1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

Nhân vật từ góc nhìn giới tính được phân chia thành hai kiểu: nhân vật nam, nhân vật nữ. Ngoài đặc điềm giới tính, hai kiểu nhân vật này cũng ẩn chứa những cách nhìn khác nhau, những quan niệm khác nhau.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.68 KB, 135 trang )


quanh quán cây dừa, ông Nghi trong cô Tề làng tôi), là chủ tịch xã (trong Cô

Tề làng tôi, Người đàn bà choàng khăn, Miếu làng). Tái dựng nhân vật nam

trong tác phẩm, Đức Ban đã chuyển tải quan niệm về người đàn ông trong đời

sống. Đó là những người cầm trịch cuộc sống gia đình, có quyền uy, thậm chí

cả quyền ép buộc, bắt bớ. Cha của Tịnh bắt ép Tịnh lây Hưng, rồi Hưng đã

bắt ép Tịnh “ăn theo” cuộc đời mình và rồi thành quan to anh ta chủ động li dị

(Sông nước). Cha của “chị” cũng đã bắt ép Anh thành kẻ thân tàn ma dại, bỏ

cả xứ sở mà đi, bắt “chị” phải lấy người trên huyện, do đó mà “chị” và anh

cuối cùng thành hai người lớn tuổi cô đơn, đau khổ, đầy thương tích trong

lòng (Miếu làng). Kể cả Thắng dầu là nhân vật phụ, chỉ xuất hiện qua những

cử chỉ cục mịch, nông nổi đối với chị Nhàn cũng bộc lộ thói gia trưởng trong

ứng xử (Khúc hát ngày xưa).

Khác với nhân vật nam, nhân vật nữ trong tác phẩm Đức Ban đa phần

là những người bất hạnh. Điều đáng nói là nỗi bất hạnh mà họ phải gánh chịu

đa phần do nguyên nhân khách quan mang lại. Họ có khi là những cô gái

hồng nhan bạc mệnh, nạn nhân của thói hám sắc, hám danh, phụ bạc của

những kẻ đàn ông như người đàn bà điên trong Tiếng đêm, Đêm thức, Bống

trong Mắt giếng; có khi là những người bị cha bắt ép lấy chồng để rồi phải

gánh lấy sự bất trắc trong cuộc sống gia đình, trở thành người bất hạnh như

Tịnh trong Sông nước, chị trong Miếu làng; có khi là nạn nhân của hủ tục,

định kiến như Nợi trong Đền thờ Đức Thánh Mẫu, Bờ trong Người đàn bà

choàng khăn. Một đặc điểm dễ nhận thấy ở nhân vật nữ trong tác phẩm Đức

Ban đó là đa phần họ đều có phẩm hạnh tốt. Họ thường là những người phụ

nữ mộc mạc, thủy chung, mang những giá trị văn hóa đạo đức truyền thống.

Một cô Tịnh nạn nhân của sự ép uổng (cha) và âm mưu (Hưng) đã phải chống

đỡ với những lời trách móc cay độc của Khang sau khi khang trở về, để rồi cô

vừa thụ động trao thân cho Khang vừa như muốn chạy trốn. Một “chị” cũng

là nạn nhân của sự bắt ép phải cô đơn khi gần cuối đời song luôn dặn lòng sẽ

hàn gắn lại với “anh”, ôm ấp mối tình chung thủy để vượt qua thử thách

chông gai… Ở những nhân vật này, theo chúng tôi, phẩm chất “yêu” thiên về

73



thuộc tính truyền thống (gắn với sự tôn trọng, yêu thương, với “tình” (tình

người)) hơn là một khái niệm hiểu theo nghĩa đơn thuần là đôi lứa. Bởi vậy,

đây là một đặc điểm rất đáng chú ý bởi nó phù hợp với tâm tính con người

Việt Nam vốn coi sống với nhau chủ yếu bằng “tình” và “nghĩa”.

Nhân vật nữ trong tác phẩm Đức Ban, qua những bất hạnh mà họ phải

trải qua, chúng ta có thể thấy sự bức ép của “giới thứ nhất” (phụ nữ - giới thứ

hai) đối với họ. Đó có thể là người cha đại diện cho tính gia trưởng, phán

quyết trong gia đình; đó có thể là “quyền” của người chồng trong định đoạt

cuộc sống, bắt ép cách ứng xử của vợ. Thậm chí, tệ bạc hơn, họ còn là nạn

nhân chịu sự lợi dụng, sự ghen ghét vô cớ của những kẻ đàn ông háo sắc,

thèm mùi da thịt. Phượng trong Chuyện vẫn còn phải âm thầm và chấp nhận

hi sinh để cho chồng hoạt động cách mạng, cô bị người ta khinh ghét vô cớ vì

cô trắng trẻo, xinh đẹp, thậm chí còn biến thành công cụ tình dục trong tay

những kẻ vừa ghen ghét vừa thèm muốn cô (Đảo - chủ tịch xã). Thậm chí,

hành động chiếm đoạt Tịnh trên con đò của Khang trong Sông nước cũng là

một hành động chứng tỏ sự bức ép đối với phụ nữ. Nói đúng hơn, ở những tác

phẩm này, nhân vật nữ đôi lúc đã biến thành “món hàng” thích mắt của đàn

ông, bị chiếm đoạt và lợi dụng về tình dục.

Như vậy, qua những phân tích trên đây, có thể thấy, nhà văn Đức Ban

đã xây dựng hai hệ thống nhân vật thuộc hai giới khác nhau với những đặc

điểm có phần trái ngược nhau. Tạo dựng trong tác phẩm những đặc điểm như

vậy, Đức Ban muốn gửi tới độc giả thông điệp về sự mất bình đẳng trong

cuộc sống và bước đầu đặt ra những câu hỏi về bình đẳng giới. Nhân vật

người phụ nữ có khi là nạn nhân của tập tục, của thế lực tinh thần nhưng cũng

có khi là do đặc điểm truyền thống - một thứ vô thức trong tâm khảm, bởi thế

mà họ hiện lên vừa đáng trân trọng vừa rất đáng thương. Phải thoát khỏi sự tù

túng của không gian sống, sự mê muội của tập tục, phải lay thức sự sáng suốt

trong các quyết định… Đó phải chăng là thông điệp của Đức Ban khi xây

dựng hai hệ thống nhân vật này

2.4.2.3. Nhân vật từ góc nhìn nghề nghiệp

74



Nhìn nhân vật từ góc nhìn nghề nghiệp là một góc nhìn mà kết quả

đem đến sẽ là khá đa dạng. Bởi lẽ, trong cuộc sống không ai có thể khái quát

đầy đủ về nghề nghiệp, trong tác phẩm văn chương, đôi lúc nhà văn cũng

không thể nắm bắt hết nghề nghiệp của nhân vật dù vô tình hay cố ý. Đối với

truyện ngắn Đức Ban qua khảo sát, chúng tôi thấy, nhân vật xét từ góc độ

nghề nghiệp có các kiểu nhân vật sau: nhân vật công chức, nhân vật nông dân

và những người lao động (làm ổ khóa, đạp xích lô).

Nhân vật công chức xuất hiện trong tác phẩm Cô Tề làng tôi, Chuyện

quanh quán cây dừa, Sông nước, Khúc hát ngày xưa, Bến tắm, Đền thờ Đức

Thánh mẫu, Hoa bần, Miếu làng, Chuyện vẫn còn… với đầy đủ các nghề từ

lãnh đạo Ty lao động (Nghi), Sở Văn hóa (Nghiêm Hoàn), lãnh đạo xã huyện - tỉnh (Hưng), tới bác sỹ (tôi), nhân viên công ty (tôi), cán bộ chữ thập

đỏ (tôi), lãnh đạo xã (ông Đảo). Đặc điểm nhân vật này có sự phân hóa rõ nét.

Theo chúng tôi, nhân vật này có hai kiểu: kiểu nhân vật xưng tôi và kiểu

nhân vật không xưng tôi. Mặc dầu đều có đặc điểm chung là có sống khá giả,

tách biệt khỏi chốn chân quê, song về tính cách mỗi kiểu nhân vật lại mang

một kiểu. Nhân vật có tên tuổi cụ thể (ông Nghi, ông Nghiêm Hoàn, Hưng,

ông Đảo…) có tính cách mạnh bạo, sẵn sàng giở thủ đoạn, dùng quyền uy để

có được cái mình cần, thường thì địa vị, chức tước. Ông Nghi, Nghiêm Hoàn,

Hưng đều dùng mánh khóe, thủ đoạn để thăng tiến, thậm chí đạp đổ cả đồng

nghiệp, đồng đội của mình (Nghiêm Hoàn, ông Nghi). Nhân vật xưng “tôi”

ngược lại mang nặng nghĩa tình, chung thủy, luôn cảm thấy mang nợ với quê

hương, con người mà mình một thời gắn bó mặc dù những nơi đó, con người

đó mình đã cách xa hàng chục năm trời. “Tôi” trong Đền thờ Đức Thánh Mẫu

tìm về với làng quê để mong muốn gặp Nợi - cô gái suốt cuộc đời mang

thương tích thân thể và tâm hồn vì thói mê tín, dị đoan và cũng là tìm về với

kỷ niệm một thời - ngày hai đứa còn tuổi chăn trâu ngây thơ, trong sáng.

“Tôi” trong Hoa bần tìm về với bến sông xưa nơi ông Trìu là nạn nhân của

thói hách dịch của dòng quan lại nhà mình (ông, cha) như là tìm lại chính

mình, bù đắp một cái gì đó không rõ ràng trong tâm khảm…

75



Nhân vật nông dân và những người lao động chiếm một tỉ lệ tương đối

lớn trong tác phẩm Đức Ban. Có thể kể những tác phẩm như Khúc hát ngày

xưa (Thắng, Nhàn), Đền thờ Đức Thánh Mẫu (ông Đa, ông Dụt), Hoa bần

(ông Trìu), Miếu làng, Chuyện quanh quán cây dừa (“tôi” - anh đạp xích lô,

thợ sữa khoá), Sông nước (Tịnh). Viết về những người nông dân song Đức

Ban không chú ý miêu tả họ về công việc cụ thể, chuyện cày bừa, mùa vụ. Có

chăng thì chỉ một vài chi tiết nhỏ như: cô Nợi thái rau cho heo, ông Đa để

lưỡi cày rơi xuống chân, bị thương (Đền thờ Đức Thánh Mẫu). Tuy vậy, cuộc

sống của họ vẫn hiện lên đầy đủ trong hình dung của độc giả, bởi ông đã khéo

léo miêu tả những chi tiết nổi bật như mái nhà tranh, thôn xóm, cái miếu làng.

Nhưng, vượt lên những hình dung mang tính tái hiện bên ngoài ấy, Đức Ban

đã đi sâu khai thác khía cạnh thân phận, số phận những người nông dân. Số

phận của những người này đa phần chịu sự định đoạt của định kiến, tập tục,

hủ tục. Hay nói đúng hơn, họ bất lực trước sức mạnh của định kiến (Nợi rất

có ý thức phản kháng nhưng cũng đành chấp nhận tàn tạ cuộc đời vì dân làng;

Tịnh không muốn lấy Hưng làm chồng nhưng bị ép). Sống trong môi trường

nông thôn tù túng, ngột ngạt, Đức Ban đã tái hiện ở những nhân vật nông thôn

những phẩm chất truyền thống, vừa đáng trân trọng vừa đáng thương đến tội

nghiệp. Chị Nhàn trong Khúc hát ngày xưa vì chút thương cảm với người

mình thương yêu (anh Cường) đã trao thân cho anh trong một đêm định

mệnh, để rồi chị phải trả giá - đứa con của vợ chồng chị là con của chị và anh

(Cường), nhưng rồi, trước giờ phút lịch sử trước tòa, chị đã ứng xử bằng

lương tâm để giải oan cho anh Cường (người đã khuất), bất chấp nhiều sóng

gió dư luận, kể cả hạnh phúc gia đình (với anh Thắng). Tịnh trong Sông nước

vừa cảm thấy mắc nợ với Khang vừa muốn chứng minh cho Khang lòng

chung thủy, đã không giữ được mình trên lòng đò và để rồi chị cũng phải

gánh chịu mọi hậu quả (Hưng bỏ chị)… Có thể thấy rằng, ở các nhân vật này,

Đức Ban đã khéo léo xây dựng tâm lí nhân vật “rất mực thôn quê” khi họ

không hề có sự tỉnh táo, rạch ròi, thường là những chút nể trọng, thương hại.



76



Xây dựng hai kiểu nhân vật đứng từ góc nhìn nghề nghiệp trên đây, có

thể thấy Đức Ban đã nhận ra và tái dựng trong tác phẩm những mảng hiện

thực lớn. Đó là hiện thực của đất nước những ngày sau chiến tranh (kể cả hôm

nay), hiện thực của sự phân hóa thành thị - nông thôn trên cả hai phương diện

địa lí lãnh thổ và con người chủ thể của vùng địa lí, lãnh thổ (quan chức nông dân). Kéo theo sự phân hóa đó là sự lấn át của thị thành, nơi cám dỗ vật

chất luôn tạo nên sức mạnh lớn, nó làm cho con người bất chấp thủ đoạn, âm

mưu. Nhưng nông thôn, ở những góc khuất, như nơi làng Vạn, cửa sông

Nghẽn vẫn tù túng, chật chội, chưa thể hòa nhập với bên ngoài. Ở đó, vẫn có

những con người đi ra và thành đạt (nhưng đa phần là nhờ người khác),

nhưng đa phần là những người nông dân chất phác, tội nghiệp, không vượt

quá khuôn khổ của làng về cả địa lí lẫn phong tục. Cho đến hôm nay, dẫu xã

hội đã phát triển, song ở đâu đó ta vẫn bắt gặp những hình ảnh của nhân vật

Đức Ban. Những nhân vật của ông vẫn sống, vẫn tha thiết gửi đến những

người xung quanh những thông điệp lớn về xã hội.

Từ những phân tích trên, có thể thấy Đức Ban đã tạo dựng một thế giới

nhân vật phong phú, đa dạng, với nhiều đặc điểm khác nhau. Chính điều đó

đã tạo nên tính hiện thực cho tác phẩm trong sự đa chiều, đa sắc. Đọc tác

phẩm của Đức Ban, bạn đọc có thể hình dung rõ nét tính chất sống động, chân

thực của thế giới nhân vật. Điều đó, hẳn nhiên ngoài dụng ý miêu tả, là sự

thành công của nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một phạm trù rất rộng, liên quan đến

hầu hết các thành tố tạo nên tác phẩm. Bởi vậy, thật khó để có thể liệt kê,

phân tích hết các biện pháp nghệ thuật mà một nhà văn sử dụng để xây dựng

nên nhân vật. Tuy nhiên, mỗi nhà văn thông thường có những biện pháp nghệ

thuật riêng. Đối với nhà văn Đức Ban, trong phạm vi khảo sát truyện ngắn,

chúng tôi nhận thấy nhà văn chủ yếu sử dụng các biện pháp nghệ thuật sau:

2.2.3.1. Miêu tả ngoại hình chi tiết cụ thể



77



Thông thường, trong văn học, nói đến nhân vật là người ta nghĩ ngay

đến ngoại hình. Bởi vì, ngoại hình là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại

của nhân vật. Ngoại hình là “một khái niệm nhằm chỉ hình dáng, diện mạo,

trang phục, cử chỉ, tác phong… tóm lại là toàn bộ những biểu hiện tạo nên

dáng vẻ bên ngoài của nhân vật” [22, tr. 134]. Nhưng, vẻ bề ngoài này, trong

nhiều trường hợp đã trở thành một kênh thông tin để nhà văn cung cấp một ý

tưởng nào đó về nhân vật. Nghĩa là ngoại hình thế nào, thì tính cách, phẩm

chất thế ấy. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà văn đi ngược lại. Miêu tả ngoại hình

là một công đoạn quan trọng trong việc xây dựng nhân vật, thế nhưng, với

mỗi thời ky văn học ngoại hình lại được các nhà văn quan tâm miêu tả khác

nhau. Không những thế, mỗi nhà văn khác nhau đều có cách miêu tả khác

nhau về ngoại hình.

Trong truyện ngắn Đức Ban, ngoại hình của nhân vật thường được ông

đặc biệt quan tâm miêu tả. Với Đức Ban quan niệm “hữu trung hình ngoại”

chừng mực có sự đúng đắn. Bởi vậy, trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình

nhân vật, Đức Ban thường lựa chọn lối miêu tả cận cảnh, tỉ mỉ. Khi miêu tả

ngoại hình với những chi tiết cụ thể, nhà văn muốn nhấn mạnh một đặc điểm

cơ bản, nổi trội về nhân cách hoặc biểu lộ một điều gì đó ẩn ức, sâu thẳm,

muốn vùng thoát, tước bỏ. Cô gái điên trong Đêm thức hiện lên qua ánh sáng

dọi vào khuôn mặt trông rõ: “hai hàng lông mi dài và đen”, “mắt nàng trong

veo, ươn ướt”, “vóc dáng nhỏ bé” như ẩn chứa những điều bí ẩn trong kiếp

người. Người đàn bà điên trong Tiếng đêm lại hiện lên với bộ quần áo rách,

chít lên đầu một tấm khăn đen, nhưng “nom chị gọn gàng, sạch sẽ. Trong ánh

vàng rượi của vầng trăng chảy xuống, tôi thấy một gương mặt khó hiểu với

một vẻ đẹp giản dị, hồn hậu. Gương mặt với hai đường lông mày như hai nét

vẽ nơi mảnh thạch cao, mềm mại, uốn cong trên đôi mắt sáng” cho thấy - nhà

văn viết - “một nỗi nhịn nhục câm nín đến se sắt lòng” [9, tr. 150]. Còn Nợi

trong Đền thờ Đức Thánh Mẫu lại trở thành một người đàn bà khắc khổ, tàn

phế sau cả cuộc đời sống trong sự ruồng bỏ, miệt thị của dân làng, của chính

ông bác: “Bà ngửng khuôn mặt khó hiểu, cứng cỏi, khuôn mặt với cặp mắt

78



mở to sáng quắc mang vẻ khắc nghiệt lạnh lùng và quyết liệt đến nỗi tôi phải

mấp máy môi một lúc mới cất tiếng chào. Với một động tác rất nhanh và

thuần thục, bà kẹp cái nạng gỗ vào nách đứng dậy. Cái bóng của bà kinh dị

liêu xiêu trên vách nứa nơi có mấy tia sáng của vầng trăng rằm vừa lọt vào”

[9, tr. 196]. Khi miêu tả những kẻ lừa gạt, phụ bạc, không ngần ngại dùng thủ

đoạn để có lợi cho mình, tác giả miêu tả bằng những chi tiết rất đắt. Ông Đảo

với con mắt hằn học và thèm muốn Phượng có “cặp mắt ti hí” (Chuyện vẫn

còn). Trịnh Soa với bản tính giỏi chạy chọt, sẵn sàng giở những âm mưu đen

tối lại hiện lên với hình ảnh “giương cái ô màu tím hoa bèo tây đi về phía

quán” (Chuyện quanh quán cây dừa). Nhân vật Ông một quan chức thuộc

“hạng tai to mặt lớn” lại hiện lên với bàn tay sáu ngón múp míp, người “to,

lùn, khuôn mặt rung rung những thịt” gợi cho độc giả hình dung về một con

người chẳng lấy gì làm trong sạch. Lối miêu tả Ông ở đây có cái gì đó gần với

cách miêu tả quan huyện của Nguyễn Công Hoan. Ở đó sắc màu châm biếm

đã hiện lên rõ nét.

Miêu tả ngoại hình nhân vật với những chi tiết cụ thể, tỉ mỉ (không phải

ước lệ), Đức Ban đã làm cho người đọc hình dung rõ nét, cụ thể từng nhân

vật, từng cuộc đời, số phận, từ đó đọng lại trong họ những mặt thiện, mặt ác

khác nhau ở từng con người. Gần như ông có sự ưu tiên đối với những nhân

vật có số phận bất hạnh khi hầu hết trong số đó có ngoại hình ưa nhìn, gợi

những phẩm chất truyền thống, đáng trân trọng. Ngược lại, đám quan lại hãnh

tiến, cửa quyền lại hiện lên bằng ngoại hình “phản cảm”. Chính cách làm này

đã giúp cho người đọc hình dung cụ thể từng nhân vật, qua đó thấy được tính

phức tạp, muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, của con người. Không ai giống

ai, kể cả đặc điểm về tính cách, số phận nhưng ở họ ta bắt gặp những thói

tính, thuộc tính của con người.

Qua việc miêu tả nhân vật cụ thể, chi tiết, chúng ta cũng thấy được sự

vận dụng điểm nhìn trần thuật của Đức Ban. Ở đó tuyệt đại bộ phận là cái

nhìn khách quan với khoảng cách gần. Đây là thế mạnh của văn chương hiện

thực, vốn miêu tả con người, sự vật bằng sự quan sát tỉ mỉ, tường tận, giúp

79



người đọc hình dung rõ nét sự vật, con người mà không bị ám ảnh bởi cái

nhìn chi phối của chủ thể nhìn ngắm.

Nhìn chung, trong việc miêu tả ngoại hình, Đức Ban không phải là nhà

văn có nhiều dụng ý. Ông chủ yếu miêu tả theo lối thuần túy, không sử dụng

đa dạng về bút pháp, về cách phát hiện, chẳng hạn như miêu tả gần, miêu tả

xa, miêu tả bằng những nét khái quát, tự cho nhân vật soi ngắm ngoại hình

của mình… Điều này hoàn toàn nằm trong dụng ý của nhà văn. Bởi vậy,

nhân vật hiện lên cụ thể, rất riêng và không trộn lẫn vào nhân vật khác.

2.2.3.2. Đặt nhân nhân vật vào tình huống bất ngờ

Để xây dựng nên một thế giới nhân vật vừa phong phú, vừa phức tạp,

vừa biểu lộ được ý thức của nhân vật, Đức Ban đã thường xuyên đặt nhân vật

vào những tình huống phức tạp, bất ngờ. Trước hết, cần phải khẳng định, tình

huống bất ngờ là một dạng thức tình huống, nó không cố định trong một tình

huống cụ thể. Đối với mỗi tác phẩm sẽ có một (một vài) tình huống nhất định,

nhưng, đó là tình huống có tính thử thách và thôi thúc hành động cao, không

là tình huống đơn giản.

Tình huống, theo Hêghen, “nói chung là một trạng thái có tính chất

riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình

huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài

bằng sự biểu hiện nghệ thuật. Theo quan điểm này, tình huống cấp cho ta một

thao trường rộng lớn để tìm hiểu, bởi vì từ lâu nhiệm vụ quan trọng nhất của

nghệ thuật vẫn là tìm những tình huống thú vị, tức là những tình huống nào

cho phép ta bộc lộ những hứng thú quan trọng và sâu sắc cũng như cái nội

dung chân thực của tâm hồn.” [82, tr. 110]. Như vậy, tình huống có vai trò

quan trọng trong tác phẩm tự sự, nó giúp nhân vật bộc lộ “con người mình”

bằng tư duy, hành động, bằng những trạng thái tâm lí; giúp cốt truyện được

hình thành trong quá trình trần thuật.

Trong truyện ngắn Đức Ban, tình huống lấy ra trong cuộc sống đời

thường đã trở thành dạng chủ yếu, nó giúp nhà văn phản ánh được một hiện

thực ngổn ngang, bề bộn. Tất nhiên trong dạng thức này, khi mổ xẻ sẽ thấy có

80



nhiều tình huống cụ thể: tình huống gặp gỡ bất ngờ, tình huống chia cắt - gặp

gỡ, tình huống trở về. Hơn thế, với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về hiện

thực xã hội sau 1986, nhân vật trung tâm là nhân vật quan chức, người nông

dân, những người lính trở về sau chiến tranh, nhà văn Đức Ban đã thực sự làm

cho nhân vật bộc lộ được tính cách, trạng thái tâm lí, những hành động thông

qua tình huống.

Tình huống gặp gỡ bất ngờ xuất hiện trong các tác phẩm Người đàn bà

choàng khăn, Chuyện vẫn còn, Mắt giếng… Ở trong truyện ngắn này, một

đặc điểm chung là nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm gặp một nhân vật

khác có hoàn cảnh trớ trêu, rồi từ đó tường thuật thành câu chuyện. Trong

Người đàn bà choàng khăn là chuyện “tôi” gặp Bờ trên chuyến tàu về Vinh,

sau khi nghe Bờ kể mà thành câu chuyện. Trong Chuyện vẫn còn, nhân vật

“tôi” gặp Chung, sau khi nghe Chung kể về cuộc đời bất trắc của mình, trong

đó có nhiều đoạn đối thoại giữa hai nhân vật, cứ thế câu chuyện kéo dài và

thành chuyện. Trong Mắt giếng, tình huống diễn ra tương tự, “tôi” gặp Bách,

Bách kể về chuyện Bách trong “bốn năm theo hắn” và thành câu chuyện.

Trong truyện Tiếng đêm, “tôi” gặp người đàn bà điên, chứng kiến cảnh con bé

tàn tật nhoài người theo mẹ, rồi hỏi han cô bé, đưa cô bé về nhà, gặp người

đàn bà điên từ đó thành câu chuyện. Như vậy cấu trúc của loại tình huống này

thường là: người kể chuyện gặp nhân vật chính của câu chuyện trong tác

phẩm , từ đó hình thành câu chuyện. Ở đây, nhân vật người kể chuyện thường

đóng vai trò đứng ngoài câu chuyện. Đứng ngoài câu chuyện nhưng không

phải không tham gia vào nội dung tư tưởng của tác phẩm. Một đặc điểm

chung ở các tình huống này là, sự gặp gỡ với nhân vật chính của câu chuyện

đã tác động đến nhận thức, tình cảm của người kể chuyện. Bởi vậy, trong các

tác phẩm này, thông qua nhân vật người kể chuyện, cảm hứng thương cảm đã

được hiện lên rõ nét. “Tôi” trong Tiếng đêm gặp gỡ người đàn bà điên, đứa

con tàn tật và đọng lại nhiều suy nghĩ miên man về số phận những con người

bị đối xử tệ bạc, rồi chìm vào đau đớn đến vô biên: “Tôi quay ngoắt, bỏ chạy.

Tôi chỉ mỗi ý nghĩ chạy cho xa hai mẹ con người đàn bà điên (…) Về đến căn

81



phòng ẩm mốc ở cơ quan, tôi nhúng đầu vào xô nước tron góc nhà” [9, tr.

152]. “Tôi” trong Sông nước gặp gỡ Khang và từ câu chuyện ngang trái của

Khang, nhất là sau khi tìm về phố huyện để gặp Tịnh, viết thư gửi lại “tôi”, tôi

đã không thể diễn tả được sự đau đớn trong lòng mình: “Những con chữ chao

đảo trước mắt tôi. Tôi áp ngực vào mạn tàu gọi với theo thằng bé, chí ít cũng

phải nhắn gửi Khang một lời gì đó. Nhưng con thuyền ba ván đã đi xa vào tận

cửa sông Duềnh. Nơi đó sóng đang cồn lên trắng xóa cả một vùng” [9, tr. 86].

Tình huống chia cắt - gặp gỡ xuất hiện trong các tác phẩm: Sông nước,

Khúc hát ngày xưa, Miếu làng. Đặc điểm chung của tình huống này là những

người yêu nhau sau khi có nhiều lí do phải xa cách, bất ngờ gặp lại. Trong

Khúc hát ngày xưa, anh Cường và chị Nhàn yêu nhau nhưng rồi họ phải chia

tay nhau vì anh Cường vào mặt trận, sau ngày chị Nhàn cưới anh Thắng,

Nhàn đã tình cờ gặp anh Cường nơi bậc đá trước cửa sông và thế là họ trao

thân cho nhau, sinh ra bé Thảo. Mọi tình tiết trong câu chuyện diễn ra sau đó

đều xoay quanh tình huống này. Trong Miếu làng , “anh” và “chị” yêu nhau

một tình yêu chân chất, nhưng sâu nặng, nhưng rồi bố chị đã ngăn cấm, thậm

chí xô đẩy anh đến mức phải rời bỏ làng, anh đã lang thang thành kẻ ăn mày,

sau bao năm nỗi nhớ chị cồn cào anh trở về làng, gặp lại chị. Toàn bộ câu

chuyện xoay quanh cuộc sống của anh khi anh thương yêu chị, lúc anh bị đẩy

khỏi làng và sau khi anh về gặp chị. Trong Sông nước Khang và Tịnh yêu

nhau, nhưng rồi Tịnh bị gia đình gán ghép, cùng với âm mưu của Hưng đã

buộc Tịnh lấy Hưng, sau đó Khang trở về sống như người vật vờ, không lí

tưởng, cuối cùng Khang và Tịnh gặp nhau và thuộc về nhau, kết quả là đứa

con chào đời nhiễm chất độc da cam, Hưng bỏ Tịnh… Như vậy, có thể thấy,

Đức Ban đã tạo dựng các tác phẩm trên xung quanh tình huống chia cắt - gặp

gỡ. Việc vận hành tác phẩm theo tình huống đó đã cho thấy cách nhìn đời đầy

thương cảm của nhà văn, nhất là đối với những người lính đi ra từ chiến tranh

và những người thấp cổ bé họng. Họ là đại diện cho hình bóng nhân vật chủ

đạo trong sáng tác Đức Ban. Từ cách nhìn đời ấy, có thể thấy tác giả đã đặt ra

nhiều vấn đề hiện thực mà ở đó những người lính thường là người thiệt thòi,

82



thậm chí phải chịu nhiều đau khổ, ngang trái, những thế mạnh của đồng tiên,

quyền lực đang ngày một lên ngôi xô đẩy nhiều cuộc đời vào vùng tăm tối,

quẫn bách.

Bên cạnh hai kiểu tình huống nêu trên, Đức Ban còn tạo dựng tình

huống trở về, trong đó giành nhiều thời gian diễn tả tâm lí của kẻ “cố hương”.

Tác phẩm Hoa bần là sự trở về của “tôi” thăm lại bến sông nơi người tội

nghiệp năm xưa (ông Trìu) sinh sống. Đền thờ Đức Thánh Mẫu là sự trở về

của “tôi” với dân làng, nói đúng hơn là về để xem hiện tình dân làng, thăm

người bạn cũ ngây thơ, trong sáng năm xưa vốn bị thói mê tín dị đoan của dân

làng hành hạ… Những cuộc trở về luôn là những trải nghiệm trong tâm trạng

của các nhân vật chính. Hơn thế, qua các chuyến đi, các nhân vật đã nhận ra

những điều hiện thực. Dù gì, mong muốn vẫn chỉ là mong muốn, những tập

tục vẫn còn ám ảnh, những cảnh đời bị đọa đày, bất công vẫn cứ sống mãi

trong đau khổ, dù so sánh với “tôi” - người trở về - giờ đã khác xưa nhiều

lắm. Qua những dẫn dụ này, có thể thấy, ở tình huống trở về, nhân vật trở về

là nhân vật mang tâm sự. Trở về ở đây là sự trở về thực tế để sống lại tâm

tưởng, ký ức. Trở về với quê hương, về với những kỷ niệm đã hun đúc nên

tâm “hồn” tôi một thời, thậm chí day dứt hơn là những kỷ niệm buồn mà đôi

lúc “tôi” như là người đồng phạm. Bởi thế, ở đó người đọc bắt gặp một cái gì

đó như là sự chạy trốn (ngày ra đi) của nhân vật “tôi”.

Những khái quát trên đây chưa thể thâu tóm hết các dạng tình huống

trong tác phẩm của Đức Ban. Tuy vậy, qua những gì phân tích có thể thấy,

Đức Ban rất linh hoạt trong tạo dựng tình huống, thậm chí có tác phẩm, xuất

hiện đồng thời các tình huống. Dù tạo ra những tình huống có dạng thức khác

nhau, nhưng tất cả đều nằm trong mục đích đặt ra phép thử đối với nhân vật.

Phép thử đó có thể là để nhân vật suy nghĩ về những con người, những sự

kiện đã từng gắn bó, là một mảnh hồn mình; có thể là để nhân vật tự tìm giải

pháp tháo gỡ, đôi lúc chỉ là giải pháp tâm lí (Hà trong Người đàn bà choàng

khăn, “tôi” trong Đền thờ Đức Thánh Mẫu tìm lại quê hương mong gặp Bờ,

Nợi như là để xem cuộc đời Bờ, Nợi đã ra sao). Điều này cho thấy tính hiện

83



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

×