Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.68 KB, 135 trang )
phẩm, Tịnh và Hưng (chồng Tịnh) chia tay nhau; Khang viết thư cho “tôi”
báo rằng anh không thể trở lại tàu vì đứa con của Tịnh là con của Khang và
Tịnh, chứ không phải của Hưng.
Do chỗ, cốt truyện được tổ chức theo các tầng tuyến nên tác phẩm tạo
được sự hồi hộp, sự dự phần của độc giả. Đa phần độc giả thường rất chăm
chú khi đọc những tác phẩm được xây dựng dạng cốt truyện này. Dĩ nhiên, để
hiểu tác phẩm, người đọc phải hiểu từng tầng tuyến, từng mối quan hệ. Nếu
chỉ hiểu một tầng tuyến, một câu chuyện tồn tại trong truyện thì chưa hiểu hết
thông điệp thẩm mỹ nghệ thuật. Chẳng hạn, hiểu nội dung câu chuyện của
Khang và Tịnh - câu chuyện cơ bản trong Sông nước, song nếu hiểu như thế
chỉ mới một khía cạnh của nội dung tác phẩm, trong đó tập trung khai thác ở
khía cạnh: sự thiệt thòi của người lính trở về từ trong chiến tranh. Do đó, phải
gắn chặt câu chuyện lồng trong truyện với câu chuyện giữa tôi và Khang. Câu
chuyện làm khung bao đã cung cấp cho câu chuyện ở trong nó những giá trị
khác đó là: tình đồng đội, bằng hữu, sự thương cảm của những người ngoài
cuộc đối với từng cuộc đời. Ghép nhập những câu chuyện trong mối quan hệ
tầng tuyến ấy, chúng ta có được thông điệp trọn vẹn mà tác giả gửi gắm trong
tác phẩm. Điều đó, theo chung tôi, là cái đích cơ bản nhất làm cho nhà văn
quyết định sử dụng dạng cốt truyện này.
Như vậy, trong truyện ngắn Đức Ban có hai dạng cốt truyện cơ bản: cốt
truyện biên niên và cốt truyện lồng trong truyện. Những hình thức cốt truyện
này đã làm cho thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Đức Ban hiện lên nhiều vẻ
đẹp, nhiều sắc màu và cảm xúc. Tuy vậy, cốt truyện nói chung cũng chỉ là
một dạng tồn tại - tồn tại cơ bản trong tác phẩm, nó chưa thể phát huy hết giá
trị thẩm mĩ nếu chỉ được vận hành một cách đơn nhất. Do đó, đòi hỏi mỗi nhà
văn, dẫu đã xác định cốt truyện, thì cũng phải huy động mọi tiềm lực để tổ
chức cốt truyện ấy. Nói cách khác, cái quan trọng của việc “nuôi sống” cốt
truyện, chưa phải là “nội dung” của nó mà là nghệ thuật tổ chức nó.
2.1.3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
2.1.3.1. Kết cấu cốt truyện theo thời gian tuyến tính
57
Tổ chức cốt truyện theo thời gian tuyến tính là cách bố trí cốt truyện
thường thấy trong thể loại truyện ngắn. Đại để, bố trí cốt truyện theo thời gian
tuyến tính là đi tuần tự theo thời gian, sự kiện diễn ra trước miêu tả trước, sự
kiện diễn ra sau miêu tả sau. Cứ như thế, chuyện chảy trôi từ trang đầu đến
trang cuối và hết thời gian trần thuật cũng là câu chuyện hiện lên đầy đủ theo
dụng ý tác giả.
Nhìn chung, kết cấu cốt truyện theo thời gian tuyến tính là cách tổ chức
tương đối đơn thuần. Tuy nhiên, tùy vào sức bút của từng nhà văn mà có cách
thức trần thuật, dẫn dắt câu chuyện sinh động. Có thể nói rằng, cũng là tổ
chức cốt truyện theo thời gian tuyến tính song mỗi nhà văn, mỗi câu chuyện
diễn ra theo một kết cấu khác. Ở truyện ngắn Đức Ban, thời gian tuyến tính
được ông sử dụng trong khá nhiều truyện ngắn như: Mồng mười tháng tám,
Đêm thức, Mắt giếng, Tiếng đêm, Bến tắm, Đền thờ Đức Thánh Mẫu…
Thông thường, đó là câu chuyện được kể dựa theo “cảm xúc” của nhân vật
chính trong tác phẩm.
Đặc điểm dễ thấy nhất của kết cấu cốt truyện theo thời gian tuyến tính
là làm cho người đọc dễ hình dung câu chuyện được nói trong tác phẩm.
Người đọc khi đọc những tác phẩm này thường ở trong trạng thái tâm lý
thuần nhất, không phải vận dụng trí não để lục lọi tìm nguồn gốc nhân vật,
nguồn gốc sự kiện (như lối hồi ức). Nhờ đó, trên thực tế, đọc tác phẩm là xâu
chuỗi các sự kiện diễn ra theo chiều thời gian. Câu chuyện diễn ra trong Bến
tắm bắt đầu từ những sự kiện thời niên thiếu của “tôi” trong đó đáng chú ý
nhất là nỗi sợ bóng ma, kết thúc ở sự kiện “tôi” bất lực trước “em” cũng vì
một nỗi sợ tương tự. Từ sự kiện đầu đến sự kiện cuối cùng là hành trình theo
thời gian của “tôi”. “Tôi” từ nhỏ đã gắn bó với bến sông, nhưng do nỗi sợ ma
(trò đùa của chị Ngàn), bố “tôi” đã đưa lên thủ đô, rồi đi học ở nước ngoài, trở
về thăm quê, gặp em - người con gái của chị Ngàn và có tình cảm. “Tôi” và
“em” quấn quýt nhau ngay phút gặp đầu tiên, nhưng rồi chẳng ăn nhập được
với nhau bởi nỗi sợ của quá khứ bỗng ùa về đúng lúc “tôi” và em đang tha
thiết, chờ đợi. Còn ở truyện Mồng mười tháng tám lại bắt đầu từ câu chuyện
58
hai người đàn bà sống trong một ngôi nhà ở ngoài rìa thành phố; diễn tiến câu
chuyện là sự xuất hiện của người đàn ông trong ngôi nhà - một gã bốc vác,
làm xáo trộn tâm trạng của người đàn bà thứ hai; kết thúc câu chuyện là cảnh
hai vợ chồng người đàn bà thứ nhất sống trong ngôi nhà cũ, còn người đàn bà
thứ hai lên cửa rừng chờ đợi người cũ - là mối tình thời chiến tranh của chị.
Tuy nhiên, như đã nói từ trên, vấn đề kết cấu không mới, nhưng cái
làm cho độc giả thích hay không thích tác phẩm của nhà văn là ở chỗ nhà văn
tổ chức trần thuật như thế nào. Ở đây, hơn dạng kết cấu nào khác, nghệ thuật
trần thuật được xem là quan trọng nhất và mối quan hệ giữa cốt truyện và trần
thuật là thể hiện rõ nhất. Điều này cũng hoàn toàn dễ giải thích bởi lẽ cốt
truyện đơn thuần, vậy nên để thu hút độc giả và kể câu chuyện sao cho sinh
động, hấp dẫn, cố nhiên nhà văn phải dung nạp các yếu tố khác trong quá
trình trần thuật. Yếu tố trần thuật trong diễn biến cốt truyện là giọng điệu,
ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả, nhất là miêu tả bối cảnh không gian (để dễ hình
dung) và miêu tả tâm trạng nhân vật trong cảnh huống, không gian ấy. Truyện
ngắn Mồng mười tháng tám nếu xét đơn thuần về nội dung thì không có gì
đáng nói, ngoại trừ chi tiết, người đàn bà thứ hai lên rừng chờ đợi người đã
thề hẹn, song nó lại là truyến ngắn giàu sức truyền cảm. Rõ ràng, điều ấy
không phải do cốt truyện (dĩ nhiên cốt truyện phải là rường cột). Cái hay của
truyện Mồng mười tháng tám nằm ở nghệ thuật trần thuật, ở cách miêu tả tâm
trạng nhân vật, miêu tả bối cảnh, nhất là tâm trạng trái ngược của hai người:
người đàn bà thứ nhất phấn chấn vì có người đàn ông đến với mình song vẫn
rất để ý đến bạn; người đàn bà thứ hai khao khát, đau khổ và cuối cùng chìm
hẳn vào ký ức như một niềm tin cứu rỗi khỏi đời sống chơ vơ sau chiến tranh.
Có thể dẫn trích một đoạn văn ngắn: “Nghe kể, sau cái đêm người đàn bà thứ
hai biến khỏi nhà, cả vườn trinh nữ ngã rạp, hoa rũ xuống. Người đàn bà thứ
nhất vừa khóc vừa chạy khắp thị xã hỏi han, tìm kiếm bạn. Quá chiều, đột
ngột trời đổ mưa bụi lay phay, nỗi lo lắng trong chị mới dịu xuống được chút
ít” [9, tr. 42].
59
Như vậy, có thể thấy, kết cấu cốt truyện theo thời gian tuyến tính làm
cho câu chuyện được trần thuật liền mạch, người đọc dễ theo dõi và hình
dung cốt truyện. Song, cái đặc sắc của những tác phẩm tổ chức cốt truyện
theo kết cấu này không nằm ở nội dung “cốt truyện” mà nằm ở các yếu tố
nương dựa vào cốt truyện, tạo thành tác phẩm như: ngôn ngữ, giọng điệu, kỹ
thuật trần thuật, cách miêu tả không gian, thời gian.
Trong truyện ngắn Đức Ban, ngoài kết cấu cốt truyện theo thời gian
tuyến tính còn có các hình thức kết cấu cốt truyện khác, đó là kết cấu cốt
truyện đồng tâm và kết cấu cốt truyện phi tuyến tính.
2.1.3.2. Kết cấu cốt truyện đồng tâm
Cốt truyện đồng tâm là một khái niệm ước định, chỉ cốt truyện mà ở đó
các sự kiện có “mối liên hệ nhân quả chiếm ưu thế” [70, tr. 34]. Nhóm tác giả
G.N.Pospelov đưa ra dẫn dụ rất cụ thể, đại để cốt truyện đồng tâm có thể hình
dung như câu: “nhà vua chết, hoàng hậu đau buồn rồi mất”. Cốt truyện đồng
tâm trên thực tế là cách thức tổ chức cốt truyện. Có nghĩa, sự kiện, cốt truyện
là một, nhưng cách bố trí theo lối nhân quả, hành động này dẫn tới hành động
kia, làm cho cốt truyện diễn tiến theo chiều tăng cấp và đạt đến độ cần thiết
trong dụng ý của nhà văn. Do chỗ, cốt truyện đồng tâm là cách thức tổ chức
cốt truyện nên trong một tác phẩm có thể tồn tại đồng thời nhiều hình thức tổ
chức cốt truyện. Ngoài cốt truyện đồng tâm, trong truyện còn có thể có cốt
truyện theo thời gian tuyến tính và phi tuyến tính. Điều này có thể giải thích
một cách đơn giản là cốt truyện đồng tâm tuân theo logic nhân quả, sự kiện
này dẫn đến sự kiện kia, trong khi các sự kiện phải diễn ra trong một thời gian
nhất định. Thời gian ấy trong một số trường hợp đồng thời là thời gian trần
thuật, thời gian diễn tiến của cốt truyện.
Trong truyện ngắn Đức Ban, kết cấu cốt truyện đồng tâm được sử dụng
tương đối phổ biến. Thường đó là những tác phẩm có tính xung đột cao, nhiều
sự kiện chen lấn, thậm chí xuất hiện nhiều bè. Các tác phẩm có thể kể: Người
đàn bà choàng khăn, Chuyện quanh quán cây dừa, Đền thờ Đức Thánh Mẫu,
Hoa bần, Miếu làng, Tiếng đêm, Sông nước …
60
Ưu điểm lớn nhất của cốt truyện đồng tâm là mở ra trước mắt nhà văn
nhiều viễn cảnh, cũng có nghĩa tạo cho nhà văn trường liên tưởng rộng mở,
những chân trời cứ mở ra mãi mãi. Một sự kiện, có tính biến cố xảy ra, đồng
thời có thể xảy ra nhiều kết quả nối liền, hoặc thế này, hoặc thế kia, tùy theo
dụng ý và cách khai thác của nhà văn. Trong truyện ngắn Đức Ban, có khi sự
kiện khơi mào (sự kiện là “nhân”) dẫn đến một sự kiện hệ quả, song cũng có
khi dẫn đến nhiều sự kiện hệ quả. Tiếng đêm, Sông nước, Miếu làng… thuộc
dạng thứ nhất; Đền thờ Đức Thánh Mẫu, Người đàn bà choàng khăn, Chuyện
quanh quán cây dừa … thuộc dạng thứ hai. Trong Tiếng đêm, cốt truyện được
mở đầu bằng sự kiện “bố tôi đã ruồng bỏ chị ta”[9, tr. 145], diễn tiến câu
chuyện là người đàn bà hóa thành người đàn bà điên, luôn miệng hát: “Lươn
à… Con lươn… nó bò a… nó i … để nhớt cho sảo a. Ta ăn a… i… cái nhớt…
sướng ghê a cái i a đầu bò” [9, tr. 147]. Người đàn bà choàng khăn cốt truyện
được mở đầu bằng sự kiện: cô bé 16 tuổi (Bờ) chống xuồng gỡ lưới trong đêm
mưa lũ, không may cô rơi xuống sâu và mắc câu, khuôn mặt xinh đẹp trở nên
nhăm nhúm, xấu xí. Tiếp đó, các sự kiện được gọi là hệ quả là: “mẹ Bờ
thương con, lâm bệnh rồi mất”, “cha Bờ trở nên cau có, lầm lì” , Bờ đau khổ
đến vô cùng. Tiếp nối nỗi đau khổ đó, cũng là nguyên nhân từ sự kiện đầu
tiên, Bờ che mặt, choàng khăn gia nhập quân đội. Tiếp đó là một loạt sự kiện
mà người đàn bà phải trải qua từ chiến tranh trở ra hòa bình. Lúc chiến tranh,
Bờ bị bỏ rơi, ra khỏi chiến tranh, chị bị tước đoạt tài sản, đau khổ tột cùng,
chị nương nhờ cửa Phật.
Cốt truyện được tổ chức theo kết cấu đồng tâm không chỉ giúp cho nhà
văn đứng trước nhiều viễn cảnh, mà xét trong nội tại tác phẩm, nó giúp tác
phẩm tạo tính nhất quán và trọn vẹn của hình thức nghệ thuật. Các sự kiện
trong tác phẩm có thể xem như là sự kiến có tính chất kiến trúc và hành động
trong tác phẩm, về cơ bản thống nhất. Chính vì lí do này mà cốt truyện được
tổ chức theo kết cấu đồng tâm thường có tính tăng cấp về mức độ, thậm chí có
lúc đẩy đến mức căng thẳng đòi hỏi phải giải quyết bằng xung đột. Câu
chuyện của Bờ mà chúng tôi dẫn trích trên là một ví dụ. Hay như câu chuyện
61