hài, dép
xuất khẩu. Đây là Công ty Liên doanh đầu tiên giữa một đơn vị kinh tế tƣ nhân Việt
Nam với một Công ty nƣớc ngoài (thời hạn 18 năm).
•
Năm 1992, HTX Cao su Bình Tiên chuyển thể thành Công ty Sản xuất Hàng
tiêu dùng Bình Tiên (Biti's) chuyên sản xuất dép Xốp các loại, Sandal thể thao, Da
nam nữ thời trang, Giày Thể thao, Giày Tây, Hài …. tiêu thụ trong và ngoài nƣớc.
•
Năm 1995, Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's) đƣợc thành lập
chuyên sản xuất dép Xốp các loại, Sandal Thể thao, Da nam nữ thời trang, Giày Thể
thao, Giày Tây, Hài …. tiêu thụ trong và ngoài nƣớc.
•
Năm 2000, thành lập Văn phòng Đại diện tại Vân Nam, Trung Quốc.
•
Năm 2001, Biti's đƣợc Tổ chức BVQI và QUACERT cấp giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lƣợng quốc tế ISO 9001 : 2000.
•
Năm 2002, thành lập Trung tâm Thƣơng mại Biti's Tây Nguyên.
•
Năm 2005, thành lập Trung tâm Thƣơng mại Biti's Miền Bắc.
•
Năm 2006, thành lập Trung tâm Thƣơng mại Biti's Lào Cai.
•
Năm 2006, thành lập Trung tâm Kinh doanh Biti's Đà Nẵng.
•
Năm 2008, thành lập Chi nhánh Biti's Miền Tây.
•
Năm 2009, thành lập Chi nhánh Biti's Miền Nam.
Sau 33 năm hoạt động (1982 - 2015), Biti's đã trở thành nhóm Công ty gồm 2 đơn
vị thành viên:
Công ty TNHH SX HTD Bình Tiên (Biti's).
Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's).
36
3.1.2. Chính sách đào tạo và chế độ của CBCNV
Nguồn nhân lực là vốn quý của doanh nghiệp và để phát huy hiệu quả nguồn
vốn quý này, Biti’s luôn hƣớng đế n mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân
viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức, chuyên nghiệp trong phong
cách làm viê ̣c , do đó mỗi CBCNV Công Ty Biti’s luôn đƣợc khuyến khích , đào tạo
chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức danh công việc đảm nhận.
Với chính sách trên, hàng năm Công ty đều xây dựng một kế hoạch tổ chức đào tạo
cụ thể cho tòan thể CBCNV Công ty với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: đào tạo
chéo các phần thực hành nghiệp vụ, đào tạo nâng cao nhận thức tƣ tƣởng, các khóa
đào tạo về kỹ năng, nâng cao năng lực lãnh đạo, nâng cao năng lực quản lý, quản lý
con ngƣời,….).
Về chủ trƣơng, tất cả các nhân viên trong Công ty Biti’s đều có cơ hội tham dự
các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc và đƣợc Công ty tài
trợ mọi chi phí đào tạo.
Song song với chính sách trên, Công ty luôn chú trọng trong việc biên soạn
giáo trình đào tạo hoàn chỉnh, chắt lọc từ những kinh nghiệm quí báu và những tài
liệu có giá trị từ bên ngoài để thƣờng xuyên đào tạo nội bộ cho toàn thể CBCNV
Công ty, với đội ngũ giảng viên là những ngƣời có tâm huyết với việc chia sẻ,
chuyển giao kinh nghiệm và có quá trình công tác nhiều năm tại Công ty.
Hàng năm Công ty có tổ chức và đài thọ chi phí t
ham quan nghỉ mát trong
nƣớc cho tấ t cả CBCNV và nƣớc ngoài đối với CBCNV đạt kế t quả xuất sắc và
thâm niên 20, 25 năm.
Ban Lañ h Đa ̣o Công ty luôn quan tâm đế n các chính sách trao thƣởng
, công
nhâ ̣n và đaĩ ngô ̣ cho CBCNV đang làm viê ̣c ta ị Công ty, vì chính sách đãi ngộ, khen
thƣởng đó chính là mô ̣t công cu ̣ khuyế n khích hiệu quả trong môi trƣờng làm việc ,
cụ thể các chính sách tại Công ty áp dụng nhƣ sau
: liên tu ̣c khen thƣởng đô ̣t xuấ t
cho CBCNV căn cƣ́ vào mƣ́c đô ̣ đó ng góp của tƣ̀ng nhân sƣ̣ nhằ m khuyế n khić h
tinh thầ n hăng say làm viê ̣c và đƣa ra nhiề u ý tƣởng cải tiế n
, sáng tạo trong công
viê ̣c, cũng nhƣ khen thƣởng hoàn thành mục tiêu chất lƣợng đơn vị , đa ̣t doanh thu ,
37
đa ̣t năng suấ t ,… Ngoà i ra trong quá trin
̀ h làm viê ̣c nế u CBCNV nào có đóng góp
sáng kiến, cải tiến trong công việc sẽ đƣợc Công ty xét khen thƣởng tùy theo hiệu
quả đóng góp của từng nội dung cải tiến.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm nguồn nhân lực của công ty Biti’s
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Các phòng ban của công ty Biti’s đƣợc chia ra thành từng khối, mỗi khối đại
diện cho ban Giám đốc, điều hành, kiểm tra từng lĩnh vực và đƣợc tổ chức theo sơ
đồ 3.1 dƣới đây:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI KẾ HOẠCH
KINH DOANH
Phòng Phòng Phòng Phòng
KHSX ĐHKD NC&P KDXK
T SP
CÁC
TRUNG
TÂM
CHI
NHÁNH
NỘI
ĐỊA VÀ
BIÊN
MẬU
CÁC
TRUNG
TÂM
THƢƠNG
MẠI
KHỐI HÀNH CHÍNH TÀI CHÍNH
Phòng
KT-TC
Phòng
QLNS
&
HCPL
CÔNG
TY
DONA
BITI’S
Phòng Ban
ĐGC KT&
KL ƢDC
NTT
KHỐI ĐIỀU HÀNH
SẢN XUẤT
Tổ
TTD
Xƣởng Xƣởng Xƣởng Xƣởng Xƣởng
chế cắt dập in lụa MD& cơ điện
tạo
bế hình HCGH
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban công ty Biti’s
(Nguồn Phòng QLNS&HCPL)
38