1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

Nếu sử thi là nhân vật lý tưởng hóa, chủ nghĩa cổ điển là nhân vật - mặt nạ cố định, chủ nghĩa lãng mạn là nhân vật bị vò xé bởi những mâu thuẫn, chủ nghĩa hiện thực phê phán là nhân vật chân thực được đặt trong tính lịch sử, xã hội, thì nhân vật văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.68 KB, 135 trang )


đi ngược lại quan niệm nhân vật trong truyền thống bằng những quan niệm

riêng, những cách thức thể hiện riêng. Nhà văn tước bỏ nhiều khía cạnh quan

trọng trong phạm trù nhân vật song vẫn đảm bảo cho nhân vật tồn tại ở vị trí

trung tâm của tác phẩm.

Truyện ngắn hiện đại với sự phát triển phong phú, đa dạng về cách

thức, bút pháp đã tạo nên thế giới nhân vật đa dạng trong tính bút pháp. Có

những nhà văn tạo dựng nhân vật bằng nghệ thuật cá thể hoá, bằng sự sinh

động của miêu tả, kể chuyện và ở đó, nhân vật hiện lên như là sự cá biệt hình

ảnh con người trước đời sống hiện đại. Ở đó, nhân vật có ngoại hình, tính

cách, có chiều sâu tâm lý, song đó là những nhân vật - những mẫu hình người

chịu sức ép của đời sống hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh những nhà văn cố tình đi sâu khai thác nhân vật

theo lối truyền thống, một trào lưu mới cũng ra đời, đó là trào lưu xây dựng

nhân vật trong khi nhân vật không có ngoại hình, không tính cách. Nhân vật ở

trong trường hợp này là con người với tư cách là những tồn tại theo kiểu bóng

dáng, trong quan hệ với khách thể (là thế giới bên ngoài). Nói đúng hơn, ở

đây nhân vật - bóng dáng con người, con người ở dạng ý niệm ở thời hiện đại,

chứ không phải con người một tồn tại vật lí. Mục đích của những nhà văn

trong việc xây dựng kiểu nhân vật này là chất vấn một số vấn đề tưởng chừng

đã đóng đinh vào lịch sử. Đó là vấn đề mối quan hệ giữa hiện thực và biểu

tượng, giữa khách thể tồn tại và sự tồn tại thông qua ngôn ngữ, giữa con

người và thế giới, những vấn đề nhân sinh. Tiêu biểu cho kiểu nhân vật này là

nhân vật của trào lưu hiện sinh và hậu hiện đại, trong đó Kafka là nhà văn tiêu

biểu nhất. Nói một cách khái quát thì trong truyện ngắn hiện đại vai trò của

nhân vật được nhường chỗ cho vai trò của lời (đây là một vấn đề mang tính

hiện thực cao). Truyện ngắn là một dạng thức diễn trình lời, chất vấn với

những vấn đề tồn tại mang tính hiện thực (“Khởi thuỷ là lời”).

2.2.2. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Đức Ban



67



Đức Ban xây dựng nhân vật dưới nhiều góc độ. Mỗi góc độ có những

kiểu loại riêng, gắn với cách thức thể hiện và bộc lộ những mảng màu hiện

thực riêng.

2.4.2.1. Nhân vật từ góc nhìn xã hội

Từ góc nhìn xã hội, con người xuất hiện với nhiều kiểu loại, nhiều đối

tượng. Do đó, thật khó thống kê đầy đủ các loại nhân vật khi áp dụng góc

nhìn này. Tuy nhiên dưới tiêu chí chất lượng cuộc sống, chúng tôi vẫn nhận

thấy những kiểu nhân vật khác nhau trong truyện ngắn Đức Ban. Đó là những

nhân vật thuộc giới thượng lưu, giàu có; những người lính trở về sau chiến

tranh; những nhân vật - những cảnh đời bất hạnh do nhiều nguyên nhân khách

quan. Bên cạnh đó, Đức Ban còn xây dựng những nhân vật thuộc “hạng” bình

dân như trong tác phẩm Hoa bần (với Ông Trìu), Khúc hát ngày xưa (anh

Thắng, chị Nhàn).

Kiểu nhân vật thứ nhất có thể thấy ở các tác phẩm Chuyện quanh quán

cây dừa (với Nghiêm Hoàn, Trịnh Soa, bà Nga), Sóng Bến Duềnh (với Ông,

hắn), Tiếng đêm (ông bố), Sông nước (Hưng), Cô Tề làng tôi (ông Nghi), kể

cả trong các tác phẩm Miếu làng, Người đàn bà choàng khăn (các nhân vật là

chủ tịch xã)… Đặc điểm dễ thấy nhất của kiểu nhân vật này là dù đóng vai trò

nhân vật phụ hay nhân vật chính đều có địa vị xã hội, có quyền uy, giàu có.

Ông Nghi trong Cô Tề làng tôi có quyền uy đến độ bức ép buộc cô Tề - vốn là

lãnh đạo của ông phải nghỉ việc. “Cha tôi” có quyền uy sắp xếp được cho tôi

địa vị công tác thuận lợi, sống sung túc trong Tiếng đêm. Chủ tịch xã trong

Người đàn bà choàng khăn đã ép Bờ - người anh hùng trong chiến tranh phải

mất hết đất đai, hương hỏa và phải nương nhờ cửa Phật… Gắn với địa vị xã

hội và quyền uy, các nhân vật này thường có đặc điểm về tính cách là sống xa

cách với công chúng số đông, thậm chí ngôi nhà của họ tồn tại giữa xã, làng

mà như một sự lạc lõng trong điệu nhạc xô bồ. Thậm chí, rất nhiều nhân vật

được nhà văn gắn cho tính cách “giỏi” chạy chọt, luôn toan tính “chui sâu leo

cao”. Thằng Hưng từ cán bộ xã lên Chủ tịch xã, rồi lên quan huyện, quan tỉnh,

có đất đai nhà cửa khang trang ở thị xã (Sông nước). Nghiêm Hoàn và Trịnh

68



Soa không thôi phô những trò hề hạ bệ thù ghét nhau nhằm gia tăng quyền lực

và củng cố địa vị (Chuyện quanh quán cây dừa). Ông Nghi từ chỗ là cấp dưới

của cô Tề đã vươn lên thành lãnh đạo, lấy được lòng cán bộ công chức, thậm

chí còn tính toán “đường rút” cho cô Tề (Cô Tề làng tôi)… Điều đáng nói,

trong cách xây dựng kiểu nhân vật ở Đức Ban là đa phần đã trải qua thử

thách của bom đạn, là người lính trở về sau chiến tranh. Phải chăng, tái dựng

điều này, Đức Ban vừa muốn nói lên một thực tế tại thời điểm đó là hầu hết

cán bộ lãnh đạo đều từ chiến tranh mà trưởng thành vừa muốn nói lên sự tha

hóa về phẩm chất, đạo đức của những người vốn vào sinh ra tử? Dĩ nhiên,

cũng là người lính trở về sau chiến tranh nhưng bên cạnh những nhân vật

thành đạt còn có nhiều nhân vật phải trả giá cho sự thành thật, vô tư của mình

(tạo bức tranh đối lập). Đó là vấn đề người lính và hậu chiến - một mảng hiện

thực lớn trong tác phẩm Đức Ban mà ở phần sau chúng tôi sẽ bàn kỹ.

Do đặc điểm của nhân vật này là có địa vị, có quyền uy, lại mang trong

mình nhiều tính cách “không tích cực” nên nhà văn đã gắn cho nhân vật

không gian hết sức phù hợp. Không gian của những nhân vật này thường là

thị thành, gắn với những căn phòng rộng rãi, sang trọng (so với thời đại được

miêu tả trong tác phẩm) vốn là trụ sở, cơ quan làm việc. Thậm chí, để khắc

họa rõ nét thêm “thế mạnh” của những nhân vật, tác giả đã mô tả thêm không

gian nhà ở (nhà ở với đầy những chậu hoa cây cảnh của Nghiêm Hoàn trong

Chuyện quanh quán cây dừa), tiện nghi sinh hoạt (ô tô màu sữa của bà Nga, ô

tô màu xanh đỗ trước cửa nhà Nghiêm Hoàn trong tác phẩm Chuyện quanh

quán cây dừa)… Chính nhờ cách miêu tả kết hợp tái dựng tính cách, đặc điểm

tâm lý với không gian phù hợp đã làm cho kiểu nhân vật này bỗng dưng có

sức sống mạnh mẽ trong tác phẩm. Đọc xong các tác phẩm kể trên, gấp sách

lại, người đọc vẫn có cảm giác như nhân vật đang đi lại, cười cợt, toan tính,

thậm chí là sẽ phụ bạc, lật đổ. Đây chính là thành công trong bút pháp xây

dựng kiểu nhân vật này của Đức Ban.

Kiểu nhân vật thứ hai có mặt trong các tác phẩm Sông nước (Khang),

Mồng mười tháng tám (hai người đàn bà), Cô Tề làng tôi (cô Tề), Chuyện vẫn

69



còn (Chung), Người đàn bà choàng khăn (Bờ)… Đây là những người lính,

những TNXP trở về sau chiến tranh. Trong chiến tranh họ là những người có

nhiều đóng góp, không sợ hiểm nguy, nhiều người được đơn vị xem như là

anh hùng cô Tề, Bờ, Khang. Thế nhưng, trở lại thời bình, tuyệt đại bộ phận họ

là những người bất hạnh. Bờ tiểu đội trưởng của một tiểu đội gồm 6 cô gái

“làm nhiệm vụ trông coi kho đạn và kho thực phẩm” nhưng rồi những người

lính cùng trung đoàn bỏ rơi, thành người quá lứa giữa rừng xanh, trở về cô

không được những người không biết “mùi hun khói” chấp nhận, cô bị tước

đoạt đất đai, nhà cửa, hương hỏa, đành phải mang lư hương thờ người cha xấu

số gửi chùa và bản thân nương nhờ của Phật. Cô Tề trở về sau chiến tranh, trở

thành lãnh đạo Ty lao động, nhưng rồi chính địa vị và nhiệt huyết công việc

theo tác phong người lính đã cướp đi của cô tất cả: chồng bỏ, đồng nghiệp trù

dập, thậm chí lãnh đạo xã cũng dùng nhiều hình thức gây sức ép. Người đàn

bà thứ nhất và người đàn bà thứ hai (Mồng mười tháng tám) đều trở thành

những người quá lứa lỡ thì vì tuổi xuân gắn bó với rừng Trường Sơn, với bom

đạn, nhưng nếu người đàn bà thứ nhất còn tận dụng chút may mảy sót lại của

cuộc đời để xây dựng một tổ ấm thì người đàn bà thứ hai sống trong vô vọng

vì chờ đợi người lính năm xưa, cuối cùng tàn tạ nơi cửa rừng… Những người

lính, TNXP trở về sau chiến tranh phải nếm trải những đau khổ, có khi là

nhân phẩm, tính mạng, phải chăng Đức Ban muốn cảnh báo về một thực trạng

trong xã hội khi mà những người lính trở về sau chiến tranh đang bị thờ ơ,

lạnh nhạt, đối xử bất công, thậm chí bị truy bức đến cùng? Chính vì sự đối xử

bất công của xã hội, của những người không tham gia chiến tranh mà đã vô

tình biến những người lính năm xưa thành người cam chịu, thậm chí tự nhận

về cho mình những thiệt thòi. Từ cô Tề, Bờ, tới Khang… tất thảy đều là

những người “im lặng”. Theo chúng tôi, đây là một dụng ý của nhà văn.

Không phải những người lính ấy nhu mì hoặc không hiểu thời cuộc hoặc

không thể đấu tranh mà vì họ hiểu rằng, phần quan trọng của cuộc đời họ đã

gửi lại nơi bom đạn. Họ trở về mang theo nhiều vết tích đau thương, những

vết thương nơi không bom đạn không là gì với họ, bởi thế, họ mệt mỏi, chẳng

70



cần phải đấu tranh. Họ không đấu tranh, họ tự tìm cho mình những lối thoát:

người thì câm lặng, chấp nhận rút lui (cô Tề), người thì tự giải thoát (Bờ),

người thì nhẫn nhịn, chịu đựng (Khang)… Đánh giá ngòi bút của Đức Ban

khi viết về người lính, Hà Quảng nhận xét: “Từ tính cách nảy sinh số phận.

Nhiều nghịch lý giữa tính cách và số phận làm bật lên nội dung nhân đạo sâu

sắc. Tính triết lý của tác phẩm cũng từ đó bộc lộ” [73, tr. 31].

Kiểu nhân vật thứ ba có mặt trong các tác phẩm Miếu làng (Anh, chị),

Đền thờ Đức Thánh mẫu (lão Dụt, ông Đa, Nợi), Hoa bần (ông Trìu)… Đây

là những con người nạn nhân của những hủ tục, những định kiến ở các vùng

quê vốn rất nghiệt ngã, không thể thoát ra ngoài được. Lão Dụt là nạn nhân

trực tiếp của hủ tục, sự mê tín dị đoan; ông Đa và Nợi (cháu ông Đa) là nạn

nhân của định kiến, của sức mạnh cộng đồng làng xã, cuối cùng một người ra

hầu đền như là lấy lại thanh danh, “rửa tội” với làng, một người vóc dáng, cốt

cách tưởng sẽ thành một thiếu nữ đẹp bỗng thành một bà lão tật nguyền,

mang theo nhiều thương tích. Ông Trìu bị quan niệm cổ hũ, nghiệt ngã “một

thân một mình chỉ cần sau mét vuông” và thói hạch dịch, cửa quyền của chủ

tịch xã đã lấy đất của ông để biến ông thành kẻ vô gia cư, không nơi bấu víu,

phải nhờ vào con đò nhỏ chòng chành giữa dòng sông, cuối cùng mang bệnh

nặng, không thể đi lại và chết trong thiếu thốn, đau buồn… Những nhân vật

này, do chỗ nhà văn xây dựng họ là những người bất hạnh, phải chịu nhiều

khổ đau nên cũng kèm theo nét tính cách phù hợp. Đa phần họ là những

người cam chịu, không thoát ra khỏi hoàn cảnh, chịu chung với quan niệm

của dân làng. Vì miêu tả cuộc đời trong mảng màu tối, nên không gian ở đây

là không gian chật hẹp như: con đò, mái nhà tranh, túp lều bên miếu làng,

ngay cả ánh sáng ngọn đèn cũng leo lét, yếu ớt (ngọn đèn trong mái nhà tranh

của ông Trìu)… Không gian này không chỉ nói lên sự tù túng, nghèo khổ mà

còn cho thấy giới hạn về bối cảnh sinh hoạt của những con người này. Họ

thực chất là sản phẩm của một vùng nông thôn, suốt đời quanh quẩn bên miếu

làng, bến nước.



71



Tất nhiên, cách phân chia này thực ra cũng tương đối, bởi cũng có

những nhân vật đồng thời thuộc các kiểu trên, đành rằng là vẫn thiên về một

kiểu nhất định nào đó. Chẳng hạn như cô Tề trong Cô Tề làng tôi, cô vừa

thuộc kiểu loại thứ nhất, thứ hai và kiểu loại thứ ba, nhưng chủ yếu rơi vào

kiểu loại thứ 2, bởi vì cuộc đời cô là những chuỗi dài bất hạnh do chiến tranh

tạo nên.

Tái dựng nhân vật dưới góc nhìn xã hội, thông qua những nhân vật cụ

thể, Đức Ban đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về hiện thực

xã hội dưới thời ông sống. Đó là một xã hội phức tạp, với nhiều cuộc đời,

nhiều số phận khác nhau. Cũng có những người giàu sang phú quý, cũng có

những gia đình vật lộn với mớ tôm, con cá, cũng có những người tàn lụi cuộc

đời vì những định kiện của cộng đồng, hoặc do kẻ khác gieo rắc. Tuy nhiên,

dưới cái nhìn hiện thực, soi rọi những góc khuất trong cuộc sống, Đức Ban đã

“không để” cho nhân vật của ông được hoàn toàn sống thỏa mãn trong chiếc

áo xã hội khoác cho họ (đây cũng là lẽ tất yếu của cuộc sống). Nhân vật của

ông dù địa vị, mức độ từng trải, sự va vấp trong cuộc đời là khác nhau, song

hầu như ai cũng phải trải qua những “sóng” ngầm “giữa đáy sông” có khi

tưởng chừng yên tĩnh. Đó là Nghiêm Hoàn, Trịnh Soa trong Chuyện quanh

quán cây dừa, Bách trong Mắt giếng… Chính cách xây dựng nhân vật theo

cái nhìn đó đã làm cho cuộc sống trong tác phẩm Đức Ban hiện lên chân thực

hơn, không mang tính áp đặt chủ quan, thái quá của người cầm bút. Đây là

đặc điểm mà người ta hay gọi là hiện thực được khách quan hóa, thoát khỏi sự

chi phối của nhà văn.

2.4.2.2. Nhân vật từ góc nhìn giới tính

Nhân vật từ góc nhìn giới tính được phân chia thành hai kiểu: nhân vật

nam, nhân vật nữ. Ngoài đặc điềm giới tính, hai kiểu nhân vật này cũng ẩn

chứa những cách nhìn khác nhau, những quan niệm khác nhau.

Ngoài những nhân vật là người lính trở về sống cuộc sống nhiều bất

trắc sau chiến tranh, đa phần nhân vật nam trong tác phẩm Đức Ban đều có

cuộc sống khá sung túc. Họ có khi là quan chức (Nghiêm Hoàn trong Chuyện

72



quanh quán cây dừa, ông Nghi trong cô Tề làng tôi), là chủ tịch xã (trong Cô

Tề làng tôi, Người đàn bà choàng khăn, Miếu làng). Tái dựng nhân vật nam

trong tác phẩm, Đức Ban đã chuyển tải quan niệm về người đàn ông trong đời

sống. Đó là những người cầm trịch cuộc sống gia đình, có quyền uy, thậm chí

cả quyền ép buộc, bắt bớ. Cha của Tịnh bắt ép Tịnh lây Hưng, rồi Hưng đã

bắt ép Tịnh “ăn theo” cuộc đời mình và rồi thành quan to anh ta chủ động li dị

(Sông nước). Cha của “chị” cũng đã bắt ép Anh thành kẻ thân tàn ma dại, bỏ

cả xứ sở mà đi, bắt “chị” phải lấy người trên huyện, do đó mà “chị” và anh

cuối cùng thành hai người lớn tuổi cô đơn, đau khổ, đầy thương tích trong

lòng (Miếu làng). Kể cả Thắng dầu là nhân vật phụ, chỉ xuất hiện qua những

cử chỉ cục mịch, nông nổi đối với chị Nhàn cũng bộc lộ thói gia trưởng trong

ứng xử (Khúc hát ngày xưa).

Khác với nhân vật nam, nhân vật nữ trong tác phẩm Đức Ban đa phần

là những người bất hạnh. Điều đáng nói là nỗi bất hạnh mà họ phải gánh chịu

đa phần do nguyên nhân khách quan mang lại. Họ có khi là những cô gái

hồng nhan bạc mệnh, nạn nhân của thói hám sắc, hám danh, phụ bạc của

những kẻ đàn ông như người đàn bà điên trong Tiếng đêm, Đêm thức, Bống

trong Mắt giếng; có khi là những người bị cha bắt ép lấy chồng để rồi phải

gánh lấy sự bất trắc trong cuộc sống gia đình, trở thành người bất hạnh như

Tịnh trong Sông nước, chị trong Miếu làng; có khi là nạn nhân của hủ tục,

định kiến như Nợi trong Đền thờ Đức Thánh Mẫu, Bờ trong Người đàn bà

choàng khăn. Một đặc điểm dễ nhận thấy ở nhân vật nữ trong tác phẩm Đức

Ban đó là đa phần họ đều có phẩm hạnh tốt. Họ thường là những người phụ

nữ mộc mạc, thủy chung, mang những giá trị văn hóa đạo đức truyền thống.

Một cô Tịnh nạn nhân của sự ép uổng (cha) và âm mưu (Hưng) đã phải chống

đỡ với những lời trách móc cay độc của Khang sau khi khang trở về, để rồi cô

vừa thụ động trao thân cho Khang vừa như muốn chạy trốn. Một “chị” cũng

là nạn nhân của sự bắt ép phải cô đơn khi gần cuối đời song luôn dặn lòng sẽ

hàn gắn lại với “anh”, ôm ấp mối tình chung thủy để vượt qua thử thách

chông gai… Ở những nhân vật này, theo chúng tôi, phẩm chất “yêu” thiên về

73



thuộc tính truyền thống (gắn với sự tôn trọng, yêu thương, với “tình” (tình

người)) hơn là một khái niệm hiểu theo nghĩa đơn thuần là đôi lứa. Bởi vậy,

đây là một đặc điểm rất đáng chú ý bởi nó phù hợp với tâm tính con người

Việt Nam vốn coi sống với nhau chủ yếu bằng “tình” và “nghĩa”.

Nhân vật nữ trong tác phẩm Đức Ban, qua những bất hạnh mà họ phải

trải qua, chúng ta có thể thấy sự bức ép của “giới thứ nhất” (phụ nữ - giới thứ

hai) đối với họ. Đó có thể là người cha đại diện cho tính gia trưởng, phán

quyết trong gia đình; đó có thể là “quyền” của người chồng trong định đoạt

cuộc sống, bắt ép cách ứng xử của vợ. Thậm chí, tệ bạc hơn, họ còn là nạn

nhân chịu sự lợi dụng, sự ghen ghét vô cớ của những kẻ đàn ông háo sắc,

thèm mùi da thịt. Phượng trong Chuyện vẫn còn phải âm thầm và chấp nhận

hi sinh để cho chồng hoạt động cách mạng, cô bị người ta khinh ghét vô cớ vì

cô trắng trẻo, xinh đẹp, thậm chí còn biến thành công cụ tình dục trong tay

những kẻ vừa ghen ghét vừa thèm muốn cô (Đảo - chủ tịch xã). Thậm chí,

hành động chiếm đoạt Tịnh trên con đò của Khang trong Sông nước cũng là

một hành động chứng tỏ sự bức ép đối với phụ nữ. Nói đúng hơn, ở những tác

phẩm này, nhân vật nữ đôi lúc đã biến thành “món hàng” thích mắt của đàn

ông, bị chiếm đoạt và lợi dụng về tình dục.

Như vậy, qua những phân tích trên đây, có thể thấy, nhà văn Đức Ban

đã xây dựng hai hệ thống nhân vật thuộc hai giới khác nhau với những đặc

điểm có phần trái ngược nhau. Tạo dựng trong tác phẩm những đặc điểm như

vậy, Đức Ban muốn gửi tới độc giả thông điệp về sự mất bình đẳng trong

cuộc sống và bước đầu đặt ra những câu hỏi về bình đẳng giới. Nhân vật

người phụ nữ có khi là nạn nhân của tập tục, của thế lực tinh thần nhưng cũng

có khi là do đặc điểm truyền thống - một thứ vô thức trong tâm khảm, bởi thế

mà họ hiện lên vừa đáng trân trọng vừa rất đáng thương. Phải thoát khỏi sự tù

túng của không gian sống, sự mê muội của tập tục, phải lay thức sự sáng suốt

trong các quyết định… Đó phải chăng là thông điệp của Đức Ban khi xây

dựng hai hệ thống nhân vật này

2.4.2.3. Nhân vật từ góc nhìn nghề nghiệp

74



Nhìn nhân vật từ góc nhìn nghề nghiệp là một góc nhìn mà kết quả

đem đến sẽ là khá đa dạng. Bởi lẽ, trong cuộc sống không ai có thể khái quát

đầy đủ về nghề nghiệp, trong tác phẩm văn chương, đôi lúc nhà văn cũng

không thể nắm bắt hết nghề nghiệp của nhân vật dù vô tình hay cố ý. Đối với

truyện ngắn Đức Ban qua khảo sát, chúng tôi thấy, nhân vật xét từ góc độ

nghề nghiệp có các kiểu nhân vật sau: nhân vật công chức, nhân vật nông dân

và những người lao động (làm ổ khóa, đạp xích lô).

Nhân vật công chức xuất hiện trong tác phẩm Cô Tề làng tôi, Chuyện

quanh quán cây dừa, Sông nước, Khúc hát ngày xưa, Bến tắm, Đền thờ Đức

Thánh mẫu, Hoa bần, Miếu làng, Chuyện vẫn còn… với đầy đủ các nghề từ

lãnh đạo Ty lao động (Nghi), Sở Văn hóa (Nghiêm Hoàn), lãnh đạo xã huyện - tỉnh (Hưng), tới bác sỹ (tôi), nhân viên công ty (tôi), cán bộ chữ thập

đỏ (tôi), lãnh đạo xã (ông Đảo). Đặc điểm nhân vật này có sự phân hóa rõ nét.

Theo chúng tôi, nhân vật này có hai kiểu: kiểu nhân vật xưng tôi và kiểu

nhân vật không xưng tôi. Mặc dầu đều có đặc điểm chung là có sống khá giả,

tách biệt khỏi chốn chân quê, song về tính cách mỗi kiểu nhân vật lại mang

một kiểu. Nhân vật có tên tuổi cụ thể (ông Nghi, ông Nghiêm Hoàn, Hưng,

ông Đảo…) có tính cách mạnh bạo, sẵn sàng giở thủ đoạn, dùng quyền uy để

có được cái mình cần, thường thì địa vị, chức tước. Ông Nghi, Nghiêm Hoàn,

Hưng đều dùng mánh khóe, thủ đoạn để thăng tiến, thậm chí đạp đổ cả đồng

nghiệp, đồng đội của mình (Nghiêm Hoàn, ông Nghi). Nhân vật xưng “tôi”

ngược lại mang nặng nghĩa tình, chung thủy, luôn cảm thấy mang nợ với quê

hương, con người mà mình một thời gắn bó mặc dù những nơi đó, con người

đó mình đã cách xa hàng chục năm trời. “Tôi” trong Đền thờ Đức Thánh Mẫu

tìm về với làng quê để mong muốn gặp Nợi - cô gái suốt cuộc đời mang

thương tích thân thể và tâm hồn vì thói mê tín, dị đoan và cũng là tìm về với

kỷ niệm một thời - ngày hai đứa còn tuổi chăn trâu ngây thơ, trong sáng.

“Tôi” trong Hoa bần tìm về với bến sông xưa nơi ông Trìu là nạn nhân của

thói hách dịch của dòng quan lại nhà mình (ông, cha) như là tìm lại chính

mình, bù đắp một cái gì đó không rõ ràng trong tâm khảm…

75



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

×